Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại hai khu tái định cư trên địa bàn 2 huyện than uyên, tỉnh lai châu

83 0 0
Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại hai khu tái định cư trên địa bàn 2 huyện than uyên, tỉnh lai châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích c

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ NHƯ NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HAI KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ NHƯ NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HAI KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂULUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Ngô Văn Giới

THÁI NGUYÊN – 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày … tháng năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Nhƣ Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên, các cơ quan tổ chức tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài, giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS TS Ngô Văn Giới, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, góp ý để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên, phòng Nông nghiệp huyện Than Uyên, Ủy ban nhân dân các xã Phúc Than, Mường Kim đã chia sẻ kiến thức, thảo luận, cung cấp tài liệu hướng dẫn, cùng với những câu trả lời để giúp em hoàn thành tốt khóa luận của mình

Em xin cảm ơn toàn thể người dân ở 2 khu tái định cư tại các xã Phúc Than, Mường Kim đã cung cấp những tài liệu vô cùng quý báu để đề tài khóa luận của em có ý nghĩa thực tiễn cao nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2021

Học viên

Vũ Như Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tàı nghıên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Những đóng góp của luận văn 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Kháı quát về đất nông nghıệp và tình hình sử dụng đất nông nghıệp 3

1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp 3

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4

1.1.3 Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững 5

1.1.4 Tiêu chí đánh giá tính bền vững 6

1.1.5 Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 8

1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 11

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 11

1.2.2 Tình hình sử dụng nông nghiệp ở Việt Nam 13

1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở một số vùng ở nước ta 15

1.2.4 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 17

1.2.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho huyện Than Uyên18 1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 19

1.3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 19

1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành 30

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp 33

Trang 6

3.1.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính 36

3.2 Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững 38

3.2.1 Khung đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 38

3.2.2 Đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp theo các loại hình sử dụng đất 41 3.2.3 Tổng hợp tính bền vững của sử dụng đất, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững 56

3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững 56

3.3.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Than Uyên 56

3.3.2 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả 57

3.3.3 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Than Uyên 58

3.3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 60

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Than Uyên 34

Bảng 3.2 Các loại hình sử dụng đất chính của xã Phúc Than 36

Bảng 3.3 Các loại hình sử dụng đất chính của xã Mường Kim 38

Bảng 3.4 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 39

Bảng 3.5 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 39

Bảng 3.6 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 40

Bảng 3.7 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất 41

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế các LUT xã Phúc Than 41

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế các LUT xã Mường Kim 43

Bảng 3.10 Hiệu quả xã hội các LUT xã Phúc Than 44

Bảng 3.11 Hiệu quả xã hội các LUT xã Mường Kim 45

Bảng 3.12 Tình hình sử dụng phân bón đối với xã Phúc Than 48

Bảng 3.13 Tình hình sử dụng phân bón đối với xã Mường Kim 49

Bảng 3.14 Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở xã Phúc Than 51

Bảng 3.15 Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở xã Mường Kim 52

Bảng 3.16 Thời gian che phủ đất của xã Phúc Than 54

Bảng 3.17 Thời gian che phủ đất của xã Mường Kim 54

Bảng 3.18 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất xã Phúc Than 55

Bảng 3.19 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất xã Mường Kim 55

Bảng 3.20 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Phúc Than 59

Bảng 3.21 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Kim 60

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu 19

Hình 3.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Kim 37

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàı nghıên cứu

Đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người và loài người Từ hàng triệu năm qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc biệt Đất đai là “giang sơn gấm vóc” của mỗi quốc gia, là điều kiện để tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Trải qua nhiều thế hệ, “đất đai nhuốm máu cha ông” và mỗi “tấc đất” trở thành “tấc vàng”, vô cùng quý giá, thiêng liêng, khó lấy thước đo nào định giá được

Dưới sự tác động khai phá của con người, xét trong góc độ kinh tế thị trường, đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt Trong nông nghiệp, đất đai là chỗ tựa, chỗ đứng, là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng Trong công nghiệp, đất đai là nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh… Đúng như William Petty đã nói “lao động là cha của của cải vật chất còn đất đai là mẹ” Có thể thấy được cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau Nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai được Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài và sản xuất, chế tạo hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể sáng tạo ra đất đai Hơn nữa, đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoài diện tích tự nhiên vốn có của trái đất

Nhiệm vụ di dân, tái định cư dự án thủy điện Huội Quảng và Bản Chát địa bàn huyện Than Uyên là nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh Lai Châu giao Đến năm 2015 huyện đã hoàn thành di chuyển toàn bộ 2.457 hộ với 15.095 nhân khẩu (tái định cư tập trung, tái định cư tự nguyện và 263 hộ/1.578 khẩu tái định cư tập trung tại huyện Tân Uyên) ra khỏi vùng ngập lòng hồ, đáp ứng được tiến độ tích nước các hồ chứa thủy điện (Thủy điện Huội Quảng: 704 hộ/10 bản/2 xã; Thủy điện Bản Chát: 1.753 hộ/34 bản/5 xã)

Phát triển bền vững và yêu cầu của phát triển bền vững trong sử dụng đất là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển, đặc biệt cần thiết với cộng đồng tái định cư ở huyện

Than Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung, vì thế tôi chọn đề tài: “Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại hai khu tái định cư trên địa bàn

Trang 11

huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” nhằm đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững,

hợp lý nguồn tài nguyên đất đai

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá tính bền vững các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại hai khu tái định cư trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

- Đề xuất các loại hình và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại hai khu tái định cư trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

3 Ý nghĩa của luận văn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học và bổ sung dữ liệu trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại địa phương

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ các thông tin định tính, định lượng về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp được thu thập tại hộ gia đình cho thấy được nhận thức, thái độ, hành vi của hộ gia đình trong việc sử dụng bền vững đất nông nghiệp Thông qua các số liệu đã thu thập này giúp cho các hộ gia đình và chính quyền địa phương có những thay đổi theo hướng quản lý tích cực một cách bền vững

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan hành chính xã trong công tác xây dựng các dự án, vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững trong thời gian tới

3.3 Điểm mới của luận văn

Đề tài này được xây dựng từ sự kết hợp giữa kết quả khảo sát, thu thập số liệu thực tế với tổng hợp và phân tích số liệu khoa học Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề liên quan đến khảo sát tính toán trên địa bàn huyện Vì vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng quản lý sử dụng bền vững đất nông nghiệp làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp

Đất là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là nơi họ sinh ra, sống và lớn lên Nhà Thổ nhưỡng lỗi lạc người Nga Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (Nguyễn Đình Bồng, 2002) Đối với đất canh tác thêm tác động của yếu tố con người Học giả người Anh, Wiliam lại đưa ra khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm từ cây trồng” (Smyth and Dumaski, 1993) Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, đất là “điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và sinh sống của loài người” Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất là một bộ phận cấu thành - được nhìn nhận là một hệ sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng sử dụng đất (FAO, 1976)

Các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (Nguyễn Đình Bồng, 2002)

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Nói đến đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính)

Trang 13

Theo Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995) tổng hợp bao gồm:

Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm

Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ, ) Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị trường) Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ

Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có hạn và chúng

Trang 14

đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất Sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả và là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia (Đặng Kim Sơn, 2008)

1.1.3 Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững

Ý tưởng xây dựng nền nông nghiệp bền vững đã xuất hiện ở các nước đang phát triển từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ 20 và ngày càng được nhiều quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp là chính trên thế giới ủng hộ và quan tâm Đó là một nền sản xuất nông nghiệp phát huy tối đa các nguồn tài nguyên và kiến thức bản địa sẵn có kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại Như vậy có thể nói phát triển nông nghiệp bền vững là hướng nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại

Theo Lê Thái Bạt (2009), tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kể nước nào đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân Nói đến tầm quan trọng của đất từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả Rập và người Mỹ đều coi “đất đai là tài sản vay mượn của con cháu”, người Mỹ còn nhấn mạnh “đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên” Người Es-tô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất quý hơn vàng”, người Hà Lan coi “mất đất còn tệ hơn phá sản” Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “mặc cho những tiến bộ kĩ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất” Đối với Việt Nam một đất nước với “tam sơn, tứ hải nhất phần điền” đất càng đặc biệt quý giá

Theo Nguyễn Đình Bồng (2013), tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi Trái đất có diện tích 51 tỷ ha, diện tích và đại dương chiếm 36 tỷ ha (chiếm 70,58% diện tích trái đất) diện tích đất liền là 15 tỷ ha (29,42% diện tích trái đất, trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị hủy hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh Diện tích có khả năng phát triển nông nghiệp có khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm 22% diện tích đất liền Hiện nhân loại mới khai thác được khoảng 1,500 tỷ ha đất canh tác

Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất nông

Trang 15

nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp hóa học, hóa thạch), phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn đến môi trường sản xuất nông nghiệp bị suy thoái; chất lượng sản phẩm nông nghiệp giảm Đất nông nghiệp còn bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác như đất đô thị, dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều Quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha Theo tính toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác, ước tính ở nước ta hàng năm giảm 5m2 đất canh tác/người (Lê Thái Bạt, 2009)

Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác (Lê Thái Bạt, 2009)

Do điều kiện khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi lớn đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của các Quốc gia trên toàn cầu: Mất đất sản xuất nông nghiệp, đất bị mất khả năng trồng trọt, cây trồng và vật nuôi bị tổn thương, hủy diệt và phá vỡ các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, hao tổn lực lượng sản xuất nông nghiệp… Ở nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển, tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn đến một nền sản xuất nông nghiệp không bền vững (Đào Châu Thu, 2009)

1.1.4 Tiêu chí đánh giá tính bền vững

Theo FAO, 1976 tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường

1.1.4.1 Bền vững về mặt kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng

Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngày

Trang 16

công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.1.4.2 Bền vững về mặt xã hội

Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội Đáp ứng như cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…) Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân

Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương, khu vực

Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăng cường khả năng tham gia của người dân, đạt được sự hồng thuận của cộng đồng

1.1.4.3 Bền vững về mặt môi trường

Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa

Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ hợp lý Giảm mức độ ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và nâng cao đa dạng sinh học, tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước (Vũ Thị Bình, 2012)

Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Trang 17

1.1.5 Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.5.1 Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trong quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1 ha tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư Như vậy một trong những đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hiệu quả kinh tế Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh

Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất

Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh

Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội sâu sắc Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…

Tóm lại đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn nền kinh tế Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường Ba loại hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không thể tách rời (Vũ Thị Bình, 2010)

1.1.5.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải dựa trên

Trang 18

- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

- Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:

H = K - C hoặc H = K/C hoặc H = (K - C)/C hoặc H = (K1 - K0)/(C1 - C0)

Trong đó: H: Hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1, 0 là chi phí về thời gian * Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được hiểu là sự so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần gíá trị của nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần được xem xét cả về giá trị tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất nông nghiệp

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

CPTG = VC + DVP + LV VC: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu ) DVP: Dịch vụ phí (làm đất, bảo vệ, vận tải, khuyến nông )

LV: lãi vay ngân hàng, thuê lao động, hoặc các nguồn lãi vay khác Thu nhập hỗn hợp (TNHH) TNHH = GTSX - CPTG

Hiệu quả đồng vốn là giá trị thu nhập được khi tính trên chi phí trung gian đã bỏ

Trang 19

ra trong quá trình sản xuất: HQĐV = TNHH/CPTG

Giá trị ngày công: là giá trị thu được trên công lao động thực hiện sản xuất

Chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất

Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn Theo (Nguyễn Duy Tính, 1995) hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau (Hội khoa học đất, 2000): Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Loại hình sử dụng đất phải hạn chế đến mức tối đa tình trạng xói mòn, bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền, 2001)

Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng được phát triển tốt khi bố trí phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động

Trang 20

khác nhau đến môi trường Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt Cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào (Đỗ Nguyên Hải, 1999)

Theo (Đỗ Nguyên Hải, 2001) chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; Đánh giá quản lý đất đai; Đánh giá hệ thống cây trồng; Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá mức độ duy trì, độ phì của đất thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn nông hộ về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá mức độ che phủ của cây trồng

1.2 Cơ sở thực tiễn về tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Theo Nguyễn Từ và Phí Văn Kỷ (2006), đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước coi sản xuất nông

Trang 21

nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra P.Buringh cho biết, toàn bộ đất có khả năng làm nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồng trọt) Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (Vũ Ngọc Tuyên, 1994)

Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua, khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại

Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt Từ số liệu của UNDP năm 1995 (Phùng Văn Phúc, 1996) cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN

Trang 22

1.2.2 Tình hình sử dụng nông nghiệp ở Việt Nam

Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2013 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014), cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81,04%, đất phi nông nghiệp 3.796.871 ha chiếm 11,47% và đất chưa sử dụng 2.476.1908 ha chiếm 7,49% diện tích tự nhiên (Hội nông dân Việt Nam, 2015)

Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,25 ha Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao Con số này khoảng 4% diện tích canh tác

Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha, trong khi mỗi năm số lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm việc phi nông nghiệp khoảng 400 ngàn người Điều này khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh

Trang 23

Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp

Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác…

Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007)

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất nông nghiệp ở Việt Nam chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp Việt Nam là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm

Trang 24

1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở một số vùng ở nước ta

1.2.3.1 Vùng ven biển Bắc Trung Bộ

Là vùng giàu tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả trên một ha đất canh tác thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ, kiến thiết đồng ruộng Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ vốn rừng hiện có, còn có thể mở rộng diện tích đất rừng trên cơ sở khoanh nuôi, trồng mới đất rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, đất cồn cát, bãi cát ven biển và trồng rừng ngập mặn tại các vùng cửa sông và ven biển vùng bãi triều Với quỹ đất hiện có, khả năng mở rộng diện tích đất lâm nghiệp các huyện ven biển tối đa khoảng 100.000 ha

Với chiều dài hơn 670 km bờ biển, trữ lượng hải sản phong phú và ổn định, đây chính là tiềm năng để khai thác nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt của vùng Khu 4 cũ Ngoài diện tích chuyên nuôi trồng thủy sản hiện có, đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục được mở rộng bằng việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, khai thác đất mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi trồng thủy sản Ngoài ra, còn có thể nuôi xen canh trong đất trồng lúa, cói, khai thác mặt nước chuyên dùng vào nuôi trồng thủy sản (Đỗ Văn Nhạ & cs., 2016)

1.2.3.2 Vùng ven biển Duyên hải Nam Trung bộ

Vùng này có thuận lợi trong phát triển trồng cây lâu năm hiện đang là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng Hiện nay, vùng có một số loại đất thích hợp để trồng cây hằng năm như: Đất mặn, đất xám bạc màu, đất phù sa, đất đỏ vàng… Do đặc thù thời tiết, vùng có thể trồng được những cây trồng mà nơi khác không có được Tiềm năng đất của vùng có rất nhiều nhóm đất thích hợp cho việc trồng rừng như: Nhóm đất mùn trên núi, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mặn… Đặc biệt, đất mặn rất thích hợp cho việc trồng rừng bảo vệ đầu nguồn

Với bờ biển dài, nhiều đầm phá… rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là các loài thủy sản ưa nóng như tôm hùm, tôm sú Mùa khô, nước biển vùng trong sạch và có độ mặn cao, là nơi sản xuất giống hải sản tốt nhất Việt Nam Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển, bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gấn 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: Mặn, ngọt, lợ Đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục

Trang 25

được mở rộng bằng việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, khai thác đất mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển Ngoài ra, còn có thể nuôi xen canh trong đất trồng lúa (Trần Thị Duyên, 2018)

1.2.3.3 Kết quả đáng giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Theo tác giả Đoàn Ngọc Đức (2009), khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông có 8 loại hình sử dụng đất chính và 18 kiểu sử dụng đất có khả năng phát triển bền vững và phù hợp với yêu cầu của người dân, bao gồm các LUT và kiểu sử dụng đất sau: LUT 1 (2 lúa - màu): Loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông (ngô, đậu tương, bí xanh, rau đông) được bố trí trên các chân ruộng có địa hình vừa và chế độ chủ động tưới tiêu; LUT 2 (2 vụ lúa): Kiểu sử dụng đất là LX - LM; LUT 3 (1 vụ lúa - rau màu) bao gồm các kiểu sử dụng đất: Lạc xuân - lúa mùa - rau đông; Đậu tương - lúa mùa - ngô đông; Đậu tương xuân - lúa mùa - khoai lang; rau đông - lúa mùa - ngô đông; LUT 4 (1 lúa - màu): Lạc xuân - lúa mùa; Đậu tương xuân - lúa mùa; LUT 5 (Chuyên rau - màu): Ngô xuân - đậu tương hè - ngô đông; Lạc xuân - vừng - khoai lang; rau các loại; LUT 6 chuyên tôm; LUT 7 Lúa chiêm xuân - cá; LUT 8: Chuyên cá

+ Hiệu quả kinh tế

- Đối với vùng đồng bằng: Loại hình có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 1 (2 lúa - màu) bình quân đạt 76.980.000 đồng và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 23.040.000 đồng Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT 5 (lúa + cá) đạt 1,57 lần và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 0,93 lần

- Đối với vùng ven biển: Loại hình sử dụng đất cho GTSX cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: chuyên tôm) đạt 173.700.000 đồng và thấp nhất là LUT 4 (1 lúa - màu) đạt 50.060.000 đồng Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: chuyên tôm) đạt 4,32 lần và thấp nhất là LUT 1(2 lúa - màu) bình quân đạt 1,13 lần

+ Hiệu quả xã hội: Những LUT trên không chỉ đảm bảo lương thực cho toàn huyện mà còn gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Trong đó LUT1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa) và LUT 7 chuyên rau màu - cây CNNN đem lại hiệu quả xã hội cao nhất, thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) và LUT 8

Trang 26

+ Hiệu quả môi trường: Tất cả các loại hình sử dụng đất đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường Trong đó LUT 1 (2 lúa - màu), LUT 3 (2 màu - lúa) đem lại hiệu quả môi trường cao nhất, thấp nhất là LUT 5 (1 lúa - cá), LUT 6 (1 lúa)

1.2.3.4.Kết quả đáng giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Theo tác giả Nguyễn Thị Thảo (2009), khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung cho thấy toàn huyện có 10 loại hình sử dụng đất chính và 14 kiểu sử dụng đất có khả năng phát triển bền vững và phù hợp với yêu cầu của người dân, bao gồm các LUT và kiểu sử dụng đất sau: LUT 1 (2 vụ lúa): Kiểu sử dụng đất là LM - LX; LUT 2 (2 lúa - màu): Loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông (ngô, đậu tương, bí xanh, rau đông) được bố trí trên các chân ruộng có địa hình vừa và chế độ chủ động tưới tiêu; LUT 3 Chuyên màu bao gồm các kiểu sử dụng đất chính Dưa chuột - cà - ngô đông; Dưa chuột - lạc - ngô đông; LUT 4 (chuyên măng): măng bát độ; LUT 5 (chuyên cây ăn quả): Dứa; LUT 6 (Cây công nghiệp ngắn ngày): Mía; LUT 7 Rừng: Keo; LUT 8: Lúa - cá có LX - cá; LUT9: NTTS gồm cá trắm, chép, mè, trôi; LUT 10: chăn nuôi dê Hiện tại Hà Trung có 10 LUT và 11 kiểu sử dụng đất đối với trồng trọt và 2 loại sử dụng đất điển hình cho chăn nuôi dê và nuôi trồng thủy sản Trong đó có LUT 1; LUT 2; LUT 3; LUT 4; LUT5; LUT7; LUT8; LUT 9; LUT 10 là các LUT có thể duy trì trong tương lai

1.2.4 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây

Trần Đình Thao (2006) đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hè thu tại Sơn La Nghiên cứu kết luận trình độ giáo dục của chủ hộ, số lần tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật canh tác ngô, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, các biện pháp chống xói mòn đất và chất lượng ngô giống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng ngô

Nguyễn Văn Hoàn (2007) đã sử dụng các chỉ tiêu như tổng giá trị sản phẩm, thu nhập thuần để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai của vùng núi tỉnh Bắc Giang

Trang 27

Marsh and et al (2007) trong một nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án ACIAR được tiến hành tại Hà Tây và Yên Bái đã chỉ rõ: Các hộ nông dân đã đa dạng hóa trong việc sử dụng đất nông nghiệp (trong 200 hộ thuộc tỉnh Hà Tây và Yên Bái có đến 63 LUT khác nhau) Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng linh hoạt đất đai cũng có thay đổi đáng kể và lợi ích từ trồng cây lâu năm cao hơn cây hàng năm Đối với cây hàng năm, việc luân canh giữa lúa và rau (cây thực phẩm) sẽ đem lại thu nhập cao hơn là luân canh giữa lúa với các loại cây khác như ngô, sắn Thu nhập từ việc trồng hoa hay các loại cây cảnh cũng cao hơn

Trương Văn Tuấn (2007) sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và các phương pháp xác định lượng đất bị xói mòn, rửa trôi để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trên đất dốc của các cộng đồng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy trong thực tế các cộng đồng đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đất dốc nhưng hiệu quả của các biện pháp này như thế nào thì chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể Do đó tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá các biện pháp canh tác trên đất dốc đang được sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo vệ, phục hồi đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đất dốc tại địa bàn Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã xác định được biện pháp canh tác xen canh cho hiệu quả cao nhất (cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường) Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy LUT Ngô xen sắn có hiệu quả cao hơn các LUT khác trong hạn chế xói mòn rửa trôi Quá trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá các biện pháp canh tác trên địa bàn, vì vậy cần có những nghiên cứu về các biện pháp canh tác mới có hiệu quả hơn nhằm phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững

1.2.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho huyện Than Uyên

Nghiên cứu về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung luôn là chủ đề nghiên cứu thường xuyên và quan trọng của mọi quốc gia Vai trò quan trọng của đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế là không thể phủ nhận Tuy nhiên, xu thế tăng nhanh diện tích đất phi nông nghiệp dẫn đến đất nông nghiệp giảm sút đã gây nên những hệ quả tiêu cực cho khả năng đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng đã được thực hiện trên nhiều vùng, nhiều địa

Trang 28

hành trong nhiều thời điểm khác nhau, khu vực huyện Than Uyên chưa nghiên cứu trong những năm gần đây nên nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện mang tính cấp thiết cũng như là hướng nghiên cứu kịp thời đáp ứng nhu cầu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Than Uyên

1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Than Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh 100 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32 Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 279), tỉnh Yên Bái (Quốc lộ 32);

- Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Sơn La;

- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Trang 29

Là một trong những cửa ngõ của tỉnh đi tỉnh Yên Bái (Quốc lộ 32) và tỉnh Lào Cai (Quốc lộ 279) nên huyện có lợi thế trong phát triển các dịch vụ cho hoạt động giao thương, du lịch giữa huyện với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu Tuy nhiên, do nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn gây nhiều khó khăn và thách thức cho huyện trong việc tiếp cận các dịch vụ, nguồn lực thị trường cho phát triển sản xuất - kinh doanh (UBND huyện Than Uyên, 2020)

b Địa hình và địa mạo

Than Uyên có địa hình bị chia cắt bởi hai hệ thống núi, hệ thống các dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Đông Bắc và hệ thống các dãy núi ở phía Tây Nam Địa

- Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 32, từ xã Phúc Than đến xã Mường Kim Như một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng, có độ cao từ 500 - 650 m so với mặt nước biển (UBND huyện Than Uyên, 2020)

c Khí hậu

Khí hậu mang nhiều tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa hè mưa nhiều, mùa đông thời tiết lạnh, khô và mưa ít

- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, phân bố không đồng đều theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm khoảng 80%) (UBND huyện Than Uyên, 2020)

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm từ 22,0C đến 23C

Đặc điểm khí hậu của huyện tạo lợi thế cho huyện trong phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế (cao su, quế, chè), cây ăn quả nhiệt đới (bơ, cam,…) Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu cũng tạo ra một số khó khăn cho huyện như sau: Mùa mưa tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 hàng năm là thách thức cho huyện trong việc đảm bảo tính mạng và tài sản và khắc phục hậu quả khi hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt

Trang 30

khăn cho huyện trong kiểm soát kế hoạch trồng trọt và chăm sóc mùa màng; đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng các công trình, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi Đồng thời, lượng mưa phân bố không đều, địa hình dốc, tầng phủ bề mặt bị phá hủy gây khó khăn cho huyện trong điều tiết nguồn nước mặt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân nhân (UBND huyện Than Uyên, 2020)

d Thủy văn

Huyện Than Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp 1 của sông Đà), chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Nậm Mu Sông Nậm Mu chạy dọc theo chiều dài của huyện từ phía Bắc xuống phía Nam, mật độ sông suối từ 1,5 - 1,7 km/km2, diện tích lưu vực khoảng 170 km2, hàng năm tiếp nhận khoảng 3,4 tỷ m3 nước được cung cấp từ mưa Sông Nậm Mu chảy qua các xã Ta Gia, Khoen On, Mường Kim, Pha Mu và 03 con suối chính là các suối: Nậm Vai (chảy qua Phúc Than, Mường Mít), suối Nà Khằm ở Mường Than và suối Nậm Bốn (chảy qua Hua Nà, Mường Cang)

Trong huyện có một số hồ nước: hồ thị trấn Than Uyên ở Khu 5a, hồ Khu 9, hồ Xuân Khiêng ở xã Mường Than

Tuy nhiên, địa hình dốc, mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt gây xói mòn đất mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn Lượng mưa phân bố không đều nên hàng năm mưa lũ và sạt lở đất thường xảy ra, nguy cơ gây thiệt hại về người, tài sản, đất đai ven các con sông, suối của nhân dân (UBND huyện Than Uyên, 2020)

1.3.1.2 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy huyện Than Uyên có các loại đất như đất Feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi cao, đất phù sa sông suối Trong đó: Nhóm đất chủ yếu trên địa bàn huyện là đất Feralit đỏ vàng hình thành trên đá sét và đá biến chất (Fs), là nhóm đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện

Những khảo sát, đánh giá về thổ nhưỡng cho thấy, trên địa bàn huyện có diện tích đất khá lớn có thành phần cơ giới nhẹ, ít chua (hàm lượng từ trung bình đến khá) thích hợp cho canh tác lúa nước, cây công nghiệp (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Trang 31

b Tài nguyên nước

- Về nguồn nước mặt:

+ Về khe nước: Trên địa bàn huyện có khoảng 45 khe nước chính cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất phân bố ở các xã

+ Các công trình khai thác nước mặt chính: Toàn huyện có 68 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phân bố ở các xã, 05 công trình thủy điện (02 công trình có quy mô trung bình là thủy điện Huội Quảng và thủy điện Bản Chát), trên 200 tuyến kênh, mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu

- Về tài nguyên nước ngầm: Do đặc điểm địa hình và hoạt động của hiện tượng Karst nên Than Uyên có nguồn nước ngầm nông và trữ lượng nước ngầm không lớn, thường bị tụt thấp vào mùa khô

Tài nguyên nước trên địa bàn huyện tạo nhiều lợi thế cho huyện trong việc: Phát triển thủy điện nhỏ và vừa trên mạng lưới sông, suối; xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, thủy cầm ở các lòng hồ thủy điện (Bản Chát, Huội Quảng) Diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Huội Quảng, Bản Chát có thể nuôi cá lồng khá lớn, khoảng 5.000 ha (UBND huyện Than Uyên, 2020)

c Tài nguyên rừng và thảm thực vật

- Tài nguyên rừng: Năm 2019, Than Uyên có 23.596,67 ha đất lâm nghiệp, chiếm 29,77% diện tích tự nhiên Trong đó: đất rừng sản xuất là 12.293,42 ha, đất rừng phòng hộ là 11.303,25 ha

- Thảm thực vật: Trước đây, rừng ở Than Uyên thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú Trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, chò chỉ, nghiến, tấu… và các loại cây đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song mây, sa nhân… Tuy nhiên, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trong những năm qua đã làm suy kiệt thảm rừng Hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán Trong khi diện tích rừng trung bình, rừng giàu và các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn ít ở những vùng núi cao Diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm nên quần thể động vật hoang dã có nguy cơ suy giảm (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Trang 32

d Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra địa chất, khoáng sản do Cục địa chất khoáng sản Việt Nam, trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản:

- Khoáng sản than: Trên địa bàn huyện có mỏ than Nậm Than, xã Mường Than có quy mô nhỏ Trong thời gian tới cần tiến hành khảo sát trữ lượng để có kế hoạch khai thác than khu vực này

- Khoáng sản vàng: Có các điểm vàng n Luông - xã Mường Than, Bản Lướt - xã Mường Kim, bản Nà Ban - xã Hua Nà;

- Các khoáng sản khác: Điểm quặng phóng xạ bản Nà Ban - xã Hua Nà; mỏ nước nóng bản Mé - xã Mường Cang

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một lượng đá, cát, sỏi có trữ lượng lớn và có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng (UBND huyện Than Uyên, 2020)

e Tài nguyên du lịch và nhân văn

- Than Uyên là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa Huyện có các dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 87%, bao gồm các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao,… Mỗi dân tộc đều có phong tục, lễ hội văn hóa, các điệu múa, các làn điệu hát dân ca đặc sắc riêng Nghệ thuật tạo hình được thể hiện rất độc đáo trên các bộ trang phục đa sắc màu, nhiều kiểu dáng hoa văn như: trang phục của đồng bào Thái, Mông ; nghệ thuật kiến trúc và các đường nét hoa văn trang trí trong các ngôi nhà truyền thống; các sản phẩm thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, Đây là tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng trong những năm tới

- Trên địa bàn huyện có một số di tích văn hóa, lịch sử: Di tích đèo Khau Co; Bản Nà Khương (xã Mường Kim) - một trong những căn cứ du kích thời kỳ chống Pháp, chống phỉ những năm 1950-1951; Bản Lướt xã Mường Kim là một địa danh lịch sử của huyện Than Uyên, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Quần thể thắng cảnh Ta Gia; hồ thuỷ điện Bản Chát Trong những năm tới khi hạ tầng giao thông đường hoàn thiện và phát triển đồng bộ Cơ sở hạ tầng du lịch được nâng cấp hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Than Uyên phát

Trang 33

triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện (UBND huyện Than Uyên, 2020)

1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

1.3.2.1 Về kinh tế

a Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản, xây dựng nông thôn mới

UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn đưa ra những giải pháp thực hiện cụ thể ngay từ đầu vụ; triển khai kế hoạch sản xuất sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; chỉ đạo quyết liệt quy hoạch, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung; triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, nguồn vốn khuyến nông, khuyến lâm Tập trung chỉ đạo chăm sóc và thu hoạch cây màu vụ Đông, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thu hoạch vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Hè Thu, trồng chè, trồng rừng; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi (UBND huyện Than Uyên, 2020)

- Nông nghiệp:

Tổng diện tích gieo trồng 6.902,1 ha đạt 100,6% kế hoạch (giảm 21,2 ha so với cùng kỳ năm 2018), trong đó: lúa 4.779,8 ha, ngô 1.684,3 ha, lạc 182,5 ha, đậu tương 255,5 ha và một số cây trồng khác

Tổng diện tích cây lúa thực hiện gieo cấy 4.779,8 ha (KH 4.739 ha), trong đó: lúa vụ Đông Xuân, kế hoạch 1.925 ha, thực hiện 1.937,5 ha đạt 100,6% kế hoạch, năng suất đạt 60 tạ/ha, sản lượng 11.625 tấn đạt 101,3% kế hoạch, tăng 435 tấn so với cùng kỳ năm trước; lúa vụ Mùa kế hoạch 2.689 ha, thực hiện được 2.717,3 ha đạt 101,1% KH, tăng 96,6 ha so với cùng kỳ năm trước, năng suất ước đạt 48 tạ/ha, sản lượng ước đạt 13.008 tấn Tổng diện tích cây ngô thực hiện gieo trồng 1.684,3 ha/1.670 ha, đạt 100,9% kế hoạch năm, trong đó: ngô vụ Xuân Hè, Thực hiện 1.353,3 ha (KH 1.376 ha), giảm 317,7 ha so với cùng kỳ năm trước (diện tích giảm do một số xã chuyển đổi diện tích hiệu quả thấp sang trồng chè, cây ăn quả và một số cây hoa màu), năng suất đạt 38 tạ/ha, sản lượng 5.142,5 tấn; ngô vụ Thu Đông đã gieo trồng được 331 ha (KH 317 ha), năng suất ước đạt 32 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.058 tấn

Trang 34

Triển khai gieo trồng một số cây trồng khác như: rau, củ, quả các loại (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Tổng diện tích cây chè hiện có 1.141,2 ha Tiếp tục chăm sóc và thu hái 100 ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi ước đạt 451 tấn; bảo vệ, chăm sóc 723 ha chè kiến thiết cơ bản; triển khai kế hoạch trồng mới 305 ha (tại các xã: Phúc Than, Mường Mít, Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On, Tà Hừa), hiện nay đã kết thúc trồng, kết quả trồng được 318,19 ha, đang hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu trồng chè, dự kiến từ 15/9 - 15/10/2019 sẽ tổ chức giải ngân hỗ trợ làm đất trồng chè cho nhân dân Tiếp tục chăm sóc 1.020 ha cao su

Số lượng giống lúa, ngô đã thực hiện cung ứng hỗ trợ cho nhân dân trong 9 tháng đầu năm là 57,744 tấn Công tác bảo vệ thực vật được quan tâm theo dõi, dự báo kịp thời, tuy nhiên do diễn biến thời tiết bất phức tạp đã xảy ra một số loại sâu bệnh hại trên các loại cây trồng với tổng diện tích 1.405,5 ha UBND huyện đã chỉ đạo phòng trừ, xử lý kịp thời không bị lây lan trên diện rộng, đặc biệt là chỉ đạo phòng trừ Sâu keo mùa thu, sâu đàn có nguy cơ gây hại đối với cây ngô, lúa và bệnh bạc lá, đạo ôn đối với cây lúa

Tiếp tục theo dõi và duy trì các mô hình, dự án đã triển khai từ các nguồn vốn như: cá lồng, dự án thương hiệu gạo Séng cù Than Uyên, dự án trồng cỏ chăn nuôi gia súc, mô hình trồng ổi… nhìn chung các mô hình, dự án đều cho kết quả khả quan (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển được thực hiện chặt chẽ Đặc biệt chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống và khống chế dịch tả lợn châu Phi; đã tổ chức phun tiêu độc khử trùng môi trường đợt I/2019; thường xuyên kiểm tra kiểm soát vận chuyển, giết mổ lợn Tính đến ngày 16/9/2019 có 7/12 xã, thị trấn bị dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm; tổng số lợn tiêu hủy 1.989 con với tổng trọng lượng tiêu hủy 115.656 kg; đã khoanh vùng, khống chế dịch trên địa bàn huyện, công bố hết dịch tại 03 xã (Phúc Than, Mường Mít, Ta Gia); duy trì 02 chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh Trong 9 tháng đầu năm, đã kiểm soát giết mổ 5.026 gia súc (Lợn 4.320 con; Trâu, Bò 706 con); kiểm dịch vận chuyển vào địa bàn 34 chuyến lợn thương phẩm với số lượng 1.238 con, 29 chuyến gia cầm thương phẩm với số lượng 24.950 và một số chuyến chở giống gia súc, gia cầm (qua kiểm tra có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch động vật) Tổng đàn

Trang 35

gia súc hiện có (số liệu thống kê đến ngày 12/9/2020) 49.754 con, trong đó: trâu 14.831 con, bò 5.566 con, lợn 29.357 con Tổng đàn gia cầm có khoảng 230.600 con (UBND huyện Than Uyên, 2020)

b Lâm nghiệp

Công tác lâm sinh được quan tâm chỉ đạo thực hiện: công tác gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ trồng rừng năm 2019; hướng dẫn nhân dân chăm sóc rừng trồng và cây mắc ca trồng xen cây chè; triển khai trồng rừng năm 2019 theo đề án với diện tích 300 ha, hiện đã trồng xong 100 ha cây Sơn tra; đối với cây Mắc ca đã kiểm tra, nghiệm thu làm đất được 118,15 ha, tuy nhiên Sở Nông nghiệp và PTNT đã điều chỉnh kế hoạch giao cho huyện chỉ được hỗ trợ trồng mắc ca xen cây chè còn 88 ha, hiện đang tiến hành cấp cây giống

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp cho 8.367 lượt người tại 122 thôn bản, Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng với 6.053 hộ gia đình sống ven rừng Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, trong 9 tháng đầu năm phát hiện 11 vụ vi phạm về Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách nhà nước 73,5 triệu đồng (UBND huyện Than Uyên, 2020)

c Thủy sản

Diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản hiện có 178,72 ha Tổng số lồng cá trên lòng hồ thủy điện 237 lồng, chủ yếu nuôi các loại cá: trắm, chép, trôi, lăng, tầm, rô phi đơn tính hiện cá đang phát triển ổn định (UBND huyện Than Uyên, 2020)

d Xây dựng Nông thôn mới

Chỉ đạo UBND các xã tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch và nguồn vốn đã được UBND huyện phân bổ; tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2019 cho các xã Chỉ đạo Nhân dân chăm sóc diện tích cây ăn quả thuộc dự án phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại các xã Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Phúc Than và Mường Mít Tập trung nguồn lực cho 02 xã Mường Kim, Ta Gia hoàn thực hiện các tiêu chí chưa đạt (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Trang 36

e Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm ước đạt 721,3 tỷ đồng, trong đó: công nghiệp chế biến 27,5 tỷ đồng; công nghiệp khai thác 34,3 tỷ đồng; sản xuất và phân phối điện nước 654,6 tỷ đồng; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải 4,9 tỷ đồng (UBND huyện Than Uyên, 2020)

f Ngành thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, giá cả hàng hóa, dịch vụ không có đột biến lớn UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt, tổ chức các đợt kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, lập biên bản và xử phạt hành chính 01 cơ sở với tổng số tiền phạt 2.500.000 đồng, xử lý tại chỗ 17 cơ sở vi phạm Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ đạt 299 tỷ đồng (UBND huyện Than Uyên, 2020)

1.3.2.2 Về văn hóa - xã hội

a Giáo dục - đào tạo

Hoàn thành chương trình năm học 2018 - 2019 Chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và từng bước được nâng lên, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra(5) Công tác tuyển sinh năm học 2019 - 2020 được triển khai thực hiện tốt(6) Tổ chức tốt ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, năm học 2019 - 2020 toàn huyện có 20.697 học sinh/733 lớp học của 39 đơn vị trường Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu thực tế của địa phương, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 99,6% Cơ sở vật chất tiếp tục được củng cố, xây mới nhằm mở rộng quy mô phát triển mạng lưới trường học đáp ứng yêu cầu của ngành Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chỉ đạo sát sao gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, quan tâm nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn, tính đến thời điểm hiện tại có 23/39 trường đạt chuẩn quốc gia (UBND huyện Than Uyên, 2020)

b Y tế - dân số

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống dịch bệnh được tập trung chỉ đạo tăng cường thực hiện, đặc biệt trong các dịp lễ, tết Kịp thời triển khai các biện pháp phòng và ứng phó với tình hình dịch bệnh Trong 9 tháng đầu năm, không có dịch bệnh lớn xảy ra, các chương trình MTQG về y tế được triển khai tích cực Tổ

Trang 37

chức khám bệnh cho 108.001 lượt người (trong đó 57.332 lượt người nghèo; 14.631 lượt trẻ em dưới 6 tuổi); chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai phòng, chống dịch bệnh như: bệnh Sởi, tay chân miệng, cúm A và một số bệnh lây nhiễm khác sẵn sàng kế hoạch phòng, chống dịch theo các tình huống khi có dịch xảy ra và chuẩn bị điều kiện phục vụ công tác phòng, chống dịch Một số bệnh truyền nhiễm được phát hiện giám sát và điều trị kịp thời, không bùng phát thành dịch lớn, không có tử vong xảy ra Công tác tuyên truyền, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, đặc biệt vào các dịp lễ, tết và tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm Trong 9 tháng đầu năm không có ca, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra

Năm 2020, toàn huyện hiện có 14.053 hộ, 68.325 người, có 90/821 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên; có 09 cặp tảo hôn trong số 268 cặp kết hôn Chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền chính sách dân số - KHHGĐ (tuyên truyền được 29.225 lượt người nghe/633 buổi); triển khai thường xuyên các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ tại Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế (UBND huyện Than Uyên, 2020)

c Về văn hóa - thông tin - thể thao, truyền thanh và truyền hình:

Chỉ đạo tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại tạo không khí vui tươi phấn khởi cho Nhân dân (lễ hội xòe chiêng, lễ hội Lùng Tùng, giải bóng đá truyền thống lần thứ XIII, chạy Olympic, Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Than Uyên lần thứ VIII năm 2019 ) Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký các danh hiệu thi đua văn hóa, đến nay có 12.400 gia đình; 114 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 136 bản, khu phố; 12 xã, thị trấn đăng ký thi đua, đạt 100% kế hoạch Làm tốt công tác kiểm tra quản lý lý các cơ sở dịch vụ văn hóa công cộng, thông tin truyền thông và cơ sở lưu trú Trong 9 tháng đầu năm có 20.952 lượt khách lưu trú tại Than Uyên, trong đó khách quốc tế 2.724 lượt

Duy trì tốt công tác truyền thanh - truyền hình: 9 tháng đầu năm, tiếp sóng Truyền hình Việt Nam từ Trung ương, địa phương 14.310 giờ; tiếp sóng FM 9.180 giờ Sản xuất được 237 chương trình truyền thanh, truyền hình của huyện, trong đó: 78 bản tin truyền hình trang địa phương; 109 bản tin phát thanh tiếng Việt; 50 bản tin phát thanh tiếng dân tộc Thái tuyên truyền trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện (UBND huyện Than Uyên, 2020)

Trang 38

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các loại hình sử dụng trong quỹ đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp tại hai khu tái định cư Phúc Than và Mường Kim (Chính là 2 xã: Phúc Than và Mường Kim) trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cụ thể những loại hình nghiên cứu: Chuyên lúa; 1 Lúa - 1 màu; Chuyên rau màu

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại hai khu TĐC Phúc Than, Mường Kim (Chính là 2 xã: Phúc Than và Mường Kim), huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

- Về nội dung: Đánh giá tính bền vững của sử dụng đất nông nghiệp thông qua

đánh giá bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất (theo

phương pháp đánh giá đất của FAO)

- Về thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn 2018-2020, thu thập số liệu sơ cấp năm 2020

2.2 Nội dung nghiên cứu

+ Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp - Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Than Uyên

- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính

+ Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững

- Khung đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp theo các loại hình sử dụng đất - Tổng hợp tính bền vững của sử dụng đất, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững

+ Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện Than Uyên

Trang 39

- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả - Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Than Uyên

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành

Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành được sử dụng với đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp có sự phối hợp giữa đối tượng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, nhà kinh doanh, nhà hoạch định chính sách, tổ chức khuyến nông

Coi mỗi loại hình sử dụng đất là một hệ thống và tổng thể các loại hình sử dụng đất là một hệ thống lớn Từ đó phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đầu ra, các thành tố bên trong mỗi hệ thống để thấy rõ mối tương quan giữa chúng và xây dựng các giải pháp phù hơp đối với từng loại hình sử dụng đất

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu nhập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện

Cùng với việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thì tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp, của các hộ gia đình, cá nhân; tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

2.3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng phương pháp điều tra nông thôn nhanh (RRA) và điều tra nông hộ (theo mẫu phiếu điều tra) theo phương pháp chọn mẫu phiếu điều tra có hệ thống tại một số xã trên địa bàn huyện tập trung nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp Bằng phương pháp điều tra nông hộ theo phương pháp chọn hộ điều tra tại hai khu tái định cư Phúc Than (xã Phúc Than) và Mường Kim (xã Mường Kim) trên địa bàn huyện tập trung nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp Mỗi khu tái định cư (xã) điều tra 60 phiếu về tình hình sản xuất, mức độ đầu tư thâm canh, kết quả sản xuất trên các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau theo phiếu điều tra tại 02 xã Phúc Than và xã Mường Kim (60 phiếu/xã)

2.3.2.3 Phương pháp đánh giá đất theo FAO

Trang 40

- Tổng thu nhập hay Giá trị sản xuất: Là toàn bộ giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích được tạo ra trong một kỳ nhất định (trung bình trong thời gian 03 năm)

(GTSX) = Sản lượng sản phẩm × Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (CPTG): Là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản cố định…và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình được sử dụng trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX - Chi phí trung gian (CPTG) - Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH / số công lao động

- Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (Giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối), được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

* Phương pháp đánh giá bền vững về xã hội được đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Trình độ dân trí, trình độ tay nghề sản xuất

- Theo hiệp hội khoa học đất Việt Nam hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)

+ Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, ghóp phần xóa đói giảm nghèo

+ Mức độ tham gia vào loại hình sử dụng đất của người dân tộc bản địa + Góp phần định canh định cư, mức độ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật + Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu

- Mức độ chấp nhận của người dân: Mức độ đầu tư, ý định mong muốn của nhân dân

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nông dân

- Đánh giá khả năng thị trường tiêu thụ nông sản

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan