06 qt atlđ vsmt vt

29 1 0
06 qt atlđ vsmt vt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho thi công, bốc dỡ và vận chuyển.- Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.

Trang 1

PHẦN I

QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔTRÊN CÔNG TRƯỜNG

1.1 Tổ chức mặt bằng công trường:

a Yêu cầu chung:

- Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn gàn ngăn nắp, vệ sinh, vật liệu thải và các chất chướng ngại phải được dọn sạch.

- Những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng các công trình phải được đậy kín hoặc rào ngăn chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người đi lại.

- Khi chuyển vật liệu thừa, thải từ trên cao (trên 3m) xuống phải có máng trượt hoặc các thiết bị nâng hạ khác Miệng dưới máng trượt nằm cách mặt đất không quá 1m Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.

- Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ.

- Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo công trường, nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu công trường, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn, khu vực có khí độc, chỗ có các đường giao thông cắt nhau….phải có rào chắn hoặc biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.

b Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị:

- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho thi công, bốc dỡ và vận chuyển.

- Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.

- Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường vận chuyển Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và bốc xếp.

- Nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải đặt cách xa đường ôtô, đường cần trục ít nhất 2m Không được xếp hàng trên các tuyến đường qua lại.

- Vật liệu rời (cát, đá, sỏi, v.v….) đổ thành bãi nhưng phải đảm bảo sự ổn định của mái dốc tự nhiên Phải được để tách riêng biệt nhau, tránh trộn lẩn các vật liệu.

- Vật liệu dạng bột (ximăng, thạch cao, vôi bột v.v…) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xi lô, … , phải được cất giữ ở nơi khô ráo, tránh mưa gió thất thường, đồng thời phải có biện pháp chống bụi khi tháo dỡ Khi có người làm việc trong các kho lớn, kín phải có người ở ngoài theo dõi.

- Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ,…) phải bảo quản trong kho riêng theo đúng các quy định phòng chống cháy hiện hành.

Trang 2

- Các loại axít phải đựng trong các bình kín làm bằng sứ hoặc thủy tinh chịu axít và phải để trong các phòng riêng có thông gió tốt Các bình chứa axít không được xếp chồng lên nhau Mỗi bình phải có nhãn hiệu ghi rõ loại axít, ngày sản xuất.

- Các chất độc hại, vật liệu dễ nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn hóa chất, vật liệu nổ và thiết bị chịu áp lực.

- Khi sắp xếp vật liệu trên các bờ hố sâu, trên cao gần lỗ trống phải tính toán khoảng cách an toàn, chống sạt lở hay rơi xuống hố, lỗ trống.

- Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô vuông không cao quá 1m Gạch xây xếp không cao quá 25 hàng.

- Các vật liệu, thiết bị phải được sắp xếp, vận chuyển một cách hợp lý, tránh đổ, vỡ, bể, rơi hoặc gây nguy hiểm đến công nhân hay người sử dụng chúng.

c Sự ngăn nắp, vệ sinh trên công trường:

Việc sắp xếp công trường ngăn nắp sẽ tránh được những tai nạn do bước hụt, vấp ngã, trượt ngã hoặc ngã vào vật liệu, thiết bị nằm lộn xộn khắp nơi, hoặc do dẫm phải đinh gỡ ra từ coffa Cần đảm bảo là bạn đã thực hiện tốt các bước sau:

- Thu thập, dọn dẹp vật liệu, phế liệu ngăn nắp và gọn gàn.

- Làm vệ sinh trước khi nghỉ, không để rác, phôi,… cho người sau dọn.

- Cất dọn vật liệu, thiết bị chưa cần dùng ra khỏi lối đi, cầu thang, nơi làm việc - Lau sạch dầu nhớt bôi trơn nếu bị đổ ra sàn.

- Vức, đổ phế liệu vào đúng nơi quy định và không gây khói, bụi khi vứt đổ.

- Nhổ hoặc đập bằng các đầu đinh nhọn ở các ván coppa, các đinh rơi hoặc không sử dụng được phải nhặt và để ở nơi an toàn theo quy định.

- Công tác vệ sinh trong công trình xây dựng:

- Cần phải có những qui định cụ thể và phải được kiểm tra thường xuyên để môi trường làm việc trên công trình luôn gọn gàng, đảm bảo vệ sinh, tạo một môi trường làm việc trong lành ở trong và bên ngoài công trình.

- Các công tác vận chuyển, tập kết vật tư thi công phải được thực hiện một cách có hệ thống theo một trình tự nhất định, phải được bố trí sắp xếp một cách có khoa học, tránh sự chồng chéo và gây vướng trong việc triển khai công tác thi công khác.

- Vật tư trước và sau khi sử dụng phải gọn gàng, sạch sẽ giúp hạn chế được những thất thoát không đáng có do vật tư bị bể, bị trộn lẩn hay dơ không sử được.

- Các vật tư, xà bần không sử dụng nữa khi vận chuyển phải được tổ chức một cách hợp lý đảm bảo không gây bụi cho công trình.

- Công tác thi công phải che chắn cẩn thận để tránh gây rơi, bụi cho những khu vực xung quanh ngoài công trình.

- Các loại xe trước khi ra khỏi công trình phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh gây mất vệ sinh cho mỹ quan đô thị.

Trang 3

d Tổ chức, quản lý an ninh công trường:

- Phải tổ chức, phân bổ lực lượng bảo vệ an ninh trong công trường chặt chẽ, đảm bảo an ninh trong và bên ngoài công trường xây dựng.

- Không được lơ là trách nhiệm trong ca trực của mình; phải thường xuyên kiểm tra và chắc nhở khi có người không chấp hành đúng quy định an ninh - ATLĐ trong công trường.

- Phải minh bạch, công tư trong công tác Làm việc đúng chức trách và nhiệm vụ được giao, không nao lòng trước những trường hợp vi phạm an ninh-ATLĐ và những cám dổ trong công tác.

- Khi phát hiện có dấu hiệu khả nghi hoặc có thể gây nguy hiểm trong công trường phải báo cáo, bàn bạc với Ban chỉ huy để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp đáng tiếc có thể xẩy ra,

- Khi giao ca phải có sự bàn giao cụ thể và đầy đủ theo quy định công trường, phải có người tiếp nhận ca trực tiếp theo mới xuống ca trực.

e Mạng lưới, quy trình phòng chống cháy nổ và sự cố công trình:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức mặt bằng thi công và phòng chống cháy nổ khi có sự cố.

- Thành lập Ban an toàn phòng chống cháy nổ, đồng thời đưa ra phương án phòng chống cháy nổ cụ thể cho công trường Tất cả được công bố rộng rãi để mọi người cùng biết và chấp hành.

- Tất cả mọi người trong công trường phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động-PCCN và được ký nhận lưu hồ sơ công trường.

- Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, huấn luyện và kiểm tra việc thực hiện các quy định đã ban hành về PCCN nhằm giúp người lao động nhận thức rõ quyền và có trách nhiệm thực hiện công tác PCCN khi tham gia thi công xây dựng và lao động tại công trường.

- Cán bộ chuyên trách an toàn phải có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở, khắc phục các thiếu sót trong công tác PCCN theo đúng các Quy định về phòng chống cháy nổ trên công trường.

- Ban an toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ công trường phải thường xuyên họp đánh giá các mặt đạt và chưa đạt trong công tác an toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ để cùng khắc phục kịp thời.

- Trên sàn đang thi công coffa được bố trí bồn nước dành riêng phục vụ công tác chữa cháy khi có sự cố.

- Trang bị bình chữa cháy tại các khu vực thi công, nhà kho, văn phòng Ban chỉ huy, … một cách hợp lý để bảo quản và sử dụng một cách hiệu quả.

- Lắp đặt các biển báo, tiêu lệnh PCCN ở khu vực mọi người dễ nhìn thấy.

- Vật tư, thiết bị ở các khu vực thi công, kho bãi phải được sắp xếp gọn gàn, ngăn nắp; khu vực tập kết các vật tư thi công dễ cháy sẽ được cảnh báo và được bố trí bình

Trang 4

- Các bình ga, bình khí nén, máy hàn phục vụ công tác thi công phải được kiểm tra, lắp đặt và sử dụng theo đúng quy định hiện hành.

- Những nơi dễ cháy phải cấm hút thuốc và có biển báo, khi có cháy cán bộ công trường phải di tản mọi người và ngắt cầu dao điện, dùng dụng cụ trang bị tại chỗ để chữa cháy, khi phát hiện cháy phải báo động cháy và chữa cháy, khi xảy ra cháy lớn phải gọi điện thoại cứu hoả 114.

- Tất cả mọi người đang làm việc trên công trường có trách nhiệm cùng tham gia công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực làm việc của mình.

- Mọi người có trách nhiệm chữa cháy trước khi cảnh sát PCCC đến.

1.2 CÔNG TÁC SẢN XUẤT VỮA VÀ BÊ TÔNG:

• Khi làm việc trong kho chứa vật liệu dễ sinh bụi (ximăng, vôi, thạch cao,…) và ở những vị trí đập, sàn các nguyên liệu phải đảm bảo các yêu cầu về thông gió và chống bụi.

• Công nhân làm việc tiếp xúc với vật liệu dạng bụi phải trang bị thiết bị bảo hộ, phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần.

• Khi triển khai trộn vữa hoặc bêtông cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Khu vực đi lại, vận chuyển vật liệu đến thùng trộn phải sạch sẽ, không bị trơn ngã, không có chướng ngại vật.

- Công nhân trộn vữa bằng máy hay bằng tay phải được trang bị bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàn, tránh để máy trộn quấn quần áo gây ra tai nạn lao động Cấm người không có nhiệm vụ tự ý vận hành máy trộn.

- Khi có chất phụ gia cho vào hỗn hợp phải có biện pháp phòng ngừa bỏng, nhiễm hóa chất, bị ăn mòn da.

- Không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa hoặc bêtông ra khỏi máy trộn đang vận hành.

- Chỉ được dọn sạch vật liệu rơi vãi khi đã ngừng máy trộn.

• Khi vận chuyển vữa và bêtông bằng các loại xe hay tay, máy trục, máy nâng,… phải theo đúng quy định ở phần bốc xếp, vận chuyển và sử dụng máy, thiết bị chuyên dụng xây dựng.

1.3 CÔNG TÁC COPPHA, CỐT THÉP, BÊ TÔNG:

a Gia công, lắp dựng coffa:

- Coppha dùng để đỡ các kết cấu bêtông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.

- Coffa ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vũng chắc khi cẩu lắp và phải tránh để va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước.

- Chỉ được đặt coffa của tầng trên sau khi đã cố định coffa của tầng dưới.

- Dựng lắp coppha ở độ cao lớn hơn 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác Dựng lắp coppha treo ở độ cao hơn 8m thì phải giao cho công nhân có kinh nghiệm thi công.

Trang 5

- Không được để trên cop pha những loại vật liệu không có trong thiết kế Kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào công việc đổ bê tông đứng lên trên cop pha

- Cấm đặt và chất xếp các tấm hoặc bộ phận của coppha lên trên chiếu nghĩ của cầu thang, các mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỡ hỗng hoặc các mép ngoài của công trình - Trước khi đổ bêtông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra công tác coppha đạt yêu cầu kỹ thuật và chắc chắn mới tiến hành đở, nếu có hư hỏng trước hoặc trong lúc đổ bêtông phải sửa chữa ngay.

- Khu vực thi công hoặc sửa chửa phải đặt biển báo hoặc có rào chắn.

- Khu vực thi công hoặc khi xong công tác coppha phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ.

- Khi tháo dỡ coppha phải tháo dỡ theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng coppha rơi hoặc kết cếu bêtông sập đổ bất ngờ Nơi tháo coppha phải có rào ngăn hoặc biển báo.

- Trước khi tháo coppha phải thu dọn hết vật liệu thừa và các thiết bị còn đặt trong khu vực sắp tháo coppha.

- Khi tháo coppha phải thường xuyên quan sát tình trạng bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải rời khỏi khu vực đó và báo ngay với cán bộ kỹ thuật thi công.

- Sau khi tháo dỡ coppha phải che chắn các lỗ hổng của công trình Không được để coppha đã tháo dỡ lên sàn công tác hoặc ném coppha từ trên cao xuống Coppha sau khi tháo dỡ phải được nhổ đinh, chốt và xếp vào nơi quy định.

c Gia công, lắp dựng cốt thép

- Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào ngăn hoặc biển báo.

- Sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân theo quy định sử dụng máy điện cầm tay, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi gia công cốt thép.

- Khi nắn thẳng thép cuộn tròn bằng máy phải: + Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, + Hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn,

+ Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn thép đến máy.

- Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người Chỉ được tháo hoặc lắp đầu thép vào cuộn cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng hoạt động.

- Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị bảo đảm an toàn.

- Khi gia công cốt thép hoặc cạo rĩ sắt phải trang bị bảo hộ lao động phù hợp - Khu vực gia công cốt thép phải đảm bảo đủ ánh sáng.

Trang 6

- Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, tường hoặc các cấu kiện tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m.

- Trước khi chuyển các tấm thép hay cấu kiện cốt thép gia công sẵn phải kiểm tra các mối nối, mối hàn, nút buộc thật chắc chắn mới tiến hành chuyển Khi chuyển phải có rào chắn hoặc biển báo cho khu vực di chuyển nguy hiểm.

- Khi vận chuyển, lắp đặt cốt thép gần đường dây điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện d Công tác đổ và đầm Bê tông:

- Trước khi tiến hành đổ bêtông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốt thép, coppha, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển Chỉ được phép đổ bêtông sau khi đã có văn bản sác nhận các công tác trên đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Thi công bêtông ở những bộ phận kết cấu nghiêng gốc 30 độ trở lên phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị và công nhân phải đeo dây an toàn.

- Thi công bê tông ở dưới đất phải đảm bảo tính an toàn của đất, phải có biện pháp an toàn tránh sạt lở đất Ở những độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc chắn vào các bộ phận coppha hoặc sàn thao tác.

- Đổ bêtông phải đảm bảo đủ ánh sáng lúc ban đêm hay trong hầm tối - Dùng vòi rung để đổ bê tông phải:

+ Cố định chắc chắn máy chấn động với vòi, + Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông, - Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần: + Nối đất vỏ đầm rung,

+ Dùng dây bọc cách điện nối từ bản phân phối đến động cơ điện của máy đầm ngừng rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút, + Công nhân vận hành máy phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

- Lối đi lại phía dưới khu vực đang đổ bêtông phải có rào chắn hoặc biển báo Trường hợp bắt buộc phải đi qua thì phải có tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

- Phải thường xuyên kiểm tra tính chắc chắn của coppha trong thời gian tiến hành đổ bê tông.

e Bảo dưỡng bê tông:

- Khi bảo dưỡng bêtông phải dùng dàn giáo hoặc giá đỡ Không được đứng lên cột chống hoặc cạnh coppha Không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng.

- Bảo dưỡng bêtông vào ban đêm hay những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng

1.4 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG:

Trang 7

• Tất cả các máy xây dựng điều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật, trong đó phải có các thông số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa, phải có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.

• Xe, máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng Phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo đúng quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

• Các xe máy xây dựng có dẫn điện động phải được:

• Bọc cách điện hoặc bao che kín các phần mang điện trần • Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.

• Những bộ phận của xe máy có thể gây nguy hiểm cho người lao động phải được che chắn hoặc trang bị bằng các phương tiện bảo vệ.

• Các xe máy di động phải được trang bị thiết bị tính hiệu âm thanh hoặc ánh sáng Trong phạm vi hoạt động của máy phải có biển báo hoặc người cảnh giới.

• Cấm sử dụng xe máy hoặc từng bộ phận riêng rẽ của chúng không theo đúng công dụng và chức năng do nhà máy chế tạo quy định.

• Các xe máy làm việc gần các đuờng dây tải điện phải đảm bảo khoảng cách từ điểm biên của máy hoặc tải trọng đến đường dây gần nhất không nhỏ hơn khoảng cách an toàn đã được quy định.

• Vị trí lắp đặt xe máy phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và người lao động trong suốt quá trình sử dụng Tránh đặt gần các hố đào hoặc khi đặt gần các hố đào phải có biện pháp đảm bảo an toàn, chống sạt lỡ hoặc lún.

• Phải kiểm tra tải trọng vật định vận chuyển, không được vận chuyển vật quá tải trọng cho phép do nhà sản xuất đưa ra, hàng chất lên xe phải phân bổ tải trọng và neo buột chắc chắn Người vận hành phải có trách nhiệm kiểm tra lại công tác chất hàng phải đảm bảo mới vận chuyển hàng.

• Khi xe máy đang hoạt động, người vận hành không được phép bỏ đi nơi khác hoặc giao cho người khác vận hành.

1.5 CÁC QUY ĐỊNH CHỐNG VA ĐẬP CƠ HỌC:

• Các thiết bị chuyên dụng khi vận chuyển, thi công phải kiểm tra kỹ máy móc, cáp, dây buộc vật vận chuyển,… trước khi tiến hành Người vận hành phải có ý thức trách nhiệm trong lúc vận hành Người không có tay nghề và không có sự phân công công việc không được tự ý vận hành máy chuyên dụng.

• Khi vận chuyển, thi công phải có người đứng dưới cảnh giới.

• Không đậu xe, chất vật liệu, thiết bị… gần miệng hố, lỗ trống trên cao.

• Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.

• Không tung, ném vật dụng, vật liệu khi ở trên cao hoặc để rơi tự do từ độ cao 3m trở lên

Trang 8

1.6 AN TOÀN ĐIỆN:

- Tuân thủ đầy đủ các quy định kỹ thuật an toàn khi tiến hành công việc thi công xây lắp, sửa chửa, cải tạo đường dây tải điện: khảo sát hiện trường, đăng ký cắt điện, bàn giao đường dây tại hiện trường, v.v…

Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra và có giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện, công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó Công nhân trực điện ở các thiết bị điện có điện áp đến 1.000 vôn phải có trình độ bậc 3 an toàn về điện trở lên.

- Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm 2 hệ thống riêng.

- Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện (dây dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chẩy, các cực của máy điện, dụng cụ điện,…) phải được bọc kính bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.

- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trường phải là dây có bọc cách điện Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại Các dây dẩn có độ cao dưới 2,5m phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện.

- Các đèn chiếu sáng có điện kế lớn hơn 36 vôn phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5m.

- Cấm để dây dẫn điện thi công và các dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của các kết cấu công trình.

- Người không có trách nhiệm không được đến gần cũng như đóng cắt điện - Các cầu dao đóng cắt điện phải đặt trong hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố.

- Nếu dùng nguồn điện dự phòng độc lập để cấp điện cho các thiết bị khi lưới điện chung bị mất thì chế độ trung tính của nguồn điện dự phòng và biện pháp bảo vệ phải phù hợp với chế độ trung tính và các biện pháp bảo vệ khi dùng lưới điện chung.

- Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới các đường dây điện phải có biện pháp an toàn cụ thể Phải cắt đường dây nếu có khả năng vật di chuyển chạm vào đường dây hoặc điện từ của đường dây có thể phóng điện qua vật di chuyển xuống đất.

- Đóng cắt điện để sửa chữa đường dây chính và các đường dây nhánh cấp điện Cấm sửa chữa, tháo, nối các dây dẫn và làm các công việc có liên quan tới đường dây tải điện khi đang có điện áp Sau khi ngắt đường cầu dao để sửa chữa thiết bị điện phải khóa cầu dao và đeo bảng cấm đóng điện hoặc cử người trực, tránh trường hợp đóng điện khi có người đang sửa chữa.

Trang 9

- Trường hợp sửa chữa các thiết bị điện hay thay bóng đèn mà không thể ngắt điện thì phải có người trực ở vị trí điện nguồn đó để ngắt điện kịp thời khi có sự cố giật điện Người sửa chữa điện đó phải trang bị thiết bị bảo hộ điện: giăng tay cách điện, kính phòng hộ, …

- Cấm sử dụng các nguồn điện trên công trường để làm hàng rào bảo vệ công trường.

- Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng 1 lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, và ít nhất 1 tháng 1 lần kiểm tra về cách điện của dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện Riêng các biến áp lưu động, ngoài những điểm trên còn phải kiểm tra sự chập mạch cách điện của cuộn điện áp cao và cuộn điện áp thấp - Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khác với lưới điện bằng các phụ kiện theo quy định Cấm đấu ngoắc, xoắn các đầu dây điện.

- Công nhân điện làm việc trên công trường phải có các biện pháp bảo vệ cách điện và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ điện Các dụng cụ đó phải được kiểm tra trước khi sử dụng, tránh sử dụng những dụng cụ ẩm, ướt khi thi công điện.

1.7 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ CẦM TAY:

- Phải có túi đựng dụng cụ thi công cầm tay, không được bỏ trong túi quần, túi áo - Cất giữ dụng cụ cẩn thận trong các hộp, giá, thùng bao Không để dụng cụ bừa bãi hoặc nơi có thể rơi, lăn, dịch chuyển Dụng cụ hỏng cần sửa chửa ngay hoặc thay thế dụng cụ mới.

- Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay phải làm bằng các loại tre, gỗ cứng, dẻo, không bị nứt, nẻ, mọt, mục: phải nhẵn và nêm chắc chắn.

- Các dụng cụ cầm tay dùng để đập, đục phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác.

- Cán không bị nứt, vỡ, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác.

- Chìa vặn (cờ lê) phải lựa chọn theo đúng khích thước của mũ ốc Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, phải đảm bảo tim trục của chìa vặn thẳng góc với tim dọc của mũi ốc.

- Búa tạ dùng để đóng, chêm, đục phải có tay cầm dài 0,7m Công nhân đập phá kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay phải đeo kính phòng hộ Nơi làm việc chật hẹp và đông người phải có tấm chắn bảo vệ.

- Mang, xách hoặc di chuyển các dụng cụ, các bộ phận nhọn, sắc phải bao bọc lại - Sử dụng dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén:

+ Phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản chặt chẽ và sửa chửa kịp thời, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Trang 10

+ Công nhân sử dụng các dụng cụ phải hiểu rõ tính năng, tác dụng và biết thao tác thành thạo đối với từng dụng cụ trước khi được giao sử dụng.

+ Sử dụng phải đảm bảo an toàn.

+ Khi ngừng việc, khi mất điện, mất hơi, khi di chuyển dụng cụ hoặc khi gặp sự cố bất ngờ phải ngừng cấp năng lượng ngay (đóng van, ngắt khí nén, ngắt cầu dao điện) Cấm để dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén mà không có người trông coi.

- Sử dụng dụng cụ cầm tay chạy điện di động ngoài trời phải được bảo vệ bằng nối không Công nhân phải đi ủng và đeo găng tay cách điện.

1.8 PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ:

a Sử dụng, tập kết các hóa chất dễ cháy hợp lý và đúng cách:

Rất nhiều loại hóa chất sử dụng trong công trường vừa độc hại vừa dễ cháy Khi lưu trữ, vận chuyển hay sử dụng cần hết sức lưu ý:

- Nghiên cứu nhãn hiệu hóa chất và những hướng dẫn sử dụng cũng như các biện pháp sơ cứu ghi trong bản dữ liệu an toàn về hóa chất đó.

- Các hóa chất dễ cháy, khí lỏng, khí ga cần được lưu trữ phù hợp và với số lượng thấp nhất có thể.

- Giữ các thùng chứa trong kho khi chưa sử dụng tới và phải giử trả lại kho ngay sau khi đã dùng xong Các thùng phuy phải được dựng đúng lên.

- Tuyệt đối nghiêm cấm hút thuốc lá và các nguồn đánh lửa khác ở những khu vực có hóa chất dễ cháy.

- Có những biện pháp thích hợp để dập tắc đám lửa nhanh chóng và hiệu quả.

- Chú ý rằng tất cả các chất lỏng đều có thể bốc hơi bay đi khắp nơi và rất dễ bắt lửa - Sử lý các phuy rỗng giống như với thùng đầy vì trong thùng rỗng vẫn còn khí có thể cháy.

- Luôn luôn rót vật liệu từ thùng to sang thùng nhỏ ở nơi thoáng khí.

- Dùng vòi rót và phễu để phòng tránh việc hóa chất có thể loang ra Thấm khô các vết loang bằng cát khô, sau đó chuyển số cát đó tới nơi an toàn và thoáng mát.

- Khi sử dụng hóa chất tại nơi kín phải đảm bảo cung cấp đủ không khí sạch, có thể làm điều đó bằng cách mở toang các cửa sổ và cửa ra vào, nếu can dùng quạt thì phải chắc chắn quạt đó an toàn về điện trong môi trường không khí dễ phát cháy b Hệ thống điện thi công:

- Lắp đặt CB chống giật phòng khi có sự cố về điện.

- Các dây điện phục vụ thi công phải là 2 lớp vỏ bọc, được đấu nối và kéo phục vụ thi công đảm bảo theo đúng quy định an toàn.

- Không được để dây điện đi qua khu vực có vật dễ gây cháy - Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng phải được đấu nối cibi riêng - Đảm bảo tất cả nguồn điện được ngắt khi hết giờ làm việc.

Trang 11

- Máy hàn phải bấm đầu cốt dây hàn đảm bảo an toàn c Hệ thống chống sét trên công trường:

- Kiểm tra, lắp đặt hệ thống chống sét cho công trường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo phục vụ công tác chống sét trên công trường đạt hiệu quả tốt nhất,

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị chống sét lắp dựng trên công trường, d An tòan nguồn lửa trong xây dựng:

- Các thiết bị, máy móc sản sinh ra tia lửa khi thi công phải được đảm bảo cách xa các vật liệu dễ cháy, đảm bảo công tác an toàn phòng chống cháy nổ trong thi công, - Sắp xếp vật liệu thi công dễ cháy gọn gàn, hợp lý,

- Triển khai dọn dẹp các vật liệu thi công gọn gàn sau mỗi buổi thi công

1.9 AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỀ PHÒNG NGÃ CAO TRONG XÂY DỰNG:

- Công nhân làm việc trên cao phải đảm bảo tiêu chuẩn về sức khoẻ, có giấy chứng nhận của cơ quan Y tế cấp, phải sử dụng nghiêm chỉnh và đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như dây an toàn, nón nhựa cứng, ván lót, thang, …

- Không được bố trí trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai cũng như cho con bú làm việc trên cao.

- Những giếng, hầm hố trên mặt bằng và lỗ trống trên các sàn tầng công trường phải được đậy kín hoặc ngăn chắc chắn Tại các vị trí sàn công tác hoặc lối đi lại trên cao nguy hiểm phải có lan can bảo vệ, lan can bảo vệ phải cao 1m và có ít nhất 2 thanh ngang có khả năng giữ người khỏi bị ngã.

- Thang di động phải đảm bảo chắc chắn: chiều rộng thang ít nhất là 0,5m, thang không bị mọt, oằn cong khi đưa vào sử dụng, chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc Thang phải đặt trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và chắn giữ chắc chắn Không tựa thang nghiêng với mặt phẳng ngang lớn hơn 600 hoặc nhỏ hơn 450 Khi nối dài thang phải dùng dây buộc chắc chắn và đầu thang phải neo buộc vào nơi cố định, phải kiểm tra tình trạng an toàn chung của thang trước khi sử dụng - Phải lót ván hoặc thang trên mái nhà lợp Tole fibrôximăng hoặc Tole nhựa để công nhân di chuyển, làm việc Nghiêm cấm trực tiếp đi lên các tấm tole fibrôximăng hoặc Tole nhựa.

- Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn, công nhân phải đeo dây an toàn, phải sử dụng thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn.

- Không sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi, thang khi không đáp ứng được những yêu cấu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động như không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công … cũng như vào các vị trí chưa tính toán để chịu được lực neo giữ Khi sử dụng phải theo đúng chức năng của chúng Phải làm lối đi an toàn từ sàn tầng ra giàn giáo, lắp đủ sàn công tác cho công nhân di chuyển đến vị trí làm việc.

Trang 12

- Cấm xếp tải lên giàn giáo, giá đỡ quá tải trọng cho phép của giàn giáo và ở những nơi ngoài những vị trí xếp dỡ đã được quy định.

- Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn thao tác, sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.

- Cấm đứng trên các kết cấu, cấu kiện lắp ráp chưa được ổn định chắc chắn, lối đi lại trên các bộ phận lắp ráp phải theo chỉ dẫn trong thiết kế.

- Không uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích mạnh như thuốc lào, v.v… trước và trong quá trình làm việc trên cao.

1.10 ĐỀ PHÒNG VẬT RƠI TRONG XÂY DỰNG:

• Công nhân xây dựng phải có biện pháp thi công an toàn, các biện pháp an toàn lao động đề phòng tai nạn rơi, đổ.

• Khi làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ thi công, không được bỏ trong túi quần, túi áo Sử dụng cụ đồ nghề, máy móc thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân (như nón bảo hộ lao động,…) v.v… đúng chủng loại chất lượng tốt đảm bảo phù hợi với công việc và điều kiện làm việc Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất cứ vật gì trong khu vực thi công.

• Khi sử dụng giàn giáo phải theo đúng kỹ thuật Các chi tiết mâm cặp, giá đở, thanh neo,… theo đúng quy định, cấm sử dụng thanh đà làm sàn thao tác.

• Khi giàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất 2 tầng sàn Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ bên dưới Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn, thì giữa 2 sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ Sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu xây ở độ cao không hơn 7m hoặc cách chân tường 2,0m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7m Không được thi công cùng một lúc ở 2 tầng hoặc nhiều tầng trên cùng một phương thẳng đứng nếu không có thiết bị bảo hộ an toàn cho người làm việc ở dưới.

• Công tác coppa phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có các biện pháp đề phòng coppa rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ, phải có rào chắn và biển báo các lỗ hổng của công trình Coppa sau khi tháo phải nhổ đinh và xếp vào nơi quy định, không được để coppa lên sàn công tác, chiếu nghĩ của cầu thang, bancông, các mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình hoặc ném coppa từ trên cao xuống.

• Các hố cầu thang, mép sàn tầng, lỗ hổng,v.v… phải có lan can, rào chắn, biển báo, lưới bảo vệ che đậy Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá dỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên Trong phạm vi có người thường làm việc đi lại gần các khối nhà cao tầng phải có sàn, lưới bảo vệ bên trên để tránh vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi vào người.

• Khi vận chuyển vật thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3m) xuống phải có máng trượt hoặc các thiết bị nâng khác Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá 1m Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi bên dưới chưa rào chắn,

Trang 13

chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới Các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc, kể cả trường hợp do tác động của gió Không xếp tải lên giàn giáo, giá đỡ, thang, sàn công tác v.v… không đúng nơi quy định.

• Không đi vào vùng nguy hiểm, nơi đã ngăn rào, chăn dây hoặc có biển báo,v.v… Trường hợp làm việc trong vùng nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp an toàn thích ứng Trong quá trình cẩu lắp không được để người đứng, bám trên kết cấu, cấu kiện Đồng thời không để cho kết cấu, cấu kiện đi qua phía trên đầu người Sau khi buộc, móc phải nâng tải lên đến độ cao 20cm rồi đứng lại kiểm tra mức độ can bằng và ổn định của tải

1.11 CÔNG TÁC BỐC XẾP VÀ VẬN CHUYỂN:

a Quy tắc an toàn trong bốc xếp:

• Người làm việc xếp dỡ phải đạt yêu cầu về sức khỏe, được huấn luyện biện pháp an toàn và trang bị đầy đủ biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp.

• Trước khi tiến hành xếp dỡ phải căn cứ vào tính chất hàng hóa, phương tiện vận chuyển, điều kiện làm việc để hướng dẫn công nhân chuẩn bị dụng cụ xếp dỡ và dụng cụ phòng hộ, cách sắp xếp hàng hóa đảm bảo an toàn.

• Hàng hóa xếp dỡ trong kho, bãi không được quá tải trọng cho phép của nền kho, bãi, phải đảm bảo điều kiện làm việc và khoảng cách cho phương tiện xếp dỡ ra vào thuận tiện Kho bãi bốc xếp phải bằng phẳng, phải có hệ thống thoát nước tốt để bãi không bị động nước,

• Khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển trên sân bãi khi xếp dỡ hàng phải theo quy định sau: trên cùng tuyến đường xe trước và xe sau không nhỏ hơn 1m, giữa 2 xe đứng cạch nhau không nhỏ hơn 1,5m, giữa xe và chồng hàng không nhỏ hơn 1m.

• Chỉ được xếp dỡ hàng trên xe ô tô khi xe đã đổ đúng vị trí, tắt máy cài số „0‟, kéo phanh tay và chèn bánh xe chắc chắn.

• Khi xếp hàng lên xe bằng thiết bị nâng , lái xe không được ngồi trên cabin và công nhân xếp dỡ không được đúng trên thùng xe Chỉ được vào dỡ hàng ra khỏi móc cần trục khi hàng đã đặt vững chắc xuống thùng hàng.

• Khi dỡ hàng từ trên đóng xuống phải lấy lần lượt từ trên xuống Khi xếp hàng thành đống phải xếp từng lớp từ dưới lên bảo đảm hàng luôn ổn định (đóng hàng nên xếp thành hình khối vuông) Khi để hàng trên đống phải tuân theo những quy định: - Đối với hàng đóng bao không lấy quá 5 bao cùng một chỗ,

- Đối với hàng rời, cấm lấy hàng theo kiểu hàng ếch Không đồng thời bố trí người làm việc trên ngọn đống hàng và chân đống hàng

• Khi xếp dỡ các loại hàng tròn, dài, dễ lăn đổ, xô trượt như gỗ cây, thép ống phải tiến hành xếp theo hình bậc thang từng lớp từ dưới lên và chiều cao không lớn hơn chiều rộng, phải có biện pháp chống lăn đổ, xô trượt như kê, chèn hoặc có cọc giữ Nếu cẩu hàng dài phải cẩu bằng hai dây và phải mắc sâu vào hai đầu tối thiểu 30cm.

Trang 14

• Khi xếp dỡ, di chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại phải dùng các dụng cụ chuyên dùng Hàng đặt trên các hàng đó phải chèn lót chắc chắn Khi xếp dỡ, di chuyển phải thận trọng, nhẹ nhàng tránh va đập, rơi đồ Cấm đội đầu mang, vác trực tiếp kiện hàng.

• Khi xếp dỡ, di chuyển các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng, nhẹ nhàng, kê lót cẩn thận, không để va chạm mạnh, phải có biện pháp chống rơi đồ Lúc đưa bình lên hoặc hạ bình xuống miệng bình phải luôn hướng lên trên.

• Khi bốc xếp hành lên xe cơ giới , xe cẩu, thiết bị vận thăng v.v… để vận chuyển phải có biện pháp cố định chắc chắn, tránh rơi, đổ trong lúc vận chuyển.

• Bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi trời tối trong các khu vực không đủ ánh sáng thiên nhiên phải được chiếu sáng nay đủ Không được dùng đuốc, đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng khi bốc xếp.

b An toàn khi vận chuyển:

• Các loại xe, máy móc, thiết bị chuyên dụng phải kiểm tra lại thiết bị, máy móc trước khi tham gia vận chuyển Phải kiểm tra vật, hàng hóa và tải trọng của chúng để thống nhất biện pháp xếp dơ hàng hóa sẽ vận chuyển.

• Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng hoặc phải lập duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

• Việc vận chuyển chất nổ, chất phóng xạ, chất độc, thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải sử dụng các phương tiện vận tải được trang bị phù hợp với các yêu cầu an toàn của thiết bị cần vận chuyển.

• Phải sử dụng các biện pháp chuyên dùng để vận chuyển các chất lỏng chứa trong bình, chai lọ và phải chèn giữ để tránh đổ vỡ.

• Công nhân lái các phương tiện vận chuyển như xe ô tô, máy kéo, … trong phạm vi công trường ngoài việc tuân thủ luật lệ giao thông hiện hành còn phải tuân thủ nội quy công trường về lối giao thông, tốc độ, nơi đổ, ….Cấm công nhân không trực thuộc công tác của mình không nghịch phá hoặc tự ý vận hành phương tiện vận

a Yêu cầu an toàn khi lắp dựng, sử dụng dàn giáo: * Đối với dàn giáo cố định:

• Các loại dàn giáo sử dụng trong công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, lắp dựng, vận hành, tháo dỡ ghi trong hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo Không được lắp dụng, sử dụng và tháo dỡ loại dàn giáo không đủ các tài liệu ghi trên.

Ngày đăng: 05/04/2024, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan