Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại bệnh viện trung ương thái nguyên

157 0 0
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

VŨ THỊ MAI ANH

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: KẾ TOÁN

THÁI NGUYÊN, 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ MAI ANH

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

NGÀNH: KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Nhung

THÁI NGUYÊN, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng ……năm 2022

Tác giả luận văn

Vũ Thị Mai Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại

Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn

của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giảng

viên hướng dẫn TS Trần Thị Nhung

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn Thêm nữa, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Thái Nguyên, tháng …… năm 2022

Tác giả luận văn

Vũ Thị Mai Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH ix

M Đ U 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ S LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 5

1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập 5

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp sự nghiệp y tế công lập 5

1.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập 18

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 58

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60

Trang 6

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 60

2.2 Phương pháp thu thập thông tin 60

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 60

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 60

2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin 61

2.4 Phương pháp phân tích thông tin 61

2.4.1 Phương pháp so sánh 61

2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả 61

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 62

2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 62 2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh tổ chức HTTTKT tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên63 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 64

3.1 Khái quát về Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 64

3.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên70 3.2.2 Thực trạng tổ chức thu nhận thông tin trong hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 74

3.2.3 Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 80

3.2.4 Thực trạng tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 86

3.2.5 Thực trạng tổ chức lưu trữ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 88

Trang 7

3.2.6 Thực trạng kiểm tra, kiểm soát thông tin trong hệ thống thông tin kế toán tại

Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 89

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 91

3.4 Đánh giá Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 100

3.4.1 Kết quả đạt được 100

3.4.2 Hạn chế 102

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 106

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 108

4.1 Định hướng, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 108

4.1.1 Định phướng phát triển của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 108

4.1.2 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 109

4.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 110

4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 112

4.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên112 4.2.2 Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin trong hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 114

4.2.3 Hoàn thiện tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 119

4.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát thông tin trong hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 123

4.3 Một số Kiến nghị 125

4.3.1 Đối với Cơ quan quản lý các cấp 125

4.3.2 Đối với bệnh viện 125

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA Đ Y ĐỦ TIẾNG VIỆT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lƣợng nhân lực bệnh viện giai đoạn 2018-2020 67

Bảng 3.2 Kết quả thu - chi và trích lập quỹ tại bệnh viện giai đoạn 2018-2020 68

Bảng 3.3 Kết quả khám chữa bệnh tại BV giai đoạn 2018-2020 69

Bảng 3.4 Nhu cầu thông tin Báo cáo kế toán tại bệnh viện Trung Ƣơng TN 93

Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn nhân lực kế toán tại Bệnh viện Trung Ƣơng Thái Nguyên 97

Bảng 3.6 Đánh giá sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán Bệnh viện Trung Ƣơng Thái Nguyên 98

Bảng 3.7 Đánh giá sự phối hợp thông tin giữa các bộ phận tại Bệnh viện 100

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Chu trình luân chuyển thông tin trong HTTTKT 19 Hình 1.2 Chu trình luân chuyển thông thông tin trong HTTTKT theo nghiên cứu

của tác giả 20 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Trung Ƣơng Thái Nguyên 64 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Trung Ƣơng Thái Nguyên 72 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 75 Hình 3.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu viện phí tại bệnh viện Trung Ƣơng Thái

Nguyên 78 Hình 3.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Bệnh viện

Trung Ƣơng Thái Nguyên 84

Trang 12

MỞ Đ U 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cơ chế tài chính mới, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nói chung và đối với các bệnh viện công lập nói riêng đã giúp cho các bệnh viện chủ động mở rộng các hoạt động để tăng nguồn thu, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN) Tổ chức hệ thống thông tin (HTTT) kế toán là công cụ để tổ chức quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài chính của đơn vị theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch đó Đồng thời giúp cho các Bộ, ngành quản lý tốt hơn các nguồn tài chính và đưa ra các chính sách, chiến lược đúng đắn trong việc phát huy và giữ gìn truyền thống lâu đời của Y học, góp phần mở rộng các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập Theo sau đó, chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị sự nghiệp cho tới nay đã được thay thế, trước đây các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006, và Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010, mới đây nhất, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán các đơn vị HCSN đã phản ánh khá đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đồng thời bổ sung các sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phù hợp hơn với chuẩn mực công quốc tế

Với điều kiện hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (ĐVSN-YTCL) phải nhanh chóng đổi mới các công cụ quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế HTTT kế toán là một trong những công cụ đắc lực cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời không chỉ phục vụ cho lãnh đạo bệnh viện thực hiện chức năng quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị một cách hiệu quả, giúp cho việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tình hình chấp hành chế độ tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn thu; mà còn cung cấp thông tin về tài chính cho các nhà tài trợ nhằm tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất Tuy nhiên, do nhiều năm phụ thuộc vào

Trang 13

nguồn tài trợ từ phía NSNN nên mọi hoạt động của các ĐVSN-YTCL phải tuân theo các quy định về sử dụng NSNN, không có tính chủ động và chính điều này đã làm cho HTTT kế toán tại các ĐVSN-YTCL kém linh hoạt, thông tin kế toán chủ yếu là phục vụ công tác báo cáo

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu nhất định trong mọi hoạt động Tuy nhiên, do khung pháp lý và các văn bản pháp quy về tài chính kế toán còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc thu thập, xử lý hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán và các báo cáo kế toán cho các nhà quản lý Tổ chức HTTT kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho việc quản lý các nguồn thu - chi của đơn vị hoàn thiện hơn Bởi vậy,

việc nghiên cứu đề tài "Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung

Ương Thái Nguyên" có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bức

xúc hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Mục tiêu chung:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên Góp phần nâng cao vai trò, chất lượng của công tác tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên một cách hiệu quả

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức HTTT kế

toán trong các ĐVSN-YTCL

+ Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Trang 14

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: Tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tại phạm vi Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

+ Về mặt thời gian: Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ năm 2018-2020; Số liệu sơ cấp được tác giả điều tra vào tháng 04-5/2021

+ Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức HTTTKT tại các bệnh viện công và thực trạng tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện

Trung Ương Thái Nguyên, cụ thể ở các nội dung: Tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức thu nhận thông tin trong HTTT kế toán; tổ chức xử lý dữ liệu cho HTTT kế toán; tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin kế toán; tổ chức lưu trữ thông tin trong HTTT kế toán; kiểm tra, kiểm soát thông tin trong HTTT kế toán

4 Đóng góp của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Tổng hợp các luận điểm khoa học về tổ chức HTTT kế toán

trong ĐVSN-YTCL Làm rõ sự cần thiết của về tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định trong bối cảnh hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức HTTT kế toán tại

Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên Qua đó, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế, đề ra giải pháp hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên góp phần quản lý chi phí trong đơn vị hiệu quả hơn, nâng cao sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vị

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, các nhà nghiên cứu có liên quan

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Trang 15

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vi sự nghiệp y tế công lập

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp sự nghiệp y tế công lập

1.1.1.1 Khái niệm

Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân Như vậy, bản chất hoạt động của các ĐVSNCL nói chung là hoàn toàn khác biệt so với các đơn vị khác Các đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm Các ĐVSNCL nhất thiết phải do Nhà nước ra quyết định thành lập, nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách

Theo Khoản 1, điều 2, chương 1 Nghị định số 85/2012/NĐ-CP:“Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế)

1.1.1.2 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ và cơ chế tài chính có ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại ĐVSN-YTCL

a Đặc điểm về hoạt động

Về quy chế tổ chức và hoạt động:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức và hoạt động mẫu do Bộ Y tế ban hành, các đơn vị sự nghiệp y tế

Trang 17

xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể nội dung mẫu của Quy chế tổ chức và hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn y tế

Về kế hoạch hoạt động chuyên môn:

Hàng năm, căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động, vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn:

a) Đối với đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, gồm các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và các chỉ tiêu, hoạt động dịch vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để đăng ký, làm cơ sở theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;

b) Đối với đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, gồm các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở năng lực phục vụ, ngân sách được giao và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và các chỉ tiêu, hoạt động dịch vụ (nếu có) Cơ quan quản lý cấp trên giao kế hoạch hoạt động phần ngân sách và nguồn thu sự nghiệp, còn các hoạt động dịch vụ do đơn vị tự xây dựng và đăng ký thực hiện

Đơn vị sự nghiệp y tế được chủ động quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này theo các quy định của pháp luật và phải bảo đảm các điều kiện về nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định để thực hiện và cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn, chất lượng

Đơn vị sự nghiệp y tế chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về toàn bộ các mặt hoạt động của đơn vị

Bộ Y tế xây dựng và ban hành các hướng dẫn về chuyên môn và quy trình kỹ thuật; quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu đối với các đơn vị y tế thuộc các lĩnh vực còn lại theo tuyến chuyên môn; quy định các nội dung, chỉ tiêu cơ bản trong kế hoạch hoạt động chuyên môn; xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn

Trang 18

b Đặc điểm về quản lý tài chính

+ Cơ chế tài chính đối với kinh phí chi thường xuyên:

Nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên của các ĐVSN-YTCL gồm có các nguồn sau: (i) Ngân sách nhà nước (đối với các đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4); (ii) Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ y tế; (iii) Nguồn thu từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; (iv) Từ phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; (v) Trích nộp của các cơ sở hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ; thu nhập được chia của các cơ sở nhận góp vốn liên doanh, liên kết… sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; (vi) Thu từ các hoạt động khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

(1) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ngoài bệnh viện phong, tâm thần) thuộc nhóm 3, nhóm 4

Do hiện nay, khoảng 70% số thu viện phí và BHYT thanh toán cho các bệnh viện là tiền thuốc, vật tư y tế người bệnh đã trực tiếp sử dụng trong quá trình điều trị, khoản thu này được thực thanh, thực chi theo giá mua vào và thực tế người bệnh đã sử dụng, nên về bản chất, khoản này chỉ là khoản thu hộ, chi hộ người bệnh, không tính lãi; chỉ còn khoảng 30% số thu là các dịch vụ, gồm tiền khám bệnh, tiền ngày giường và các dịch vụ như chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh, các xét nghiệm, các phẫu thuật, thủ thuật Riêng các bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện ở vùng miền núi, khó khăn, số thu từ các dịch vụ còn thấp hơn nhiều, có nơi chỉ được 15 đến 20%

Nếu tính toàn bộ tiền lương vào giá dịch vụ trong khi vẫn thực thanh, thực chi tiền thuốc và vật tư trong quá trình điều trị thì sẽ phải phân bổ tiền lương cho các dịch vụ, do đó các bệnh viện càng cung cấp được ít dịch vụ (do trang bị chưa đảm bảo, trình độ chuyên môn còn thấp, ) thì chi phí của dịch vụ càng cao, dẫn đến có tình trạng giá của bệnh viện tuyến dưới lại cao hơn bệnh viện tuyến trên, miền núi, vùng khó khăn cao hơn thành thị, không khuyến khích người dân khám, chữa bệnh ngay trên địa bàn, trong khi vẫn phải có các bệnh viện tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa để làm nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, khám, chữa bệnh cho nhân dân ngay tại địa bàn Vì vậy, ngân sách bảo đảm giai đoạn 2013-nay theo lộ trình sau:

Trang 19

(a) Năm 2013: Ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm như năm 2012 và kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp đặc thù chưa được tính vào giá dịch vụ y tế, kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách mới do Nhà nước quy định theo nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước quy định tại Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội;

(b) Giai đoạn 2014 – 2015: Ngân sách nhà nước bảo đảm:

– Chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

– Chi phí về tiền lương, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định hiện hành (sau đây gọi chung là Quỹ tiền lương cơ bản): Ngân sách đảm bảo 100% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến quận, huyện, 70% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện thuộc Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại;

(c) Giai đoạn 2016 – 2017: Ngân sách nhà nước bảo đảm 50% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến quận, huyện; các bệnh viện còn lại được kết cấu 100% Quỹ tiền lương cơ bản và chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

(d) Mức ngân sách hỗ trợ quy định tại Điểm (b), Điểm (c) nói trên là tính chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ, ngành, địa phương Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định mức bảo đảm cụ thể cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định mức bảo đảm cụ thể cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương quản lý

(2) Các đơn vị làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần: Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở số lượng đối tượng và mức chi cho các loại đối tượng đơn vị đã phục vụ

Trang 20

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức chi khám bệnh, chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần

(3) Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng, các trạm y tế xã: Ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, bao gồm:

– Tiền lương cơ bản, gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, các loại phụ cấp theo chế độ, các khoản đóng góp theo chế độ quy định, được xác định trên cơ sở số biên chế được cấp có thẩm quyền giao

– Chi phí để vận hành và bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị như: chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị phí, công tác phí, thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, mua sắm, thay thế công cụ, dụng cụ chuyên môn, chi cho công tác giám sát, kiểm tra, phòng chống bệnh dịch thường xuyên trên địa bàn do đơn vị được giao phụ trách

Khoản kinh phí này được tính và cấp theo từng nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao (giao việc-giao kinh phí), hoặc có thể phân bổ theo tiêu chí biên chế, theo tiêu chí dân số trên địa bàn do đơn vị phụ trách, có tính đến điều kiện tự nhiên, tình hình dịch bệnh Định mức phân bổ do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành đối với các đơn vị thuộc trung ương, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với các đơn vị thuộc địa phương

Đối với các khoản thu phí, lệ phí y tế dự phòng, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ khác thì mức thu được tính theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, kể cả tiền lương, phụ cấp theo quy định Các đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu (sau khi đã nộp ngân sách theo tỷ lệ quy định) và dự toán ngân sách được giao để chi cho các hoạt động chuyên môn, chi phí cho việc thu phí, lệ phí và tổ chức các hoạt động dịch vụ, số còn lại (nếu có) được sử dụng để chi thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ

(4) Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế chuyên ngành đặc thù (Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Dân số – kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Truyền thông giáo

Trang 21

dục sức khỏe; các đơn vị làm nhiệm vụ giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định y khoa; các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm dịch y tế quốc tế; trung tâm phòng, chống bệnh xã hội, các trung tâm khác thuộc hệ thống y tế: Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên đối với các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công

(5) Đối với đơn vị đang được xếp loại là đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi sang thực hiện theo nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì được xem xét, hỗ trợ một lần kinh phí vào năm đầu thực hiện chuyển đổi với mức tối đa bằng mức kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ cho đơn vị năm trước liền kề năm chuyển đổi

+ Cơ chế tài chính đối với chi đầu tư phát triển:

(1) Quy định nguồn vốn chi đầu tư phát triển đối với các đơn vị nhóm 1, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam, vốn vay các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có), vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, nhưng chỉ cho phép đơn vị được huy động để đầu tư cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phương thức trả lãi với lãi suất thỏa thuận tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay[3], từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật

(2) Đối với các đơn vị thuộc nhóm 2, 3 và 4: Về cơ bản nhà nước bảo đảm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để các đơn vị có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi, chức năng của đơn vị được giao Bộ Y tế sẽ quy định tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, danh mục, số lượng trang thiết bị tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp y tế phù hợp với quy mô và lĩnh vực chuyên môn y tế để làm căn cứ đầu tư (hiện nay đã có nhưng sẽ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển về khoa học, kỹ thuật y học) Nguồn vốn đầu tư từ: vốn đầu tư phát triển

Trang 22

tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)… theo quyết định của cấp có thẩm quyền, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, trường hợp vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ không đáp ứng được tiến độ của các dự án, công trình: đơn vị được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam, hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo quy định và được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để bổ sung nguồn vốn đầu tư nhằm sớm đưa dự án, công trình vào sử dụng; được sử dụng ngân sách chi đầu tư phát triển được giao những năm sau để trả nợ gốc vay

(3) Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong khuôn viên hiện có theo hình thức Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao (BT) thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 và Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Theo quy định tại điều 88 của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các quy định hiện hành của pháp luật, giá dịch vụ khám, chữa bệnh thực hiện nguyên tắc tính đúng, thu đủ chi phí phục vụ người bệnh, khoản nào nhà nước đã chi thì không thu, còn lại phải huy động sự đóng góp của người bệnh, thông qua BHYT và đóng góp trực tiếp của người dân, nhằm bảo đảm phần chi của Nhà nước và đóng góp của dân phải bằng chi phí bệnh viện đã bỏ ra để thực hiện dịch vụ, để bệnh viện có kinh phí để phục vụ và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ

– Các chi phí trực tiếp:

+ Chi phí về thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);

+ Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; + Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp; chi phí thuê nhân công thuê ngoài; Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ

Trang 23

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;

+ Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này

– Chi phí gián tiếp;

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện

+ Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới

+ Chi phí về tiền lương được tính theo nguyên tắc sau: Đối với những dịch vụ có đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được tính theo đơn giá tiền lương đã được phê duyệt Đối với những dịch vụ chưa được quy định đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ thì chi phí về tiền lương được tính trên cơ sở hao phí lao động và mức tiền lương bình quân để thực hiện dịch vụ

(4) Về thẩm quyền quy định giá dịch vụ y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập:

– Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; khung giá của từng loại bệnh, nhóm bệnh trong trường hợp thanh toán theo trường hợp bệnh, gồm 2 khung giá: Khung giá tính theo lộ trình nêu trên và Khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy

– Bộ Y tế quy định giá đối với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, các Bộ quy định giá đối với các bệnh viện do Bộ quản lý (hoặc áp dụng giá của bệnh viện cùng hạng tại địa phương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá đối với các bệnh viện thuộc địa phương quản lý

– Mức điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phù hợp

Trang 24

Riêng các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quyết định giá trong phạm vi khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí do liên bộ ban hành

Quản lý, sử dụng tài sản:

(1) Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được giao tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật

(2) Các tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo chế độ quy định, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp), từ nguồn vốn vay, vốn huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn thu, các hoạt động dịch vụ để trả nợ vốn vay, vốn huy động được coi là tài sản nhà nước giao cho đơn vị quản lý, sử dụng

(3) Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng, tổ chức và bảo đảm kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ

Cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015:

Qua thực tế triển khai các văn bản pháp quy có liên quan đến tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp cho thấy: theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ là đúng hướng và đạt được một số kết quả như: Tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính; Từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý ở cấp trên; Thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, phân phối tiền lương của đơn vị sự nghiệp đã gắn với hiệu quả chất lượng công việc thông qua quy chế chi tiêu nội bộ…Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của các ĐVSN-YTCL còn gặp phải một số hạn chế sau:

– Nhận thức của người dân, xã hội về đổi mới hoạt động của đơn vị cung ứng dịch vụ công lập và xã hội hoá còn hạn chế, chưa đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước; Trình độ và tư duy của đội ngũ cán bộ về công tác quản lý, quản trị nội bộ ở nhiều ĐVSN-YTCL chậm đổi mới, còn tư duy bao cấp;

Trang 25

– Chính sách hai giá vẫn được duy trì trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, dẫn đến sự quá tải đối với các ĐVSN-YTCL;

– Cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ SNYTCL chưa được đổi mới đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ sự nghiệp còn hạn chế; Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của từng lĩnh vực sự nghiệp chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện; Một số ĐVSN-YTCL trong quản lý tài chính chưa đảm bảo theo các nguyên tắc hạch toán kinh tế đầy đủ Quy chế chi tiêu nội bộ, phân phối thu nhập còn mang tính bình quân, chưa thật sự khuyến khích người lao động; Một số ĐVSN-YTCL khi mở rộng hoạt động dịch vụ còn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để tăng thu…

Từ những tồn tại của các quy định cũ như đã nêu trên, với mục tiêu tác động tích cực đến sự phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện tốt hơn chính sách điều tiết thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội; thu hút thêm nguồn tài chính của những người có thu nhập cao để đầu tư phát triển hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, ngân sách nhà nước có điều kiện tập trung chăm lo tốt hơn người nghèo, gia đình chính sách trong tiếp cận và hưởng các loại hình dịch vụ sự nghiệp công, ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số: 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/4/2015 và thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006) Đây là nghị định khung, mang tính chất chung, xây dựng các quy định về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trên nguyên tắc đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại Quy định này nhằm khuyến khích các đơn vị tự chủ thấp phấn đấu tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao hơn Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp được quy định theo 4 mức độ cụ thể đó là: Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí) và Tự chủ tài chính

Trang 26

đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) Theo đó, việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công sẽ căn cứ trên tổng thể các nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước (đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ,…) đề cập đến các khía cạnh sau:

Tự chủ trong xác định mức thu:

Đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị được quyết định mức thu theo lộ trình tính giá do Nhà nước công bố Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện vươn lên nhanh hơn, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị sự nghiệp công được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công

Tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên:

Các đơn vị sự nghiệp được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn ngân sách nhà nước đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí, lệ phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên

Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Đối với một số định mức, tiêu chuẩn quy định mang tính chất chung cho khối cơ quan nhà nước, thì các đơn vị sự nghiệp công cũng phải tuân thủ, như tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; nhà làm việc; trang bị điện thoại; chế độ công tác phí nước ngoài; tiếp khách nước ngoài, hội thảo quốc tế

Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ

Để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư, Nghị định mới bổ sung quy định các đơn vị này được chủ động

Trang 27

xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; sau khi danh mục dự án đầu tư được phê duyệt, đơn vị được quyết định dự án đầu tư; được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Đối với chi tiền lương, Nghị định quy định các đơn vị sự nghiệp chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung; đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu)

Đối với phần thu nhập tăng thêm, các đơn vị được chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của người lao động

Về trích lập các Quỹ:

Tương tự như Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định, hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi Các đơn vị được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế

Đối với Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trích tối thiểu 15%; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, nếu có kinh phí tiết kiệm chi và số tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lương thực hiện, thì trích tối

Trang 28

thiểu 5% Ngoài ra, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Đối với Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích); đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương Việc xác định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; trên cơ sở có so sánh với mức trần lương của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, cũng phù hợp với thực tế chi trả thu nhập tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay

Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công trong năm của đơn vị; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trích tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trích tối đa không quá 01 tháng tiền lương, tiền công

Về tự chủ trong giao dịch tài chính:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên ngoài, đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập Riêng các khoản kinh phí thuộc NSNN, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, các khoản thu phí theo pháp lệnh phí, lệ phí, thì đơn vị sự

Trang 29

nghiệp công vẫn phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh Đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo doanh nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê như doanh nghiệp

1.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

1.1.2.1 Một số khái niệm

a Hệ thống thông tin kế toán

Theo các tác giả Laudon K.C và Laudon J.P (2004), “HTTT là tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức”

Theo một số nhóm tác giả như Denning, Peter (7/1999) hay Claudio Wanderley, John Cullen (2013) và một số tác giả khác thì: “HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước”

Theo tác giả Phan Đình Diệu (2011), “HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố ra”

Kế toán là quá trình xác định, thu thập và lưu trữ dữ liệu cũng như phát triển, đo

Trang 30

lường và giao tiếp thông tin Theo định nghĩa, kế toán là một HTTT, vì HTTT KT thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu kế toán và các dữ liệu khác để tạo ra thông tin cho những người ra quyết định (Marshall B Romney, Paul John Steinbart (2016), Accounting Information Systems, fourteen edition, Pearson.)

Nguồn: (Marshall B Romney, Paul John Steinbart (2016), Accounting Information Systems, fourteen edition, Pearson.)

Hình 1.1 Chu trình luân chuyển thông tin trong HTTTKT

Xuất phát từ quan điểm của hệ thống, HTTT tác giả hình thành quan điểm về HTTT kế toán HTTT kế toán là một hệ thống thu thập, ghi lại, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho những người ra quyết định Nó bao gồm con người, thủ tục và hướng dẫn, dữ liệu, phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT, các biện pháp kiểm soát và bảo mật nội bộ HTTT KT có thể là một hệ thống thủ công, một hệ thống phức tạp sử dụng CNTT mới nhất hoặc là sự kết hợp giữa thủ công và CNTT Bất kể cách tiếp cận nào được thực hiện, quá trình này đều giống nhau HTTT kế toán phải thu thập, nhập, xử lý, lưu trữ và báo cáo thông tin Phương pháp thủ công hoặc phần cứng và phần mềm máy tính chỉ là những công cụ được sử dụng để tạo ra thông tin Marshall B.Romney cũng cho rằng, HTTT kế toán có sáu thành phần: (1) Những người sử dụng hệ thống, (2) Các thủ tục và hướng dẫn được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu, (3) Dữ liệu về tổ chức và các hoạt động kinh doanh của nó, (4) Phần mềm được sử dụng để xử lý dữ liệu, (5) Cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm máy tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị truyền thông mạng được sử dụng trong HTTT kế toán, (6) Các biện pháp kiểm soát nội bộ và bảo mật để bảo vệ dữ liệu HTTT Sáu thành phần này cho phép HTTT kế toán thực hiện ba chức năng quan trọng: (1) Thu thập và lưu trữ dữ liệu về các hoạt động, nguồn lực và nhân sự của tổ chức, (2) Chuyển dữ liệu thành thông tin để ban quản lý có thể lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát và đánh giá các hoạt động, nguồn lực và nhân sự, (3) Cung cấp các biện pháp kiểm soát thích hợp để bảo vệ tài sản và dữ liệu của tổ chức HTTT kế toán được

Trang 31

chia thành hai hệ thống con là HTTT KTTC và HTTT KTQT Về bản chất, hai hệ thống con này đều bao gồm những thành phần và có quy trình thông tin tương tự nhau Tuy nhiên, KTTC và KTQT hướng tới hai nhóm đối tượng sử dụng thông tin khác nhau KTTC có đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là bên ngoài DN KTQT có đối tượng sử dụng thông tin bên trong DN, do vậy HTTT KTQT sẽ có mục tiêu cung cấp thông tin cho người lao động và nhà QT của DN Cách tiếp cận về HTTT KTQT cũng xuất phát từ cách tiếp cận của HTTT KT, tuy nhiên cần phù hợp với yêu cầu của quản lý và nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng

Hình 1.2 Chu trình luân chuyển thông thông tin trong HTTTKT theo nghiên cứu của tác giả

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả)

b Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

Tổ chức là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều trong quản lý Khoa học quản lý tiếp cận tổ chức dưới hai góc độ khác nhau: Tổ chức là một thực thể và tổ chức là một chức năng quản lý Dưới góc độ là một thực thể, tổ chức là một tập

Trang 32

hợp của ít nhất hai cá nhân trở lên và đều hướng đến mục tiêu chung (Kecgientxep, Mitokazu, Nguyễn Hoàng Dũng, 2017) Dưới góc độ là một chức năng quản lý, “tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp” (Nguyễn Hoàng Dũng, 2017) Đây là quan điểm phổ biến và kế thừa từ quan điểm của Koontz và cộng sự (1984), Gabor & Mahoney (2013), Viện ngôn ngữ (2010), Trần Đức Lộc (2011)… Như vậy, tổ chức được định nghĩa dưới hai góc độ là danh từ (là một thực thể) và động từ (là nhóm các hoạt động) Góc độ thực thể nhấn mạnh tổ chức là tập hợp của nhiều người cùng thực hiện một mục tiêu, trong khi đó góc độ quản lý lại nhấn mạnh những hoạt động và sự kết hợp giữa chúng để đạt được mục tiêu đó

Khi gắn với HTTT kế toán thì công tác tổ chức HTTT kế toán là những hoạt động phối hợp các thành phần của HTTT kế toán với nhau để vận hành hệ thống và đạt được mục tiêu là cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho người sử dụng Kế thừa và phát triển quan điểm của Lưu Thị Thanh Huệ (2013), Nguyễn Hoàng Dũng (2017) và Tô Hồng Thiên (2017), trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm: Công tác tổ chức HTTT kế toán là những hoạt động kết hợp các thành phần trong HTTT kế toán với nhau để thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin theo nhu cầu của người sử dụng Thông qua quá trình tổ chức HTTT kế toán, các thành phần dữ liệu, cơ sở hạ tầng CNTT, phần mềm, con người kết hợp với các phương pháp, thủ tục, quy trình sẽ tạo ra các thông tin cần thiết để cung cấp cho nhà quản lý cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác bên ngoài doanh nghiệp

Từ các quan điểm trên cho thấy, tổ chức HTTT kế toán là quá trình thiết lập một HTTT trong lĩnh vực kế toán, nhằm cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu

thông tin của các cấp quản lý và cho người sử dụng bên ngoài Tổ chức HTTT kế toán là một nhóm các hoạt động bao gồm: “Tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức thu nhận thông tin trong HTTT kế toán; tổ chức xử lý dữ liệu cho HTTT kế toán; tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin kế toán; tổ chức lưu trữ thông tin trong

HTTT kế toán; kiểm tra, kiểm soát thông tin trong HTTT kế toán.”

Trang 33

1.1.2.2 Đặc điểm, vai trò tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

a Đặc điểm

Thứ nhất, tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL không đơn thuần là tổ

chức một bộ phận quản lý mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối quan hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động HTTT kế toán, đảm bảo hệ thống kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình Trong điều kiện tự chủ tài chính, cần phải phát huy cao độ mối liên kết giữa các bộ phận trong một đơn vị để tạo nên khối thống nhất trong hoạt động nhằm hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Bởi vậy, tổ chức HTTT kế toán tại ĐVSN-YTCL cần tạo nên gắn kết, khớp nối và trao đổi thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh giữa các bộ phận trong đơn vị

Thứ hai, tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL trong thời điểm hiện nay

khi các đơn vị đều tiến tới xu hướng tự chủ tài chính được hiểu là một hệ thống các phương pháp, cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán Trong cơ chế tự chủ, kéo theo sự gia tăng chất lượng và số lượng hoạt động của đơn vị Điều này đòi hỏi thông tin kế toán cần đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời

Thứ ba, tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL là việc xây dựng hệ

thống chỉ tiêu thông tin qua việc thu thập – xử lý – cung cấp – lưu trữ thông tin kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý Đây không chỉ là những chỉ tiêu thông thường theo những nội dung được hướng dẫn áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cả nước, đặc điểm này của tổ chức HTTT kế toán tài ĐVSN-YTCL hướng tới việc xây dựng những chỉ tiêu thông tin mang tính chất đặc thù ngành, đặc thù lĩnh vực, và hơn hết là đặc thù hoạt động cụ thể của bản thân đơn vị đó

Thứ tư, tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL là tổ chức một không lượng

công việc và nhân sự kế toán trên cơ sở vận dụng chế độ kế toán trong điều kiện cụ thể của từng đơn vị theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng trong và ngoài đơn vị Tinh giản, gọn nhẹ là xu hướng chung trong quá trình cải cách, tổ chức HTTT kế toán tại ĐVSN-YTCL hướng tới cách thức phân công công việc khoa học, tăng hàm lượng tri thức trong công tác kế toán

Trang 34

b Vai trò

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL là công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý tài chính nói riêng và quản lý hoạt động của ĐVSN-YTCL

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL một cách khoa học sẽ đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế, tài chính ở tất cả các hoạt động của đơn vị cho các chủ thể sử dụng thông tin, giúp họ đƣa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL một cách khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí trong từng hoạt động của đơn vị, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL khoa học và hiệu quả giúp cho kế toán thực hiện các yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý Đồng thời giúp đơn vị có đƣợc một bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL khoa học và hiệu quả là cơ sở tin cậy giúp ĐVSN-YTCL thực hiện chức năng là đối tƣợng cung cấp thông tin đầu vào cho mọi quyết sách của đơn vị

1.2.2.3 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

a Yêu cầu

Thứ nhất, Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phải đảm bảo yêu cầu

khoa học và hợp lý, trên cơ sở chấp hành đúng các chính sách, chế độ, thể lệ quy chế tài chính kế toán hiện hành

Thứ hai, Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phải đảm bảo thực hiện

đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, thu nhận, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị

Thứ ba, Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phải đáp ứng yêu cầu

hiện đại hóa về CNTT

b Nguyên tắc tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL

Trang 35

Để phù hợp với các yêu cầu, các quy định có liên quan và Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phát huy vai trò của mình thì Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tuân thủ:

Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL phải đảm bảo tính tuân thủ các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ và các quy định của pháp luật hiện hành Với đặc thù hoạt động của một ĐVSN-YTCL, được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp lý mà phần nhiều liên quan đến cơ chế chính sách quản lý tài chính công, vậy nên tổ chức HTTT kế toán phải tuân thủ theo những nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ, quy chế về kinh tế - tài chính - kế toán nói chung và những cơ chế quản lý tài chính, kế toán mang tính chuyên ngành nói riêng như: Luật Kế toán, Luật NSNN, Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL, cơ chế tài chính cụ thể với từng lĩnh vực chuyên môn, chế độ kế toán HCSN,

+ Nguyên tắc phù hợp:

Tính phù hợp ở đây thể hiện trên các góc độ:

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động ngành, với đặc thù về quy mô, phân tuyến quản lý và loại hình, loại hình đơn vị tự chủ và mức độ tự chủ từng đơn vị

- Phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, mức độ trang bị các phương tiện thiết bị phục vụ công tác kế toán tại đơn vị

- Phù hợp với biên chế đội ngũ và khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có

- Phù hợp với xu hướng hộ nhập quốc tế nhằm đảm bảo tính thông lệ, sự tương đồng với hệ thống kế toán của các quốc gia khác trên thế giới

+ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Nhằm tạo nên các tác nhân độc lập, có thể kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tài chính đặc biết đối với tài chính của hoạt động sự nghiệp là hoạt động tài chính mang tính tuân thủ, nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa người ra quyết định và người chấp hành quyết định thực hiện nghiệp vụ tài chính cần quán triệt trong Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL

+ Nguyên tắc thống nhất:

Trang 36

Nguyên tắc này đòi hỏi Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL không được tách rời hệ thống quản lý, phải gắn với nhu cầu thông tin cho quản lý, lấy quản lý làm đối tượng phục vụ Nguyên tắc này được thực hiện sẽ đảm bảo tính nhất quán cao giữa các yếu tố của tổ chức HTTT kế toán, là cơ sở cho thông tin sẽ được cung cấp một cách nhịp nhàng theo một logic thống nhất từ khâu thông tin đầu vào tới khâu thông tin đầu ra

+ Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả:

Tiết kiệm được đo lường qua mức độ chi phí vật chất và lao động sống cần phải có được để thưc hiện Tổ chức HTTT kế toán trong ĐVSN-YTCL được tối thiểu hóa nhưng bảo đảm tính kịp thời trong cung cấp thông tin cho người sử dụng Hiệu quả thể hiện chất lượng, tính đầy đủ, thích hợp của thông tin cung cấp, thỏa mãn cao nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của các cấp chủ thể quản lý Nguyên tắc tiết kiệm nhưng phải đáp ứng được lợi ích tối đa của người quản lý về hệ thống kế toán được tổ chức là nguyên tắc cơ bản, cần quán triệt

1.2.2.4 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

a Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Tổ chức bộ máy kế toán là việc bố trí người làm công tác kế toán nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán Bộ máy này cần được xây dựng trên cơ sở bao quát, định hình khối lượng công tác kế toán phù hợp với quy mô hoạt động, mô hình tổ chức của đơn vị, đảm bảo tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt chất lượng

Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán:

Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán trong các ĐVSN-YTCL phải tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán nói chung, cụ thể:

- Các đơn vị kế toán phải bố trí cán bộ đúng chức danh, tiêu chuẩn quy định, cán bộ kế toán phải được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ quy định trong chế độ kế toán, phù hợp với khả năng chuyên môn và khối lượng công việc kế toán của mình

- Người làm kế toán thực hiện công việc theo sự phân công và chịu trách

Trang 37

nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ của mình Khi thay đổi người làm kế toán phải thực hiện việc bàn giao kế toán, kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc, cán bộ kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc trong thời gian mình phụ trách

- Tất cả các bộ phận và mọi người trong đơn vị có liên quan đến kế toán đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ kế toán, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng từ và tài liệu cần thiết cho công tác kế toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các chứng từ và tài liệu do mình cung cấp

- Đảm bảo thực hiện công việc một cách đồng thời, giảm thời gian chờ đợi công việc để tăng năng suất lao động

Căn cứ để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán:

Các căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức kế toán làm cơ sở để xây dựng bộ máy kế toán là:

- Đặc điểm hoạt động, tổ chức hoạt động của ĐVSN-YTCL - Quy mô, địa bàn hoạt động của ĐVSN-YTCL

- Đặc điểm về phân cấp quản lý tại ĐVSN-YTCL

- Biên chế và năng lực trình độ của đội ngũ kế toán của đơn vị

- Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán trong ĐVSN-YTCL

Các nhân tố và điều kiện này chi phối tác động lẫn nhau vì vậy phải phối hợp trong một thực tế cụ thể để xác định được môt hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa khoa học vừa hợp lý Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán phụ thuộc vào việc đơn vị lựa chọn hình thức tổ chức kế toán Hình thức tổ chức kế toán là hình thức, cách thức tổ chức, bố trí nguồn nhân lực để thực hiện các nội dung của công tác kế toán Thực tế, tại ĐVSN-YTCL có thể lựa chọn, áp dụng một trong các hình thức sau:

- Mô hình tổ chức kế toán tập trung - Mô hình tổ chức kế toán phân tán

- Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung:

Trang 38

Theo mô hình này, đơn vị chỉ tổ chức 01 phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở, toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán (Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức tập trung: Phụ lục 1.2)

Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thực hiện ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán của đơn vị, không có tổ chức kế toán riêng

Mô hình tổ chức kế toán tập trung có ưu điểm:

- Kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng cũng như các nhà quản lý đối với hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí của đơn vị

- Thuận tiện trong phân công, chuyên môn hóa công việc đối với cán bộ kế toán và trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý và cơ giới hóa công tác kế toán

- Tổ chức bộ máy kế toán gọn, tiết kiệm chi phí kế toán Tuy nhiên, nếu địa bàn hoạt động của đơn vị rộng, phân tán, trình độ chuyên môn, trang bị phương tiện kỹ thuật ghi chép, xử lý cung cấp thông tin chưa cao thì việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị đối với công tác kế toán cũng như hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí ở các đơn vị trực thuộc sẽ bị hạn chế Mô hình tổ chức kế toán tập trung chỉ thích hợp với các đơn vị có quy mô vừa hoặc nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:

Theo mô hình này, các đơn vị, bộ phận trực thuộc của đơn vị có tổ chức bộ phận, tổ kế toán riêng làm nhiệm vụ kiểm tra, thu thập, xử lý các chứng từ ban đầu, hạch toán chi tiết, tổng hợp các hoạt động kinh tế ở đơn vị trực thuộc theo sự phân cấp quản lý kinh tế, tổ chức định kỳ lập báo cáo gửi về cho phòng kế toán đơn vị (Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức phân tán: Phụ lục 1.3) Mô hình tổ chức kế toán phân tán có ưu điểm:

- Công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động kinh tế ở các đơn vị, bộ phận trực thuộc được nhanh chóng kịp thời

Trang 39

- Thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phân cấp quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kinh tế nội bộ

Nhược điểm cơ bản của mô hình này là việc tập hợp số liệu cung cấp thông tin lập báo cáo toàn đơn vị thường bị chậm, tổ chức bộ máy kế toán cồng kềnh phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng không tập trung

Mô hình tổ chức kế toán phân tán thích hợp với đơn vị có qui mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, các đơn vị trực thuộc hoạt động độc lập

Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán:

Đây là một mô hình kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên Theo mô hình này đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm Nhưng những người quản lý ở các đơn vị trực thuộc thì ngoài việc ghi chép ban đầu còn được giao thêm một số phần việc mang tính chất kế toán Mức độ phân tán này phụ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý, trình độ hạch toán kinh tế của đơn vị (Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán: Phụ lục 1.4)

Theo mô hình này, đơn vị tổ chức phòng kế toán tập trung, ngoài ra ở các đơn vị trực thuộc lớn, xa văn phòng có tổ chức các phòng bộ phận kế toán của đơn vị trực thuộc Phòng kế toán ở đơn vị trực thuộc có thể được cơ cấu thành các bộ phận phù hợp để thực hiện việc ghi chép kế toán, hoàn chỉnh các hoạt động của đơn vị theo phân cấp quản lý của phòng kế toán trung tâm Phòng kế toán trung tâm thực hiện tổng hợp tài liệu từ các phòng (các bộ phận) kế toán đơn vị trực thuộc gửi lên tiến hành kế toán các hoạt động chung của toàn đơn vị, sau đó tổng hợp lập báo cáo cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí của đơn vị Mô hình này phù hợp với các đơn vị lớn có nhiều đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung, vừa phân tán, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính, trình độ quản lý khác nhau

Sau khi xác định, lựa chọn được mô hình tổ chức thích hợp, các ĐVSN-YTCL có thể tổ chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy Việc phân công cán bộ kế toán phù hợp với khả năng, trình độ của từng người sẽ giúp cho quá trình thu thập, xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng đồng thời xác định rõ số lượng nhân viên

Trang 40

tương ứng với khối lượng công việc nhằm tối ưu hóa bộ máy kế toán Người thực hiện công việc kế toán mỗi phần hành được phân công thường có tính độc lập tương đối với các phần hành kế toán khác

Từ ý nghĩa và vai trò của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, khoa học là yếu tố quyết định tới chất lượng công tác hạch toán kế toán của một đơn vị Bởi vậy ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc trong tổ chức kế toán thì việc nắm rõ năng lực của từng nhân viên kế toán là điều hết sức quan trọng Trên cơ sở đó, bộ máy kế toán được xây dựng phải đáp ứng yêu cầu gọn

nhẹ, hợp lý, có hiệu quả, phân công công việc đúng chuyên môn, năng lực

b Tổ chức thu nhận thông tin

Thông tin kế toán tại các bênh viện có thể được mô tả qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, dù tiếp cận theo hướng nào, thông tin kế toán tại các bệnh viện đều có những nét tương đồng với các đơn vị kế toán khác như thông tin về kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán, công nợ, tài sản, tiền lương và gắn với đặc thù hoạt động của bệnh viện như thông tin kế toán viện phí ngoại trú, nội trú, kế toán BHYT, kế toán kho dược,

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin tập trung nghiên cứu thông tin trong một số các phần hành HTTT kế toán có mối liên hệ trực tiếp với quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, cụ thể:

- Phần hành HTTT kế toán viện phí và BHXH – liên quan tới quá trình chuyển đổi từ cơ chế phí, lệ phí sang cơ chế giá dịch vụ công;

- Phần hành HTTT kế toán NVL, CCDC, cụ thể là thuốc liên quan đến quá trình đầu thầu mua sắm tập trung và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc tại bệnh viện;

- Phần hành HTTT kế toán TSCĐ – liên quan đến việc tính hao mòn và trích khấu hao TSCĐ từ các nguồn tại bệnh viện, và việc xác định giá trị tài sản nhà nước trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước tại bệnh viện

- Phần hành HTTT kế toán tiền lương – liên quan đến cơ sở và căn cứ thanh toán, chi trả lương và thu nhập tăng thêm cho chán bộ, viên chức tại bệnh viện – bởi con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành và bại của quá trình tự chủ

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan