“Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2023

52 0 0
“Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thần kinh tọa (TKT) là một bệnh thường gặp trên lâm sàng, có biểu hiện đau vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (còn gọi là thần kinh hông to) 1. Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) chiếm khoảng 72% 2. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau, là một trong năm nguyên nhân hàng đầu có tỷ lệ mắc và số năm sống với bệnh tật ở người trưởng thành thống kê tại 195 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2016 3. Theo Bernick, Cailliet R cứ 10 người thì có 9 người ít nhất một lần trong đời chịu đau đớn do đau TKT gây ra 4. Ở Mỹ, trong một năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau TKT. Còn ở Anh, ước tính khoảng 13% người dân ở độ tuổi lao động phải nghỉ trong khoảng một tháng hoặc nhiều hơn cũng vì nguyên nhân này 5. Tại Trung Quốc theo các thống kê khác nhau tỷ lệ đau TKT giao động từ 1,213% 6. Theo Trần Ngọc Ân, Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hiền thì bệnh chiếm tỷ lệ 41,45% trong các bệnh cột sống và là 1 trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất 7. Bệnh chủ yếu gặp ở tuổi từ 35 đến 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ và do nhiều nguyên nhân gây ra 8. Đau TKT ít gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng làm suy giảm khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh, có lúc để lại hậu quả làm cho người bệnh tàn phế. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chẩn đoán và điều trị đau TKT. Y học hiện đại (YHHĐ) có điều trị nội khoa, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật. Với phẫu thuật, bệnh nhân phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn, nhiều biến chứng và chỉ áp dụng cho trường hợp TVĐĐ mức độ nặng. Điều trị nội khoa thường là phương pháp được ưu tiên điều trị trên lâm sàng 2, 9, 10. Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau TKT có bệnh danh yêu cước thống thuộc chứng tý. YHCT có rất nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu như: thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp, tác động cột sống... phối hợp nhiều phương pháp của YHCT cũng như YHCT với YHHĐ như: kết hợp điện châm với kéo giãn CSTL; điện châm kết hợp xoa bóp, vật lý trị liệu... bước đầu đã cho những kết quả rất đáng khích lệ 11, 12, 13. Phương pháp tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột sống giải tỏa ổ rối loạn, cột sống sẽ trở lại trạng thái cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý bình thường, bệnh sẽ nhẹ dần và khỏi hẳn 14, 15. Có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng đơn độc hoặc phối hợp với các phương pháp khác của tác động cột sống như: Điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, tác động cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân tắc tia sữa... 15, 16, 17. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm điều trị đau TKT, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2023” với mục tiêu:

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau thần kinh tọa (TKT) là một bệnh thường gặp trên lâm sàng, có biểu hiện đau vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (còn gọi là thần kinh hông to) [1] Đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) chiếm khoảng 72% [2] Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau, là một trong năm nguyên nhân hàng đầu có tỷ lệ mắc và số năm sống với bệnh tật ở người trưởng thành thống kê tại 195 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2016 [3].

Theo Bernick, Cailliet R cứ 10 người thì có 9 người ít nhất một lần trong đời chịu đau đớn do đau TKT gây ra [4] Ở Mỹ, trong một năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau TKT Còn ở Anh, ước tính khoảng 13% người dân ở độ tuổi lao động phải nghỉ trong khoảng một tháng hoặc nhiều hơn cũng vì nguyên nhân này [5] Tại Trung Quốc theo các thống kê khác nhau tỷ lệ đau TKT giao động từ 1,2-13% [6].

Theo Trần Ngọc Ân, Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hiền thì bệnh chiếm tỷ lệ 41,45% trong các bệnh cột sống và là 1 trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [7] Bệnh chủ yếu gặp ở tuổi từ 35 đến 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ và do nhiều nguyên nhân gây ra [8] Đau TKT ít gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng làm suy giảm khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh, có lúc để lại hậu quả làm cho người bệnh tàn phế.

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chẩn đoán và điều trị đau TKT Y học hiện đại (YHHĐ) có điều trị nội khoa, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật Với phẫu thuật, bệnh nhân phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn, nhiều biến chứng và chỉ áp dụng cho trường hợp TVĐĐ mức độ nặng Điều trị nội khoa thường là phương pháp được ưu tiên điều trị trên lâm sàng [2], [9], [10].

Trang 2

Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau TKT có bệnh danh yêu cước thống thuộc chứng tý YHCT có rất nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu như: thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp, tác động cột sống phối hợp nhiều phương pháp của YHCT cũng như YHCT với YHHĐ như: kết hợp điện châm với kéo giãn CSTL; điện châm kết hợp xoa bóp, vật lý trị liệu bước đầu đã cho những kết quả rất đáng khích lệ [11], [12], [13].

Phương pháp tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột sống giải tỏa ổ rối loạn, cột sống sẽ trở lại trạng thái cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý bình thường, bệnh sẽ nhẹ dần và khỏi hẳn [14], [15] Có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng đơn độc hoặc phối hợp với các phương pháp khác của tác động cột sống như: Điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, tác động cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân tắc tia sữa [15], [16], [17] Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm điều trị đau TKT, vì

vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động

cột sống kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩađệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 01đến tháng 09 năm 2023” với mục tiêu:

Trang 3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Đánh giá hiệu quả tác dụng của phương pháp tác động cột sống phối hợp với châm cứu bệnh nhân đau thần kinh tọa

2 Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra các biện pháp chăm sóc kết hợp điều trị và tập luyện đạt hiệu quả cao trên bệnh nhân đau thần kinh tọa

3 Duy trì chức năng vận động, phòng biến chứng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa

Từ 03 mục tiêu trên chúng tôi thống nhất đặt tên đề tài nghiên cứu:

Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động cột sống kết hợp điệnchâm trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngtại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2023”.

Trang 4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Giải phẫu cột sống thắt lưng

- Cột sống được chia thành các đoạn theo chức năng bao gồm: Đoạn cột sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn cột sống thắt lưng và đoạn cột sống cùng cụt Trong từng đoạn đốt sống lại có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động được tạo bởi đốt sống, đĩa đệm, khoảng gian đốt, dây chằng, phần mềm.

Hình 1.1 Giải phẫu vùng thắt lưng

- CSTL là đoạn chịu lực 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động lớn, cấu tạo bao gồm: Tủy sống, cột sống thắt lưng, mạch máu - thần kinh cột sống, cơ - dây chằng cạnh sống Trong đó, cột sống thắt lưng gồm: 5 đốt sống; 4 đĩa đệm [19], [20].

1.2 Đau thần kinh tọa theo y học hiện đại1.2.1 Khái niệm

- Đau TKT là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng cùng có đặc điểm đau lan từ thắt lưng xuống mông, chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh lý đau TKT là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm [7].

1.2.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

1.2.2.1.Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng lâm sàng của đau TKT do TVĐĐ được biểu hiện bằng 2 hội chứng: Hội chứng cột sống và chứng chèn ép rễ thần kinh [21].

Trang 5

Hội chứng cột sống

- Đau CSTL: Từ từ hoặc đột ngột, 100% bệnh nhân đều có triệu chứng này - Co cơ cạnh sống: Gặp 81,1% bệnh nhân.

- Các biến dạng cột sống: Mất đường cong sinh lý và vẹo CSTL là thường gặp hơn cả Gặp 33,3% bệnh nhân.

- Có điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng: Rất phổ biến

- Hạn chế tầm hoạt động cột sống thắt lưng: Chủ yếu là hạn chế khả năng nghiêng về bên ngược với tư thế chống đau và khả năng cúi.

Hội chứng rễ thần kinh

- Hội chứng rễ thuần túy có những đặc điểm sau: Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác; teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép; giảm hoặc mất phản xạ gân xương.

- Đặc điểm của đau rễ: Đau dọc theo vị trí tương ứng của rễ thần kinh

bị chèn ép chi phối, đau có tính cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, cường độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân

- Các dấu hiệu kích thích rễ: Có giá trị chẩn đoán cao.

+ Dấu hiệu Lasègue: Khi nâng từng chân lên cao dần, gối để duỗi thẳng, bệnh nhân sẽ thấy đau và không thể nâng cao tiếp Mức độ dương tính được đánh giá bằng góc tạo giữa trục chi và mặt giường khi xuất hiện đau.

+ Dấu hiệu “bấm chuông”: Khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng xuất hiện đau lan dọc chân theo khu vực phân bố của rể thần kinh tương ứng.

+ Điểm đau Valleix: Dùng ngón tay cái ấn sâu vào các điểm trên đường đi của dây thần kinh, bệnh nhân thấy đau nhói tại chỗ ấn Gồm các điểm: giữa ụ ngồi - mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp lằn khoeo, giữa cung cơ dép ở cẳng chân.

- Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương rễ:

+ Rối loạn cảm giác: Là dấu hiệu quan trọng, cảm giác tê bì theo sự chi phối rễ thần kinh, gặp 100% bệnh nhân.

+ Rối loạn vận động: Khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoài cẳng chân sẽ bị yếu làm cho bệnh nhân khó đi lại bằng gót chân, còn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị yêu làm bệnh nhân khó kiễng chân.

Trang 6

+ Giảm phản xạ gân xương: Giảm phản xạ gân cơ tứ đầu đùi của rễ L4 và gân gót của rễ S1.

1.2.2.2.Cận lâm sàng

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging - MRI):

Là phương pháp hiện nay sử dụng phổ biến cho chẩn đoán xác định TVĐĐ

thắt lưng và thắt lưng cùng phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán loại thoát vị, thể thoát vị và định khu giải phẫu tầng đĩa đệm thoát vị của cột sống thắt lưng Là tiêu chuẩn vàng để cẩn đoán xác định TVĐĐ 22.

- Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT.Scanner): Phương pháp này

có giá trị chẩn đoán thấp hơn và được chỉ định thay thế khi không có chụp cộng hưởng từ hạt nhân [9].

- Chụp X - quang thường quy: Trên phim X - quang đĩa đệm là phần

không cản quang chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua những thay đổi của

1 Có yếu tố chấn thương, vi chấn thương 2 Đau rễ thần kinh hông có tính chất cơ học 3 Có tư thế chống đau.

4 Có dấu hiệu bấm chuông 5 Dấu hiệu Lasègue (+).

6 Có dấu hiệu gãy góc cột sống 1.2.3.2 Cận lâm sàng

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) CSTL

- Chụp X-Quang CSTL

1.2.4 Điều trị

1.2.4.1 Điều trị nội khoa

- Là phương pháp nên áp dụng trước khi đặt vấn đề phẫu thuật.

Trang 7

- Bất động trong thời kỳ cấp tính: Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên

trong điều trị nội khoa Bất động trên giường phải hoàn toàn liên tục, chính xác và kéo dài đủ thời gian Bệnh nhân được nằm ngửa trên giường gồm 3 tấm ván cứng dày ít nhất 2 - 3cm, nối với nhau bởi các bản lề Thời gian điều trị từ 5 tới 7 ngày hoặc lâu hơn.

- Dùng thuốc: Thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau không

steroid đường uống được chỉ định trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát Có thể kết hợp dùng các thuốc an thần giãn cơ nhẹ, các vitamin nhóm B liều cao và một số thuốc giảm đau thần kinh khác Trong các trường hợp đau nặng, thuốc giảm đau chống viêm thông thường không có hiệu quả thì xem xét chỉ định điều trị bằng corticoid và các phương pháp phong bế thần kinh [24].

1.2.4.2 Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

- Các bài tập trên giường: Bắt đầu sớm, cẩn thận và thận trọng, tăng dần

chủ yếu là các động tác nhằm mục đích duy trì sự mềm dẻo và tuần hoàn chung phòng ngừa sự teo cơ [25].

- Kéo giãn cột sống thắt lưng: Đây là phương pháp điều tri bệnh sinh

TVĐĐ và thoái hóa đĩa đệm Do nó làm giảm áp lực tải trọng một cách mạnh mẽ tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho nhân nhày đĩa đệm, tăng cường xâm nhập các chất chuyển hóa vào trong nhân đĩa đệm.

- Ngoài ra còn mốt số phương pháp vật lý trị liệu khác như: Điện xung, điện phân dẫn thuốc, siêu âm điều trị, đặp farafin, điều trị bằng điện từ trường kết hợp để giảm đau chống viêm, giãn cơ [26]

1.2.3 Can thiệp

- Phương pháp điều trị phẫu thuật: Mục đích là lấy bỏ nhân nhầy thoát

vị chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh Chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp TVĐĐ có hội chứng đuôi ngựa hoặc hội chứng chèn ép rễ thần kinh một hoặc hai bên gây liệt và đau nhiều Chỉ định tương đối: sau điều trị nội 3 tháng không hiệu quả với các biểu hiện đau rễ hoặc TVĐĐ mạn tính tái phát kèm đau rễ [21], [22], [27].

1.3 Đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền1.3.1 Bệnh danh

Trang 8

- Đau thần kinh tọa do TVĐĐ được mô tả trong chứng tý của YHCT Trong các y văn cổ như Hoàng đế nội kinh tố vấn đã mô tả với nhiều bệnh danh khác nhau: Yêu cước thống, tọa cốt phong, tọa điếm phong Tý có nghĩa là bế tắc, chứng tý theo YHCT là một chứng bệnh với biểu hiện đau do khí huyết lưu chuyển trong kinh mạch bị tắc trở gây nên [28], [29], [30].

1.3.2 Nguyên nhân

1.3.2.1 Ngoại nhân

- Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái bàng quang và kinh túc thái dương đởm gây nên bệnh.

- Phong tà: Phong là gió, chủ về mùa xuân, có tính chất di chuyển, xuất

hiện đột ngột Diễn biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh túc thái dương bàng quang và kinh túc thiếu dương đởm (tương ứng với đau vùng đau cột sống thắt lưng và đau lan theo đường đi 2 rễ L5 - S1 của dây tọa).

- Hàn tà: Chủ về mùa đông, có tính chất ngưng trệ, gây co rút cân cơ,

ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên, ố hàn (sợ lạnh) 1.3.2.2 Nội Thương

- Do chính khí hư yếu, rối loạn chức năng các tạng phủ nhất là tạng can và tạng thận.

- Chức năng của hai tạng can và thận bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng hai phủ đởm và bàng quang, làm ảnh hưởng tới sự chu lưu của khí huyết của kinh túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc quyết âm can và túc thiếu âm thận Bệnh lâu ngày chính khí càng hư yếu không đủ sức chống đỡ lại sự tấn công của tà khí, kết quả là tà khí càng làm tổn thương chính khí nhiều hơn.

1.3.2.3 Bất nội ngoại nhân

- Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn làm huyết ứ, khí trệ, dẫn tới bế tắc kinh khí của các kinh bàng quang, đởm gây nên đau và hạn chế vận động [28], [29].

1.3.3 Các thể lâm sàng

- Theo YHCT yêu cước thống được phân loại thành 4 thể: Thể phong hàn, thể can thận hư, thể huyết ứ và thể thấp nhiệt [31].

1.3.3.1 Thể phong hàn

Trang 9

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau sau khi nhiễm lạnh, đau từ thắt lưng - mông lan xuống chân, đi lại khó khăn, đau tăng khi lạnh, chườm ấm dễ chịu, thường có điểm đau khu trú, sợ gió - lạnh, tay chân lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện bình thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù - phù khẩn.

1.3.3.2 Thể can thận hư

- Triệu chứng lâm sàng các triệu chứng hay gặp là: Đau vùng thắt lưng lan xuống chân theo dây thần kinh hông to Đau tê bì, nặng nề, teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát Thường kèm ăn ngủ kém, ngủ ít, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng dầy và nhớt, mạch nhu hoãn - trầm nhược

1.3.3.3 Thể thấp nhiệt

- Triệu chứng lâm sàng: Đau cảm giác nóng rát, đau nhức như kim châm Chân đau nóng hơn so với bên lành, chất lưỡi vàng mỏng hoặc dày, mạch sác.

1.3.3.4 Thể khí trệ huyết ứ

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Đau dữ dội một điểm, đột ngột lan xuống chân, chất lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch sáp

1.4 Tổng quan về phương pháp tác động cột sống và điện châm1.4.1 Phương pháp tác động cột sống

1.4.1.1 Khái niệm

- Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên cột sống một lực thích hợp, có thể là nhẹ như gãi ở trên đầu gai sau đốt sống hoặc là lực mạnh là lực của cả cánh tay tác động lên cột sống vùng thắt lưng hoặc vùng xương cùng theo hướng trục và hướng tâm cột sống giúp cho cột sống tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng [14].

1.4.1.2 Lịch sử phát triển

- Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian tại quê hương ở xã Hoàng Xá huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, dùng bàn tay vuốt dọc cột sống để chữa những triệu chứng đau cơ năng, lương y Nguyễn Tham Tán đã phát hiện và nghiên cứu phương pháp Tác động cột sống để chữa bệnh từ những năm 1947 Tới năm 1970, lương y Nguyễn Tham Tán được Bộ Y Tế biên chế vào làm việc tại khoa Đông y bệnh viện Bạch Mai và từ năm 1981 cho đến trước lúc mất,

Trang 10

lương y Nguyễn Tham Tán là giảng viên giảng dạy phương pháp Tác động cột sống tại Trường y học dân tộc Tuệ Tĩnh trung ương 14.

1.4.1.3 Cơ sở khoa học

- Cơ sở lý luận của phương pháp dựa trên cơ sở giải phẫu học cơ thể người, sinh lý học và sinh lý bệnh học cơ thể người Cơ chế điều trị dựa trên cơ chế phản xạ thần kinh.

- Trên cơ thể người, hệ thần kinh trung ương gồm có Não và Tủy sống Não nằm trong hộp sọ và tủy sống nằm trong ống sống Não điều khiển toàn bộ hoạt động sống của cơ thể thông qua những đường dẫn truyền ở trong tủy sống Tủy sống có các tiết đoạn thần kinh tương ứng với các đốt sống Mỗi một tiết đoạn thần kinh tủy sống chi phối một số cơ quan nội tạng trong cơ thể - Khi trong cơ thể có bệnh hay những triệu chứng bệnh thì trên những đốt sống tương ứng sẽ xuất hiện những phản xạ bệnh lý Xác định được những điểm phản xạ bệnh lý này, ta tác động một lực thích hợp với những thủ thuật thích hợp, hướng và chiều thích hợp để xóa dần phản xạ bệnh lý đó đi, lập lại cân bằng cho cơ thể để khỏi bệnh 14.

- Tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh, nhằm điều hoạt động của hệ thần kinh thực vật hay thần kinh động vật tùy theo ý định của thầy thuốc trong phòng và chữa bệnh.

1.4.1.4 Những đặc điểm của phương pháp tác động cột sống

- Phương pháp Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh hoàn chỉnh, có đầy đủ nội dung và yêu cầu của phương pháp khám bệnh và chữa bệnh, trong đó vừa khám vừa chữa bệnh, vừa tiên lượng bệnh cùng một lúc.

- So với các trường phái trị liệu tác động cột sống trên thế giới (Phương pháp Chiropractic - Mỹ; Phương pháp chỉnh cốt học - Osteopathy - Mỹ [32] Liệu pháp trị liệu cột sống của Trung Quốc [33] [34], [35]; Liệu pháp Yumeiho - Nhật Bản [36], phương pháp tác động cột sống Việt Nam có nhiều ưu điểm độc đáo:

- Là một phương pháp trị liệu hoàn chỉnh, có đầy đủ nội dung yêu cầu

Trang 11

của việc khám và chữa bệnh, trong đó việc khám bệnh, chữa bệnh và tiên lượng bệnh được tiến hành đồng thời [37].

- Không có công thức hóa mà trên cơ sở các đặc trưng, các nguyên tắc, phương pháp và thủ thuật để xác định và giải tỏa trọng điểm Có 2 loại:

❖ Trọng điểm là ổ rối loạn: Điểm mất cân bằng trên cột sống.

❖ Trọng điểm là điểm đang bị kích thích: Điểm phản xạ bệnh lý lên trên

cột sống hoặc là nguyên nhân gây bệnh Trong trị liệu tác động cột sống, việc xác định trọng điểm, tác động để giải tỏa trọng điểm giúp hệ cột sống được trở lại trạng thái cân bằng và cơ thể khỏi bệnh [14] [15], [37].

- Là phương pháp chẩn và trị bệnh được thực hiện hoàn toàn trên hệ cột sống Qua nghiên cứu đúc kết, phương pháp tác động cột sống Việt Nam đã phát hiện được mối liên hệ đặc thù giữa bệnh chứng với cột sống từ đó đưa ra liệu pháp trị bệnh thông qua việc phục hồi lại sự cân bằng cho cột sống một cách có hiệu quả, nhanh chóng [15].

- Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trên cơ sở của khoa học giải phẫu, khoa học về sinh lý học và sinh lý bệnh học phương pháp Tác động cột sống Việt Nam đang dần chứng tỏ là phương pháp trị liệu ưu việt được thực hiện phù hợp với cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ thể con người - cơ chế phản xạ thần kinh [14] [15], [16].

1.4.1.5 Các nguyên tắc, thủ thuật, phương thức chẩn và trị bệnh của phương pháp tác động cột sống

Bảng 1.1 Các phương pháp chẩn bệnh [14], [37].

Nguyên tắc chẩn bệnh Thủ thuật chẩn bệnh Phương thức chẩn bệnh

2 Hưng phấn, ức chế 2 Vuốt 2 Đối động

3 Định khu, định điểm 3 Ấn 3 Co cơ tương ứng 4 Thăm dò tiên lượng 4 Vê 4 Chuyển tư thế

Trang 12

- Các chứng đau: Đau đầu, đau cổ vai gáy, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ vai tay, đau lưng, đau thần kinh tọa

- Các chứng liệt trẻ em, liệt người lớn: + Liệt do di chứng bại não

+ Liệt mặt (do các nguyên nhân)

+ Liệt nửa người do tai biến mạch máu não + Liệt do chấn thương cột sống

- Thấp khớp: Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp mạn, thoái hóa khớp - Suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài

- Đau dạ dày, hen phế quản, huyết áp dao động, rối loạn nhịp tim

❖ Chống chỉ định:

- Người bệnh lở loét mụn nhọt cột sống - Trật khớp, gãy xương.

- Bệnh cấp cứu nội khoa, ngoại khoa.

1.4.2 Phương pháp điện châm

1.4.2.1 Khái niệm

- Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT Mục đích của châm cứu nhằm “điều khí”, tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nên trạng thái sinh lý, để loại trừ bệnh tật, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường.

- Điện châm tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện ở tần số thấp,

Trang 13

thông qua kim châm cứu kích thích và điều khiển sự vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các dây thần kinh, các tổ chức làm tăng cường dinh dưỡng của các tổ chức, đưa trạng thái của cơ thể trở về thăng bằng ổn định qua các kim đã châm trên huyệt [38] [39],

1.4.2.2 Cơ chế tác dụng theo Y học hiện đại

- Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Châm cứu tạo ra một cung phản xạ mới, dập tắt cung phản xạ bệnh lý.

- Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng của cơ thể do tiết đoạn chi phối: Khi nội tạng có bệnh, sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, dẫn truyền vào tủy sống, làm thay đổi cảm giác ở vùng da tương ứng Vậy nội tạng có tổn thương dùng châm cứu hay các phương pháp vật lý trị liệu khác tác động vào các vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở nội tạng.

- Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát - 1965): Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư, làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền Tế bào như cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua Ở trạng thái bình thường những xung động này phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi lên [40]

- Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý Các tác giả căn cứ vào vị trí, tác dụng của huyệt nơi châm cứu đề ra ba loại phản ứng cơ thể.

- Phản ứng tại chỗ:

+ Châm cứu là một kích thích tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm mất cơn đau và giải phóng sự co cơ Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng tới hệ vận mạch, nhiệt độ da, sự tập trung bạch cầu làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm sung huyết, bớt nóng và giảm đau.

- Phản ứng tiết đoạn:

+ Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác

Trang 14

vùng da ở cùng một đoạn đó Ngược lại những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng tới nội tạng cùng trên tiết đoạn đó.

+ Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa bệnh của các nội tạng cùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn, gây ra các luồng xung động thần kinh hướng tâm Những luồng xung động truyền vào sừng sau tủy sống rồi chuyển sang sừng trước, từ đó bắt đầu phản xạ ly tâm, theo các cơ quan, nội tạng tương ứng, làm điều hòa mọi cơ năng sinh lý như bài tiết, dinh dưỡng

- Phản ứng toàn thân:

+ Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan tới hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.

+ Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm cứu với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm thay cho thủ pháp vê tay Kích thích của dòng điện có tác dụng làm dịu cơn đau, kích thích hoạt động các cơ, tăng cường dinh dưỡng các tổ chức

1.4.2.3 Cơ chế tác dụng theo Y học cổ truyền

- Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.

- Nguyên tắc điều trị là điều hoà sự cân bằng của âm dương Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư thì bổ, thực thì tả

- Bệnh tật phát sinh làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu là điều chỉnh lại hoạt động của hệ kinh lạc.

- Theo Y học cổ truyền, hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và những đường lạc (đường ngang) Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết làm cơ thể luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt giác ) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh.

- Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân - tà khí) hoặc

Trang 15

nguyên nhân bên trong (chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh.

- Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi cơ quan biểu lí với nó Khi châm cứu, người ta tác dụng vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch 29.

1.5 Tình hình nghiên cứu về điều trị đau thần kinh tọa1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài

- Thomas Perreault, Fernández-de-Las-Penas C và cộng sự (2021), “Nghiên cứu can thiệp bằng châm cứu cho chứng đau thần kinh tọa: Lựa chọn phương pháp dựa trên cơ chế đau thần kinh - Đánh giá xác định phạm vi” Kết quả nghiên cứu: So sánh tác dụng của liệu trình 4 tuần của châm cứu thực và giả ở bệnh nhân đau thần kinh tọa Họ báo cáo sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về đau chân trên VAS 0-100 mm ở tuần thứ 4 (MD -11,25 mm, CI

95% -21,06 mm đến -1,44 mm, p = 0,026) Theo phân tích tổng hợp của Qin

và cộng sự, so với NSAID (Mobic 7.5mg), châm cứu hiệu quả hơn để giảm đau chân (Chênh lệch trung bình MD -1,23, 95% khoảng tin cậy CI -1,87 đến

0,60, I 2 0%, n = 3 thử nghiệm sử dụng 0 -100 mm VAS)41.

- Jin-Feng Huang, Xuan-Qi Zheng, Dong Chen, Jia-Liang Lin, Wen-Xian Zhou, Hui Wang, Zongshi Qin và Ai-Min Wu (2021), “Châm cứu có thể cải thiện chứng đau cột sống mãn tính không? Đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp” Kết quả: cho thấy châm cứu có thể giảm đau cột sống mãn tính so với châm cứu giả (chênh lệch trung bình có trọng số [WMD] -12,05, khoảng tin cậy 95% [CI] 15,86 đến 8,24), kiểm soát trung gian (WMD 18,27, 95% CI 28,18 đến 8,37), kiểm soát chăm sóc thông thường (WMD -9,57, 95% CI -13,48 đến -9,44), và không kiểm soát điều trị (WMD -17,10, 95% CI -24,83 đến -9,37) Về khuyết tật chức năng, châm cứu có thể cải thiện chức năng thể chất khi theo dõi ngay lập tức (chênh lệch trung bình tiêu chuẩn [SMD] -1,74, KTC 95% -2,04 đến -1,44), theo dõi ngắn hạn (SMD -0,89, 95 % CI 1,15 đến 0,62) và theo dõi lâu dài (SMD 1,25, 95% CI 1,48 đến -1,03) So với không điều trị, châm cứu giả hay liệu pháp như dùng thuốc, xoa

Trang 16

bóp, châm cứu có tác dụng vượt trội hơn hẳn trong việc giảm đau cột sống mãn tính và cải thiện chức năng Châm cứu có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị đau cột sống mãn tính và nó an toàn 42.

- Bilal Khan, Ikram Alam và các cộng sự (2021), “Nghiên cứu các liệu pháp cục bộ bất thường được sử dụng để điều trị chứng đau thắt lưng và đau thần kinh tọa: khái niệm và cách tiếp cận” Kết quả nghiên cứu: hơn 8.000 bệnh nhân đến khám tại khoa phẫu thuật thần kinh, và phần lớn (> 70%) tìm cách điều trị đau thắt lưng và đau thần kinh tọa Trong số đó, khoảng 130 bệnh nhân có tiền sử trải qua một số liệu pháp thay thế chưa được khoa học chứng minh, 67% bệnh nhân cảm thấy họ đã thuyên giảm một chút sau liệu pháp điều trị trong một thời gian ngắn, khoảng từ ba ngày đến một tháng,76 người cần phẫu thuật trong khi 54 người được quản lý bảo tồn đối với bệnh đau thắt lưng và đau thần kinh tọa 43.

1.5.2 Nghiên cứu trong nước

- Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Oanh (2021), “Nghiên cứu kết quả điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp điện châm kết hợp kẽo giãn cột sống thắt lưng” Kết quả: đạt kết quả tốt là 80%, khá là 13,3%, trung bình là 6,7%, không có bệnh nhân nào kết quả xếp lọai kém 12.

- Nguyễn Đình Hiện (2021), “Đánh giá kết quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng tiêm Collagen Guna” Kết quả nghiên cứu: Có sự cải thiện thang điểm VAS giảm từ 6.9 ± 1.1 xuống 1 ± 0.8(p < 0,05), sự cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày tăng từ 1.1 ± 0.3 lên 3.9 ± 0.2 (p < 0.05) Không có bệnh nhân nào có phản ứng dị ứng (ngứa sau tiêm), nhiễm trùng cũng như shock phản vệ, không có bệnh nhân nào đau tăng sau tiêm 47.

- Vũ Văn Đại, Bùi Tiến Hưng, Lương Hồng Phong (2021), “Đánh giá tác dụng của cấy chỉ catgut kết hợp thuốc rheumapain trên bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” Kết quả nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đạt kết quả điều trị: Tốt: 41,2%, khá: 55,9%, trung bình: 2,9%, tốt hơn nhóm chứng (p<0,05), không có tác dụng không mong muốn 48.

Trang 17

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bao gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thần kinh tọa do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, điều trị tại Khoa Y học cổ truyền - Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Sông Mã.

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo y học hiện đại

- Tuổi từ 18 tuổi trở lên.

- Không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.

- Lâm sàng: Biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống (đau CSTL, đau cạnh sống; co cơ; hạn chế vận động CSTL) và 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh (Đau dọc dây thần kinh tọa, nghiệm pháp Lasegue (+), dấu hiệu bấm chuông (+), rối loạn cảm giá; giảm hoặc mất phản xạ gân xương).

- Cận lâm sàng: Chụp X-Quang cột sống thắt lưng có hình ảnh thoái hóa hoặc chụp MRI có hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở mức độ: phình - lồi - thoát vị đĩa đệm.

- Không dùng thuốc giảm đau chống viêm hoặc đã dừng thuốc giảm đau chống viêm trước tham gia nghiên cứu 3 ngày [18].

- Sau khi đã chọn bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn của YHHĐ Trong YHCT chúng tôi dựa theo triệu chứng kết hợp tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết để chọn bệnh nhân chẩn đoán là: Yêu cước thống thể Huyết ứ [18] [31]

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- TVĐĐ/CSTL: TVĐD vào thân xốp; có kèm theo nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân; có hội chứng đuôi ngựa hoặc liệt chi dưới; có chỉ định phẫu thuật.

-Bệnh nhân đau TKT không do thoái hóa hoặc TVĐD: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, loãng xương độ III - IV; các chấn thương xẹp lún

-Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc giảm đau chống viêm no steroid quá mẫn với Myonal, bệnh nhân tiền sử hen suyễn, loét dạ dày đang tiến triển.

Trang 18

2.2 Địa điếm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Sông Mã, tỉnh Sơn La - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2023 đến tháng 09/2023.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng.

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, có chủ đích cỡ mẫu cho nghiên cứu là 60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm đảm bảo sự tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau: Nhóm nghiên cứu (NC) và nhóm đối chứng (ĐC), mỗi nhóm 30 bệnh nhân.

2.5 Phương pháp thu thập số liệu và phương tiện nghiêncứuBảng 2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các chỉ số thu thậpPhương pháp thu thập

- Thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh xuất hiện bệnh Hỏi bệnh - Tiền sử: bệnh nội khoa, dùng thuốc Hỏi bệnh

- Triệu chứng cơ năng: đau, tính chất đau,

chức năng sinh hoạt hàng ngày Hỏi bệnh, Khám

2.5.1 Phương tiện nghiên cứu

- Kim châm cứu bằng thép không gỉ, dài 5cm - 10cm, đường kính 0,1

Trang 19

mm, đầu nhọn; xuất xứ hãng Đông Á, Việt Nam - Pince vô khuẩn, bông, cồn 70°.

- Thước đo độ giãn cột sống thắt lưng - Thước đo độ đau VAS.

- Máy điện châm M8 Sản xuất bởi: Trung tâm đào tạo, ứng dụng châm cứu Việt Nam (Center for – Việt Nam) Model: DC 18 Xuất xứ: Việt Nam

Hình 2.1 Máy điện châm 51

2.5.2 Các bước tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Khám lâm sàng chọn 100 bệnh nhân đau TKT đủ tiêu chuẩn theo YHHĐ và YHCT, chia thành 2 nhóm đảm bảo sự tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau.

Bước 2: Làm các xét nghiệm cơ bản trước điều trị - Chụp X- Quang cột sống thắt lưng: Thẳng, Nghiêng - MRI cột sống thắt lưng ( nếu có )

Bước 3: Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm: - Nhóm nghiên cứu (Nhóm NC): Được điều trị bằng:

+ Giảm đau chống viêm (Mobic 7,5mg X ngày 01 viên, uống sau ăn no)

Trang 20

+ Giãn cơ (Myonal 50mg X 02 viên, Chia 2 lần cách 6h) trong 05 ngày + Tác động cột sống kết hợp điện châm X 15 ngày.

- Nhóm đối chứng (Nhóm ĐC):

+ Giảm đau chống viêm (Mobic 7,5mg X ngày 01 viên, uống sau ăn no) + Giãn cơ (Myonal 50mg X 02 viên, Chia 2 lần cách 6h) trong 05 ngày + Điện châm X 15 ngày.

Phác đồ điện châm theo phác đồ của Bộ Y tế 31:+ Nếu đau theo kinh Bàng quang

(Đau kiểu rễ S1): Châm tả các

+ Nếu đau theo kinh Đởm (Đau kiểu rễ L5): Châm tả các huyệt A

- Sử dụng pháp châm tả tần số điện châm 5 - 10 Hz, điều chỉnh cường độ điện châm phù hợp với bệnh nhân, lưu kim 30 phút Điện châm 1 lần/ngày.

• Phương pháp tác động cột sống:

Bước 1: Thực hiện các thủ thuật

1 Thủ thuật “áp, vuốt, miết” trên da và cơ vùng tác động cột sống cho

đỏ da đều, có tác dụng làm giãn cơ và rung động cột sống để gỡ dính tại các vị trí chèn ép thần kinh.

2 Thủ thuật “ấn, bật, rung” các khối cơ cạnh sống từ vùng lành đến

Trang 21

vùng đau, từ nông vào sâu và ngược lại.

Bước 2: Xác định và giải tỏa các vùng liên quan

Khi thao tác phải song chỉnh và áp dụng các thủ thuật vuốt, bật theo trình tự sau:

1 Bờ trong cơ lưng rộng từ ngang khe đốt L1 và L2 đến ngangkhe đốt L5 và S1

2 Bờ trong cơ cực dài.

3 Giữa cơ gai đốt sống thắt lưng4 Bờ trong cơ răng sau dưới.

Bước 3: Xác định và giải tỏa trọng điểm.

Khi thao tác phải song chỉnh và áp dụng các thủ thuật vuốt, bật, vê, xoay, ấn theo trình tự sau:

1 Giữa đầu gai đốt sống L2, L3, L4, L5, S1 2 Cạnh đầu gai đốt sống từ L1 đến S1

3 Bờ trong cơ gai đốt sống từ L1, L3, L4, L5, S1 4 Giữa khe đốt sống L2 và L3, L3 và L4, L5 và S1

5 Cạnh khe đốt sống L1 và L2, L3 và L4, L4 và L5, L5 và S1 6 Khe đốt ở bờ trong cơ gai đốt sống từ L2 đến S1

Bước 4: Nằm thư giãn: bệnh nhân nằm ngửa thoải mái, thở sâu và chậm,

nằm nghỉ 5 - 10 phút.

Tác động cột sống ngày 01 lần vào buổi sáng sau điện châm, thời gian 30 phút/lần Liệu trình 20 ngày (Kể cả thứ 7 và chủ nhật).

2.6 Các biến số nghiên cứu

2.6.1 Các chỉ số đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu

- Tuổi, giới, nghề nghiệp.

- Thời gian mắc bệnh, hoàn cảnh xuất hiện bệnh.

2.6.2 Các triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ trước và sau điều trị

- Mức độ đau theo thang điểm VAS - Độ giãn cột sống thắt lưng (Schober) - Mức độ chèn ép rễ thần kinh (Lasègue).

Trang 22

- Các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày (CNSHHN).

2.6.3 Các triệu chứng theo tứ chẩn trước và sau điều trị2.6.4 Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị

- Công thức máu: Công thức hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu - Sinh hóa máu: Chức năng gan, chức năng thận.

- Chụp X - Quang hoặc chụp MRI cột sống thắt lưng

2.6.5 Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị

- Của điện châm: Đau sau châm, chảy máu, bầm tím, gãy kim, vựng châm, nhiễm trùng tại chỗ

- Của tác động cột sống: Đau tăng sau khi trị liệu, chóng mặt, đau đầu, tụ máu dưới da

2.6.6 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị

2.6.6.1 Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điếm VAS

Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được lượng giá bằng thang VAS (Visual Analog Scale) Thang VAS được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi 11 điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không thể chịu được, có thể ngất) (Phụ lục 2) Đánh giá mức độ đau lúc vào viện (D0) và sau điều trị (D10, D20) Thang VAS được chia thành 6 mức độ:

Bảng 2.2 Đánh giá mức độ đau theo thang điếm VAS

0 < VAS <1 Hoàn toàn không đau Không đau = 0 điểm 1 < VAS <2 Đau rất nhẹ

Đau nhẹ = 1 điểm 3 < VAS < 4 Đau nhẹ

5 < VAS <6 Đau vừa Đau vừa = 2 điểm 7 < VAS < 9 Đau nhiều

Đau nặng = 3 điểm 9 < VAS <10 Đau nghiêm trọng

không chịu được

2.6.6.2 Độ giãn cột sống thắt lưng (nghiệm pháp Schober) sau điều trị Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở một góc 60°, đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên 10 cm và đánh dấu ở đó Cho bệnh

Trang 23

nhân cúi tối đa rồi đo khoảng cách hai điểm đó Bình thường khoảng cách đó

Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân, thầy thuốc nâng cổ chân, giữ đầu gối cho thẳng, người bệnh thấy đau ở mông và mặt sau đùi.

Bảng 2.4 Đánh giá điếm Lasègue

2.6.7 Các chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị

- Lựa chọn 4 trong 10 câu hỏi của bộ câu hỏi “OSWESTRY LOWBACK

Trang 24

PAIN DISABILITY QUESTIONAIRE” để đánh giá sự cải thiện mức độ linh hoạt và hoạt động của CSTL trong sinh hoạt hàng ngày Đánh giá 4 hoạt động: chăm sóc bản thân, nâng vật, đi bộ, ngồi (Phụ lục 3).

- Mỗi hoạt động có số điểm từ 0 đến 5, như vậy tổng điểm của 4 hoạt động là từ 0 đến 20 điểm, điểm càng cao thì chức năng sinh hoạt càng giảm.

Bảng 2.5 Đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày

2.6.8 Đánh giá hiệu quả điều trị chung

- Đánh giá kết quả điều trị theo từng chỉ tiêu và kết quả điều trị chung theo tổng điểm của 5 chỉ tiêu: Thang điểm VAS, chỉ số Schober, nghiệm pháp Lasègue, tầm vận động CSTL, chỉ số OPQ Dựa vào tổng điểm của các chỉ số trên, phân loại làm 4 mức độ theo công thức:

Phân loại =

Tổng điểm trước điều trị - Tổng điểm sau điều trị

x 100% Tổng điểm trước điều trị

Bảng 2.6 Phân loại kết quả điều trị chung

Tốt Giảm > 60% so với trước điều trị Khá Giảm > 40% đến 60% so với trước điều trị Trung Bình Giảm > 20% đến 40% so với trước điều trị

Kém Giảm < 20% so với trước điều trị

2.7 Các loại sai số và biện pháp khắc phục sai số2.7.1 Các sai số có thể mắc phải

Trang 25

- Do một số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là bệnh nhân điều trị nội trú ban ngày, sau khi thực hiện thủ thuật về nhà tham gia các sinh hoạt, lao động tại nhà, khó kiểm soát được các vận động sai tư thế hay mang vác nặng Gây sai số trong nghiên cứu.

- Một số bệnh nhân khi phỏng vấn còn trả lời qua loa đại khái, gây các sai số trong nghiên cứu.

- Cỡ mẫu đặt tiểu chuẩn nghiên cứu, tuy nhiên chưa thực sự lớn để đánh giá chính xác tác động của phương pháp điều trị.

2.7.1 Biện pháp khắc phục

- Giải thích và tư vấn cho người bệnh về các ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các vận động sai tư thế Động viên người bệnh theo dõi tại khoa điều trị trong quá trình nghiên cứu.

- Các bác sĩ thu thập thông tin phải chọn người có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong thu thập số liệu.

- Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tác động của phương pháp điều trị với cỡ mẫu lớn hơn.

2.8 Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm BVST 4.0 và Microsoft Excel.

- Xử lý phần mềm xử lý số liệu SPSS 16 - Dùng thống kê mô tả để biểu diễn số liệu - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

2.9 Hạn chế của nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực hiện không đơn giản, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả về lý luận và công cụ thực hiện Đòi hỏi người thực hiện phương pháp điều trị có chuyên môn cao và thực hiện chuẩn xuyên suốt quá trình nghiên cứu.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Trang 26

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Mobic 7,5 mg x 1 viên/ ngày Myonal 50mg x 2 viên/ ngày

Đánh giá tại D0, D10, D20

Kết quả điều trị

Ngày đăng: 05/04/2024, 07:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan