Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp rework clothing – thông điệp của những người trẻ yêu thời trang và môi trường

28 1 0
Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp  rework clothing – thông điệp của  những người trẻ yêu thời trang và môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp Từ năm 2010, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có thêm một hình thức mới để sinh viên hoàn thành chương trình học, đó là sản xuất tác phẩm tốt nghiệp. Với việc làm tác phẩm, sinh viên khoa Phát thanh Truyền hình sẽ có nhiều cơ hội để tìm được những đề tài phong phú hơn và thể hiện được năng lực làm báo thực tế của bản thân. Để thực hiện một tác phẩm cần rất nhiều thời gian và công sức. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tác giả quyết định chọn hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp , lý do để tôi chọ hình thức này là vì: Tác phẩm tốt nghiệp là thước đo năng lực làm báo truyền hình của sinh viên Làm khóa luận tốt nghiệp yêu cầu sinh viên phải đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, khảo sát đề tài. Điều đó giúp sinh viên mở rộng thêm được nhiều kiến thức chuyên ngành. Song đối với một nhà báo, chỉ có kiến thức rộng thôi là chưa đủ mà còn cần có kỹ năng tốt. Làm tác phẩm tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên hoàn thiện và rèn luyện các kỹ năng đã tích lũy được trong quá trình học tập của mình. Đồng thời có được thêm kinh nghiệm làm việc thực tế để rút ra được những bài học quý giá cho công việc tương lai. Hơn nữa, để tìm một đề tài mới lạ để thực hiện là không hề đơn giản. Tìm được một đề tài hay và triển khai được nó là một kỹ năng cần thiết của một nhà báo tương lai. Đây cũng là điểm mạnh khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, sính viên sẽ có cơ hội tìm kiếm và thử sức với những đề tài mới, cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng để lựa chọn đề tài thiết thực, hấp dẫn, có ý nghĩa và thể hiện được năng lựa của bản thân. Nhìn chung, làm tác phẩm tốt nghiệp không chỉ là cơ hội để trải nghiệm thêm với nghề mà còn giúp tôi nhận ra những thiếu sót của chính mình, từ đó có định hướng rõ ràng hơn cho công việc tương lai. Chính vì thế, tôi lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp để có thể thể hiện và rèn luyện thêm năng lực, kỹ năng làm báo truyền hình của mình.

Trang 1

II.NỘI DUNG 5

REWORK CLOTHING – THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ YÊU THỜI TRANG VÀ MÔI TRƯỜNG 5

III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 15

Trang 2

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆPI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp

Từ năm 2010, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có thêm một hình thức mới để sinh viên hoàn thành chương trình học, đó là sản xuất tác phẩm tốt nghiệp Với việc làm tác phẩm, sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình sẽ có nhiều cơ hội để tìm được những đề tài phong phú hơn và thể hiện được năng lực làm báo thực tế của bản thân.

Để thực hiện một tác phẩm cần rất nhiều thời gian và công sức Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tác giả quyết định chọn hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp , lý do để tôi chọ hình thức này là vì:

- Tác phẩm tốt nghiệp là thước đo năng lực làm báo truyền hình của sinh viên

Làm khóa luận tốt nghiệp yêu cầu sinh viên phải đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, khảo sát đề tài Điều đó giúp sinh viên mở rộng thêm được nhiều kiến thức chuyên ngành Song đối với một nhà báo, chỉ có kiến thức rộng thôi là chưa đủ mà còn cần có kỹ năng tốt Làm tác phẩm tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên hoàn thiện và rèn luyện các kỹ năng đã tích lũy được trong quá trình học tập của mình Đồng thời có được thêm kinh nghiệm làm việc thực tế để rút ra được những bài học quý giá cho công việc tương lai.

Hơn nữa, để tìm một đề tài mới lạ để thực hiện là không hề đơn giản Tìm được một đề tài hay và triển khai được nó là một kỹ năng cần thiết của một nhà báo tương lai Đây cũng là điểm mạnh khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, sính viên sẽ có cơ hội tìm kiếm và thử sức với những đề tài mới, cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng để lựa chọn đề tài thiết thực, hấp dẫn, có ý nghĩa và thể hiện được năng lựa của bản thân.

Nhìn chung, làm tác phẩm tốt nghiệp không chỉ là cơ hội để trải nghiệm thêm với nghề mà còn giúp tôi nhận ra những thiếu sót của chính

Trang 3

mình, từ đó có định hướng rõ ràng hơn cho công việc tương lai Chính vì thế, tôi lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp để có thể thể hiện và rèn luyện thêm năng lực, kỹ năng làm báo truyền hình của mình.

2 Mô tả khái quát

- Phần 1: những gương mặt trẻ nổi bật trong cộng đồng tái thiết kế quần áo cũ tại Việt Nam Những điều mà họ đã làm được để theo đuổi đam mê thời trang song song với đó là một ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải

- Phần 2: chia sẻ của người có chuyên môn trong lĩnh vực thời trang rework nói riêng và thời trang bền vững nói chung Khẳng định ý nghĩa của phương pháp thời trang này.

3, Kết thúc tác phẩm

Một lần nữa khẳng định lại thông điệp về môi trường mà những người trẻ yêu thời trang muốn gửi gắm qua phương thức Rework – tái thiết kế, tận dụng quần áo cũ.

2.2 Nội dung

Nhờ sử dụng phương thức tái chế, tận dụng các món đồ cũ để thiết kế nên các sản phẩm độc đáo, cho chúng một hình hài và vòng đời thứ hai, các bạn trẻ Việt Nam không chỉ hạn chế được ảnh hưởng của rác thải từ ngành thời trang ra môi trường mà còn thể hiện được sự sáng tạo, niềm đam mê của mình đối với lĩnh vực này Đây cũng chính là những thay đổi mà họ đang cố gắng phát huy để có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực tới không chỉ cộng đồng yêu thời trang mà còn tới tất cả mọi người để hạn chế tác hại của thời trang nhanh và hướng đến những giá trị thời trang bền vững.

Trang 4

2.3 Vai trò của tác giả

Vai trò đạo diễn, tổ chức sản xuất

Trong tác phẩm lần này, em đóng vai trò là biên tập, viết kịch bản 80% tác phẩm do em thực hiện bao gồm từ khâu tiền kỳ, sản xuất, tới hậu kỳ Em chỉ thuê một bạn quay phim để hỗ trợ trong khâu sản xuất để có thể tập trung vào nội dung phỏng vấn các nhân vật.

3 Lý do chọn đề tài

3.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài mà tác giả lựa chọn cho tác phẩm của mình là “Thời trang Rework tại Việt Nam” Đề tài được lựa chọn bởi hiện nay chưa có nhiều chương trình cung cấp kiến thức về thời trang cho các bạn trẻ có đam mê với lĩnh vực này Tác giả lựa chọn làm về thời trang tái chế bởi nó không chỉ cung cấp thêm kiến thức về xu hướng thời trang này mà còn muốn gửi gắm thông điệp rằng chúng ta có thể góp phần nhỏ bảo vệ môi trường ngay từ chính thứ chúng ta lựa chọn sử dụng.

Ngành thời trang đang ngày một phát triển Tuy nhiên, tỉ lệ thuận với sự phát triển đó là những tác động xấu đến môi trường Ngành công nghiệp thời trang được xem là ngành gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành dầu mỏ Nó chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu do năng lượng được sử dụng trong sản xuất, chế tạo và vận chuyển.

Hơn nữa, hiện xu hướng sử dụng đồ cũ (secondhand) và đồ cổ (vintage) đang được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn rộng rãi trên toàn thế giới Thứ nhất là bởi tính độc đáo, không đụng hàng của các sản phẩm này mà còn vì sự xoay vòng của các xu hướng thời trang Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rác thải từ ngành thời trang mỗi năm mà vẫn đảm bảo những bộ đồ của mình độc đáo và mới mẻ nhất có thể, thì Rework Clothing – xu hướng làm mới quần áo đang được lên ngôi Bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về sở hữu những món đồ độc nhất vô nhị của những con người yêu thời trang, mang đến sự khác biệt trong từng sản phẩm, mà đây là một phương pháp tái chế và tận dụng đồ cũ.

Trang 5

Rework clothing không phải là một phong trào quá mới nhưng nó mang tính bền vững, đối lập với ngành thời trang nhanh hiện nay Đề tài này có thể mang đến cái nhìn mới mẻ hơn không chỉ cho những người có đam mê thời trang mà cả những người bình thường với mong muốn có thể tái chế đồ đạc để bảo vệ môi trường.

Đề tài muốn đề cập đến vấn đề này, để góp phần nhỏ bé trong việc tuyên truyền và thay đổi suy nghĩ của các bạn trẻ còn đang chạy theo thời trang nhanh.

4 Cách thức thực hiện

- Nghiên cứu đề tài cùng các vấn đề liên quan- Lên ý tưởng và hoàn thiện kịch bản

- Tìm kiếm nhân vật phỏng vấn- Tạo các bảng hỏi cho từng nhân vật

- Tiến hành ghi hình phỏng vấn các nhân vật.

- Chỉnh sửa, dựng bài phóng sự, hoàn thiện tác phẩm.5 Ý nghĩa thực tiễn

Tác phẩm cung cấp những kiến thức về thời trang rework và lan tỏa năng lượng tích cực của các bạn trẻ đã và đang theo đuổi đam mê lĩnh vực này Đây không chỉ là một phong cách sống của những nhà sáng tạo ưa tìm tòi, chắt lọc và sáng tạo từ những thành phẩm sẵn có mà còn là một điều gì đó ý nghĩa hơn thế nếu chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một cộng đồng để

chung tay đưa giá trị cốt lõi tốt đẹp của việc tái chế lên cao nhất – là sự tiếtkiệm, hạn chế phung phí và kích thích sự sáng tạo triệt để.

Em muốn thông qua những bạn trẻ đã và đang sáng tạo, đang đóng góp cho lối sống xanh này để gửi tới một thông điệp bảo vệ môi trường không hô hào khẩu hiệu Mà đây chính là tiếng nói, là một thông điệp của người trẻ đến với cộng đồng, tuyên bố rằng đây là sự thay đổi nhỏ mà mỗi chúng ta đều có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ môi trường.

Trang 7

II.NỘI DUNG

REWORK CLOTHING – THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ YÊU THỜI TRANG VÀ MÔI TRƯỜNG Thể loại: phóng sự

Thời lượng: 15 phút

Nội dung: Nhờ sử dụng phương thức Rework – tái chế quần áo cũ mà các bạn trẻ Việt Nam không chỉ phát triển được niềm đam mê thời trang mà còn hạn chế được những ảnh hưởng của rác thải thời trang đến môi trường.

1 19s Nếu tìm kiếm trên Google với từ khóa “ngành thời trang và môi trưởng”, bạn sẽ nhận được không ít kết quả cho thấy ngành thời trang đang tác động xấu đến môi trường như thế nào Vậy làm thế nào để có thể vừa sáng tạo ra những sản phẩm thời trang, vừa hạn chế được những ảnh hưởng của nó tới môi trường?

“rework” hay có thể hiểu theo cách “tái chế quần áo cũ” chính là câu trả lời cho vấn đề này!

Trang 8

2 13s Giới thiệu về thời trang rework:

“Rework” là phương thức sử dụng quần áo cũ, thiết kế lại chúng thành những sản phẩm thời trang theo phong cách riêng Phương thức này đã trở thành xu hướng từ khoảng giữa những năm 2000 và hiện đang quay trở lại và phát triển hơn bao giờ hết.

3 14s Rework được nhiều nghệ sĩ và stylist nổi tiếng trên thế giới sử dụng nhằm tạo ra chất riêng và sự độc nhất vô nhị cho trang phục của họ Tại Việt Nam, các bạn trẻ cũng dần tiếp cận với phương thức này nhiều hơn để thể hiện cá tính thời trang của mình.

4 9s Để biết thời trang rework đang phát triển như nào trong nước, hãy cùng gặp gỡ những bạn trẻ đứng sau các local brand chuyên về lĩnh vực này.

ảnh các nhân vật

Đọc off

5 5s Đức Thành là một trong những bạn trẻ tiên phong trong lĩnh vực thời trang Rework tại Việt Nam.

Cảnh toàn nhân vật

Đọc off

6 7s Là một người trẻ học mỹ thuật, Rework là một ngôn ngữ thời trang phù hợp để Thành bộc lộ cá tính nghệ thuật của

Trang 9

7 20s Không chỉ có một brand thời trang Rework được nhiều khách hàng ưa chuộng, Thành còn cùng người bạn của mình là Hoàng Anh – đồng sáng lập ra cộng đồng Vietnamese 1of1 fashion từ năm 2020 Đến thời điểm hiện tại, cộng đồng này vẫn luôn hoạt động tích cực với 12.000 bạn trẻ trên khắp mọi miền tổ quốc có chung đam mê với việc tái chế quần áo.

9 14s Từ khi còn học cấp 2, Thành đã có cơ hội được một người cô là thợ may chỉ cho các kỹ thuật may vá cơ bản, và đó cũng là một dấu mốc quan trọng tạo nên niềm đam mê và kiến thức tiền đề cho việc làm đồ rework sau này của anh.

Trang 10

11 10s Thành cho rằng cách để rework một sản phẩm cũng rất đơn giản, chỉ cần bắt đầu từ những kỹ thuật may vá hoặc vẽ màu cơ bản, ai cũng có thể tự mày mò thử và làm được Tuy nhiên, với một người đã gắn bó với việc tái thiết kế quần áo như anh, thì các công đoạn làm ra một sản phẩm lại vô

Trang 11

15 20s Thành chia sẻ, hiện một số bạn trẻ trong cộng đồng cũng đang chạy theo lợi nhuận mà làm ra những món đồ rework kém chất lượng Để xây dựng và duy trì được một cộng đồng rework lành mạnh, không vì lợi ích cá nhân, Thành luôn phải nhắc nhở và góp ý, hướng cho mọi người có được một tư duy về thời trang tốt và mong muốn các bạn trẻ luôn học hỏi, trau dồi để kỹ năng “làm mới” quần áo ngày một tốt hơn.

Đọc off

16 10s Thành chia sẻ về ý nghĩa của việc Rework.

15s Theo New York Times, 3/5 lượng quần áo bị tiêu hủy hay bị vứt đi sau một năm sử dụng Với những sản phẩm thời trang nhanh như hiện nay, sự lãng phí khiến Hoàng Anh đã lựa chọn cách “biến đổi” những món đồ cũ thành quần, áo, thậm chí là một chiếc túi mới theo phong cách thời trang

17 1p Hoàng anh chia sẻ về lợi ích của phương pháp rework Footage có sẵn 18 32s Ngoài Đức Thành và Hoàng Anh, Thu Phương cũng là một

gương mặt nổi bật trong cộng đồng thời trang Rework tại

Phương và

Trang 12

Việt Nam bởi màu sắc và phong cách riêng trong những món đồ cô tái chế.

shop rework.

19 23s Tuy không học ngành thời trang nhưng cô bạn đã bộc lộ niềm đam mê với lĩnh vực này qua việc tự tìm tòi và học hỏi các kỹ thuật may vá trên mạng, đồng thời cũng đầu tư vào những công cụ như máy may, máy rập, máy vắt sổ để có được sản phẩm chất lượng nhất Bởi vậy mà mỗi món đồ Phương tái chế lại không chỉ hợp thời trang, độc đáo mà còn chỉn chu đến từng chi tiết nên được các khách hàng vô cùng yêu thích, ủng hộ.

Quay nơi làm

20 1p Phương chia sẻ về nguyên liệu làm đồ của mình và làm thế nào để rework trở nên tối ưu hơn, tránh lãng phí nguyên liệu và xả thải ra môi trường 22 10s Phương cũng bật mí rằng khi mới bắt đầu với việc tái chế

quần áo, mọi người có thể tập vẽ hoặp áp dụng các kỹ thuật

Trang 13

may vá lên những mảnh vải thừa, vải vụn để nâng cao trình độ rework của bản thân.

23 15s Những bạn trẻ vừa rồi đã lan tỏa năng lượng bền vững và tích cực của phương pháp tái chế quần áo đến với nhiều người hơn, cho thấy mỗi chúng ta ai cũng có thể “rework” hay đơn giản là cho món đồ cũ một cuộc sống mới để giảm thiểu rác thải từ ngành thời trang mỗi năm.

Hình ảnh thành và phương

Đọc off

24 16s Vậy làm sao để những người trẻ có thể kiên trì theo đuổi rework và thời trang bền vững, đặt môi trường lên hàng đầu chứ không phải lợi ích kinh tế? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Vũ Tá Linh, giảng viên trường Thiết kế Thời Trang London – một nhà thiết kế có nhiều sản phẩm nổi bật làm từ chất liệu cũ.

25 16s Trong công việc giảng dạy, tùy vào từng chủ đề bài học và mục đích sáng tạo sản phẩm, anh Vũ Tá Linh thường để các bạn học sinh thoải mái lựa chọn những nguyên vật liệu mà các bạn mong muốn Tuy nhiên, anh cũng khuyến khích và đưa vào bài tập những yêu cầu để các bạn sử dụng thêm

vật trả lời

Trang 14

những nguồn tài nguyên cũ “Xu hướng tái thiết kế đang là một trong những xu hướng lớn trong thiết kế sáng tạo, đặc biệt là thời trang, nhằm góp phần giải quyết phần nào những vấn nạn môi trường mà thế giới đang đối mặt, vì vậy các bạn học sinh cũng như các bạn trẻ đang theo đuổi xu hướng này cần thiết được trau dồi kiến thức và hoàn thiện đủ kỹ năng tư duy sáng tạo nhằm xanh hóa sản phẩm của các bạn Bởi để theo đuổi thời trang bền vững nói chung và phương pháp rework nói riêng, bạn cần có hiểu biết sâu, không ngừng học hỏi, và quan trọng là không ưu tiên lợi ích cá nhân.”

26 25s Với những bạn trẻ đam mê thời trang đang theo đuổi Rework Clothing, theo anh, đây là một sự tích cực Bởi anh cho rằng các bạn trẻ ở thời đại này rất thông minh, nhạy bén và biết bản thân mong muốn điều gì ở những sáng tạo của mình Các bạn tự tìm tòi và khám phá bản thân nhiều hơn qua những trải nghiệm thực tế ở giai đoạn lên thành phẩm, tự phát triển những sản phẩm đã cũ, hỏng, đã lỗi thời để

Trang 15

mang lại nhưng sản phẩm có giá trị mới, tận dụng triệt để những tài nguyên sẵn có.

27 1p Vũ Tá Linh là nhà thiết kế luôn có những cách xử lý đa dạng để đưa được nguyên liệu cũ cũng như các yếu tố bền vững vào từng bộ sưu tập của mình.

Nhân vật trả lời.

Là một người theo hướng “thời trang chậm”, anh xem thời trang là cảm xúc và cảm xúc thì không dùng để mua bán “Sản phẩm làm ra có thể bán được hoặc không Điều đó không quyết định việc tôi vẫn duy trì công việc mình đang làm”

28 1p Làm sao để việc tái chế, rework quần áo không thành một trào lưu mà trở nên thực sự có ý nghĩa?

ảnh + chạy chữ Tiếng nhân vật

29 28s Có thể thấy, khi nhu cầu ăn mặc độc đáo và thể hiện cá tính tăng cao, kết hợp điều đó cùng tinh thần trách nhiệm với môi trường, thời trang Rework sẽ ngày càng phát triển Sau tất cả, nếu không có hành động trên mọi phương diện

Hình ảnh các bạn trẻ đang tái chế quần áo

Trang 16

như công nghiệp, nông nghiệp thì sẽ không có đủ thay đổi Nhưng việc xây dựng một nền văn hóa thời trang dựa trên tính bền vững như một phần của cuộc sống hàng ngày sẽ gửi được thông điệp của người trẻ đến với cộng đồng, tuyên bố rằng đây là sự thay đổi mà họ muốn lan tỏa để góp phần bảo vệ mẹ thiên nhiên.

Trang 17

III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN1 Tiền kỳ

1.1 Vấn đề nghiên cứu đề tài

Em đã dành thời gian một tháng để tìm hiểu thêm về rework clothing qua các bài báo, tìm các talkshow chia sẻ của những người có chuyên môn để có thêm kiến thức xây dựng được một kịch bản ưng ý.

Em cũng nghiên cứu thêm giáo trình về Phóng sự truyền hình để nắm chắc hơn cách thực hiện tác phẩm này.

1.2 Xây dựng kịch bản

Khi đã nắm được những kiến thức cần có, em bắt tay vào dựng kịch bản thô cho tác phẩm dựa trên những ý tưởng có sẵn của bản thân Sau đó em bắt đầu lựa chọn nhân vật cho tác phẩm của mình Bởi Rework Clothing không còn quá mới với những bạn trẻ yêu thời trang nên có rất nhiều người hiện đang theo đuổi lĩnh vực này Tuy nhiên tiêu chí khi lựa chọn nhân vật của em là nhân vật phải làm ra những sản phẩm đẹp, có kỹ thuật cao, có phong cách và màu sắc riêng, thể hiện được cái tôi của mình qua từng món đồ tái chế Quan trọng hơn nữa nhân vật phải có hiểu biết về rework clothing, thực sự có đam mê về lĩnh vực này, không coi đây là phong trào hoặc đề cao lợi ích kinh doanh mà Nhân vật cũng cần phải có ý thức và tư duy, định hướng đúng về việc tái chế, đề cao yếu tố môi trường xuyên suốt thời gian hoạt động trong lĩnh vực này thì mới có thể truyền tải đúng và đủ ý nghĩa em muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình Tiêu chí thứ hai là nhân vật cần phải đang làm việc tại Hà Nội để thuận lợi hơn cho việc ghi hình.

Qua quá trình lựa chọn và tìm hiểu thêm về nhân vật, em đã hình dung rõ hơn về cấu trúc kịch bản này cần có Tiếp theo, em sửa nội dung và bố cục kịch bản để phù hợp hơn với sự xuất hiện của từng nhân vật.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan