Khóa luận tôt nghiệp ngành xã hội học thông tin về vắc xin covid 19 trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

93 0 0
Khóa luận tôt nghiệp ngành xã hội học  thông tin về vắc xin covid 19 trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt là các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến truyền thông về vắc xin COVID-19, nhưng bên cạnh đó vẫn có những nghiên cứu truyền thông về các vấn đề dịch bệnh và vắc – xin phòng ngừ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết 1

2.Tình hình nghiên cứu 3

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10

5.Câu hỏi nghiên cứu 10

6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 10

7.Ý nghĩa 13

8.Kết cấu khóa luận 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU THÔNG TIN VỀ VẮC XIN COVID-19TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 15

1.1 Các khái niệm liên quan 15

1.1.1 Khái niệm thông tin, truyền thông và truyền thông đại chúng 15

1.1.2 Khái niệm báo mạng điện tử 19

1.1.3 Khái niệm dịch COVID – 19 20

1.1.4 Khái niệm vắc xin 22

1.1.5 Khái niệm thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 23

1.2 Lý thuyết áp dụng 23

1.2.1 Lý thuyết chức năng 23

1.2.2 Lý thuyết truyền thông hai bậc 25

1.3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và truyềnthông về vắc xin COVID-19 27

1.3.1 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tiêm vắc xin COVID-19 27

1.3.2 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về truyền thông về vắc xin

Trang 2

CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ VẮC XIN COVID-19 TRÊN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ 38

2.1 Hình thức đăng tải thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 38

2.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 38

2.1.2 Chuyên mục đăng tải 39

2.1.3 Các thể loại chính 41

2.1.4 Ảnh 43

2.1.5 Tiêu đề bài viết 46

2.2 Nội dung thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 48

2.2.1 Thực trạng đăng tải thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 48

2.2.2 Thông tin chung về nguồn gốc của vắc xin COVID-19 51

2.2.3 Thông tin về chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước liên quan đến vắc xinCOVID-19 53

2.2.4 Thông tin về thử nghiệm, điều chế, sản xuất vắc xin COVID-19 55

2.2.5 Thông tin về mua, bán, hỗ trợ, kêu gọi hỗ trợ vắc xin COVID-19 59

2.2.6 Thông tin về hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 61

2.2.7 Thông tin về kiến thức, lưu ý trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 64

2.2.8 Thông tin về tranh cãi, tin đồn, hoài nghi về vắc xin COVID-19 67

CHƯƠNG 3: BÌNH LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁCBÀI VIẾT VỀ VẮC XIN COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 71

3.1 Bình luận của công chúng đối với bài viết về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 71

3.1.1 Số lượng và dạng bình luận 71

3.1.2 Cảm xúc, thái độ của công chúng qua bình luận 77

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với các bài viết về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử 82

3.2.1 Vấn đề trong sử dụng thể loại 82

3.2.2 Vấn đề ngôn ngữ, hình ảnh 83

3.2.3 Vấn đề nội dung phản ánh về vắc xin COVID-19 84

3.2.4 Vấn đề về bình luận của công chúng 85

KẾT LUẬN 90

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết

Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội, con người đã và đang đối mặt với rất nhiều thách thức Đó không chỉ là thảm họa thiên nhiên, là chiến tranh, bạo loạn, là an ninh lương thực, mà còn là các loại dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh truyền nhiễm Trở về quá khứ hơn 100 năm trước với đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918), khi đó con người chưa biết đến vắc xin và đây được coi là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất lúc bấy giờ Ước tính có khoảng 500 triệu người trên toàn

Qua nhiều thập kỷ, vắc xin được chứng minh là biện pháp hiệu quả và đáng tin cậy để ngăn ngừa bệnh tật Nhờ đó khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh Nhờ có vắc xin, hàng năm trên thế giới khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm2

Cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã trở thành một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, lây lan nhanh chóng trên toàn cầu từ tháng 1/2020 Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến 14h ngày 9/1/2022 (theo giờ Việt Nam), đã có 222 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện ca mắc COVID-19, tổng số ca mắc trên toàn thế giới là 306.087.831 ca, trong đó có hơn 5.5 triệu bệnh nhân không qua khỏi3

Kể từ tháng 1/2020, các nhà khoa học và chuyên gia y tế trên thế giới đã và đang phát triển thử nghiệm vắc xin COVID-19 Tính đến tháng 7/2021, đã có 184 loại vắc xin COVID-19 trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng4, 105 vắc xin trong giai đoạn phát triển lâm sàng và 18 vắc xin được chấp thuận sử dụng khẩn cấp bởi ít nhất một cơ quan quản lý Đến giữa năm 2021, 3 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã

1 M.Martin (2019), The Spanish Influenza Pandemic: a lesson from history 100 years after 1918,Journal ofPreventive Medicine and Hygiene, 60(1): E64–E67

2 Nguyễn Văn Kiên (2020), Đánh giá sự hài lòng của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liênquan tại các phòng tiêm chủng dịch vụ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020, Đại học Y HàNội

3 https://www.worldometers.info/coronavirus/ Truy cập ngày 9/1/2022.

4 Duduzile Ndwandwe, Charles Switzerland (2021), COVID-19 vaccines, Current Opinion inImmunology,Volume 71, Pages 111-116

Trang 4

được sử dụng trên khắp thế giới, chủ yếu ở các nước có thu nhập cao Tiêm phòng COVID-19 mang lại hy vọng nhanh chóng chấm dứt đại dịch.

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc tiêm vắc xin COVID-19 Bên cạnh những lợi ích từ vắc xin, nhiều người chưa thực sự chắc chắn về hiệu quả cũng như lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm Điều này khiến cho một bộ phận người dân chần chừ trong tiêm chủng Ở Trung Quốc, 16.5% người dân không có ý định tiêm vắc xin COVID-195, tỷ lệ này ở Ý là 14%6 và ở Mỹ là 21%7 Việt Nam hiện chưa có thống kê nào về vấn đề này, nhưng báo chí cũng đã đề cập đến những luồng ý kiến trái chiều từ việc tiêm vắc xin COVID-19

Trong thời đại kết nối số và giãn cách xã hội do dịch COVID-19, báo mạng điện tử (BMĐT) trở thành kênh thông tin được đông đảo người dân lựa chọn Sự ra đời và phát triển của BMĐT đã góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt truyền thông Chỉ bằng các thiết bị cầm tay, có kết nối internet, BMĐT có thể cung cấp đa dạng thông tin và kết nối công chúng toàn cầu Nhờ có BMĐT việc tiếp cận thông tin trở nên nhanh chóng và không bị giới hạn trong bất kỳ một không gian, thời gian nào Đánh giá được tiềm năng và tận dụng những ưu thế của BMĐT trong việc thông tin về vắc xin COVID-19 giúp cho các nhà truyền thông gửi thông điệp đến công chúng một cách hiệu quả hơn Vấn đề thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử hiện nay đã góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vắc xin COVID – 19 và các vấn đề xoay quanh nó Đồng thời góp phần vào quá trình xã hội hóa vắc xin ở Việt Nam

Do đó, với mong muốn nhìn nhận, đánh giá thực trạng thông tin về vắc xin

COVID – 19 trên BMĐT, sinh viên quyết định nghiên cứu đề tài “Thông tin vềvắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứutrường hợp báo Vn Express và Sức khỏe & Đời sống) làm khóa luận tốt nghiệp

5 Yulan Lin và cộng sự (2020), Understanding COVID-19 vaccine demand and hesitancy: Anationwide online survey in China, PLOS Neglected Tropical Diseases

6 Kalyani Sonawane, Catherine L Troisi, Ashish A Deshmukh (2021), Attitudes towards vaccines andintention to vaccinate against COVID-19: Implications for public health communications, The LancetRegional Health - Europe, Volume 1, Pages 100016

7 Pew Research Center (2020), Intent to Get a COVID-19 Vaccine Rises to 60% as Confidence inResearch and Development Process Increases.

Trang 5

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

COVID-19 là dịch bệnh mới bùng phát trên toàn cầu vào đầu năm 2020 Khi dịch bệnh này xuất hiện cùng với tính chất nguy hiểm của nó, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã bắt tay vào việc điều chế, sản xuất vắc xin Tuy rất được xã hội và các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng cho đến thời điểm hiện tại có khá ít các nghiên cứu được thực hiện đối với chủ đề này Đặc biệt là các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến truyền thông về vắc xin COVID-19, nhưng bên cạnh đó vẫn có những nghiên cứu truyền thông về các vấn đề dịch bệnh và vắc – xin phòng ngừa dịch bệnh, cũng như một số nghiên cứu về về vấn đề này trên báo mạng điện tử.

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến truyền thông về các vấn đề dịch bệnh vàvắc xin phòng ngừa dịch bệnh trên báo chí

Những vấn đề về dịch bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm được các nhà nghiên cứu rất quan tâm Không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu y học mà việc nghiên cứu về mặt truyền thông phòng chống dịch bệnh cũng được chú trọng, bởi lẽ việc truyền thông về dịch bệnh, vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cung cấp cho công chúng những thông tin và nắm bắt được nhanh chóng, kịp thời những sự kiện để nâng cao nhận thức, phòng chống dịch bệnh hiệu quả Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu.

Luận văn “Báo in thủ đô với vấn đề truyền thông sức khỏe” của tác giả

Nguyễn Trọng Tiến (2014) khảo sát với báo Hà Nội mới, Phụ nữ Thủ đô và Lao động Thủ đô Qua việc tìm hiểu và phân tích hình thức cũng như nội dung của các báo nghiên cứu cho thấy báo in thủ đô đã phổ biến nhiều kiến thức về sức khỏe giúp người dân nhận biết được tình hình dịch bệnh và phòng chống hiệu quả bệnh tật Các báo cung cấp cho độc giả những thông tin, sự kiện, vấn đề y tế diễn ra không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn trong phạm vi cả nước, trong khu vực và thế giới; về các biện pháp dự phòng bệnh tật, thực hành lối sống lành mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân

Tác giả Lê Thị Kim Oanh với nghiên cứu “Tuyên truyền phòng chống dịch

Trang 6

bệnh truyền nhiễm trên báo in ở Việt Nam hiện nay” (2015), khảo sát báo Lao

động, Tuổi trẻ TP HCM và báo SK&ĐS cho thấy nội dung của cả ba tờ báo đều chú trọng tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề trong phòng chống dịch, tổ chức giám sát việc phòng dịch ở các địa phương Tuy nhiên, mặt hạn chế là về cách thức đưa tin còn chạy theo các thông tin, sự kiện nóng, mang tính thời sự về các vấn đề liên quan đến phòng dịch Điều này khiến bạn đọc cảm thấy chưa thực sự chú ý đến việc cần có một chiến dịch tuyên truyền dài hơi, xuyên suốt chứ không phải chí tập trung vào những lúc dịch cao điểm.

Nghiên cứu “Báo chí Hà Nội truyền thông phòng, chống dịch bệnh hiện

nay” được tác giả Nguyễn Thị Lan Anh thực hiện khảo sát trên dữ liệu Báo Hà Nội

mới, Đài PT - TH Hà Nội năm 2015 Tác giả nhận định rằng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, truyền thông phòng chống dịch bệnh được xem như một biện pháp hiệu quả để giúp người dân thay đổi hành vi tích cực, chủ động dự phòng bệnh tật Ngoài ra nghiên cứu còn đi sâu đánh giá hình thức và nội dung các tin, bài, từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế của cơ quan báo chí trong truyền thông phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh báo in, phát thanh, truyền thông về dịch bệnh trên truyền hình

cũng được quan tâm Trong đó có thể kể đến luận văn Thạc sĩ Báo chí “Truyền

hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi” của tác

giả Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2017) Nghiên cứu khảo sát trên kênh VTV1 và VTC14 và cho thấy truyền hình có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh nguy hiểm mới nổi nói riêng Các kênh truyền hình đã làm tốt công tác truyền thông phòng chống dịch, tạo nên hiệu quả xã hội tích cực Với những thông tin, hình ảnh được sử dụng đúng lúc, đúng nội dung, khách quan, trung thực và sinh động đã thu hút sự quan tâm của khán giả và công chúng, giúp các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình, tạo nên sự đồng thuận, thống nhất cao trong công tác phòng chống dịch Tác giả luận văn cũng rút ra những thành công và hạn chế của công tác truyền thông

Trang 7

phòng chống dịch bệnh Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hơn hiệu quả truyền thông trên truyền hình.

Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Việt Nam, việc truyền thông

về dịch bệnh này được đặc biệt quan tâm, chú trọng Nghiên cứu “Phản ứng chính

sách, truyền thông xã hội và báo chí khoa học vì sự bền vững của hệ thống Y tếCông cộng trong bối cảnh bùng phát COVID-19: Bài học Việt Nam” của tác giả

La Việt Phương và cộng sự (2020) nhấn mạnh: sự quan tâm kịp thời của báo chí, truyền thông và sau đó là mạng xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin đến công chúng Số lượng các tin, bài truyền thông đến công chúng của các phương tiện truyền thông vẫn ở mức cao, khoảng 150 đến 190 bài báo mỗi ngày Một đặc điểm riêng của truyền thông xã hội ở Việt Nam là việc sử dụng rộng rãi Facebook và Zalo Các kênh truyền thông xã hội này giúp chính phủ, đặc biệt là Bộ Y tế, truyền đạt thông tin liên quan đến COVID-19 cho công dân của mình một cách kịp thời Truyền thông báo chí đã tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đến nhận thức và sự chú ý của công chúng trong giai đoạn này Mặt tiêu cực của phản ứng nhanh chóng trên mạng xã hội là sự xuất hiện mạnh mẽ của tin tức giả mạo.

Trong bài viết “Công tác tuyên truyền góp phần phòng chống đại dịch

covid-19” đăng tải trên tạp chí Tuyên giáo, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng:

việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các chiến tuyến, trận tuyến đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch GS.TS cũng nhấn mạnh vai trò nổi bật trong chỉ đạo định hướng thông tin và dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương và hệ thống Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy Truyền thông chính thống đã chiếm lĩnh và giữ vai trò chủ đạo Đồng thời, do cách tiếp cận truyền thông chủ động, cởi mở, minh bạch của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 và các ban, bộ, ngành nên đã nhận được sự cộng hưởng tích cực của người dân Việc tận dụng triệt để ưu thế truyền thông 4.0 trong công tác phòng chống dịch covid-19 cũng đã mang đến cho chúng

Trang 8

ta những hiệu quả to lớn trong việc tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về công tác phòng chống dịch.

Đối với vấn đề truyền thông về vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, nghiên cứu

“Đánh giá tác động của loại hình truyền thông đến nhận thức và hành vi của phụ

huynh trong tiêm chủng trẻ em tại TP HCM” của tác giả Nguyễn Thị Sơn Hà

(2017) dựa vào các nguồn thông tin cung cấp trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho các phụ huynh đưa con đi tiêm chủng cho thấy khi phụ huynh có trẻ càng lớn thì nhận thức về tiêm chủng trẻ em của phụ huynh có xu hướng giảm Từ kết quả phân tích hồi quy, tác động của cả hai loại hình truyền thông (truyền thông từ cơ sở y tế và truyền thông không chính thức) đều làm cho phụ huynh có xu hướng giảm lựa chọn vắc xin dịch vụ, vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng Nhà nước cần có chính sách truyền thông hiệu quả, khách quan và đa dạng hơn, làm sao chiến lược truyền thông phải đảm bảo các yếu tố sau: chủ động, sáng tạo, là một quá trình hai chiều Thông qua mạng Internet, qua các Facebook cá nhân và cơ quan, các nhà quản lý y tế có thể đối thoại trực tiếp với mọi người dân về mọi vấn đề nhằm tạo điều kiện để người dân hiểu rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc.

Tác giả Nguyễn Thị Hà và cộng sự với nghiên cứu “Một số yếu tố liên quan

đến chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 của giáo viên Việt Nam năm 2021”

chỉ ra rằng: có ba nguồn thông tin về vắc xin được người trả lời tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (68,7%), báo điện tử/internet (67,7%) và cán bộ y tế là 44,0% Trong đó, nguồn thông tin tin cậy nhất là từ cán bộ y tế ( 71,5% ) , tiếp đến là truyền hình (51,9%) và báo điện tử/internet là 33,7% Tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT chiếm tỷ lệ cao (85,9) Giáo viên trong nhóm tuổi từ 40 đến 49 và 50 đến 59 chấp nhận tiêm phòng COVID-19 cao hơn nhóm tuổi từ 18 đến 29 Tỷ lệ giáo viên mầm non sẵn sàng tiêm vắc xin cao hơn nhóm giáo viên THCS và THPT Người trả lời thuộc nhóm có gia đình tỷ lệ chấp nhận tiêm cao hơn so với nhóm còn độc thân và nhóm mắc bệnh mạn tính làm giảm khả năng chấp nhận tiêm vắc xin so với nhóm không mắc bệnh.

Trang 9

2.2 Các nghiên cứu liên quan đến thông điệp truyền thông về dịch bênh vàvắc xin phòng ngừa dịch bệnh trên báo mạng điện tử

Sự ra đời và phát triển của BMĐT đã và đang góp phần thay đổi thói quen tiếp cận thông tin của công chúng Đây được đánh giá là xu hướng báo chí của tương lai BMĐT có thế mạnh trong việc truyền thông về vấn đề dịch bệnh, vắc xin phòng ngừa dịch bệnh vì tính chất cập nhật nhanh chóng, kịp thời và sự lan tỏa thông tin mạnh mẽ trên không gian “phẳng” Dưới đây là một số kết quả đánh giá thực trạng chất lượng thông tin về dịch bệnh và vắc xin phòng ngừa dịch bênh trên các trang BMĐT.

Nghiên cứu “Thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện

tử” của tác giả Phùng Thị Hồng (2017) khảo sát đối với báo điện tử SK&ĐS, Sức

khỏe môi trường và Dân trí Kết quả cho thấy về cơ bản các tờ báo điện tử đã làm tốt chức năng cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm một cách nhanh chóng, kịp thời, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của độc giả Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định về việc cung cấp thông tin mang tính chất chuyên sâu, chuyên biệt và sự thu hút độc giả Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể đối với cơ quan báo chí trong việc phát triển nội dung, nâng cao chất lượng bài viết khi thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới.

Nghiên cứu“Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng chống

bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika” tác giả Nguyễn Thị

Hạnh (2017) nhấn mạnh: dưới sự định hướng, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, báo chí đã góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Qua quá trình khảo sát về nội dung và hình thức thể hiện các tác phẩm trên 3 tờ báo mạng điện tử Vietnamplus, SK&ĐS, Hà Nội mới, tác giả luận văn nhận thấy, báo chí có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về tình hình dịch bệnh nói chung và dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika nói riêng Các tờ báo đã làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh với những tin, bài được đăng tải kịp thời, khách quan, chân thực và chính xác giúp cho các cấp,

Trang 10

các ngành cùng nhân dân nắm được tình hình dịch bệnh và thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch bệnh Cùng hướng nghiên cứu này là

nghiên cứu của tác giả Phạm Phương Anh (2020) về “Tổ chức hoạt động truyền

thông của Bộ Y tế nhằm nâng cao nhận thức về dịch sốt xuất huyết tại khu vực HàNội” Nghiên cứu khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã khiến ngoài

các kênh truyền thông bình thường, các kênh truyền thông trực tuyến nhanh chóng trở thành kênh thông tin khổng lồ được chia sẻ giữa hàng triệu người Các kênh truyền thông nói chung và mạng xã hội nói riêng còn góp phần đáng kể trong việc truyền thông các thông tin về y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là Facebook Tác giả cho rằng, ứng dụng thành tựu công nghệ vào các hoạt động truyền thông của Bộ Y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh là phương pháp tiếp cận công chúng tối ưu nhất hiện nay, với điều kiện nguồn tin phải được kiểm soát chặt chẽ về nội dung.

Trong luận văn “Phòng chống đại dịch COVID-19 trên báo điện tử Việt

Nam”, tác giả Nguyễn Thị Vân (2021) đã tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan

như vai trò, tác động của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng về thông tin phòng chống đại dịch Covid-19 Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức tác phẩm báo chí về thông tin phòng chống đại dịch Covid-19 qua khảo sát tin, bài trên báo điện tử Sức khỏe & đời sống; VnExpress, VietnamPlus - Thông tấn xã Việt Nam Từ đó, đánh giá thành công và hạn chế thông tin phòng chống đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin phòng chống đại dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe trên báo điện tử trong thời gian tới.

Trên đây là những nghiên cứu gần gũi nhất với đề tài nghiên cứu thông điệp truyền thông về vắc xin COVID-19 trên BMĐT

Nhìn chung vấn đề truyền thông về dịch bệnh và vắc xin phòng ngừa dịch bệnh được quan tâm nghiên cứu Từ việc đánh giá thực trạng truyền thông, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị, giải pháp góp phần nâng cao công tác truyền thông về vấn đề này trên các phương tiện TTĐC Xét riêng về các nghiên

Trang 11

cứu về dịch bệnh và vắc xin phòng ngừa dịch bênh trên BMĐT, có thể thấy nội dung nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, các nhà nghiên cứu đã thấy được tiềm năng của BMĐT trong việc truyền thông và đánh giá được thực trạng đưa tin trên các tờ báo này, nhìn nhận những ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng truyền thông trên BMĐT cả về hình thức lẫn nội dung

Các nhà nghiên cứu đã cập nhật kịp thời về tình hình dịch bệnh COVID-19 và phòng chống COVID-19 cũng như nghiên cứu truyền thông về vấn đề này trên các phương tiện TTĐC khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến vắc xin COVID-19 - một chủ đề mới hiện nay

Tóm lại, có thể thấy rằng có rất nhiều các nghiên cứu truyền thông hay các nghiên cứu liên quan đến COVID-19 đã được thực hiện Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể khía cạnh truyền thông về vắc xin COVID-19 trên

BMĐT Chính vì thế, tôi cho rằng việc nghiên cứu “Truyền thông về vắc xin

COVID-19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp báoVnexpress và báo Sức khỏe & Đời sống) là rất cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu

khoa học xã hội mà cụ thể là ngành xã hội học.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc làm rõ cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng đưa tin về vắc xin COVID – 19 thông qua việc phân tích hình thức, nội dung các bài viết về vắc xin COVID-19 và bình luận của công chúng đối với các thông tin đó trên hai báo điện tử Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và công chúng trong lĩnh vực truyền thông về vắc xin COVID-19.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm các lý thuyết xã hội học (lý thuyết chức năng; lý thuyết tương tác biểu trưng; lý thuyết truyền

Trang 12

thông hai bậc); thao tác hóa các khái niệm liên quan; các văn bản, chính sách liên quan đến vắc xin phòng ngừa COVID – 19

- Mô tả, phân tích thực trạng thông tin về vắc xin COVID – 19 của hai tờ báo mạng điện tử Đặc biệt là mô tả thông điệp về vắc xin COVID-19 được chuyển tải thông qua ngôn từ, hình ảnh, nội dung, quan điểm, của tác giả bài báo khi đưa tin và bình luận về vắc xin COVID-19.

- Phân tích thái độ, cảm xúc của công chúng đối với các thông tin về vắc xin COVID – 19 được đăng tải trên 2 BMĐT thông qua bình luận dưới bài viết Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị đối với cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về vắc xin COVID – 19 trong thời gian tới.

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

4.2 Khách thể nghiên cứu Các bài báo đề cập nội dung liên quan đến vắc xin

Covid – 19 được đăng tải trên báo Vn.Express và Sức khỏe & Đời sống

4.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện khảo sát các bài báo liên quan

đến vắc xin Covid – 19 được đăng tải trong thời gian từ 1/1/2021 đến 31/12/2021 trên báo Vn.Express và Sức khỏe & Đời sống

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Hình thức của các bài BMĐT được thể hiện như thế nào khi truyền thông về

Trang 13

 Đề tài sử dụng phương pháp luận tiếp cận đối tượng từ những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Báo chí.

phòng, chống và tiêm chủng vắc xin Covid 19 làm nền tảng cho quá trình phân tích nội dung thông điệp

truyền thông hai bậc

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích nội dung theo hướng định lượng và định tính để mã hóa và xử lý các thông tin được trình bày trong các bài viết về vắc xin COVID-19 trên hai trang BMĐT

Trong đó, phương pháp phân tích nội dung định lượng giúp làm rõ số lượng, tần suất xuất hiện các thông tin về vắc xin COVID-19 trên BMĐT Phân tích về phương thức truyền tải, hình thức đăng tải các tin, bài về vắc xin COVID-19 thông qua xem xét các đặc điểm tin, bài như: thể loại, nguồn tin, bối cảnh báo đề cập, dung lượng tin, bài, hình ảnh được đề cập, Bên cạnh đó là phân tích thông điệp các tin, bài trên phương diện: nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện Đánh giá mức độ thu hút, tương tác của độc giả qua khảo sát số lượng, hình thức phản hồi của công chúng đối với tin, bài về vắc xin COVID-19

Phương pháp phân tích định tính được sử dụng để hỗ trợ tìm hiểu rõ hơn việc đăng tải quan điểm, thái độ, đánh giá của công chúng và nhà truyền thông đối với thông tin về vắc xin COVID-19 được phản ánh Đồng thời phân tích các ý kiến, quan điểm để rút ra các thông điệp nổi bật từ việc phân tích nội dung các tin, bài có liên quan.

6.3 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các bài báo đề cập đến vắc xin COVID – 19

Trang 14

được đăng tải trên báo Vnexpress và báo SK&ĐS trong thời gian 1 năm từ 1/1/2021 đến 31/12/2021.

Bước 1: Tìm tất cả các bài báo có liên quan trực tiếp hoặc có đề cập đến vắc xin COVID – 19 trong phạm vi thời gian từ 1/1/2021 đến 31/12/2021 trên hai trang BMĐT Sinh viên bắt đầu tìm kiếm tìm kiếm trên 2 trang BMĐT các từ khóa có liên quan như: vắc xin COVID – 19, vaccine COVID – 19, tiêm chủng COVID – 19, tiêm phòng COVID – 19, COVAX, AstraZeneca, Pfizer, Sinopharm, Vero Cell,… Sau đó đọc và ra soát nội dung tất cả các bài báo tìm được Kết quả thu về được 2623 tin, bài liên quan đến vắc xin COVID – 19 trên hai BMĐT.

Bước 2: Lập dnah sách thống kê các bài viết đã tìm được trên phần mềm excel với các thông tin: số thứ tự (được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xa nhất đến gần nhất, từ là từ 1/1/2021 đến 31/12/2021), đường linh dẫn đến bài viết, tên bài viết, ngày, tháng, năm đăng tải, chuyên mục, tiểu mục đăng tải, tên tác giả Với danh sách này, sinh viên thực hiện tính cỡ mẫu tối ưu cho việc thu thập thông tin mà vẫn đảm bảo tính chính xác và đại diện cho mẫu Nhờ vào sự trợ giúp tính mẫu của Sample Size Calculator trên trang web Classgist, sinh viên tính được số đơn vị mẫu cần khảo sát là 347 tin, bài Từ đó, trên danh sách đã lập, sinh viên thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu hiên hệ thống từ tổng thể 2623 tin, bài với bước nhảy K = 8 để thu được 347 trong mẫu khảo sát

Trong trường hợp những bài viết trùng nhau hoàn toàn được đăng tải trên cả hai tờ báo thì sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một tin, bài bất kỳ, không lấy tất cả các bài trùng nhau hoàn toàn trong mẫu nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu này, sinh viên tìm kiếm các bài viết trên hai trang BMĐT theo từ khóa, do đó có thể bỏ sót những bài viết về vắc xin COVID – 19 không có những từ khóa được tìm kiếm Bên cạnh đó, số lượng mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng thể (347/2623 tin, bài) nên những phát hiện chính của đề tài này dù rất quan trọng nhưng không mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

6.4 Phương pháp xử lý thông tin

Trang 15

Đối với dữ liệu định lượng

Thông tin thu thập được từ bảng mã đối với các bài viết về vắc xin Covid 19 trên 2 tờ báo và thông tin được thu thập được từ bảng hỏi trắc nghiệm được tác giả mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20 Sau khi làm sạch các số liệu sẽ tiến hành biến đổi các số liệu để phục vụ cho việc lượng hóa các nhóm vấn đề có liên quan đến vắc xin COVID-19 và đánh giá các bài viết về vắc xin COVID-19.

Đối với dữ liệu định tính: Sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Nvivo

7 Ý nghĩa

7.1 Ý nghĩa lý luận

thực trạng đưa tin về vắc xin Covid 19 trên BMĐT

nghiên cứu truyền thông từ góc độ phân tích nội dung thông điệp

sâu tìm hiểu

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

mạng điện tử dưới góc độ nghiên cứu tiếp cận xã hội học, cho đến nay vấn đề này vẫn được rất ít người nghiên cứu Đề chỉ góp phần đánh giá vai trò của nhà báo cũng như cơ quan truyền thông trong việc truyền tải thông tin tới công chúng qua BMĐT

hiện nay thông qua sự phản ánh vắc xin COVID-19 trên 2 BMĐT Từ đó đề xuất một số khuyến nghị về mặt chính sách đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí đưa ra những cơ sở thực tiễn cho nhà báo, phóng viên khi đưa tin về vắc xin COVID – 19

các cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là cho các nhà truyền thông và nhằm

Trang 16

phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

8 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu

Chương 3: Bình luận của công chúng và các vấn đề đặt ra đối với các bài viết

về vắc xin COVID-19 trên BMĐT

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU THÔNG TIN VỀ VẮCXIN COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm thông tin, truyền thông và truyền thông đại chúng

1.1.1.1 Khái niệm thông tin

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, con người thường xuyên cần và trao đổi thông tin Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật, thông tin ngày càng trở thành một trong những nhu cầu sống còn của con người Xung quanh vấn đề định nghĩa “thông tin” đã nảy sinh nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi bởi các tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ, quan điểm khác nhau.

Khái niệm thông tin được bắt nguồn từ chữ Latinh “Informetio”, gốc của từ tiếng Anh “Information” Tác giả Philippe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách

“Bùng nổ truyền thông” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan đến nét đặc

trưng Roman biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt Nó có hai hướng nghĩa Nghĩa thứ nhất là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng (forme), thứ hai là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng (metio) Hai hướng này cùng tồn tại, nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, đây là sự tiêu biểu cho phát minh của tiếng Latinh Nó là thể hiện cho sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức.

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, tác giả E.P.Prô Khô Rốp cho rằng “từ

thông tin trong ngành báo chí cũng được sử dụng nhiều nghĩa, từ lâu nó đã đượcdùng trong ba nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau: Đó là các thông báo ngắnkhông bình chủ về các tin tức nóng hổi của đời sống trong nước và quốc tế; làdanh mục nhóm thể loại tin tức (các loại hình thông tin: tin ngắn, báo cáo, tườngthuật, phỏng vấn); cuối cùng, thông tin đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn”.

Cũng theo ông, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng như: phóng viên, biên tập viên, nhà báo, là những người được đào tạo chủ yếu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Những vấn đề liên quan đến con người luôn là

Trang 18

nguồn cảm hứng chính trong các hoạt động thông tin của họ Với họ, thông tin là mục tiêu để họ sáng tạo không ngừng.

PGS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng, thông thường thông tin được hiểu là “một

loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông báo” Nhưng khi xem xét

thông tin như một thuật ngữ nền tảng của báo chí thì nó lại “liên quan trực tiếp

tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến những đòi hỏi vềphương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc và sự tác động qualại giữa báo chí và công chúng” Nghĩa là, theo cách đánh giá của PGS.TS Tạ

Ngọc Tấn, thông tin trong phạm trù báo chí được thể hiện một cách xuyên suốt trong hành trình của một tác phẩm báo chí đến công chúng Như vậy, thông tin có

sự chuyển hóa trong phương thức hiện diện, từ “thông tin khả năng” mà báo chí cóthể mang lại cho công chúng đến “thông tin mà công chúng tiếp nhận được” và kếtthúc ở dạng “thông tin thực tế” chính là những giá trị làm nên “sự thay đổi trong

nhận thức, hành động của công chúng sau khi tiếp cận với sản phẩm báo chí”.

Trong đề tài này, khái niệm “thông tin” được hiểu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng liên quan đến vắc - xin COVID-19 được thông báo, đăng tải trên báo chí, hướng tới đối tượng là bạn đọc nhằm cung cấp tin tức về vắc - xin COVID-19.

1.1.1.2 Khái niệm truyền thông

Hoạt động truyền thông gắn liền với sự phát triển của con người và xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình giao tiếp, chia sẻ thông tin giữa các cá nhân hay nhóm xã hội Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, truyền thông đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, nâng cao chất lượng con người và tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

“Truyền thông” có gốc từ tiếng Latinh là “Commune”, nghĩa là chung hay cộng đồng Trong tiếng Anh, từ Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,

Nhìn nhận truyền thông dưới góc độ sự hiểu biết của con người, Martin P.

Trang 19

Adelsm nhận định: truyền thông là quá trình qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu chúng ta Đó là một quá trình liên tục, luôn thay đổi và biến chuyển để thích ứng với các tình huống giao tiếp khác nhau phó với tình huống

Xét dưới góc độ cộng đồng, Frank Dance (1970) quan niệm rằng: truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người.

PGS.TS Vũ Đình Hòe (2000) cho rằng “Truyền thông là quá trình trao đổi

thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt đượcsự hiểu biết lẫn nhau”

Từ góc nhìn xã hội học, tác giả Trần Hữu Quang định nghĩa khái niệm

truyền thông như sau: “Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao

đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan liên hệ giữa con người với con người”

trong không gian và thời gian như từ nơi này tới khác, từ thời điểm này tới thời điểm khác.

Tác giả Lương Khắc Hiếu đã tổng hợp tử một số quan niệm về truyền thông

như sau: “Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các

cá nhân hay các nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức,hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người” Cũng theo tác giả, truyền

thông gắn liền với sự phát triển của con người và xã hội loài người “Nhờ có

truyền thông, giao tiếp mà con người tự nhiên phát triển thành con người xã hội”

Như vậy có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về truyền thông, tuy nhiên trong quá trình phân tích, tổng hợp, cũng như căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, trong khuôn khổ nghiên cứu này, sinh viên sử dụng định nghĩa

truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa

các cá nhân/nhóm xã hội nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổitrong nhận thức và hành vi.

1.1.1.3 Khái niệm truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng (Mass communication) ra đời và phát triển gắn liền

Trang 20

với sự phát triển của xã hội loài người Nó bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin Truyền thông đại chúng (TTĐC) chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, cáo quang, vệ tinh nhân tạo…

Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã

hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner, trong một bài đăng trên tạp chí Behavioral

Science (1957), cho rằng một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình

chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống TTĐC.

Trong cuốn “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội”, PGS.TS LêThanh Bình định nghĩa như sau: “Truyền thông đại chúng (TTĐC) là quá trình,

hoạt động trao đổi thông điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúngrộng rãi trong xã hội…Có các loại phương tiện TTĐC sau: sách, báo in, báo nói,báo hình (phát thanh và truyền hình), báo điện tử - online, quảng cáo Ngoài racòn có các loại hình khác như băng nhạc, băng hình, đĩa hình, đĩa compact… vàtruyền thông đa phương tiện - multi media.”

TS Lưu Văn An (2007) cho rằng: “TTĐC là hoạt động chuyển giao các

thông tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai thông quacác phương tiện thông tin đại chúng” TTĐC gồm hai yếu tố cấu thành là chủ thể

và đối tượng.Trong đó, chủ thể bao gồm chủ thể quản lý và chủ thể thực hiện Đối tượng tác động của TTĐC là công chúng, một bộ phận dân cư hay cả cộng đồng xã hội, trong quốc gia và trên toàn thế giới

Trong giáo trình nội bộ “Xã hội học Truyền thông đại chúng”, PGS.TSPhạm Hương Trà khái quát như sau: “TTĐC là quá trình giao tiếp xã hội, truyền

tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn, phân tán về khônggian, thời gian Quá trình này được thực hiện thông qua cơ chế trung gian như đàiphát thanh, truyền hình, báo viết, các tạp chí, báo mạng điện tử…”

Trong đề tài này, sinh viên định nghĩa TTĐC như sau: TTĐC là quá trình

Trang 21

truyền tải thông tin bằng các phương tiện đại chúng tới các nhóm công chúngkhác nhau với mục đích định hướng cụ thể của nhà truyền thông.

1.1.2 Khái niệm báo mạng điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật, trong những năm cuối của thế kỷ XX đã xuất hiện những loại hình truyền thông mới, có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách quan về thông tin - giao tiếp của con người và xã hội Mạng Internet ra đời đã xuất hiện loại hình báo chí mới - báo mạng điện tử (BMĐT).

Đánh dấu sự ra đời của BMĐT trên thế giới là tờ Diễn đàn Chicago (Chicago Tribune), ra đời vào tháng 5/1992 - đặt máy chủ tại nhà cung cấp dịch vụ American online Dần dần các tờ BMĐT xuất hiện nhiều hơn nhưng gặp phải không ít rào cản vì số lượng người có máy tính để đọc báo còn quá ít, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật, người đọc báo còn e ngại vì sự rắc rối trong việc sử dụng máy móc so với báo in hoặc phát thanh, truyền hình Tuy nhiên, năm 1993 Web đã trở thành một phương tiện truyền tải thông tin nhanh chóng và hữu hiệu do chi phí thấp và diện phổ quát lại cao.

Web (World Wide Web) được sinh ra với mục đích tạo giao diện chung dễ sử dụng trong quá trình truy cập thông tin trên internet Vào cuối những năm cuối của thập kỷ 80 nó được Tim Berners Lee, một nhà vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu Cern đề xuất và tiến hành nghiên cứu cùng với cộng sự của ông là Robert Cailliau Năm 1991, người dùng được nhận bản thử nghiệm đầu tiên và từ đó một cuộc cách mạng trên internet đã bùng nổ

Ở Việt Nam, đánh dấu cho sự ra đời của BMĐT là tạp chí Quê hương từ ngày 6 tháng 2 năm 1997 Lần lượt các tờ báo lớn, đài phát thanh, đài truyền hình đều có phiên bản là BMĐT Tới nay, quá trình phát triển bảo điện tử ở Việt Nam đã trải qua gần 25 năm phát triển, với ba giai đoạn chủ yếu Quy mô báo điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc, vì thế, mức độ cạnh tranh của các tòa soạn báo điện tử cũng trở nên khốc liệt hơn Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, giảm 80 cơ

Trang 22

quan báo chí so với năm 2016 Trong số này, 210 cơ quan báo chỉ có hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử và 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập.

Ở nước ta đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này như báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng, báo Internet, báo mạng điện tử… Trong đó, báo điện tử là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng internet như báo Quê hương điện tử, Lao động điện tử, Nhân dân điện tử Tuy nhiên, nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lại có quan điểm khác Theo tác giả Nguyễn Sỹ Hoàng

trong bài viết “Báo chí phát hành trên mạng, suy nghĩ về một cái tên” thì thuật ngữ

điện tử có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo phát hành trên như thuật ngữ báo trực tuyến… Ở Việt Nam, khái niệm điện tử một thời gian được sử dụng để chỉ phát thanh và truyền hình Nếu sử dụng lại có thể gây ra sự nhầm lẫn.

Năm 2003, Học viện Bảo chí và Tuyên truyền đã có cuộc thảo luận giữa các cán bộ nghiên cứu giảng dạy ngành truyền thông đại chúng và thống nhất tên gọi là báo mạng điện tử

Trong cuốn “Cơ sở lí luận bảo chí”, tác giả Nguyễn Văn Dững định nghĩa

“Báo mạng điện tử là loại hình báo chí - truyền thông tồn tại, phát triển mạnginternet toàn cầu”

Theo TS Nguyễn Thị Thoa (2007), “BMĐT là một loại hình báo chí được

xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưuthế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện vàtương tác cao”.

Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tác giả, đề tài sử

dụng khái niệm BMĐT theo định nghĩa của TS Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo

mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của mộttrang web và phát hành trên mạng internet” Cụ thể trong nghiên cứu này, sinh

viên lựa chọn nghiên cứu hai BMĐT là báo Vn.Express và báo SK&ĐS - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Trang 23

1.1.3 Khái niệm dịch COVID – 19

Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định Theo Từ điển Dịch tễ học đại dịch được định nghĩa “là dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực rộng lớn xuyên qua biên giới quốc gia, và thường ảnh hưởng đến rất nhiều người”

COVID-19 có tên gọi tiếng Anh là Coronavirus disease 2019 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS - CoV - 2 (virus Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng), đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam

Trước đó, WHO tạm gọi chủng virus corona mới là 2019 nCoV Ngày 31/1/2020, WHO cũng đã tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019 -nCoV) từ Vũ Hán - Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” Ngày 11/2/2020 , Ủy ban Quốc tế về Phân loại virus (ICTV) đã công bố tên “severe acute respiratory syndrome coronavirus 2” (tạm dịch “virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2”) và ký hiệu viết tắt là SARS - CoV - 2 để ám chỉ chủng virus trước đây gọi là 2019 - nCoV Tại cuộc họp báo của WHO ngày 11/2/2020 ở Geneva - Thụy Sĩ, Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố chính thức tên bệnh là COVID-19 Trong đó “CO” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút CORONA, “VI” là viết tắt cho vi rút (vi rút), “D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease) và 19 là năm 2019 - năm phát hiện ra chủng vi rút mới này COVID-19 được chọn vì “không liên quan đến vị trí địa lý, loài động vật, cá nhân hay nhóm người nào”, việc đặt tên chính thức cho dịch bệnh giúp ngăn ngừa sử dụng những cái tên không chính xác hoặc mang tính kỳ thị.

Các nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh của chủng vi rút này

Trang 24

vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục thực hiện ở nhiều quốc gia Tuy nhiên, chúng ta biết rằng vi rút gây bệnh COVID - 19 lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh, thường được bắn ra khi ho hoặc hắt hơi Một cách lây nhiễm vi rút phổ biến nữa là bàn tay chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút rồi sau đó chạm vào mặt, ở các vị trí như mắt, mũi, miệng.

Tại Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên ngày 23/1/2020 Tính đến ngày 1/4/2020, ghi nhận tổng số 212 ca mắc COVID-19 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 447/QĐ - TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19 Tên dịch bệnh là COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra) Địa điểm và quy mô xảy ra dịch phạm vi toàn quốc Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu Đường lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người Các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Như vậy có thể hiểu khái niệm “Dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do vi

rút SARS - CoV - 2 gây ra, lây lan trên toàn cầu”.

1.1.4 Khái niệm vắc xin

Vắc xin là một trong những thành tựu y tế công cộng vĩ đại nhất của thế kỷ

những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong y học hiện đại.

Vắc xin theo định nghĩa là tác nhân sinh học tạo ra phản ứng miễn dịch đối

Theo ThS.BS Đoàn Hữu Thiển - Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể

8 Volker Vetter (2018), Understanding modern - day vaccines: What you need to know, Annals ofMedicine, Volume 50, Pages 110-120

9 Jennifer Czochor, Audrey Turchick (2014), Focus: Vaccines, Yale Journal of Biology and Medicine 87,pp.401-402.

Trang 25

tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh Nói một cách khác, sử dụng vắc xin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể, vừa trung gian tế bào Vắc – xin được chia thành 4 loại chính: Vắc xin sống giảm độc lực, vắc xin chết, vắc xin tách chiết (vắc xin dưới đơn vị) và vắc xin tái tổ hợp10.

Như vậy có thể hiểu, vắc – xin COVID – 19 là loại vắc xin phòng ngừa viêm đường hô hấp cấp, ngăn không cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập thành công vào cơ thể con người.

Ngày 7/2/2020, Việt Nam là quốc gia thứ ba trên thế giới phân lập và nuôi cấy thành công SARS-CoV-2, góp phần quan trọng trong nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-1911.

1.1.5 Khái niệm thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử

Căn cứ vào các khái niệm, định nghĩa nêu trên, ta có thể hiểu khái niệm

chung như sau: Thông về vắc xin COVID-19 trên BMĐT là quá trình truyền tải

các vấn đề, sự kiện, hiện tượng liên quan đến vắc xin COVID-19 đến số lượngcông chúng lớn, phân tán về thời gian và không gian Quá trình này thực hiệnthông qua phương tiện TTĐC là báo mạng điện tử Cụ thể trong nghiên cứu này làbáo Vnexpress và báo SK&ĐS

1.2 Lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết chức năng

Về mặt thuật ngữ, thuyết chức năng còn được gọi là thuyết chức năng - cấu trúc hay thuyết cấu trúc - chức năng Dù với tên gọi nào, các tác giả của chủ thuyết này đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững12.

10 Đoàn Hữu Thiển (2017), Tổng quan về vắc xin https://nicvb.org.vn/tim-kiem/tong-quan-ve-vac-xin-c18-492.aspx truy cập ngày 23/2/2022

11 Lê Ngọc Khánh, Nguyễn Khắc Tiệp, Nguyễn Thị Thanh Duyên, Đàm Thanh Xuân (2021), Vắc xinphòng COVID-19: Tổng quan nguyên lý thiết kế một số nhóm vắc xin đã được chấp thuận, Tạp chíNghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, Tập 12, Số 4, trang 57-65

12 Lê Ngọc Hùng (2015), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 217

Trang 26

Các luận điểm gốc của thuyết chức năng cho rằng một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác Đối với cấu trúc xã hội, thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trật tự xã hội.

Các phương tiện TTĐC cũng là một trong nhiều bộ phận khác nhau của xã hội và nó có chức năng riêng Lý thuyết này nhấn mạnh đến các nhu cầu xã hội, TTĐC được coi như là một thiết chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì ổn định tính liên tục của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội ấy Nói cách khác các phương tiện TTĐC được coi như một thành tố trong tổng thể, một “định chế” xã hội có nhiệm vụ sản xuất thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin từ công chúng để duy trì sự ổn định của xã hội và khả năng hội nhập của các cá nhân trong xã hội13.

Đại diện của thuyết chức năng - R Merton cho rằng, việc thống nhất chức năng có ý nghĩa tích cực trong kiến tạo một xã hội phù hợp theo chức năng Trên thực tế, có 3 loại chức năng là: chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và phản chức năng14

Chức năng công khai khi nhà truyền thông dự định mục tiêu truyền tải một thông điệp nào đó tới công chúng để công chúng hiểu đúng nội dung thông điệp mà nhà truyền thông gửi tới.

Chức năng tiềm ẩn diễn ra trong quá trình truyền thông khi mục đích truyền thông không thành công Nói cách khác nhà truyền thông không đạt được mục đích của mình khi muốn gửi thông điệp nào đó tới công chúng nhưng thực tế nó không tới hoặc công chúng không quan tâm.

Phản chức năng diễn ra khi nhà truyền thông gửi thông điệp tới công

13 Phạm Hương Trà (2017), Xã hội học Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tr.39

14 Vũ Hào Quang (2017), Định hướng dư luận xã hội và truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,Tr.30

Trang 27

chúng với mục đích xác định nhưng không những không có kết quả mà lại gây thêm sự rối loạn trật tự xã hội hay rối loạn khuôn mẫu tư duy nào đó của công chúng và gây bất lợi hoặc góp phần làm rối loạn xã hội.

BMĐT là một loại hình báo chí, chức năng của nó không nằm ngoài những chức năng chung của báo chí Do đó, BMĐT cũng có đầy đủ các chức năng như: chức năng thông tin – giao tiếp; chức năng tư tưởng; chức năng khai sáng, giải trí; chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội15.

Theo đó, chức năng thông tin – giao tiếp là việc BMĐT phản ánh nhanh chóng, kịp thời và chính xác các sự kiện, hiện tượng đã và đang xay ra trong cuộc sống đến công chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người

Chức năng tư tưởng là khả năng BMĐT tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân Hay nói cách khác là việc BMĐT phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo công chúng.

Chức năng khai sáng, giải trí là việc BMĐT tham gia vào việc cung cấp thông tin, kiến thức giúp nâng cao dân trí, hình thành nhân cách; thỏa mãn nhu cầu thư giãn về mặt tinh thần của công chúng.

Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của BMĐT là việc quyết định cho đăng tải những thông tin nào, việc theo dõi, kiểm tra các thông tin trong thực tiễn cuộc sống và khẳng định những mặt tích cực, chỉ ra những mặt hạn chế đã và đang bộc lộ trong thực tiễn để tìm kiếm giải pháp cải thiện hiệu quả.

Việc áp dụng lý thuyết chức năng vào đề tài nghiên cứu này nhằm xem xét nội dung thông điệp về vắc xin COVID – 19 xuất hiện trên BMĐT có đảm bảo được những chức năng đã đề cập ở trên hay không?

1.2.2 Lý thuyết truyền thông hai bậc

Mô hình dòng chảy hai bước được xây dựng vào năm 1948 bởi Paul

Lazarsfeld ,Bernard Berelson, và Hazel Gaudet trong sách Sự lựa chọn của Nhân

dân , sau khi nghiên cứu quá trình ra quyết định của cử tri trong Bầu cử tổng thống

15 Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, tr 160 - 210

Trang 28

Hoa Kỳ năm 1940 Lazarsfeld, Berelson và Gaudet phát hiện ra rằng hầu hết các cử

tri trong cuộc bầu cử năm 1940 lấy thông tin của họ về các ứng cử viên từ những người khác đọc về chiến dịch trên báo chí, chứ không phải trực tiếp từ các phương tiện truyền thông16.

Trước nghiên cứu của Lazarsfeld, người ta cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng đại chúng, những người sử dụng và tiếp thu các thông điệp truyền thông Phương tiện truyền thông được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định và hành vi của con người.

Theo quan điểm của lý thuyết này thì tác động của TTĐC đến công chúng không mang tính chất trực tiếp mà là mang tính chất gián tiếp, lâu dài Theo lý thuyết này, sự trao đổi thông tin trong nhóm mới là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình nhận biết và thay đổi thái độ, hành vi của công chúng17.

Lý thuyết truyền thông hai bước còn được gọi là lý thuyết thủ lĩnh ý kiến hay lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội Bởi vì nó nhấn mạnh vai trò của cấu trúc xã hội đối với ý kiến của các thành viên và dư luận xã hội của cộng đồng xã hội Chính sự trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhóm với nhau là yếu tố hình thành nên thái độ của công chúng đối với các chương trình18.

Lý thuyết này cho biết ý kiến thủ lĩnh có ảnh hưởng mạnh hơn các phương tiện truyền thông bởi vì các ý kiến của thủ lĩnh là ý kiến của người có uy quyền, uy tín và được truyền đi trong quá trình giao tiếp cá nhân mặt đối mặt một cách đáng tin cậy, linh hoạt và có vẻ không vụ lợi Họ đứng vị trí trung tâm, thuận tiện trong mạng lưới giao tiếp của nhóm, có tác động mạnh đến việc hình thành ý kiến của cá nhân/nhóm đối với một vấn đề mang tính tranh luận

Mô hình lý thuyết gồm 2 bước:

- Bước 1: là thông điệp được truyền đến thủ lĩnh ý kiến, đó là người thạo tin,

16 Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Lý thuyết truyền thông hiện đại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tr.132

17 Phạm Hương Trà (2017), Xã hội học Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tr.

Trang 29

có kiến thức chuyên môn và có uy tín, quyền lực ảnh hưởng đến ý kiến của người khác.

những người khác để từ đó hình thành nên dư luận xã hội19.

Các nghiên cứu thực nghiệm theo lý thuyết này cho thấy thủ lĩnh ý kiến là người thạo tin và có vị thế xã hội trong một cộng đồng nhất định mà các thành viên khác thiếu hoặc không có thông tin và phải tìm đến thủ lĩnh ý kiến để biết thông tin Theo lý thuyết này, lãnh đạo quản lý không giới hạn trong phạm vi hệ thống truyền thông chính thức như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, nhà xuất bản.

Sinh viên áp sụng lý thuyết này trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng đăng tải hình ảnh, ý kiến của người nổi tiếng/người có uy tín trong cộng đồng về vấn đề vắc xin COVID-19 trên BMĐT Họ được coi là những “thủ lĩnh ý kiến” trong nhóm/cộng đồng đặc thù Việc đăng tải quan điểm, hình ảnh của những người này đến công chúng giúp BMĐT truyền tải thông điệp hiệu quả và đạt được mục đích truyền thông đề ra hay không? Lý thuyết truyền thông hai bậc sẽ giúp sinh viên trả lời câu hỏi đó.

1.3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tiêm vắc xin ngừaCOVID-19 và truyền thông về vắc xin COVID-19

1.3.1 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tiêm vắc xinCOVID-19

Tại Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo phòng chống đại dịch COVID-19 một cách toàn diện, các biện pháp ứng phó triển khai sớm hơn và cao hơn mức khuyến cáo của WHO nhằm tránh lây nhiễm, kiểm soát dịch bệnh Đánh giá được tầm quan trọng của vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, quyết định nhằm khuyến khích, đẩy nhanh công tác nghiên cứu, điều chế và sản xuất vắc xin COVID-19; quy định cụ thể về đối tượng tiêm, chi phí cho việc mua vắc xin và các công điện chấn chỉnh việc tiêm vắc xin COVID-19.

Trong Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế

19 Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Lý thuyết truyền thông hiện đại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tr.132

Trang 30

hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/1/2021

nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới Trong đó có đề cập đến việc nghiên cứu vắc xin COVID-19,

cụ thể là “Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phát triển vắc-xin và

có giải pháp để người dân tiếp cận vắc-xin phòng dịch Covid-19 sớm nhất” Sau

đó, ngày 30/1/2021, “Thông báo 22/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính

phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịchCOVID-19” do văn phòng Chính phủ ban hành có giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế như

sau: “Sớm trình Thủ tướng Chính phủ phương án sản xuất, mua vắc xin phòng

Covid-19 theo phương châm kết hợp kinh phí ngân sách nhà nước và xã hội hóa”

Bên cạnh Bộ Y tế, trong “Thông báo 266/TB-VPCP về kết luận của Phó

Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại cuộc họp về thuốc, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bịphục vụ phòng chống dịch COVID-19”, Phó thủ tướng còn có chỉ đạo đối với Bộ

Khoa học và Công nghệ “tiếp tục khẩn trương triển khai Chương trình khoa học

công nghệ trọng điểm cấp quốc gia nghiên cứu vắc xin cho người đến năm 2030và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng chống dịch COVID-19.Cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng chống dịchCOVID-19, chủ động tổ chức, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theoquy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.”

Đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 được quy định rõ trong “Nghị Quyết 21/

NĐ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19” được Chính phủ ban hành

ngày 26/2/2021 Đó là công dân từ 18 tuổi trở lên Trong đó, tại điều 2 của nghị quyết này, Chính phủ đã quy định rõ các đối tượng được miễn phí và ưu tiên tiêm vắc xin COVID – 19 Sau khi tỷ lệ tiêm vắc xin cho đối tượng trên 18 tuổi đạt tỷ lệ

tương đối cao, Bộ Y tế ban hành “Công văn 8688/BYT-DP về việc tiêm vắc xin

phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi”, chỉ đạo Sở y tế các tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur mở rộng đối tượng

Trang 31

tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quyết định 779/QĐ-TTg

thành lập quỹ vắc xin phòng COVID-19” để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn

tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc-xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân

Ngày 18/6/2021, Bộ Y tế ban hành“Quyết định 2995/QĐ-BYT về hướng dẫn

tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế banhành” nhằm mục đích phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm

chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng Quyết định đã nêu rõ những đối tượng đủ điều kiện, đối tượng cần thận trọng và các đối tượng trì hoãn tiêm chủng vắc xin COVID-19

Về việc mua vắc xin COVID-19, ngày 31/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban

hành “Quyết định 507/QĐ-TTg về bổ sung kinh phí mua và tiêm vắc xin phòng

bệnh Covid-19” quyết định trích 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung

ương năm 2021 để bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế thực hiện mua và tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 Đến ngày 30/6/2021, Quyết định số 1022/QĐ-TTg được ban hành, bổ sung 7.650,776 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam (30 triệu liều) và do Pfizer sản xuất (31 triệu

liều) Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành “Quyết định số 1404/QĐ-TTg về hỗ

trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc xin COVIVAC do Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế sản xuất” quyết định sử dụng 8.807 triệu đồng (Tám tỷ tám

trăm linh bảy triệu đồng) từ nguồn Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc xin COVIVAC do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế sản xuất.

Trang 32

Trước thực trạng một số cơ sở tiêm chủng có hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vắc xin, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế, ngày

31/7/2021, Bộ Y tế có “Công điện số 1131/CĐ-BYT về việc tiêm chủng vắc xin

COVID-19” gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện

trực thuộc Bộ Y tế và các Trường Đại học về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân hoàn toàn miễn phí; không thu tiền; không nhận “bồi dưỡng” từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng và đẩy nhanh tiến độ tiêm

chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả Ngày 24/8/2021 Bộ Y tế tiếp tục gửi “Công điện

1242/CĐ-BYT về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”

yêu cầu Thủ trưởng các Đơn vị được phân công tiêm chủng vắc xin phòng

COVID-19 “khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vắc xin phòng

COVID-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí cho đối tượngtiêm chủng, nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêmchủng (với bất kỳ hình thức nào) Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêmchủng vắc xin sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”

Như vậy, có thể thấy, từ việc đẩy nhanh công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin đến việc kêu gọi hỗ trợ, mua vắc xin, từ việc phân phối vắc xin đến chấn chỉnh tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả, miễn phí, Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đầu tư cho vắc xin phòng COVID-19 Trước sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân diễn ra an toàn và thuận lợi.

1.3.2 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về truyềnthông về vắc xin COVID-19

Việc truyền thông về vắc xin COVID-19 cũng được Đảng và Nhà nước chú trọng Để thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, ngày 10/3/2021, Bộ Y tế đã xây dựng

“Kế hoạch 271/KH-BYT truyền thông về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021” xác định thông điệp truyền thông và hình thức truyền

thông về việc mua và sử dụng vắc xin COVID-19 cụ thể như sau:

Trang 33

Về nội dung thông điệp, các thông điệp, khuyến cáo cần đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chuyển tải qua các kênh truyền thông; tập trung vào các nội dung chính sau đây:

- Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ và các quy định của Nhà nước.

- Hiệu quả phòng dịch COVID-19 của các loại vắc xin sử dụng tại Việt Nam, tính an toàn của vắc xin, lịch trình và liều lượng của vắc xin.

- Các phản ứng sau tiêm vắc xin, xử lý phản ứng sau tiêm.

- Khuyến cáo thực hành an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vắc xin nhập khẩu.

- Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam, hiệu quả, tính an toàn của vắc xin.

- Khuyến cáo về thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống COVID-19 đồng thời cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

- Kêu gọi người dân ủng hộ, tham gia và hỗ trợ quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Về hình thức thể hiện thông điệp: chú trọng các loại hình thông điệp có hiệu quả lan truyền mạnh, hướng đến đa dạng các nhóm đối tượng đích, bao gồm:

- Tin nhắn SMS trên điện thoại di động, tin nhắn trên Zalo.

- Infographic chuyển tải trên website, báo điện tử, báo viết, trên mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Tiktok, Lotus và các ứng dụng trên nền tảng Internet, các màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ.

- Videoclip đăng tải, phát sóng trên các đài truyền hình, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Tiklok, Lotus và các ứng dụng trên nền tảng Internet, các màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ.

Trang 34

- Audio spot đăng tải, phát sóng trên các đài phát thanh, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Lotus và các ứng dụng trên nền tảng internet, các màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ, và hệ thống thông tin cơ sở: loa đài xã/phường, truyền thông lưu động.

- Các tài liệu truyền thông truyền thống: tờ rơi, apphich, poster, pano, bộ tài liệu hỏi đáp (loại hình này chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết để hạn chế sự lây truyền của COVID-19).

Sau đó, Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch 1063/KH-BYT năm 2021 về truyền

thông chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022” với mục đích

vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo

tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách

nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận

động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.

Đến ngày 23/4/2021, Bộ Y tế tiếp tục ban hành “Quyết định 1980/QĐ-BYT

năm 2021 về Bộ Poster An toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại ViệtNam” phê duyệt kế hoạch phân bổ 20.000 bộ Poster An toàn tiêm chủng vắc xin

phòng COVID-19 tại Việt Nam, do UNICEF Việt Nam hỗ trợ in ấn đến các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia Bộ Poster được sử dụng tại các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 15/8/2021, Chính phủ gửi

“Thông báo 213/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc phòng, chốngCovid-19 trong nước” yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh thông tin,

truyền thông về: “tình hình sản xuất, cung ứng vắc xin hiện nay trên thế giới; các

cơ quan truyền thông phải truyền được thông điệp về chủ trương của Chính phủhiện nay coi “vắc xin tốt nhất là vắc xin đã được cấp phép lưu hành và đến sớm

Trang 35

nhất, kịp thời nhất” trong lúc chúng ta đang rất cần vắc xin ngăn chặn, đẩy lùidịch bệnh; khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các vắc xin của các nhà sảnxuất, tâm lý lựa chọn, chờ đợi vắc xin; các cơ quan truyền thông phải thông tinrộng rãi cho nhân dân biết về lợi ích của việc tiêm vắc-xin COVID-19; nội dungtruyền thông cần giúp người dân nhận thức được rằng “khi đã tiêm vắc-xinCOVID-19 thì giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm bệnh thì không bị bệnhnặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong là thấp, kể cả đối với biến thểDelta ”

Trong “Thông báo 1689/TB-BYT năm 2021 về kết luận Hội nghị quán triệt

một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và giải pháp xác thực,liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư” do Bộ Y tế ban hành

ngày 24/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền Thông có trách nhiệm chỉ đạo cập nhật,

chỉnh sửa, bổ sung các tính năng trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đề nghị của Bộ Y tế, kiến nghị các địa phương để người dân dễ sử dụng; lãnh đạo các cấp, ngành dễ quản lý và theo dõi Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong tổ chức thực hiện: khai báo đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu trên Sổ Sức khỏe điện tử; chủ động kiểm tra lại dữ liệu tiêm của mình trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; sau khi tiêm, trong thời gian chờ theo dõi phản ứng sau tiêm, yêu cầu tự kiểm tra thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử và đề nghị cơ sở tiêm kiểm tra lại nếu không có chứng nhận trên Sổ sức khỏe điện tử.

Như vậy, vấn đề truyền thông về vắc xin COVID – 19 được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và giao vai trò chính cho Bộ Thông tin và Truyền thông Từ việc xây dựng nội dung đến hình thức truyền thông về vắc xin COVID-19 cho thấy Đảng và Nhà nước đánh giá cao tầm quan trọng của các cơ quan báo chí trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 và tình hình tiêm chủng vắc xin phức tạp Các chính sách truyền thông được ban hành nhằm mục đích ngăn chặn những thông tin sai lệch, định hướng và tạo niềm tin cho người dân

Trang 36

1.4 Khái quát về báo Vn.Express và Sức khỏe & Đời sống

1.4.1 Báo Vn.Express

Báo điện tử Vnexpress xuất hiện trên mạng điện tử lần đầu tiên ngày 26/2/2001, xuất phát từ ý tưởng của ông Trương Đình Anh , tập đoàn FPT và ông Thang Đức Thắng - phóng viên báo Lao động, hiện là Tổng biên tập báo điện tử Vnexpress Ngày 25/11/2002, theo giấy phép số 511/GP – BVHTT, VnExpress chính thức được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) cấp giấy phép hoạt động báo điện tử và trở thành báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet Cũng trong năm 2002, Vnexpress được báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm do đã thực sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung Internet ở Việt Nam

Những ngày đầu, VnExpress đã hoạt động theo phương châm “lấy nguồn tài nguyên miễn phí chế biến thành hàng hóa” Tờ báo này đúng như tên gọi của nó – Tin nhanh Việt Nam, luôn dẫn đầu về tốc độ cập nhật tin tức Với nguyên tắc “độc giả là trên hết”, ngay từ ngày đầu thành lập, VnExpress đã xây dựng và trung thành với đường lối đưa tin khách quan, trung thực và nhanh chóng Với sự phát triển về số lượng độc giả, hình thức truy cập của người dùng cũng phát triển với xu hướng sử dụng điện thoại và các thiết bị khác ngoài máy tính để bàn Nắm bắt xu hướng này, năm 2014, VnExpress chuyển sang phong cách thiết kế website đáp ứng nhu cầu hiển thị, phù hợp trên tất cả các thiết bị truy cập Bên cạnh đó, để đáp ứng sự tăng trưởng về nội dung, nâng cao trải nghiệm của độc giả, đội ngũ VnExpress không ngừng nghiên cứu và triển khai nhiều công nghệ mới đáp ứng nhu cầu thể hiện nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau như bài eMagazine, livestream trực tuyến…

20 năm qua Vn.Express luôn giữ vững thương hiệu là một trong những tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam với số lượng độc giả lớn nhất Trung bình mỗi ngày báo đón nhận hơn 34 triệu lượt truy cập, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài Từ khi ra đời, VnExpress đã liên tục cải tiến tốc độ cập nhật thông tin, đa phương tiện

Trang 37

hóa phong cách trình bày nội dung, thay đổi liên tục nội dung sao cho phù hợp với cách tiếp cận tin tức của độc giả Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 170 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên thực hiện Theo thống kê của Alexa.com, tính đến ngày 14-10-2021, trên bảng xếp hạng 50 website hàng đầu Việt Nam, Vnexpress xếp thứ 4 và là báo điện tử được nhiều người đọc nhất với số lượng thời gian độc giả lưu lại trang là 9 phút 25 giây; số lượng trang được xem trung bình là 4,67 trang, số lượng tìm kiếm từ khóa là 8,2%, tổng số trang dẫn đến website là 7.000.

1.4.2 Báo Sức khỏe & Đời sống

Báo Sức khỏe & Đời sống phát trên website https://suckhoedoisong.vn Báo SK&ĐS tiền thân là báo Sức khỏe được thành lập tháng 11 năm 1961, đến tháng 10 năm 1995 được đổi tên là báo SK&ĐS, thuộc Bộ Y tế, là diễn đàn về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

Với tôn chỉ, mục đích của mình, báo luôn bám sát các lĩnh vực công tác của ngành và là cơ quan ngôn luận chính thức của ngành y tế Để có các bài viết chất lượng, phản ánh toàn diện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, các phóng viên, cộng tác viên của báo luôn có mặt tại các “điểm nóng”, nhất là các tình huống thiên tai, dịch bệnh, các vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương, hải đảo Trải qua trong 60 năm phát triển và trưởng thành , báo SK&ĐS ngày càng gắn liền với cuộc sống , có những tiến bộ vượt bậc cả về hình thức cũng như nội dung, được nhân dân và đông đảo bạn đọc đón nhận.

Báo SK&ĐS có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thông tin trung thực về mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực y tế và các vấn đề có liên quan trong nước và quốc tế Thông tin về chiến lược, chính sách và các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Y tế.

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trên lĩnh vực y tế, tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác chuyên môn trong ngành y tế và quần chúng nhân dân trao đổi thông tin về lý luận và

Trang 38

thực tiễn, kinh nghiệm, đề xuất ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực y tế.

- Phát hiện, nêu gương người tốt, nhân tố mới trong ngành y tế; phản ánh, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế và xã hội.

- Giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực y học, dược học, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác liên quan tới y tế trong nước và quốc tế để góp phần nâng cao kiến thức và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

- Tổ chức các hoạt động, cung cấp và phục vụ thông tin dưới các hình thức xuất bản các ấn phẩm, hội thảo khoa học, hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu các thành tựu và sản phẩm trong lĩnh vực y tế.

- Tổ chức công tác nghiên cứu để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền - Thực hiện các hoạt động dịch vụ có tính chất thương mại có liên quan đến

chuyên ngành báo chí theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền và tạo nguồn thu để phát triển mọi hoạt động của Báo Thực hiện một số hoạt động tư vấn, dịch vụ liên quan đến sức khỏe theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức, biên chế được giao theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ Y tế.

- Quản lý tài chính và tổ chức thực hiện ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên thường xuyên cung cấp tin, bài cho Báo trên cơ sở hợp tác và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và cán bộ trực tiếp làm chuyên môn lâu năm trong ngành y tế, báo chí và các ngành liên quan.

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài nghiên cứu “Truyền thông về vắc – xin COVID – 19 trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” với các khái niệm liên quan như: truyền thông, truyền thông đại chúng, thông điệp, báo mạng điện tử, dịch COVID – 19, vắc – xin và vắc – xin COVID – 19 Cũng trong chương 1 này, tác giả đã tìm hiểu và áp dụng các lý thuyết: Tương tác biểu trưng, lý thuyết chức năng, lý thuyết truyền thông đa bậc, lý thuyết công dụng và sự thỏa mãn để làm nền tảng định hướng cho nghiên cứu.

Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề tiêm vắc – xin và truyền thông về vắc – xin COVID – 19 Đồng thời, khái quát về hai tờ báo mạng Vnexpress và SK&ĐS.

Những phân tích và lý giải ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, nghiên cứu, phân tích rạch ròi, tỉ mỉ về thực trạng thông tin về vắc – xin COVID – 19 ở hai tờ báo mạng điện tử trong các chương tiếp theo.

Trang 40

CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ VẮC XINCOVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

2.1 Hình thức đăng tải thông tin về vắc xin COVID-19 trên báo mạng điện tử

2.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với hai tờ báo mạng điện tử là báo SK&ĐS – Cơ quan truyền thông của Bộ Y tế và báo Vnexpress.

Sau quá trình thu thập thông tin và chọn mẫu, sinh viên đã tiến hành nghiên cứu 347 tin, bài được đăng tải trên 2 tờ báo trong phạm vi thời gian từ 1/1/2020 đến 31/12/2020 Số lượng và tỷ lệ tin, bài của mỗi báo được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Số lượng và tỷ lệ tin, bài trong mẫu điều tra

Từ thống kê có thể thấy, số lượng tin, bài về vắc xin COVID – 19 trên báo Vnexpress nhiều hơn so với báo SK&ĐS Tỷ lệ tin, bài trong mẫu nghiên cứu của báo Vnexpress chiếm 59.1% cao hơn 8.2% so với báo SK&ĐS (40.9%) Mặc dù vắc xin và chủng ngừa vắc xin là một vấn đề y tế thuộc nội dung phản ánh chính của báo SK&ĐS nhưng báo lại chưa tập trung đăng tải nhiều.

Mặt khác, các tin, bài được đang tải trên hai báo có nguồn gốc khác nhau, mà chủ yếu là từ hai nguồn: do báo tự viết, đăng tải và đăng tải từ báo/trang thông tin khác Trong 347 tin, bài thuộc mẫu khảo sát, 72% số bài viết là do báo tự viết và đăng tải Chỉ có 28% tổng số bài viết được đăng tải từ báo/trang thông tin khác Việc đăng tải từ báo/trang thông tin khác chủ yếu là những tin, bài trên báo Vnexpress Cụ thể, 41.5% bài viết về vắc xin COVID – 19 của báo này được đăng tải từ các trang thông tin khác, cao gấp 5 lần so với báo SK&ĐS – chỉ chiếm 8.5% Các trang thông tin được Vnexpress đăng tải lại chủ yếu là Reuters (13 tin, bài),

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan