Chương trình đào tạo chuyên ngành địa lý học (địa lý du lịch) trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy

713 0 0
Chương trình đào tạo chuyên ngành địa lý học (địa lý du lịch)  trình độ đại học  hình thức đào tạo chính quy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khả năng nâng cao trình độ: Có thể học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ cùng chuyên - Ngành Địa lí học chuyên ngành Địa lí du lịch trường Đại học Sư Phạm TP HCM 18 Thời điểm cập nhật bản chương

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC (ĐỊA LÍ DU LỊCH) TÊN TIẾNG ANH: GEOGRAPHY (TOURISM GEOGRAPHY) MÃ NGÀNH: 7310501

KHỐI NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI KHOA QUẢN LÝ: KHOA ĐỊA LÝ

TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

Đà Nẵng, 2023

Trang 2

Số: /ỌĐ-ĐHSP £)à Năng, ngày/O'tháng năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BanhànhChương trình đào tạoKhóatuyền sinh 2023 trìnhđộ đại học,hìnhthức đào tạo chính quyHIỆƯTRƯỞNGTRƯỜNG ĐẠIHỌC sư PHẠM

học Dà Nang;

quyêt sô 13/NQ-HĐDH ngày 07/9/202ỉ cùa Hội đôngĐại học Đà Năngvề việc sừađôi,

hố sung mộtso điểucùaQuy chềtochức vàhoạt độngcủa Đại họcĐàNang;

Căn cứ Nghịqụyét số12/NQ-HĐT ngày 08/6/2021cùaHội đồng trường Trường

Căn cứ Thông tưsố 08/202l/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 cùa Bộ trướng BộGiáo

dục và Đào tạo vê việc ban hànhQuyché đào tạotrình độđại học;

dục và Đàotạo về việc Quy địnhvề chuẩnchương trình đào tạo; xâydựng,thấm định

và ban hành chươngtrình đào tạo các trình độcùa giảo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-ĐHSPngày 30/9/2021cùaHiệutrướngTrường

Theo đê nghịcùaTrưởng phòng Phòng Đào tạo.

QƯYÉT ĐỊNH:

Điểu 1 Ban hành kèmtheoQuyết địnhnày Chương trinh và Ke hoạch dàotạotrình độ đạihọc, hình thức đào tạo chính quy, đào tạo theo hệthống tín chì, gồm:

-17 ngành thuộc khối Cửnhân Sư phạm(SP): SP Toán học, SP Tin học, SPVật lý, SP Hóa học, SP Khoahọc Tự nhiên, SP Sinh học, Giáodục Chính trị, Giáo dục Công dân, Giáodục Thểchất, SP Âm nhạc, SPNgữvăn, SP Lịchsử,SP Lịch sử vàĐịa lý, SPĐịa lý, Giáo dục Tiểuhọc, SP Tinhục và Công nghệTiểu học, Giảo dục Mầm non;

-13 ngànhthuộckhối Cử nhân khoa học: Côngnghệ thông tin, Vật lý kỹ thuật,Hóa học (Chuyên ngành:Hóa dược),Quảnlýtàinguyênvàmôi trường, Còng nghệ sinh học, Văn học, Vãn hóa hục, Báo chí, ViệtNam học,Lịchsử, Địa lý học,Tâm lý học, Công tácxãhội.

Điều2 Các Chươngtrìnhđào tạo ban hành kèm Quyết định này được áp dụng cho sinh viên ưinh độdạihọc, hình thức đào tạo chính quy,khóa tuyền sinh2023.

Trang 3

PGS TS Lưu Trang

h *

Trang 4

C MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 7

I Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives – POs) 7

II Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs) 8

III Ma trận Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 10

IV Đối sánh CĐR chương trình đào tạo với Khung trình độ quốc gia trình độ quốc gia Việt Nam, trình độ đại học (Bậc 6): 15

V Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học 16

VI Tiêu chí tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp 16

VII Chiến lược giảng dạy và học tập 17

D CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 19

I Cấu trúc chương trình đào tạo 19

II Nội dung chương trình đào tạo theo các khối kiến thức 19

III Sơ đồ cây chương trình đào tạo (danh sách các học phần được hệ thống hóa theo các khối kiến thức và trình tự học) 24

IV Ma trận thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs) 25

E QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CÁCH THỨC, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ 25

I Quy trình đào tạo 25

II Cách thức đánh giá và công cụ đánh giá 25

F MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN 30

G ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 38

H HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 39

Trang 6

CTĐT : Chương trình đào tạo CLO : Chuẩn đầu ra học phần

Trang 7

1

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng)

A THÔNG TIN TỔNG QUÁT

1 Giới thiệu chung về Trường ĐHSP – ĐHĐN

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (ĐHSP - ĐHĐN) được thành lập theo Nghị định 32/CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, Cơ sở Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Bộ môn Cơ bản của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kĩ thuật Nguyễn Văn Trỗi Là trường thành viên thuộc ĐHĐN, Trường có chức năng và nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp, đào tạo cử nhân khoa học và đào tạo Sau đại học; giảng dạy các môn khoa học cơ bản cho các trường thành viên thuộc ĐHĐN; nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước

Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay Trường ĐHSP - ĐHĐN là cơ sở giáo dục Đại học đa ngành, đa cấp với cơ cấu 07 phòng, 13 khoa, 05 trung tâm và 01 tổ thuộc Trường Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã vinh dự được các cấp chính quyền, đoàn thể tại trung ương và địa phương trao tặng nhiều huân chương, cờ thi đua và bằng khen ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Năm 2016, Nhà trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

Phương châm của hoạt động của Nhà trường trong giai đoạn 2020 – 2025 được xác định là: Chuyên nghiệp - Chất lượng - Hiện đại - Hội nhập

a Đội ngũ giảng viên

Tính đến 05/2023, đội ngũ CBVC của Trường hiện nay có 350 người, trong đó có 251 GV gồm 17 PGS; 113 TS, 149 ThS và 72 GV chính Trong năm học 2022 – 2023, tổng số SV hệ chính quy bậc đại học đang học tại Trường là 8935 SV, 1146 học viên cao học, và 38 nghiên cứu sinh Tổng số học viên hệ vừa làm vừa học là 1558 học viên Tổng số Lưu học sinh nước ngoài học tại trường là 36 SV Tính đến nay, Trường đã đào tạo được 2258 TS và ThS

b Chương trình đào tạo và bồi dưỡng

Hiện nay, Nhà trường đang triển khai tuyển sinh (TS) 09 chuyên ngành đào tạo TS, 23 chuyên ngành đào tạo ThS và 35 ngành bậc đại học (18 ngành sư phạm và 17

Trang 8

2

ngành cử nhân khoa học) Đồng thời, Nhà trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông cũng như các CTĐT phi chính quy và bồi dưỡng ngắn hạn khác

Đối với hệ vừa làm vừa học (VLVH), Nhà trường đang tổ chức đào tạo tại Trường cũng như liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo trong nước để tổ chức đào tạo các trình độ Đại học, Cao đẳng, đào tạo liên thông và bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục các cấp Nhà trường có 07 chương trình liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, 05 chuyên ngành tuyển sinh từ bậc trung học phổ thông và văn bằng hai đối với các ngành đào tạo Đại học

Các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận của Trường tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP), chức danh nghề nghiệp, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hoặc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Các chương trình bồi dưỡng này bổ ích cho người học, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục

CTĐT, bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với quy định; luôn được cập nhật, rà soát định kì; đáp ứng và phù hợp nhu cầu của người học cũng như các cơ sở sử dụng lao động

Năm học 2022 - 2023, tổng số sinh viên (SV) hệ chính quy bậc Đại học là 6.972 SV, 1030 học viên Sau đại học Tổng số học viên hệ VLVH là 2.941 học viên Tổng số lưu học sinh nước ngoài học tại trường (SV Lào, Trung Quốc, Đài Loan…) là 170 SV Tính đến nay Trường đã đào tạo được 2.258 Tiến sĩ và Thạc sĩ

c Tài liệu phục vụ đào tạo bồi dưỡng

Thư viện của Trường có diện tích 955m2, được bố trí tại một khu vực độc lập, rộng rãi, yên tĩnh và thoáng mát; bao gồm hệ thống phòng đọc, phòng mượn, phòng nghiệp vụ thông tin thư mục và kho lưu trữ sách, tài liệu, báo chí riêng biệt Thư viện có 25.357 đầu sách, với số lượng 115.371 cuốn trong đó số lượng số sách gắn với ngành đào tạo cấp bằng của Trường là 100.827 cuốn, có 15 máy tính được nối mạng internet, có hệ thống phần mềm quản lí sách, giáo trình và tài liệu

Năm 2020, Thư viện của Trường được cải tạo, nâng cấp lên thành Trung tâm học liệu và E-learning với quy mô hiện đại giúp hỗ trợ người học và giảng viên nghiên cứu tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

Các khâu quản lí và nghiệp vụ đều được tin học hoá Tài liệu được tra cứu bằng hệ thống máy tính nối mạng Hệ thống các kho sách được chuyển thành kho mở, thủ tục mượn trả tài liệu được cảm ứng bằng quét mã vạch

d Cơ sở vật chất về hạ tầng công nghệ thông tin

Trang 9

3

hành, thí nghiệm Các phòng thí nghiệm được trang bị, nâng cấp hằng năm với nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng được việc học tập, nghiên cứu của SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh ; 09 phòng máy tính với hơn 500 máy tính xách tay; 04 phòng thực hành phương pháp dạy học gồm các thiết bị hiện đại như hệ thống bảng tương tác, máy chiếu lập thể, tăng âm, camera ghi hình bài giảng

Khuôn viên Kí túc xá dành cho SV và lưu học sinh nước ngoài đảm bảo diện tích phòng ở 7.280 m2; có cảnh quan đẹp, rộng rãi, thoáng mát; đảm bảo tốt mọi sinh hoạt và đảm bảo an ninh Nhà tập thể dục thể thao (TDTT), Nhà sinh hoạt đa năng đảm bảo tốt việc rèn luyện TDTT thường xuyên và phong trào cho cán bộ và SV toàn trường

Về công nghệ thông tin, Trường đã trang bị và thiết lập hệ thống dạy học trực tuyến tiên tiến, có thể liên kết nội bộ trong 06 phòng học lớn có sức chứa hơn 1200 SV cùng học tập đồng thời có thể liên kết đến các trường Đại học trong và ngoài nước

Hệ thống máy chủ và mạng cáp quang nội bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo cùng với các phần mềm quản lí hiện đại Nhà trường đã xây dựng có hiệu quả và thường xuyên cập nhật website để giới thiệu và cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan về công tác quản lí, điều hành dạy học của trường

e Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Hoạt động NCKH từng bước phát triển, đạt hiệu quả tốt Nhiều công trình NCKH của Trường được ứng dụng vào thực tiễn giáo dục - đào tạo và đời sống sản xuất như đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD), CGCN nuôi cấy mô cây trồng giúp các địa phương trong khu vực nâng cao năng suất Số lượng các bài báo của các CBVC Nhà trường đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI và Scopus không ngừng tăng lên qua các năm

Hợp tác quốc tế (HTQT) không ngừng được phát triển theo đúng quy định của pháp luật và đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trường Trường đã trao đổi, hợp tác với nhiều trường Đại học trong khu vực và trên thế giới; nhiều biên bản ghi nhớ với các trường đối tác đã được triển khai và tiếp tục triển khai trong thời gian tới

2 Giới thiệu chung về Khoa Địa lý và đội ngũ phục vụ đào tạo

Khoa Địa lý là một trong những đơn vị chủ lực của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, góp phần vào việc thực thi sứ mạng của một cơ sở đào tạo và

Trang 10

4

NCKH có chất lượng của cả nước, hướng đến mục tiêu sẽ trở thành trường ĐHSP trọng điểm cấp quốc gia vào năm 2025 Với bề dày lịch sử hơn 45 năm xây dựng và phát triển (1975-2023), Khoa Địa lý đảm nhận nhiệm vụ đào tạo các ngành Sư phạm Địa lí và Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục, Du lịch cho cả nước và quốc tế

Trong số các đơn vị trực thuộc trường, Khoa Địa Lý là một trong những đơn vị có những đóng góp quan trọng Đến nay Khoa đã có đội ngũ CBGV chất lượng với tỉ lệ hơn 70% là Tiến sĩ Phần lớn đội ngũ giảng viên Khoa Địa Lý có trình độ cao được đào tạo trong nước và từ nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Úc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ba Lan, Hungary, Hàn Quốc, Đài Loan…

Khoa Địa lý hiện nay đang quản lý 2 ngành đào tạo: Sư Phạm Địa lí và cử nhân Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) Tất cả chương trình đào tạo (CTĐT), đã được thẩm định, phê duyệt và ban hành Hàng năm, chương trình đào tạo luôn được bổ sung và cập nhật Số lượng sinh viên đăng kí vào Khoa Địa lý ngày càng tăng lên qua từng năm học

Các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế luôn được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Hội thảo khoa học cấp Quốc gia GIS 2011, Hội thảo khoa học quốc tế GIS-IDEAS 2014, Hội nghị Địa lí toàn quốc 2018 đã được Khoa Địa Lý và trường ĐHSP – ĐHĐN tổ chức thành công tốt đẹp làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Khoa đối với trong và ngoài nước Khoa Địa Lý cũng tích cực tham gia chủ trì thực hiện các đề tài KHCN cấp Trường, cấp Thành phố Đà Nẵng và Cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong những năm gần đây, Khoa Địa Lý cũng là lực lượng nòng cốt tham gia chương trình Bồi dưỡng ETEP – Bộ Giáo Dục về nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên khắp cả nước

Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện với hệ thống phòng học chất lượng cao, phòng thực hành hiện đại, đầy đủ các loại máy móc và thiết bị Khoa Địa Lý tự tin sẽ đào tạo được đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và sứ mạng của trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

3 Tổng quát về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Địa lí học được ban hành và áp dụng tại Trường Đại học

Sư Phạm theo Quyết định số 795/QĐ-ĐHSP ngày 12/05/2023 của Hiệu trưởng Trường

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Từ khóa tuyển sinh đầu tiên đến nay, CTĐT Địa lí học luôn được điều chỉnh và cải tiến theo hướng ngày càng phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực đào tạo của Nhà trường So với CTĐT Địa lí học của các khóa tuyển sinh trước, thì CTĐT năm 2023 về

Trang 11

5

hoạt náo, du lịch MICE… Gộp một số học phần địa lí đại cương ở khối kiến thức cơ sở ngành Gộp và loại bỏ các học phần có sự trùng lặp về kiến thức Kế hoạch đào tạo được thay đổi, các học phần sắp xếp lại cho phù hợp, một số học phần liên quan đến nghề du lịch được bố trí học sớm hơn, theo hướng tạo hứng thú hơn cho sinh viên khi mới tiếp cận chương trình nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và logic của chương trình Đồng thời, người học vẫn được trang bị đầy đủ các khối kiến thức cơ bản của ngành Địa lí, đảm bảo đáp ứng được các vị trí việc làm linh hoạt trong lĩnh vực Địa lí và du lịch

Bảng 1 Thông tin chung về chương trình đào tạo

1 Tên chương trình đào tạo

(tên tiếng Việt) Địa lí học (Chuyên ngành: Địa lí du lịch)

2 Tên chương trình đào tạo

(tên tiếng Anh): Geography (Major: Tourism geography) 3 Trình độ đào tạo: Đại học

5 Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy định hiện hành 6 Thời gian đào tạo: 4 năm

7 Loại hình đào tạo: Chính quy 8 Số tín chỉ yêu cầu: 130 tín chỉ

13 Điều kiện tốt nghiệp:

Tích lũy đủ số tín chỉ theo chương trình, đạt chứng chỉ giáo dục thể chất, quốc phòng, ngoại ngữ, tin học

14 Văn bằng tốt nghiệp: Bằng Cử nhân

Trang 12

6 15 Vị trí việc làm:

- Làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Làm việc cho các dự án, các tổ chức phi chính phủ, các khu bảo tồn liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và phát triển du lịch

- Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, làm chuyên viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến Địa lí và du lịch

- Làm cán bộ chuyên trách tại các Sở, ban ngành liên quan đến công tác dân số, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Làm giáo viên Địa lí tại các trường phổ thông (sau khi tích lũy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) 16 Khả năng nâng cao trình độ: Có thể học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ cùng chuyên

- Ngành Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) trường Đại học Sư Phạm TP HCM

18 Thời điểm cập nhật bản

chương trình đào tạo: 07/2021

Tầm nhìn và sứ mạng của khoa Địa lý

Tầm nhìn: Đến năm 2030 Khoa Địa lý sẽ trở thành một đơn vị của trường Đại

học Sư phạm trọng điểm cấp quốc gia, các chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế, tham gia tích cực vào công tác đào tạo và NCKH và bồi dưỡng giáo viên phổ thông trên khắp cả nước

Sứ mạng: Khoa Địa lý - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là đơn vị

đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Địa lí, cán bộ khoa học có chất lượng gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực địa lý tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và phương pháp dạy học Địa lí, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Mục tiêu đào tạo của Khoa: Mục tiêu đào tạo của Khoa Địa lý là đào tạo nguồn

nhân lực có chất lượng, có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp để đảm nhận việc nghiên cứu và giáo dục Địa lí, có khả năng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế liên quan đến khoa học xã hội, nhân văn và du lịch, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội

Trang 13

7

Đối với khoa học: sáng tạo và tự do học thuật; đối với công tác đào tạo: chất lượng

hàng đầu; đối với công tác quản lí: chuẩn mực và khách quan; đối với giảng dạy: kiến tạo tri thức và định hướng khởi nghiệp; đối với người học: tôn trọng năng lực cá nhân và tinh thần tập thể; đối với đồng nghiệp: chân thành và đoàn kết; đối với cộng đồng: cống hiến và phục vụ

II Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng trở thành trường Sư

phạm trọng điểm Quốc gia, đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn chất lượng khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực mũi nhọn; tham vấn có hiệu quả các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo

III Sứ mạng

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khu vực miền Trung - Tây Nguyên

C MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives – POs)

1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Địa lí học (Chuyên ngành Địa lí du lịch) của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là đào tạo người học trình độ cử nhân có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến địa lí du lịch và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đảm nhận được các vị trí việc làm trong lĩnh vực Địa lí và du lịch, có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy sau khi tích lũy được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời

2 Mục tiêu cụ thể

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đào tạo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) có:

- PO1: Kiến thức cơ bản về khoa học chính trị - pháp luật, khoa học xã hội -

Trang 14

8

nhân văn và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Địa lí du lịch phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập suốt đời

- PO2: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Địa lí học (chuyên ngành Địa lí du lịch) tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:

 PLO1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội - nhân văn trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp

- PI 1.1: Thực hiện trách nhiệm công dân, tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

- PI 1.2: Áp dụng được kiến thức cơ bản của khoa học chính trị và pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch (ĐLDL)

- PI 1.3: Vận dụng được kiến thức khoa học xã hội và nhân văn để tiếp cận các vấn đề trong lĩnh vực Địa lí học và ĐLDL

 PLO2: Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch vào hoạt động chuyên môn

- PI 2.1: Sử dụng được các kiến thức Địa lí tự nhiên và Địa lí KTXH trong nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến Địa lí và du lịch

- PI 2.2: Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan đến du lịch trong công việc và trong hoạt động nghiên cứu

- PI 2.3: Đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch, phát triển du lịch, phát triển KT-XH địa phương

 PLO3: Phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Địa lí du lịch

trong các hoạt động nghề nghiệp

- PI 3.1: Áp dụng các kĩ năng địa lí (bao gồm kĩ năng bản đồ, Hệ thống thông tin Địa lí GIS, xử lí và phân tích số liệu, xây dựng hệ thống biểu đồ) trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

- PI 3.2: Vận dụng các kĩ năng nghiệp vụ trong quản lí các hoạt động du lịch (marketing du lịch, quy hoạch du lịch, quản trị kinh doanh các hoạt động du lịch)

Trang 15

9

- PI 4.3: Thực hiện được một phần công việc trong chương trình du lịch

- PI 4.4: Đánh giá được hiệu quả chương trình du lịch và đề xuất các biện pháp cải tiến

 PLO5: Sử dụng được ngoại ngữ và tin học trong hoạt động chuyên môn

- PI 5.1: Sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp du lịch,

đạt năng lực bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

- PI 5.2: Vận dụng linh hoạt kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào nghiên cứu Địa lí du lịch và hoạt động nghề nghiệp

 PLO6: Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm

- PI 6.1: Vận dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp du

- PI 8.1: Xây dựng đề cương nghiên cứu liên quan đến Địa lí và Địa lí du lịch - PI 8.2: Thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ vấn đề nghiên cứu

- PI 8.3: Triển khai các nghiên cứu Địa lí và Địa lí du lịch ngoài thực địa - PI 8.4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận

 PLO9: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp; tham gia phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp

- PI 9.1: Trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp du lịch

Trang 16

10

- PI 9.2: Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án du lịch vì cộng đồng

- PI 9.3: Thể hiện tinh thần khởi nghiệp gắn với chuyên môn Địa lí du lịch

III Ma trận Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Bảng 2 Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu của CTĐT (POs)

Chuẩn đầu ra của CTĐT (PLOs)

Mục tiêu chung: Đào tạo người học trình độ cử nhân có năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ liên quan đến địa lí du lịch và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đảm nhận được các vị trí việc làm trong lĩnh vực Địa lí và du lịch, có khả năng nghiên cứu khoa học, tinh thần

khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời Mục tiêu cụ thể:

pháp luật, khoa học xã hội - nhân văn và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Địa lí du lịch phục vụ nghiên cứu và học tập suốt đời

X X

Bảng 3 Ma trận thể hiện sự tương thích giữa POs, PLOs và PIs.

PI 1.1 Thực hiện trách nhiệm công dân, tuân thủ

đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

PI 1.2 Áp dụng được kiến thức cơ bản của khoa

học chính trị và pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch

PI 1.3: Vận dụng được kiến thức khoa học xã hội

và nhân văn để tiếp cận các vấn đề trong lĩnh vực Địa lí học và Địa lí du lịch

Trang 17

11

việc và trong hoạt động nghiên cứu

PI 2.3 Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải

pháp phục vụ quy hoạch, phát triển du lịch, phát triển KTXH địa phương

PLO7: Thể hiện tư

duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức tạp

PI 7.1 Lập luận và bảo vệ được các sản phẩm

nghiên cứu và thực hành Địa lí du lịch

PI 7.2 Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong quá

trình làm việc tại các tuyến, điểm du lịch và cơ sở

PI 8.4 Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận

PI 9.1 Trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,

đặc biệt các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp du lịch

PI 9.2: Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án du lịch vì cộng đồng

PI 9.3 Thể hiện tinh thần khởi nghiệp gắn với chuyên môn Địa lí du lịch

PI 2.1 Sử dụng được các kiến thức Địa lí tự nhiên

và Địa lí kinh tế - xã hội (KTXH) trong nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến Địa lí và du lịch

PI 2.2 Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành

và chuyên ngành liên quan đến du lịch trong công việc và trong hoạt động nghiên cứu

PI 2.3 Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải

pháp phục vụ quy hoạch, phát triển du lịch, phát triển KTXH địa phương

PI 3.1 Áp dụng các kĩ năng chuyên ngành Địa lí

(xây dựng bản đồ, biểu đồ, Hệ thống thông tin Địa lí GIS, xử lí và phân tích số liệu) trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

PI 3.2 Vận dụng các kĩ năng nghiệp vụ trong quản

Trang 18

12

nghiệp

lí các hoạt động du lịch (marketing du lịch, quy hoạch du lịch, quản trị kinh doanh du lịch)

PI3.3 Rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ du lịch

bao gồm nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn du lịch,

tổ chức sự kiện du lịch và các lĩnh vực liên quan

PLO5: Sử dụng

được ngoại ngữ và tin học trong hoạt động chuyên môn

PI 5.1 Sử dụng ngoại ngữ đạt năng lực bậc 3 theo

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp du lịch

PI 5.2 Vận dụng các kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào nghiên cứu Địa lí du lịch và hoạt động nghề nghiệp

PI5.3 Sử dụng được các phần mềm hệ thống

thông tin địa lí (GIS), các phần mềm nghiệp vụ du lịch và các công cụ xử lý thống kê trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

PLO7: Thể hiện tư

duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức tạp

PI 7.1 Lập luận và bảo vệ được các sản phẩm

nghiên cứu và thực hành Địa lí du lịch

PI 7.2 Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong quá

trình làm việc tại các tuyến, điểm du lịch và cơ sở

PI 8.4 Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận

PI 9.1 Trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,

đặc biệt các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp du lịch

PI 9.2: Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, các dự án du lịch vì cộng đồng

PI 9.3 Thể hiện tinh thần khởi nghiệp gắn với chuyên môn Địa lí du lịch

Trang 19

hoạch du lịch, quản trị kinh doanh du lịch)

PI3.3 Rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ du lịch

bao gồm nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn du lịch,

tổ chức sự kiện du lịch và các lĩnh vực liên quan

phân tích nhu cầu thị trường du lịch

PI 4.2 Lập kế hoạch cho một chương trình du lịch

cụ thể

PI 4.3 Thực hiện được một phần công việc trong

chương trình du lịch

PI 4.4: Đánh giá được hiệu quả chương trình du lịch và đề xuất các biện pháp cải tiến

PLO5: Sử dụng

được ngoại ngữ và tin học trong hoạt động chuyên môn

PI 5.1 Sử dụng ngoại ngữ đạt năng lực bậc 3 theo

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp du lịch

PI 5.2 Vận dụng các kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào nghiên cứu Địa lí du lịch và hoạt động nghề nghiệp

PI5.3 Sử dụng được các phần mềm hệ thống

thông tin địa lí (GIS), các phần mềm nghiệp vụ du lịch và các công cụ xử lý thống kê trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

PI 7.1 Lập luận và bảo vệ được các sản phẩm

nghiên cứu và thực hành Địa lí du lịch

PI 7.2 Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong quá

trình làm việc tại các tuyến, điểm du lịch và cơ sở

Trang 20

14

du lịch trên thực địa

PI 8.4 Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận

PI 1.1 Thực hiện trách nhiệm công dân, tuân thủ

đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

PI 1.2 Áp dụng được kiến thức cơ bản của khoa

học chính trị và pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Địa lí học và chuyên ngành Địa lí du lịch

PI 1.3: Vận dụng được kiến thức khoa học xã hội

và nhân văn để tiếp cận các vấn đề trong lĩnh vực

PI 3.1 Áp dụng các kĩ năng chuyên ngành Địa lí

(xây dựng bản đồ, biểu đồ, Hệ thống thông tin Địa lí GIS, xử lí và phân tích số liệu) trong nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp

PI 3.2 Vận dụng các kĩ năng nghiệp vụ trong quản

lí các hoạt động du lịch (marketing du lịch, quy hoạch du lịch, quản trị kinh doanh du lịch)

PI3.3 Rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ du lịch

bao gồm nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn du lịch,

tổ chức sự kiện du lịch và các lĩnh vực liên quan

PI 7.1 Lập luận và bảo vệ được các sản phẩm

nghiên cứu và thực hành Địa lí du lịch

PI 7.2 Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong quá

trình làm việc tại các tuyến, điểm du lịch và cơ sở

PI 8.4 Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các báo cáo, tham luận

Trang 21

15

IV Đối sánh CĐR chương trình đào tạo với Khung trình độ quốc gia trình độ quốc gia Việt Nam, trình độ đại học (Bậc 6):

Bảng 4 Ma trận đối sánh chuẩn đầu ra CTĐT với Khung trình độ quốc gia Việt Nam

KN2: Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác KN3: Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc

TCTN1: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu

Trang 22

công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công

KN4: Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm KN5: Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ

V Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học 1 Cơ hội việc làm

Ngành du lịch đang mở ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng và phong phú, bao gồm bộ phận điều hành tour, trung tâm thông tin du lịch, quản trị hành chính văn phòng, hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn du lịch trong các tổ chức phi chính phủ, chuyên viên tổ chức sự kiện, teambuilding… hay công việc quy hoạch dự án trong mảng du lịch cộng đồng, chuyên viên tổ chức sự kiện tại các công ty sự kiện – quảng cáo truyền thống, các vị trí liên quan đến nhóm ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng Ngoài ra, có thể giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, làm chuyên viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến Địa lí và du lịch, cán bộ chuyên trách tại các Sở, ban ngành liên quan đến công tác dân số, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Người học cũng có thể làm giáo viên Địa lí tại các trường phổ thông (sau khi tích lũy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)

2 Khả năng học tập sau đại học

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc ngành gần trong hệ thống các Trường đại học có đào tạo về du lịch

VI Tiêu chí tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp 1 Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG năm 2021

Trang 23

17

tượng khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phương thức 5: Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng Cụ thể:

 Nhóm 1: Học sinh đạt giải khuyến khích tại các kỳ thi HSG Quốc gia, KHKT cấp Quốc gia thuộc các năm 2019, 2020, 2021

 Nhóm 2: Học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2019, 2020, 2021

 Nhóm 3: Học sinh đạt giải tại kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2019, 2020, 2021

 Nhóm 4: Học sinh học trường THPT chuyên

 Nhóm 5: Học sinh giỏi liên tục 2 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12

 Nhóm 6: Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển)

Năm 2021, ngành Địa lí học tuyển sinh theo tổ hợp C00, D15 Khối D15 là một trong những khối thi Đại học mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong những năm gần đây Khối thi này là sự kết hợp giữa khối C và khối D truyền thống bao gồm 3 môn thí chính: Ngữ Văn + Địa lí + Tiếng Anh.

2 Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: 1 Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ (130 TC) và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

2 Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

3 Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập

VII Chiến lược giảng dạy và học tập 1 Chiến lược giảng dạy

Giảng viên được khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến để giúp sinh viên học tập Thông qua phương pháp dạy học, các giảng viên giúp sinh viên giải quyết các vấn đề thực tế và nâng cao kinh nghiệm của bản thân Trong dạy học phát

Trang 24

18

triển năng lực, các nhà thiết kế chương trình đã đưa ra nhiều chiến lược về nội dung và kinh nghiệm học tập, gồm có các tiêu chí sau đây:

Sự đa dạng: giảng viên cung cấp cho người học các loại hình thức hoạt động học tập khác nhau

Sự lựa chọn: sự linh hoạt trong việc lựa chọn cách tiếp cận kiến thức giúp người học cá nhân hóa trải nghiệm học tập theo những cách có lợi cho họ Sinh viên có thể lựa chọn đọc tài liệu trên lớp, học trực tuyến, xem video tham khảo…

Sự tương tác: vai trò của tương tác đối với việc hình thành nhân cách của người học là rất quan trọng Sự tương tác của giảng viên khiến học sinh không cảm thấy bị cô lập, bỏ rơi trong quá trình học tập, phát triển được các ý tưởng và thể hiện được ý tưởng của bản thân

Sự kiểm soát: Các hoạt động dạy học được thiết kế để kiểm soát được quá trình học tập và khuyến khích sự độc lập và tự chủ của sinh viên

Sự hứng thú: Dạy học phát triển năng lực khuyến khích người học tham gia vào quá trình học tập và có thể giúp sự kiên trì khi họ cảm thấy nản lòng, hoặc bị phân tâm bởi trải nghiệm học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống

2 Chiến lược học tập

Sinh viên được khuyến khích tập trung và đầu tư vào các chiến lược học tập sau đây:

Tự khám phá tri thức: Người học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tư liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể

• Ghi nhớ kiến thức: sử dụng phương pháp học tập nhấn mạnh hiểu biết hơn là trí nhớ sẽ giúp người học nhớ kiến thức lâu hơn

• Nhận biết mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới: chất lượng học tập luôn luôn đòi hỏi người học phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

• Sáng tạo: một người học đạt chất lượng phải biết nhận ra mối quan hệ giữa khối kiến thức của người khác đã học với kinh nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với những gì mình đã được học trước đó để hình thành nên những nhận thức mới

• Sự say mê học hỏi: việc học tập đạt chất lượng khi người học có quan điểm học tập suốt đời

Trang 25

D CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I Cấu trúc chương trình đào tạo

Cấu trúc CTĐT được chia thành 2 khối kiến thức, trong đó có các học phần bắt buộc và học phần tự chọn với số tín chỉ trong mỗi khối được cho trong Bảng 6

III Khối kiến thức Nghiệp vụ Sư phạm (đối với Khối ngành Sư phạm)

Ghi chú: Chương trình trên chưa bao gồm các học phần bắt buộc về Giáo dục thể

chất, Giáo dục quốc phòng - An ninh và Ngoại ngữ

II Nội dung chương trình đào tạo theo các khối kiến thức 2.1 Khung chương trình đào tạo

Bảng 8 Khung chương trình đào tạo

Trang 26

CHƯƠNG TRÌNHĐàotạo

Ngành: Địa lí học Chuyên ngành: Đĩa li du lịch Khóa: 2023Trinh độ: Đại học Hình thửc đào tạo: Chinh quy

(ban hành kim theo Quyết đinh ỉổ ìff~/ỌO-ĐHSP ngàyữ / f~'2023 cùa Hiệu trướng)

221321901Kinh tế chinh 61 Mác ■ l.ênin 2 1.5 05 0 21231902 321221903Chú nghĩa xi hồi khoa học21.50.5021321901

421221904 Licit sứ Ding Cộng sin V iột Nam 2 1.5 05 0 21221903 521321922 Tu tường Hồ Chi Mmh 2 1.5 0 5 0 21221904

800101265 GUo dục thẻ chít 1 (1) (0)(I)(0)

900101266 Giko dục thé chit 2 (1) (0) (1) (0) 1000101267 Giáo due the chất 3 (1) (0) (1) _<?). 1100)01268 Giáo due thẻ chít 4 (1) (0) (1) (0)

1431831421l.jch sử vin minh thí giới 3 3 0 0

1731931003Dịu li tự nhiên dai cương33001831931004 Đia II kinh tỉ - x« hửi dại cương3300

1931921059 Quân II nhi nươc về du lích2200316215492031621006 Tu duy sáng tạti và khới nghiệp2110

2131931005 Đta II tự nhiỉn Thí giới3300319310032231921060 Đ|i u tự nhiỉn Việt Nam 12200319310052331921061Dịa II lu nhiỉn việt Nam 22200319210602431931141Đĩa H kinh tí - xâ hội thể giới330031931004*2531921036 Địa li kinh tè - xỉ hội Việt Nam 12200319311412631921063Đia li kinh tẻ - xỉ hởi Việt Nam 2 2 2 0 0 31921036 2731921064 Đja II vin hóa Việt Nam2200317310912831931175Dịa II du 1 ịch thố giới 3 3 0 0 31921912 2931931176Diu lĩ du hch Viẻt Nam330031931008*3031921169 Đĩa danli học vỉ địa danh Việt Nam2200

3131931065 Hẻ thống thõng tin di> li trong du Itch3102312218853231931066 Phương pháp nghiên cứu khoa hoe chuyên ngành Dia lĩ du Itch3210

Trang 27

TRƯỚNG khoaHiỆU TRƯỞNG

- Phái tích lũy tối thiều 130 tin chi, trong đó bao gầm lất cà các học phan bắt buộc (không tinh các học phán Giáo dục Thề chắt, Giáo due Quẩc phàng vào tổng tin chí tích lũy toàn khóa học).

- Học phân tiên quyết là Học phẩn có gắn dấu *

5131921219 Du Itch bún dáo Viịl Nam 2 2 'o _0_

Học phin tychvn bit buộc (phái chọn 6/12 tín chl) 120 _ 12

31931028 Chuyên đế tắt nghiệp 1 Phát triển vá khai thác sán phẩm du hch

~65 31931030 Chuyin tú tắt nghiịp 2: ĨIỈ chức linh thồ du lích303 o’

TÚNG SÒ TÍN CHỈ CỦA CHƯƠNG TRÍNH ĐÀO TẠO1541023914

Trang 28

DẠIHỌCĐÀ NẪNGCỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC sưPHẠMDẠc lài' -Tự do - Hanhphúc

KÍ: HOẠCH i)ÃO TẠO

Ngành: Địa 11 học Chuyên ngành: Địa lỉ đu lịch Khóa: 2023Trình đỏ: Dặi học Hỉnh thức dáo lao: Chính quy

(ban hành kèm theo Quyit đinh sổ Tĩ\7QD-ĐHSP ngàyỊÍ/ Ị~72023 cùa Htfu trường)

Cơsở vin hóa Viột Nam3210

31831421Lịch sửvin minh thề giới 3 3 0 0 31931003Đĩalitựnhiênđoi cương3300

131931004Địali kinh tế -xí hội dệi cưtmg3300

Tống tin chỉ trong bọc kỳ171421

21321901Kinh tề chính trj Mầc - l.ỏnm21505021231902

Phươngphảp nghiên cứu khoa học chuyênngầnh Địa lídul|ch Thưc đtaDia li du lịch

Trang 29

21321922Tutưởng Hồ Chí Minh2150.5021221904 - — 31931617TÓ chúc5ựki<n du lích3 "l 2_0

31941015 Thiếtkề vi điíuhành chuông trinh du lích 4 2 i 0- —

31921068ứng dụng cởng nghi thông tin trong du lích21_01 _ _ _

31621006Tư duy sing tao V* khới nghiệp2_Ị_10 .

Học phintự chọn bit hope (phảichf>n 6/12tin chí) 120120

31961081 Khóa luân lồl nghiệp 6 0 6 0 - _

Chuyin đề fổl nqhiệpĩ: Phát triển và khai thái: !iàn phàm du Itch 303

ling tinchỉtronghọcky160124

-Phái rich lũy tối thiểu 130 tin chi trong đó bao gôm ứt cà các học phần bất buộc (thông tinh các học phân Giáo due Thi chất Giáo dục Quốc phàng vào tông tín chi tích lữy toàn khóa học)

-Học phẩn tiin quyết là Học phẩn có gắn dấu *

23

Trang 30

24

III Sơ đồ cây chương trình đào tạo (danh sách các học phần được hệ thống hóa theo các khối kiến thức và trình tự học)

Trang 31

25

I Quy trình đào tạo

CTĐT được cấu trúc theo hệ thống tín chỉ, quá trình đào tạo tuân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Sư pham Thời gian đào tạo trong 4 năm Mỗi năm học gồm hai học kỳ chính (từ giữa tháng Tám đến cuối tháng Sáu) và học kỳ hè (từ đầu tháng Bảy đến giữa tháng Tám) Theo lộ trình được thiết kế, sinh viên được học các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản và cơ sở ngành từ học kỳ 1 đến học kỳ 3, các kiến thức chuyên ngành được học trong 5 học kỳ tiếp theo của kế hoạch đào tạo

Sinh viên phải hoàn thành tất cả các học phần bắt buộc cũng như số học phần tự chọn theo yêu cầu của CTĐT, tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu là 130TC với điểm trung bình tốt nghiệp từ 2,0 (đối với thang điểm 4)

II Cách thức đánh giá và công cụ đánh giá 1 Đánh giá kết quả học tập

Cuối mỗi học kỳ, trường sử dụng 4 tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Khối lượng học tập đăng ký, điểm trung bình chung học kì, khối lượng kiến thức tích lũy, điểm trung bình chung tích lũy

1.1 Khối lượng học tập đăng ký là tổng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kì, gồm cả học phần học lần đầu và học từ lần thứ 2 trở đi;

1.2 Điểm trung bình chung học kì là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký trong học kì Trọng số của mỗi học phần là số tín chỉ tương ứng của học phần đó;

1.3 Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm xét;

1.4 Khối lượng kiến thức tích lũy là tổng số tín chỉ của các học phần đã tích lũy được tính từ đầu khóa học

2 Đánh giá học phần

2.1 Tùy theo đặc điểm của mỗi học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào điểm thi kết thúc học phần và các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm chuyên cần; điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành/ thí nghiệm; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểu luận

Trang 32

26

Điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp, có trọng số là 50% Hình thức thi kết thúc học phần có thể là viết (trắc nghiệm, tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, thực hành, hoặc kết hợp các hình thức này

2.2 Việc lựa chọn hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của điểm đánh giá bộ phận và cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần được quy định trong đề cương chi tiết học phần khi xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo và phải được Hiệu trưởng phê duyệt Ở buổi học đầu tiên của lớp học phần, giảng viên công bố đề cương chi tiết cho sinh viên Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận

2.3 Kiểm tra giữa kì: Giảng viên phụ trách lớp học phần bố trí kiểm tra giữa kì trong buổi học của lớp học phần, theo kế hoạch đào tạo năm học đã được Hiệu trưởng phê duyệt

2.4 Thi kết thúc học phần

- Sinh viên vắng quá 20% thời gian học của lớp học phần thì giảng viên dạy lớp học phần có thể xem xét quyết định không cho dự thi kết thúc học phần

- Lịch thi kết thúc học phần do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục ban hành; phải đảm bảo thời gian ôn thi bình quân ít nhất 2/3 ngày cho mỗi tín chỉ

- Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với chuẩn đầu ra và nội dung học phần đã quy định trong chương trình Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định hiện hành của Trường

3 Phương pháp đánh giá học phần

Tùy theo đặc điểm của mỗi học phần, giảng viên sử dụng các phương pháp đánh giá sau:

- Đánh giá chuyên cần: Đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập, sáng

tạo của người học (điểm danh sự có mặt của người học, ý thức, thái độ trong việc chuẩn bị bài, tham gia thảo luận, xây dựng bài của người học trên lớp)

- Đánh giá bài tập: Đánh giá mức độ hoàn thành của sinh viên đối với các bài tập

được giảng viên giao liên quan đến bài học ở trong và sau giờ lên lớp Những bài tập này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm và cho điểm trên cơ sở những tiêu chí đã được thông báo từ trước

- Nhóm phương pháp kiểm tra viết: Phương pháp kiểm tra viết gồm bài kiểm tra

dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắc nghiêm khác quan

Đối với phương pháp kiểm tra viết Tự luận, sinh viên được yêu cầu trả lời một số

câu hỏi, bài tập hoặc ý kiến cá nhân về các câu hỏi liên quan đến các yêu cầu tiêu chuẩn của học phần, khóa học Phương pháp kiểm tra này được chia thành hai loại:

Trang 33

27 viết đúng

- Đánh giá thí nghiệm/ thực hành: Sinh viên được đánh giá dựa trên các tiêu chí

về mức độ thảo luận và chia sẻ; mức độ thực hiện đúng các thao tác, quy trình; kết quả thực hành/ thí nghệm; Báo cáo thực hành/ thí nghiệm

- Đánh giá Thuyết trình: Sinh viên được yêu cầu làm việc cá nhân hoặc làm việc

theo nhóm và thuyết trình kết quả trước các sinh viên khác Hoạt động này ngoài đánh giá mức độ đạt được của sinh viên về những kiến thức chuyên biệt còn đánh giá được mức độ phát triển các kĩ năng như giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm Các học phần được xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoặc rubrics tương ứng với các chuẩn đầu ra học phần

- Đánh giá Vấn đáp:

Sinh viên được đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, câu hỏi và câu trả lời trực tiếp Phương pháp này được sử dụng trong một số khóa học để đánh giá năng lực tổng thể của sinh viên bao gồm kiến thức và kĩ năng giao tiếp, thuyết trình Các học phần sử dụng các rubrics vấn đáp để đánh giá nhằm đảm bảo tính chính xác và công bằng đối với người học

- Đánh giá làm việc nhóm:

Đánh giá công việc nhóm được sử dụng khi thực hiện các hoạt động giảng dạy nhóm và được sử dụng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Rubric đánh giá đối với sản phẩm, khả năng thuyết trình của nhóm và rubric tự đánh giá làm việc nhóm cho các đối tượng thuộc nhóm tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng Các rubrics đánh giá được công bố trong cuốn chương trình đào tạo

- Đánh giá Tiểu luận/ Bài tập lớn:

Tiểu luận là viết báo cáo về một vấn đề của một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm để rút ra những kết luận, những đóng góp ý kiến, những đề xuất giải pháp để có thể thực hiện hay cải tiến được vấn đề đã nêu ra Đánh giá tiểu luận bao gồm đánh giá về Cấu trúc, Nội dung, Kết luận và Hình thức trình bày

- Đánh giá Sản phẩm:

Phương pháp đánh giá kết quả học tập thông qua các sản phẩm của người học đã thực hiện được, thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện ở việc hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả Các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm là rất

Trang 34

28

đa dạng Đánh giá sản phẩm được dựa trên ngữ cảnh cụ thể của hiện thực

- Đánh giá Kiến tập sư phạm:

Đánh giá kết quả Kiến tập sư phạm trên cơ sở các tiêu chí về Tìm hiểu thực tế giáo dục; Kiến tập giảng dạy và Kiến tập chủ nhiệm Các nội dung đánh giá được xác định các tiêu chí cụ thể theo các rubrics đánh giá

- Đánh giá Thực tâp sư phạm:

Đánh giá kết quả Thực tập sư phạm dựa trên cơ sở các tiêu chí về Thực tập giảng dạy, Thực tập chủ nhiệm và Kết quả dự giờ giảng dạy của giáo sinh cùng nhóm chuyên môn Các nội dung đánh giá được xác định các tiêu chí cụ thể theo các rubrics đánh giá

- Đánh giá Thực tập tại cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp:

Kết quả Thực tập tại cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các tiêu chí về Chấp hành nội quy của đơn vị; Thái độ làm việc; Kiến thức, kỹ năng thu nhận và đánh giá báo cáo thực tập tại doanh nghiệp Các nội dung đánh giá được xác định các tiêu chí cụ thể theo các rubrics đánh giá

- Đánh giá Khóa luận/ Luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá Khóa luận/ Luận văn tốt nghiệp dựa trên các tiêu chí về Hình thức báo cáo; Chất lượng báo cáo; Chất lượng bảo vệ Các nội dung đánh giá được xác định các tiêu chí cụ thể theo các rubrics đánh giá Đánh giá Khóa luận/ Luận văn tốt nghiệp được thực hiện bởi Hội đồng chấm Khóa luận/ Luận văn tốt nghiệp do Hiệu trưởng ký Quyết định thành lập Số thành viên của hội đồng là 3 hoặc 5 hoặc 7 người, trong đó có Chủ tịch và Thư ký

4 Cách tính điểm học phần

4.1 Điểm đánh giá học phần bao gồm Đánh giá quá trình và đánh giá cuối kì Điểm đánh giá bộ phận (điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kì, bài tập, tiểu luận…) và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một số lẻ thập phân Trong đó:

- Đối với các học phần lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, học phần thực tập giáo trình, thực tế: Điểm học phần bao gồm các điểm bộ phận (Bài tập ngắn trên lớp, chuyên cần, tiểu luận, thực hành…) Việc lựa chọn hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của điểm đánh giá bộ phận và cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần được quy định trong đề cương chi tiết học phần; Điểm kiểm tra giữa kỳ (bắt buộc) với trọng số là 0,3 và Điểm thi kết thúc học phần (bắt buộc) với trọng số là 0,5 Tùy theo từng học phần các trọng số Điểm bộ phận có thể thay đổi cho phù hợp

- Đối với các học phần thí nghiệm, thực hành: Điểm bộ phận là điểm đánh giá

Trang 35

29

thái độ làm việc với trọng số 0,2; Điểm bảo vệ với trọng số 0,6

- Đối với Khóa luận/ Luận văn: Điểm đánh giá là trung bình cộng các điểm của các thành viên hội đồng, người phản biện và người hướng dẫn (gọi chung là các điểm thành phần) Các điểm thành phần theo thang điểm 10 hoặc có phần lẻ với khoảng cách tối thiểu là 0,25 Điểm đánh giá cuối cùng lấy một số lẻ thập phân và được quy đổi sang thang điểm chữ

4.2 Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận, điểm thi cuối kì của học phần nhân với trọng số tương ứng Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

Bảng 10 Thang điểm đánh giá

Trang 36

Học phần Triết học Mác – Lênin là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức đại cương trong chương trình; cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác-Lênin; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác; giúp người học nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin Nội dung của học phần được cấu trúc gồm 3 chương Chương 1 Khái luận về triết học và triết học Mác – Lênin Chương 2, chủ nghĩa duy vật biện chứng Chương 3, chủ nghĩa

Kinh tế Chính trị Mác-Lênin là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức đại cương trong chương trình đào tạo Nội dung của học phần gồm 6 chương Chương 1 bàn về quá trình ra đời và phát triển của kinh tế chính trị, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin Từ chương 2 đến chương 6 trình bày những nội dung kiến thức cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin, cụ thể như: Hàng hóa, thị trường, cạnh tranh, độc quyền, các chủ thể và sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin và là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân Môn học khái quát về quá trình ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học, làm rõ những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, gồm: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ; Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ; Vấn đề dân tộc, Tôn giáo, Gia đình trong chủ nghĩa xã hội

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương nằm trong chương trình đào tạo Nội dung chủ yếu của học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1975 cho đến hiện nay) Qua đó, học phần giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vẫn dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác,

5

Tư tưởng

Minh

Học phần gồm có 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh; Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Về đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới

Trang 37

31

nâng cao của ba phần mềm thuộc bộ Microft Office là Word, Excel và Powerpoint Học phần này dành cho tất cả sinh viên của trường Đại học Sư phạm, trừ sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Sư phạm Tin học

7 Pháp luật đại cương

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của tất cả các ngành học Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật như: Nguồn gốc bản chất, chức năng, vai trò, hình thức, đặc trưng của Nhà nước và pháp luật; về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa Đồng thời giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Dân

Học phần cung cấp cho sinh viên khung kiến thức cơ bản về Xã hội học, một số lĩnh vực Xã hội học chuyên ngành Học phần gồm 5 chương, tương ứng với những kiến thức cơ bản về xã hội học Trong chương 1 và 2 sơ lược về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và lịch sử phát triển của xã hội học Chương 3 và 4 đi sâu vào các phạm trù, một số lịch vực xã hội học chuyên ngành Chương 5 cung cấp những phương pháp nghiên cứu xã hội học

9

văn minh thế giới

Học phần Lịch sử văn minh thế giới là học phần bắt buộc, thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Cử nhân Lịch sử Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về các nền văn minh của nhân loại như nền văn minh Bắc Phi và Tây Á; Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á; Hy Lạp, La Mã và Tây Âu thời cổ trung đại; nền văn minh công nghiệp và nền văn minh thế giới thế kỷ XX Đồng thời, học phần cũng rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các nội dung lịch sử văn minh thế giới, kỹ năng làm việc nhóm và sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho học tập, nghiên cứu và

Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương về văn hóa Việt Nam, cung cấp một cái nhìn toàn diện về khái niệm văn hóa học và văn hóa Việt Nam, hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng, tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam

11

Tổng quan du lịch

Học phần Tổng quan du lịch giới thiệu với người học những nội dung về lịch sử, đối tượng, nhiệm vụ, vai trò và các phương pháp nghiên cứu của du lịch Cung cấp cho người học những hiểu biết về khái niệm, những nguyên lý, nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch; Tài nguyên du lịch; Thị trường và kinh tế du lịch; Thống kê du lịch và du lịch bền vững

12

Quản lý nhà nước về du lịch

Quản lí nhà nước về du lịch cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các địa phương; Những nội dung của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hiện nay

Học phần còn sử dụng nhiều bài tập tình huống liên quan đến các lĩnh vực du lịch, giúp sinh viên chủ động, biết cách xử lý các khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến lĩnh vực du lịch

sáng tạo

Tư duy sáng tạo và Khởi nghiệp là học phần bắt buộc, cung cấp những kiến thức cơ bản về tư duy sáng tạo cho sinh viên khối ngành không chuyên kinh

Trang 38

tế Trên cơ sở những kiến thức và kĩ năng được hình thành trong quá trình học tập, sinh viên có thể vận dụng để giải quyết vấn đề chuyên môn một cách sáng tạo; đồng thời những kiến thức về khởi nghiệp giúp người học bước đầu nhận diện được ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực được đào tạo, cũng như tự tin trên hành trình lập nghiệp sau khi tốt nghiệp Nội dung chủ yếu gồm 2 phần là tư duy sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

14

Địa lí tự nhiên đại cương

Địa lí tự nhiên đại cương là học phần chuyên ngành Địa lí học, cung cấp những kiến thức về những vấn đề chung của khoa học Địa lí từ đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, lịch sử phát triển, đặc điểm, các vận động của Trái Đất và các hệ quả Địa lí do các vận động của Trái Đất tạo ra Học phần còn nghiên cứu các tổng hợp thể tự nhiên Đây là cơ sở để người học có thể học tập tốt những phần về Địa lí tự nhiên thế giới, Địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình đào tạo Bên cạnh đó, sinh viên có thể sử dụng những kiến thức về Địa lí tự nhiên vào thực tiễn công việc liên quan đến Địa lí du lịch như hướng dẫn viên du lịch, đánh giá các điều kiện tự nhiên để quy

Địa lí kinh tế - xã hội đại cương là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm Địa lí Đây là điểm khởi đầu, là phần “nhập môn” cho toàn bộ kiến thức địa lí kinh tế- xã hội, là cơ sở để sinh viên có khả năng tiếp thu phần khác như địa lí kinh tế- xã hội thế giới, địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam Học phần này xoay quanh các nội dung về mối quan hệ giữa môi trường địa lí và nền sản xuất xã hội, dân cư và đô thị hóa, về những vấn đề chung của nền kinh tế; về vai trò, đặc điểm phân bố và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

16

Địa lí tự nhiên Thế giới

Học phần Địa lí tự nhiên thế giới là học phần thuộc khối kiến thức đại cương được giảng dạy sinh viên ngành Địa lí học Trong cấu tạo chương trình, học phần này là học phần bắt buộc được giảng dạy vào học kỳ II Học phần bao gồm các kiến thức về các nhân tố hình thành tự nhiên, đặc điểm các hợp phần tự nhiên các khu vực Địa lí tự nhiên của các châu lục Với học phần này, sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về sự hình thành, đặc điểm các đại dương và các thể tổng hợp tự nhiên của mỗi châu lục gồm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và cảnh quan; đồng thời hình thành ở người học kỹ năng phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần để tạo nên địa tổng thể thông qua quá trình trao đổi vật chất và năng lượng

17

Địa lí tự nhiên Việt Nam 1

Học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình Sư Phạm Địa lí, với mục tiêu khái quát các điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam Để hoàn thành được nhiệm vụ của học phần này, sinh viên cần phải được trang bị các kiến thức về Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí tự nhiên các lục địa

Nội dung chính của học phần này bao gồm những vấn đề chung về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm các thành phần của tự nhiên Việt Nam bao gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật

18

Địa lí tự nhiên Việt Nam 2

Học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 được thiết kế tiếp nối học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 (phần khái quát) Học phần này tập trung vào vấn đề phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (phần khu vực), sau khi sinh viên đã hiểu rõ các vấn đề chung về tự nhiên Việt Nam cũng như đặc điểm các thành phần tự nhiên Việt Nam ở phần khái quát

Nội dung chính của học phần này bao gồm các quy luật phân hóa tự nhiên Việt Nam và các khu vực Địa lí tự nhiên Việt Nam Ở mỗi khu vực, các đặc điểm

Trang 39

Học phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới là học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành Địa lí học giúp người học nắm vững các kiến thức về bản đồ chính trị thế giới, sự phân bố không gian và một số đặc điểm chính của một số tổ chức kinh tế - xã hội trên thế giới, các nhân tố thúc đẩy, một số vấn đề ảnh hưởng để sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đặc điểm địa lí kinh tế, dân cư, xã hội, du lịch của thế giới, châu lục và một số quốc gia tiêu biểu nhằm giúp sinh viên hình thành được hệ thống kiến thức về kinh tế - xã hội và du lịch trên thế giới phục vụ cho nghề nghiệp du lịch, nghiên cứu, dạy học và học

Địa lí KTXHVN 1 là một môn học trong chương trình đào tạo của khoa Địa lí ở các trường Cao Đẳng, Đại học Còn ở trường THPT nó là một phần quan trọng trong chương trình Địa lí lớp 12 Học phần bao gồm các nội dung cơ bản sau: Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên- ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, Địa lí dân cư

Môn học này giúp sinh viên nắm được những vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, hiểu được thế mạnh, con đường phát triển kinh tế, cũng như những khó khăn, thách thức trong phát triển các ngành kinh tế cũng như các vùng kinh tế Vận dụng kiến thức của học phần để có thể tham gia tốt vào trong thực tiễn lao động sản xuất, trong công tác nghiên cứu và giảng dạy

Học phần Địa lí văn hóa Việt Nam là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở chuyên ngành Địa lí du lịch Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về Địa lí các vùng văn hóa Việt Nam theo góc nhìn không gian địa lý như một số vấn đề về phân vùng văn hóa Việt Nam; tổng quan địa lý, lịch sử, văn hóa Việt Nam; đặc trưng và sắc thái văn hóa của 6 vùng văn hóa Việt Nam: vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng văn hóa Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, vùng văn hóa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, vùng văn hóa Trường Sơn và Tây Nguyên, vùng văn hóa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Chính sự khác biệt về tự nhiên, phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam

23

Địa lí du

giới

Môn học Địa lí du lịch thế giới cung cấp cho người học các kiến thức tổng quan về du lịch và các vùng du lịch trên thế giới cũng như địa lý du lịch của

một số quốc gia Bên cạnh đó còn cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ

cấu tổ chức và tình hình hoạt động du lịch trên thế giới Trên cơ sở đó, người học có thể vận dụng vào các lĩnh vực liên quan đến việc làm cũng như nghiên cứu về du lịch và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế

24

Địa lí du lịch Việt Nam

Môn học trình bày những vấn đề lí luận và thực tiễn về: đối tượng, nhiệm vụ của địa lí du lịch; những khái niệm cơ bản trong địa lí du lịch; những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch Việt Nam: thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và những xu hướng phát triển du lịch; sự phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam gồm các điểm, tuyến, vùng

Môn học Địa danh học và Địa danh Việt Nam là khoa học nghiên cứu về địa danh, bao gồm nguồn gốc, ý nghĩa, sử dụng và phân loại chúng Cụ thể địa danh là tên gọi của các đối tượng trong tự nhiên, các công trình xây dựng, đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ gắn với đời sống con người, từ đó áp

Trang 40

dụng để giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và tên gọi của địa danh Việt Nam Hiện nay, địa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học

Hệ thống thông tin địa lí trong du lịch là học phần chuyên ngành được chia thành 2 phần Phần 1 đề cập đến hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần 2 trình bày ứng dụng GIS trong du lịch Nội dung về hệ thống thông tin Địa lí bao gồm tổng quan về GIS, cấu trúc cơ sở dữ liệu, thu thập dữ liệu và phân tích trong GIS Đối với nội dung về ứng dụng GIS trong du lịch, học phần tập trung vào những vấn đề chính như: tổng quan về ứng dụng GIS, ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về du lịch, xây dựng bản đồ chuyên đề du lịch, phân tích, truy vấn, tìm kiếm dữ liệu GIS về du lịch

Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Địa lí du lịch là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Địa lí học (Địa lí du lịch) Học phần này đề cập đến những kiến thức cơ bản của phương pháp luận nghiên cứu khoa học: khái niệm, ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu khoa học; Hệ thống các phương pháp nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lí du lịch; Cấu trúc và quy trình tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học Địa lí du lịch

28 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là học phần bắt buộc của ngành Địa lí học (chuyên ngành Điạ lí du lịch) Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tài nguyên du lich, cụ thể là những vấn đề chung; đặc điểm và phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch, tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và tìm hiểu một số tài nguyên du lịch ở Việt Nam Đây là cơ sở để người học có thể học tập tốt những học phần chuyên tiếp tiếp theo và là cơ sở để làm tốt công việc nghề nghiệp và nghiên cứu liên quan đến tài nguyên

Nội dung chính của học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức trên thực tế về các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại một số khu vực tiêu biểu của Việt Nam Sinh viên sẽ nhận biết được thực trạng phát triển của các tuyến du lịch, điểm du lịch và bước đầu tìm hiểu được cách thức tiến hành xác định và xây dựng các tuyến điểm du lịch và những việc cần phải làm trên thực tiễn Giáo dục cho sinh viên lòng yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm trước yêu cầu đổi mới của đất nước

Môn học Tiếng Anh chuyên ngành cung cấp cho người học những khái niệm, thuật ngữ đặc thù về ngành du lịch bằng tiếng Anh bằng những bài học được xây dựng theo chủ đề liên quan đến khoa học về du lịch, nhằm giúp cho người học có khả năng đọc hiểu được tài liệu du lịch và phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp

du lịch

Môn kinh tế du lịch là môn học tiếp nối các học phần như Nhập môn khoa học du lịch, tài nguyên du lịch Học phần này có mục tiêu là tiếp cận du lịch như một ngành kinh tế Nội dung của học phần này xoay quanh các vấn đề như bản chất, đặc điểm và những tác động của du lịch, cung cầu và mối quan hệ cung cầu trong du lịch, tính thời vụ của du lịch, các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế du lịch

g du lịch

Marketing du lịch là môn học cung cấp các kiến thức marketing căn bản, trang bị cho sinh viên những kiến thức về marketing du lịch, những kinh nghiệm thực tế về marketing du lịch và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại các doanh nghiệp du lịch Môn học giúp sinh viên có thể phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những rủi ro trong quá trình

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan