Bài giảng huấn luyện an toàn nhóm 3

44 1 0
Bài giảng huấn luyện an toàn nhóm 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

• Quan điểm chỉ đạo “Phòng ngừa tốt, tốt hơn khắc phục, Khắc phục tốt, tốt hơn bồi thường” • 3 Nguyên tắc tự chủ an toàn Không biết thì không làm; Không hiểu thì phải hỏi; Khi làm thì phải tuân thủ các quy định về an toàn; Phải tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng nghiệp.. NÊN NHỚ: KHÔNG CÓ VIỆC GÌ GẤP GÁP ĐẾN NỖI CHÚNG TA KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC MỘT CÁCH AN TOÀN TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI LÀ TRÊN HẾT 1. Cầm nắm vào tải đang di chuyển (nên sử dụng dây lèo) 2. Vươn quá tầm với cho phép tương ứng với tải 3. Sử dụng sai mã màu PKN quy định 4. Thực hiện nâng hạ mà không có người ra tín hiệu khi người điều khiển TBN bị hạn chế tầm nhìn 5. Thiết bị an toàn bị hỏng 6. Nâng hạ tải qua đầu người 7. Nâng hạ tải khi có người đứng trên tải; kéo lê tải 8. Nâng tải chưa ổn định, tải bị vùi trong cát, tải bị vật khác đè lên 9. Đứng giữa hai tải khi nâng hạ 10. Nâng hạ ngay sát đường dây điện 11. Móc cáp sai kỹ thuật. • An toàn khi làm việc với chất phóng xạ 3.2. Biện pháp phòng ngừa tổ chức lao động đảm bảo an toàn

Trang 1

Bài Giảng Huấn Luyện An Toàn Nhóm 3

Để hỗ trợ học viên dễ dàng tiếp cận với bài giảng về huấn luyện an toàn lao động nhóm 3, Trung

Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp LDT đã tổ chức biên soạn một tài liệu đầy đủ và cụ thể Trong

quá trình biên soạn có nhiều thiếu sót rất mong bạn đọc góp ý qua hòm thư: cskh@ldt.vn Tài liệu này bao gồm ba phần chính: Hệ thống kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, kiến thức cơ bản, và kiến thức tổng hợp về an toàn vệ sinh lao động dành cho nhóm 3 Bài giảng được thiết kế với nội dung chi tiết, hình ảnh minh họa, câu hỏi thảo luận kích thích tư duy, và các thông tin mới nhất trong công tác huấn luyện.

o 1.3 Điều 6 Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NLĐ

o 1.4 Điều 7 Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NSDLĐ

o 1.5 Điều 14 Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

o 1.6 Điều 17 Trách nhiệm của NLĐ trong việc bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc

o 1.7 Điều 18 Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

o 1.8 Điều 21 Khám sức khỏe và điều trị BNN cho NLĐ

o 1.9 Điều 39 Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị TNLĐ

o 1.10 Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế – Ngày 30-6-2016

o 1.11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28-7-2020

o 1.12 Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15-5-2016

o 1.13 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016

o Phần 2 Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

o 2.1 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động

o 2.2 Phương tiện Bảo vệ Cá nhân

o Phần 3 Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại – Phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; quy trình làm việc, kỹ thuật AT-VSLĐ

o 3.1 Làm việc với máy móc, thiết bị nguy hiểm những vùng nguy hiểm

o 3.2 Biện pháp phòng ngừa tổ chức lao động đảm bảo an toàn

o Huấn luyện an toàn nhóm 3 ở Bà Rịa Vũng Tàu

Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Nhóm 3Phần 1 Hệ thống chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ

Trang 2

Hiến pháp

Luật (Bộ Luật) Pháp Lệnh

Nghị Định Chính Phủ Quyết Định Thủ TướngThông tư – Thông tư Liên tịch

(Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật ngành, lĩnh vực ban hành kèm theo thông tư)

1.1 Luật số 84/2015/QH13-Ngày 25-6-2015

LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

(gồm có 7 chương, 93 điều; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016)

Luật này quy định việc bảo đảm AT-VSLĐ; chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác AT-VSLĐ và quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.

1.2 Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ viết tắt trong tài liệu:

1. ATLĐ: an toàn lao động

2. AT-VSLĐ: an toàn, vệ sinh lao động

3. BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 4. NLĐ: người lao động

5. NSDLĐ: người sử dụng lao động 6. TNLĐ: tai nạn lao động

7. BNN: Bệnh nghề nghiệp

8. PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân 9. QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

10.TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam 11.SXKD: Sản xuất, kinh doanh

Trang 3

12.BHXH: bảo hiểm xã hội 13.BHYT: bảo hiểm y tế

14.TBN: thiết bị nâng; PKN: phụ kiện nâng

15.SWL: (Safe Working Load) tải trọng làm việc an toàn 16.WLL: (Working Load Limit) giới hạn tải trọng làm việc

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm

bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động  Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật,

làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho

con người trong quá trình lao động.

Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình

lao động.

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ.

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống BNN.

1.3 Điều 6 Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NLĐ

1 NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 6 quyền sau đây:

1.1) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, AT-VSLĐ; yêu cầu N SDLĐ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc AT-VSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

1.2) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về AT-VSLĐ;

1.3) Được thực hiện chế độ BHLĐ , chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; được NSDLĐ đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật doTNLĐ, BNN; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấpTNLĐ, BNN;

1.4) Yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị TNLĐ, BNN;

Trang 4

1.5) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác AT-VSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm AT-VSLĐ;

1.6) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật./

2 NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có 3 nghĩa vụ sau đây:

2.1) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về AT-VSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

2.2) Sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;

2.3) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ, TNLĐ hoặc BNN; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./

1.4 Điều 7 Quyền và nghĩa vụ về AT-VSLĐ của NSDLĐ

1 NSDLĐ có 4 quyền sau đây:

1.1) Yêu cầu NLĐ phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc;

1.2) Khen thưởng NLĐ chấp hành tốt và kỷ luật NLĐ vi phạm trong việc thực hiện AT-VSLĐ ; 1.3) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

1.4) Huy động NLĐ tham gia ứng cứu khẩn cấp , khắc phục sự cố, TNLĐ./

1.5 Điều 14 Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Người quản lý phụ trách AT-VSLĐ, người làm công tác AT-VSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ và được tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.

2. NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

Trang 5

NSDLĐ chủ động tổ chức huấn luyện riêng về AT-VSLĐ hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về AT-VSLĐ với huấn luyện về PCCC hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.

1.6 Điều 17 Trách nhiệm của NLĐ trong việc bảođảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc

1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về AT-VSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao 2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm

AT-VSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp, các thiết bị AT-VSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

3.Phải tham giahuấn luyện AT-VSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ

4.Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất AT-VSLĐ, hành vi vi phạm quy định AT-VSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết TNLĐ, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, TNLĐ hoặc

BNN; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền./

1.7 Điều 18 Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

1.NSDLĐ phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật AT-VSLĐ

2.Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần/năm

3.Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố có hại theo quy định của pháp luật ít nhất một lần/năm 4.Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động, NSDLĐ phải:

 Thông báo công khai cho NLĐ biết  Cung cấp thông tin khi có yêu cầu

 Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại./

1.8 Điều 21 Khám sức khỏe và điều trị BNN cho NLĐ

Trang 6

1. Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ; đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.

2. Khi khám sức khỏe, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây BNN phải được khám phát hiện BNN./.

1.9 Điều 39 Trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợcấp trong những trường hợp đặc thù khi NLĐ bị TNLĐ

1. Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị TNLĐ tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người TNLĐ thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị TNLĐ hoặc thân nhân của người bị TNLĐ nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

4. Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này khi NLĐ bị TNLĐ, BNN; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của NLĐ 5. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định chi tiết Điều này./

Trang 7

(có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)

 Quy định chi tiết về Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Khai báo, Điều tra, Thống kê và Báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.

 Hướng dẫn lập Hồ sơ Vệ sinh Môi trường lao động Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15-5-2016

(có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)

 Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật AT-VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ ; huấn luyện AT-VSLĐ và quan trắc môi trường lao động Thông tư Số: 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016

(có hiệu lực từ ngày 01–7–2016)

thay Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 10/01/2011

Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác AT-VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thông tư số: 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16-6-2016

 (Có hiệu lực kể từ ngày 01-8-2016; thay Danh mục kèm theo Thông tư số

Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30-6-2016  (Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)

 Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT

Theo bạn, tại sao có Quy định giới hạn cho phép thời gian tiếp xúc với tiếng ồn?

Làm thế nào để phòng tránh BNN đối với tiếng ồn?

Trang 8

1.10 Thông tư số: 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế – Ngày30-6-2016

(Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016)

Quy định Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm

Trang 9

(có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2020)

Giám định cho NLĐ phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong cácnghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN mà phát hiện bị BNN do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc BNN và được Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa BNN./.

1.12 Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15-5-2016

(có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016)

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINHLAO ĐỘNG

Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật AT-VSLĐ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Khai báo, Điều tra, Thống kê và Báo cáo TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng; AT-VSLĐ đối với một số lao động đặc thù; VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về AT-VSLĐ.

Hướng dẫn lập Hồ sơ Vệ sinh Môi trường lao động…

1.13 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ banhành ngày 15 tháng 5 năm 2016

1 HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AT-VSLĐ (Chương III)

Đối tượng tham dự khóa huấn luyện AT-VSLĐ: gồm 6 nhóm:

– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác AT-VSLĐ: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở SXKD phụ trách các phòng, ban, bộ phận SX, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng; cấp phó, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác AT-VSLĐ

Trang 10

– Nhóm 2: Người làm công tác AT-VSLĐ, bao gồm chuyên trách, bán chuyên trách của cơ sở, người trực tiếp giám sát về AT-VSLĐ tại nơi làm việc.

– Nhóm 3: NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ

– Nhóm 4 : NLĐ không thuộc các nhóm trên và nhóm 5, 6 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc.

– Nhóm 5 : Người làm công tác y tế – Nhóm 6 : An toàn, vệ sinh viên.

2 Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:

Nội dung huấn luyện Bao gồm kiểmtra

Đơn vị cấp, thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, Sổ theo dõi HL

Trang 11

Lưu ý: 30 ngày trước khi các loại giấy hết hạn, làm thủ tục cấp tiếp, nếu đủ điều kiện

3 Tại sao phải huấn luyện AT-VSLĐ cho người lao động?

Xem câu trả lời nhấp vào tại đây./

Tại sao cần huấn luyện ATVSLĐ? Không huấn luyện DN có bị phạt hay không?

4 Sơ cấp cứu – Tình huống khẩn cấp Khi có người bị thương chúng ta phải làm gì?

Giúp đỡ người bị thương

1. Gọi ngay cấp cứu y tế

2. Không cố gắng di chuyển người bị thương nặng, trừ khi có nguy hiểm khác đe dọa trực tiếp

3. Giữ ấm cho nạn nhân 4. Cầm máu nếu có chảy máu 5. Thực hiện phương pháp CPR

6. Thường xuyên tổ chức luyện tập sơ cứu nạn nhân

Áp dụng các phương pháp cấp cứu phù hợp với từng tình huống:

1. Cầm máu khi chảy máu nghiêm trọng

2. Băng bó cố định gãy xương, chấn thương cột sống

Trang 12

3. Bỏng do nhiệt, do hóa chất 4. Thương tật ở mắt

5. Cách di chuyển nạn nhân cấp cứu… 6. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ TNLĐ  Cấp cứu điện giật

1. Cắt & tách nạn nhân khỏi guồn điện

2. Di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm

3. Nếu ngưng tim ngưng thở, áp dụng ngay phương pháp CPR /  Giới thiệu vài nét về xây dựng văn hoá an toàn

Xem câu trả lời nhấp vào tại đây./

Vănhóa an toàn bước tiến thành công doanh nghiệp

Trò chơi về văn hoá an toàn

Hãy quan sát nhanh các điều kiện/hành động trong hình ảnh sau đây trong 30 giây và nhận xét có bao nhiêu:

Trang 13

Hành động không an toàn?Điều kiện không an toàn?

Hãy liệt kê những điều kiện và hành động nào sau đây mất an toàn?

Sau đây là đáp án điều kiện và hành động mất an toàn

Trang 14

Đáp án điều kiện mất an toàn

Phần 2 Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Chính sách, chế độ về AT-VSLĐ đối với NLĐ;

Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;

Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; Văn hóa an toàn trong SXKD;

Nội quy AT-VSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn AT-VSLĐ và sử dụng thiết bị an toàn, PTBVCN;

Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu TNLĐ, phòng chống BNN

2.1 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động

Tác động qua lại trong quá trình sản xuất gây ra các yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc (Điều 18 Luật An toàn, Vệ sinh Lao động)

Trang 15

1 Các yếu tố có hại

Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

2 Nhận diện các yếu tố có hại trong môi trường lao động?

 Khói hàn, bụi kim loại (hoạt động hàn, cắt, mài)  Bức xạ

 Ánh sáng cường độ mạnh  Tiếng ồn, rung

 Làm việc trong hầm kín, thiếu ô-xi, có khí độc

 Môi trường nóng … (Danh mục các YTCH: Phụ lục I, mục II, p.27, 39/2016/NĐ-CP,ngày 15/5/2016)

3 Các yếu tố có hại

Yếu tố có hại là yếu tố gây nên bệnh tật cho người lao động trong quá trình làm việc.

Ví dụ: Những yếu tố có hại là: Bụi, tiếng ồn, bị cận, ánh sáng, căng thẳng,…

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây nên mất an toàn trong lao động, làm ảnh hưởng tổn

thương hoặc dẫn đến tử vong cho người lao động trong quá trình làm việc.

Ví dụ: Những yếu tố nguy hiểm là: Giật điện, làm việc trên cao, tai nạn giao thông, cháy nổ,

Hãy liệt kê ra những yếu tố nguy hiểm thường gặp trong sản xuất?

1. Các bộ phận máy, cơ cấu chuyển động 2. Điện trong sản xuất

3. Nổ thiết bị 4. Nguồn nhiệt

5. Hóa chất công nghiệp 6. Làm việc trên cao

7. Không gian kín thiếu dưỡng khí 8. Vật rơi, va đập…

Tai nạn lao động là do yếu tố nguy hiểm

Trang 16

Tai nạn lao động trêntàu biển

Theo nguyên nhân:

1. Do không có biện pháp tổ chức làm việc an toàn 2. Do không huấn luyện AT-VSLĐ

3. Do vi phạm quy trình làm việc an toàn

4. Do không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp…/  Phòng cháy và Chữa cháy

1. Phòng chống cháy có tầm quan trọng sống còn đối với tất cả các nhân viên – mạng sống và công việc cũng như tài chính có thể bị đe dọa.

2. Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên biết Quy trình Khẩn cấp và biết phải làm gì khi sự cố cháy xảy ra.

Trang 17

Kỹ năng phòng cháy chữa cháy

Tam giác lửa

Phương pháp hiểu vềtam giác lửa

2.2 Phương tiện Bảo vệ Cá nhân

(Điều 23 PTBVCN trong lao động – Luật AT-VSLĐ)Thông tư số: 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12-02-2014 Hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang bị PTBVCN

PTBVCN được NSDLĐ cung cấp cho NLĐ, bao gồm:

Trang 18

1. a) Phương tiện bảo vệ đầu; 2. b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; 3. c) Phương tiện bảo vệ thính giác; 4. d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;

1. e) Phương tiện bảo vệ thân thể; 2. g) Phương tiện chống ngã cao;

3. h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường; 4. i) Phương tiện chống chết đuối;

5. k) Các loại phương tiện bảo đảm AT-VSLĐ khác.

Khi có nguy cơ về vật văng bắn, người công nhân phải làm gì?

Phải trang bị đồ bảo hộ lao động theo từng ngành nghề phù hợp

Phần 3 Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chấtphát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại – Phương pháp

Trang 19

phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; quy trình làm việc, kỹthuật AT-VSLĐ

3.1 Làm việc với máy móc, thiết bị nguy hiểm những vùng nguy hiểm

1 Nguy hiểm từ sản xuất

 Các vật văng ra khi máy quay

 Vỡ đĩa đá khi sử dụng máy cắt cầm tay  Phôi tiện, khoan, hay bụi kim loại

2 Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

(Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP, Chương II)

Trang 20

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Các bước của quy trình đánh giá rủi ro

Bước 1: Trao đổi thông tin và tư vấn

Bước 2: Xác lập mục tiêu (Thiết lập tình huống) Bước 3: Nhận điện rủi ro (ảnh hưởng đếm mục tiêu) Bước 4: Phân tích rủi ro

Bước 5: Đánh giá rủi ro

Bước 6: Biện pháp giảm thiểu rủi ro (Xử lý rủi ro) Bước 7: Kiểm soát, xem xét mức độ phù hợp

3 Biện pháp an toàn máy móc, thiết bị

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêmngặt về ATLĐ (Điều 16, NĐ 44/2016/NĐ-CP)

Lựa chọn tổ chức để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được kiểm định đạt yêu cầu.

Khai báo với Sở LĐTBXH tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư nói trên.

Trang 21

Các biện pháp Kỹ thuật An toàn:

1. Yếu tố con người: vị trí, tư thế, thao tác… 2. Thiết bị che chắn

3. Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa

4. Tín hiệu, biển báo (hìnhdạng, màusắc…)

5. Khoảng cách, giới hạn an toàn 6. Tự động hóa, điều khiển từ xa…/.

3 Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ

4 Trong kho :Chạy thẳng 6 km/h – Vòng, quẹo 3km/h Tai nạn khi xe nâng hàng

Trang 22

9 Hiểu biết các biện pháp10.kiểm soát khẩn cấp khi bị11.tràn đổ hoặc rò rĩ hóa chất.

Ngày đăng: 03/04/2024, 09:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan