Bài thi cuối kì kinh tế thương mại đại cương

12 0 0
Bài thi cuối kì kinh tế thương mại đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài thi online cuối kì môn kinh tế thương mại đại cương của trường Đại học Thương Mại Hà Nội. Đề bài: Khái quát cam kết về hàng dệt may trong EVFTA, những cơ hội thách thức từ quy tắc xuất xứ cho ngành dệt may ở Việt Nam. Những thành công và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang EU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: …Kinh tế thương mại đại

1 Nguồn lực thương mại

1.1 Khái niệm và phân loại nguồn lực thương mại 1.1.1 Khái niệm

- Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lựuc được quan niệm là toàn bộ các điều kiện có khả năng huy động để thực hiện cho mục đích nhất định nào đó

- Nguồn lực thương mại là tổng thể các điều kiện kinh tế - xã hội có khả năng huy động, sử dụng để thực hiện mục đích tổ chức và phát triển lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường

1.1.2 Phân loại nguồn lực thương mại - Căn cứ vào phạm vi huy động

+, Nguồn lực bên trong: có vị trí quan trọng, biểu hiện tiềm lực của quốc gia

+, Nguồn lực bên ngoài: cũng quan trọng bổ sung cho nguồn lực bên trong

- Căn cứ vào quy mô nghiên cứu

+, Nguồn lực của quốc gia bao gồm toàn bộ nguồn lực bên trong

Trang 2

+, Nguồn lực của địa phương là một bộ phận của nguồn lực quốc gia được xem xét trong phạm vi một tỉnh, thành phố, khu vực địa lí nhất định

- Căn cứ vào hình thái biểu hiện

+, Nguồn lực vật chất: là nguồn lực có hình thái hữu hình +, Nguồn lực phi vật chất: là nguồn lực vô hình

- Căn cứ vào khả năng huy động của nguồn lực gồm nguồn lực hiện hữu và nguồn lực tiềm ẩn

- Căn cứ vào các yếu tố cấu thành bao gồm các nguồn: nhân lực, vật lực và tài lực cụ thể là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực lao động, nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lực thông tin.

1.2 Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại

- Thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành/ doanh nghiệp và của nền kinh tế - Quyết định đến khả năng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại Nó còn có vai trò

quan trọng đối với công tác hội nhập thương mại quốc tế 1.3 Nguồn lực lao động phát triển thương mại

1.3.1 Khái niệm

- Nguồn lực lao động thương mại là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của con người hiện có hoặc tiềm năng có thể sử dụng để phát triển thương mại.

- Nguồn lực lao động thương mại hoạt động trong 3 bộ phận chủ yếu sau: +, Bộ máy quản lí nhà nước về thương mại.

+, Các cơ sở sự nghiệp phục vụ cho thương mại (khoa học, giáo dục và đào tạo ) +, Các doanh nghiệp (kể cả các hộ gia đình) thực hiện các hoạt động thương mại trên thị trường

1.3.2 Vai trò nguồn lực lao động thương mại

- Tạo ra những sản phẩm chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao

- Ảnh hưởng quan trọng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa thương mại và nền kinh tế hội nhập vào khu vực và thế giới

- Quyết định đến khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực còn lại 1.3.3 Yếu tố cấu thành nguồn lực lao động thương mại

- Số lượng của nguồn lực lao động được xem xét thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn lực lao động.

- Về chất lương, nguồn lực lao động được xem xét trên các mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất

1.3.4 Phát triển nguồn lực lao động thương mại

- Điều tiết quá trình tái sản xuất dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm nhịp độ tăng quy mô dân số, làm tăng chất lượng dân số và nguồn lực lao động

- Tác động đến quá trình trưởng thành, phát triển và hòa nhập của đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại.

- Tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động

- Phát triển thị trường sức lao động Giá cả sức lao động sẽ là yếu tố quan trọng điều tiết phân công lao động xã hội, điều chỉnh cung – cầu thị trường sức lao động

1.4 Nguồn lực tài chính phát triển thương mại 1.4.1 Khái niệm nguồn lực tài chính thương mại

Trang 3

- Là khả năng về vốn tiền tệ, nó đại diện cho một lượng giá trị, một thế năng về sức mua nhất định có thể khai thác để tiến hành các hoạt động thương mại.

- Các nguồn hình thành nguồn lực tài chính thương mại +, Từ nguồn lực từ ngân sách nhà nước

+, Từ dân cư và doanh nghiệp

+, Từ hệ thống ngân hàng thương mại +, Nguồn lực tài chính đối ngoại

1.4.2 Vai trò của nguồn lực tài chính thương mại - Thể hiện một khả năng về sức mua nhất định

- Chi phối khả năng tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, là tiền đề thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại

- Quản lí hoạt động thương mại, ổn định thị trường, thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ khác của nhà nước trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ (nguồn lực tài chính nhà nước)

1.4.3 Phát triển nguồn lực tài chính thương mại

- Tăng cường khả năng khai thác các nguồn lực tài chính trong nước (quyết định) và ngoài nước (quan trọng)

- Hình thành và phát triển hệ thống các loại thị trường tài chính

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính đã huy động cả trong và ngoài nước - Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích, kiểm tra, kiểm soát tài chính

1.4.4 Các nguồn hình thành nguồn lực tài chính thương mại - Từ nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước

- Từ dân cư và doanh nghiệp

- Từ hệ thống ngân hàng thương mại - Nguồn lực tài chính đối ngoại

1.5 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển thương mại 1.5.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại

- Cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, công trình, phương tiện tồn tại trên lãnh thổ nhất định dùng làm điều kiện sinh hoạt, đảm bảo vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cái vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống

- Cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại bao gồm các công trình kiến trúc sử dụng làm nơi bán hàng, cung ứng dịch vụ, bảo quản, giữ gìn hàng hóa, các phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị dụng cụ phục vụ kinh doanh và một số tư liệu lao động khác

1.5.2 Vai trò cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại

- Nguồn lực quan trọng thực hiện lưu chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ Quyết định đến quy mô, năng suất, chất lượng và trình độ hoạt động của thương mại

- Góp phần, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ người tiêu dùng, thúc đẩy dòng vận động của hàng hóa, tiền tệ - Ảnh hưởng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh

và hội nhập của thương mại trên trường quốc tế và khu vực

1.5.3 Yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại - Đối với cơ sở hạ tầng phát triển thương mại, bao gồm:

+, Nhóm cơ sở hạ tầng kĩ thuật, bao gồm: hệ thống điện, thoát nước, giao thông, bến cảng, bưu chính viễn thông, ngân hàng, các bất động sản khác

Trang 4

+, Nhóm cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm: các cơ sở giáo dục đào tạo, công viên, cơ sở nghỉ ngơi giải trí chung, bệnh viện, công trình vệ sinh môi trường, các căn cứ bảo vệ an ninh, quốc phòng

- Đối với cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại, bao gồm:

+, Các công trình kiến trúc sử dụng làm nơi bán hàng, cung ứng dịch vụ, bảo quản giữ gìn giá trị sử dụng của hàng hóa

+, Các phương tiện vận chuyển phục vụ trong lưu thông hàng hóa hay cung ứng dịch vụ (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không)

+, Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ 1.5.4 Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại

- Tăng cường và hoàn thiện quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - Tăng cường khai thác nguồn vốn trong nước và quốc tế

- Chú trọng phát triển mạng lưới thương mại trên thị trường (cả nông thôn và thành thị) 2 Hiệu quả kinh tế thương mại

2.1 Bản chất và phân loại của hiệu quả kinh tế thương mại 2.1.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế thương mại

- Hiệu quả thương mại khác kết quả thương mại

- Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng lao động trong lĩnh vực thương mại hoặc các nguồn lực để đạt được các kết quả kinh tế do thương mại đem lại cao nhất với chi phí lao động xã hội hoặc các nguồn lực sử dụng ít nhất

- Hiệu quả xã hội của thương mại phản ảnh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được trong thương mại đến xã hội và môi trường

2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế thương mại

Hiệu quả kinh tế thương mại có thể phân loại thành các dạng sau: - Hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng hợp

- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

- Hiệu quả kinh tế thương mại ở cấp độ nền kinh tế quốc dân, ngành và doanh nghiệp 2.2 Phương pháp và hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế thương mại

2.2.1 Biểu thức chung của hiệu quả kinh tế thương mại

- Cách 1: Thông qua mối quan hệ hiệu số giữa kết quả và chi phí đã bỏ ra: HTM = KTM – CTM

Trong đó: HTM: hiệu quả kinh tế thương mại

KTM: kết quả về phương diện kinh tế tạo ra bởi hoạt động thương mại CTM: toàn bộ các chi phí về nguồn lực được sử dụng

- Cách 2: Qua mối quan hệ tỉ lệ giữa kết quả và nguồn lực (hoặc chi phí nguồn lực) HTM = KTM / CTM

Trong đó: CTM: là nguồn lực (hoặc chi phí về nguồn lực) 2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp HTH = KTH / CTH

Trong đó: HTH: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của thương mại KTH: Kết quả kinh tế của thương mại

CTH: Nguồn lực (hoặc chi phí nguồn lực) mà nền kinh tế đã bỏ ra đầu tư - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận

HBP = KBP / CBP

Trang 5

Trong đó: HBP: Hiệu quả kinh tế của bộ phận (lĩnh vực)

KBP: Toàn bộ kết quả mà bộ phận (lĩnh vực) mang lại

CBP: Nguồn lực (hoặc chi phí nguồn lực) mà nền kinh tế đã bỏ ra đầu tư 2.3 Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại

2.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thương mại

- Các nhân tố khách quan: nhóm yếu tố mang tính quy luật của sản xuất hàng hóa, nhóm yếu tố thuộc về trình độ và sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhóm yếu tố thuộc về thị trường thương mại quốc tế, nhóm yếu tố thuộc về tiến bộ khoa học và công nghệ

- Các nhân tố chủ quan: nhóm yếu tố thuộc về luật pháp, nhóm yếu tố thuộc về cơ chế quản lí chung và cơ chế quản lí thương mại, nhóm yếu tố thuộc về điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển thương mại, nhóm yếu tố thuộc về trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực phát triển thương mại

2.3.2 Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại - Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hội nhập và phát triển trên trường quốc tế - Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển thương mại lâu dài làm định hướng cho

các chủ thể hoạt động thương mại trên thị trường

- Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin, chính sách thương mại, biến động và xu hướng của thương mại trong nước và quốc tế

- Hoàn thiện luật pháp, cơ chế và các chính sách phát triển thương mại - Chú trọng phát triển nguồn lực lao động và các điều kiện cơ sở hạ tầng - Tăng cường quản lí nhà nước về thương mại

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thương nhân

- Khai thác và sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả và theo hướng bền vững 3 Khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững 3.1 Bản chất và những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững

3.1.1 Bản chất của phát triển bền vững

- Trước đây, nó là khái niệm lồng ghép các quá trình sản xuất với bản tồn thiên nhiên và làm tốt hơn về môi trường

- Đến nay, nó đã mang nội dung rộng hơn, đó là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

3.1.2 Những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững - Về kinh tế:

+, Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao

+, Cơ cấu GDP theo hướng công nghiệp và dịch vụ phải cao hơn nông nghiệp - Về xã hội:

+, Duy trì và phát huy đa dạng bản sắc dân tộc, giảm đói nghèo, hạn chế khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội

+, Các chỉ tiêu: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ số về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa

- Về môi trường:

+, Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm

Trang 6

+, Chất lượng các yếu tố môi trường sau sử dụng phải lớn hơn hoặc bằng các chỉ tiêu quy định

+, Lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng với lượng thay thế, lượng thay thế phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng

3.2 Sự cần thiết và những nguyên tắc cơ bản nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững

3.2.1 Sự cần thiết của khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững

- Các nguồn lực nói chung và các nguồn lực trong thương mại nói riêng là có giới hạn, nên đặt ra yêu cầu phải được khai thác hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả

- Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia ngày càng trở nên thuận lợi, nhưng cũng có thể gây ra không ổn định, phụ thuộc vào bên ngoài và mất cân đối trong quá trình phát triển

- Việc khai thác các nguồn lực không có quy hoạch và kế hoạch sẽ làm tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai, đặc biệt là đối với các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực từ bên ngoài

3.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững

- Khai thác mọi nguồn lực có thể, đặc biệt là nguồn lực vô hình Ví dụ: thay vì sử dụng dầu, xăng để chạy xe máy và ô tô thì có thể sử dụng xe điện từ năng lượng mặt trời, gió

- Kết hợp sử dụng hợp lí nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài Ví dụ: áp dụng công nghệ xử lí chất thải của Nhật Bản hoặc các nước tiên tiến tại Việt Nam

- Khai thác các nguồn lực không gây cạn kiệt và suy thoái môi trường - Đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực

b, Quan điểm về vấn đề nghiên cứu:

- Về nguồn lực, nhận thức rằng chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ Các nguồn lực bao gồm lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn Chúng ta cần tận dụng, quản lí, sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả Đó là yếu tố quyết định trong sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Điều này có thể đạt được thông qua việc đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực, quản lí môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, bền vững.

- Về hiệu quả kinh tế thương mại, sự mở cửa thị trường, cải cách công nghiệp và tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Nên ủng hộ việc thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động thương mại bằng cách giảm giới hạn thương mại, thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quy trình kinh doanh Sự tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại quốc tế có thể mang lại lợi ích bao quát, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tuy nhiên, nguồn lực và kinh tế thương mại không thể được xem là mục tiêu cuối cùng mà phải được đồng hành với việc đảm bảo sự công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Các quyết định và chính sách về nguồn lực và kinh tế thương mại cần được xem xét cẩn thận để

Trang 7

đảm bảo cân nhắc đúng mức giữa lợi ích kinh tế và sự phát triển bền vững của cộng đồng

Câu 2:

1 Khái quát cam kết về hàng dệt may trong EVFTA:

- Giảm thuế quan: EVFTA cam kết giảm/ loại bỏ thuế quan đối với hàng dệt may giữa hai bên Thông thường, nhiều sản phẩm dệt may đang phải đối mặt với thuế quan cao (hàng tỉ euro mỗi năm) khi xuất khẩu sang thị trường EU EVFTA sẽ giảm dần thuế quan và dự kiến sẽ loại bỏ hoàn toàn sau một số giai đoạn nhất định.

- Quy định xuất xứ: EVFTA xác định các quy định rõ ràng về xuất xứ hàng hóa và quy định nguyên tắc cơ bản để đảm bảo việc sản xuất hàng dệt may tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy định về xuất xứ Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và khuyến khích việc sản xuất hàng dệt may bền vững.

- Quản lí cung ứng: EVFTA cung cấp các điều khoản liên quan đến quản lí cung ứng hàng dệt may trong chuỗi giá trị, như đảm bảo quản lí chất lượng, bảo vệ môi trường và quyền lao động Điều này đặt ra một tiêu chuẩn cao hơn đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may phải tuân thủ và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất.

Tóm lại, EVFTA cam kết nâng cao điều kiện thương mại cho hàng dệt may Việt Nam, giúp giảm thiểu các rào cản thương mại và tạo ra lợi ích cho cả hai bên, đồng thời đẩy mạnh sự bền vững và cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may trong thời gian tới 2 Những cơ hội và thách thức từ quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may xuất khẩu từ Việt

2.1 Cơ hội:

- Thị trường rộng lớn: EVFTA mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam để tiếp cận thị trường EU lớn Quy tắc xuất xứ cho phép hàng dệt may của Việt Nam được nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu với thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế Điều này giúp mở rộng và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên toàn cầu.

- Mở cửa thị trường: EU cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam cơ hội để tiếp cận công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm từ các nhà sản xuất Châu Âu Tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng phương pháp sản xuất hiện đại.

- Quy tắc xuất xứ cũng đặt ra yêu cầu về bảo vệ môi trường, lao động và quản lí sản xuất an toàn Điều này tạo điều kiện cho sự nâng cao chất lượng và nhận thức của doanh nghiệp dệt may về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.

2.2 Thách thức:

- Yêu cầu về quy tắc xuất xứ: EVFTA yêu cầu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy trình sản xuất nhằm đảm bảo Chính điều này có thể tạo ra một áp lực đối với các doanh nghiệp dệt may để cải thiện công nghệ sản xuất và quản lí chất lượng.

- Ngoài ra, một số nguyên liệu và thành phần trong quá trình sản xuất cần phải có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc được công nhận “đủ giá trị” Điều này có thể hạn chế sự linh hoạt trong lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu và thành phần chp các doanh nghiệp dệt may.

- Cạnh tranh từ các quốc gia khác: EVFTA không chỉ áp dụng cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu khác Đồng nghĩa với việc ngành dệt may

Trang 8

của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những đối thủ mạnh khác trong khu vực.

Tổng quan, quy tắc xuất xứ của EVFTA mang đến cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam để mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế về giá cả Tuy nhiêm, để tận dụng những lợi ích này, ngành công nghiệp cần nâng cao độ cạnh tranh và tuân thủ các quy tắc xuất xứ được quy định.

3 Những thành công và tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang EU Những giải pháp để giải quyết những tồn tại đó

3.1 Thành công:

- Tăng cường xuất khẩu: EVFTA đã loại bỏ hoặc giảm thuế với nhiều sản phẩm dệt may Điều này giúp tăng cường cạnh tranh cho các doanh nghiệp và mở rộng thị trường - Đa dạng hàng hóa: để đáp ứng yêu cầu quy định giữa các quốc gia trong EVFTA, các

doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh sự đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng Giúp tạo ra các sản phẩm dệt may đa dạng và chất lượng cao hơn.

- Cải thiện quy trình nhập khẩu: EVFTA cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên giảm bớt rào cản thuế và cải thiện quy trình hải quan Giảm thiểu thủ tục giúp các nhà sản xuất tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình kinh doanh.

3.2 Tồn tại:

- Cạnh tranh gay gắt: Việt Nam đang phải cạnh tranh với các quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ

- Hạn chế về công nghệ và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: công nghệ sản xuất và kĩ thuật trong ngành dệt may của Việt Nam còn hạn chế, đồng thời thiếu lao động có trình độ cao để làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại.

- Vấn đề môi trường: một số doanh nghiệp dệt may đã tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tuy nhiên vẫn gây ra không ít những tác động tiêu cực lên môi trường gây ảnh

hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật, môi trường sống

3.3 Giải pháp: - Đầu tư vào công nghệ và hỗ trợ kĩ thuật: Chính phủ có thể tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để cải tiến công nghệ sản xuất và tăng cao chất lượng sản phẩm - Đào tạo lao động chất lượng cao: tổ chức các khóa huấn luyện và chương trình giáo dục để cung cấp lành ngành lao động có trình độ cao cho ngành công nghiệp dệt may - Thúc đẩy bảo vệ môi trường: Chính phủ và các doanh nghiệp cần tăng cường việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ xanh và quản lí chất thải một cách hiệu quả Những giải pháp này có thể giúp Việt nma tận dụng được những lời ích từ EVFTA và vượt qua những tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may để gia tăng cạnh tranh trên trường

Ngày đăng: 04/04/2024, 20:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan