Đảng bộ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010 2022)

117 0 0
Đảng bộ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010 2022)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài những kết quả đạt được, Thành ủy cũng gặp nhiều khó khăn như: Việc xây dựng chương trình của cấp ủy các cấp chưa đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra; việc xác định nội dung kiểm tra, giám

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HẢI NINH

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Đảng bộ thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010-2022)” dưới sự

hướng dẫn của TS Nguyễn Đại Đồng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố

Người thực hiện

PHẠM THỊ HẢI NINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đại Đồng đã hướng dẫn

tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Bộ môn Lịch sử, Trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Tôi xin cảm ơn Thư viện Quốc gia, Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Thành ủy Hạ Long; Thư viện tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn Thạc sĩ

Tác giả luận văn

PHẠM THỊ HẢI NINH

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Kết cấu luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẠ LONG (2010 - 2015) 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Nội dung cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng 8

1.1.2 Quan điểm, chủ trương của ĐCSVN 10

1.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010 – 2015) 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Tổng quan thành phố Hạ Long 15

1.2.2 Tình hình công tác đảng của thành phố Hạ Long trước năm 2010 19

1.3 Quá trình lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng bộ thành phố Hạ Long (2010 - 2015) 20

1.3.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2010 - 2015) 20

1.3.2 Quá trình tổ chức thực hiện, kết quả (2010 - 2015) 21

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẠ LONG (2015 - 2022) 35

2.1 Những nhân tố mới tác động đến quá trình đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng bộ thành phố Hạ Long (2015 - 2022) 35

Trang 6

2.1.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra, giám sát và kỷ

luật (2015-2022) 35

2.1.2 Những yêu cầu đặt ra đối với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2015-2022) 40

2.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2015 - 2022) 42

2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2015 - 2020) 42

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2020 - 2022) 45

2.3 Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả (2015 - 2022) 47

2.3.1 Tổ chức thực hiện, kết quả (2015 - 2020) 47

2.3.2 Quá trình tổ chức thực hiện, kết quả (2020 - 2022) 63

CHƯƠNG 3MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 83

3.1 Nhận xét 83

3.1.1 Ưu điểm 83

3.1.2 Hạn chế 89

3.1.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 91

3.2 Bài học kinh nghiệm 92

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 108

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi kiểm tra, giám sát và kỷ luật là công tác rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả xây dựng và bảo vệ các cấp ủy, tổ chức Đảng

Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đảm bảo cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các Nghị quyết của Đảng được xác định một cách đúng đắn, ngày càng hoàn thiện và chấp hành triệt để, thực sự gắn liền với cuộc sống Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng vừa góp phần nâng cao năng lực, làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa Nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói đi đôi với việc làm, giúp cho các cấp ủy Đảng khắc phục được bệnh quan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo Nếu Đảng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn được sự chia rẽ, tình trạng mất đoàn kết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được tuân thủ nghiêm túc, góp phần giáo dục, bảo vệ, nâng cao uy tín đội ngũ cán bộ, đảng viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng Khẳng định về vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, Người nêu rõ: “Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân Do đó mà góp phần

vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức” [30, tr 362]

Công tác kiểm tra cần gắn với kỷ luật, thi hành kỷ luật trong Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm cho sự hoạt động bình thường và phát triển của Đảng Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người Đó là nhờ có kỷ luật Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác Các đồng chí chúng ta cần phải ra sức giữ gìn kỷ luật sắt của Đảng” [28, tr.17]

Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc, Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính

Trang 8

trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là cửa ng hội nhập với thế giới của V ng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là điểm nút trong khu vực hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung và kết nối với khu vực ASEAN Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, trở thành trường rèn luyện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giác ngộ ý thức giai cấp cho giai cấp công nhân Việt Nam Với đặc điểm của Quảng Ninh, Đảng bộ tỉnh luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng Cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp nên công tác kiểm tra, giám sát trong toàn Đảng bộ được triển khai và tổ chức thực hiện tương đối toàn diện Các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và hoàn thành tốt các chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm ph hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ Từ một tỉnh nghèo, Quảng Ninh đã nỗ lực vươn lên là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước; ghi sâu và thực hiện lời dạy của Bác Hồ

khi Người về thăm, với “mong muốn Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp”

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, với chiều dài bờ biển gần 50 km Thành phố có 33 đơn vị hành chính cấp xã, có 74.335 hộ dân, diện tích 1.119,36 km2, có 15 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, Đảng bộ thành phố có 98 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, gồm 80 Đảng bộ, 18 chi bộ, tổng số có 22.124 đảng viên; Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố có 78 ủy viên, Ban Thường vụ có 22 đồng chí, UBKT Thành ủy 11 đồng chí Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ, ngày 31/12/2021 của BTV Thành ủy về sắp xếp tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp ở địa phương; đến nay, Đảng bộ thành phố có 65 chi, đảng bộ; BCH Đảng bộ thành phố có 51 đồng chí, BTV Thành ủy có 14 đồng chí, UBKT Thành ủy có 09 đồng chí

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và đội ngũ Đảng viên thành phố Hạ Long đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Hầu hết các tổ chức Đảng, đảng viên bị xem xét kỷ luật đã thấy rõ khuyết điểm của mình, không có khiếu kiện và chấp hành nghiêm Một số trường hợp sau thời gian bị xử lý đã quyết tâm rèn luyện, tiến bộ, được tổ chức xem xét, đề bạt Tình trạng né tránh, nể nang, xử lý không kiên quyết từng bước được khắc phục Công tác

Trang 9

kiểm tra, giám sát được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả đã đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo và xây dựng Đảng của thành phố Nổi bật là nhận thức của các cấp ủy Đảng trong thành phố về công tác này có nhiều chuyển biến, đã quán triệt, triển khai tốt các văn bản chỉ đạo, nghị quyết, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát Các cuộc kiểm tra đã tập trung vào kiểm tra những lĩnh vực quan trọng, có nhiều bức xúc, dễ phát sinh tiêu cực, như: Quản lý kinh tế, tài chính, tài nguyên, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đào tạo, quy hoạch cán bộ Sau mỗi cuộc kiểm tra đã giúp cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, ban hành các quy chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nói trên phù hợp với thực tiễn của địa phương, đồng thời kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách liên quan đến các lĩnh vực này còn bất cập

Ngoài những kết quả đạt được, Thành ủy cũng gặp nhiều khó khăn như: Việc xây dựng chương trình của cấp ủy các cấp chưa đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra; việc xác định nội dung kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở đảng còn nhầm lẫn giữa nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của đảng ủy và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của UBKT đảng ủy; vẫn còn một số tổ chức đảng còn nhầm lẫn về thẩm quyền quyết định và kết luận kiểm tra; công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ; một bộ phận cán bộ, đảng viên còn làm việc thiếu nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả chưa cao… những vấn đề này cần được nghiên cứu và đúc kết thành các kinh nghiệm để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tốt hơn

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề, tác giả chọn đề

tài “Đảng bộ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo công tác kiểm tra,

giám sát và kỷ luật (2010-2022)” làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là một đề tài được các học giả quan tâm Đã có những công trình nghiên cứu được công bố:

sách, luận án, luận văn và các bài viết

2.1 Sách tham khảo

Sách Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ

luật của Đảng (Nxb chính trị quốc gia, 2012) đã kế thừa những nội dung phù hợp phù

Trang 10

hợp, khắc phục những hạn chế trong Hướng dẫn của BCT khóa X, bổ sung những nội dung mới, cụ thể, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng (Nxb chính trị

quốc gia, 2015) của tác giả Cao Văn Thống Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Một số tác phẩm, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng Phần thứ hai: Các bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Sách Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng (Tài liệu

nghiệp vụ dùng cho cấp trên cơ sở) (Nxb chính trị quốc gia sự thật, 2017) đã đáp ứng

yêu cầu nâng cao nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Sách Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng (Tài liệu

nghiệp vụ dùng cho cấp cơ sở) (Nxb chính trị quốc gia sự thật, 2017) đã cung cấp tài

liệu nghiệp vụ cho cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở và tương đương nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Cuốn sách Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra,

giám sát và thi hành kỷ luật Đảng (Nxb chính trị quốc gia sự thật, 2020) Nội dung

sách gồm 3 chương: Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; Chương 2 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng hiện nay; Chương 3 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

2.2 Luận án, luận văn và tạp chí

Luận văn Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo công tác kiểm tra,

giám sát giai đoạn hiện nay của Lê Thị Phương Ly bảo vệ năm 2022 đã làm rõ những

vấn đề về lý luận và thực tiễn về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

Luận văn Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn hiện nay của tác giả Đỗ Trần Hanh bảo vệ năm 2022 đã đưa ra

một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Thành ủy Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

Luận văn Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ thành phố Móng Cái,

tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay của Nguyễn Văn Phan bảo vệ năm 2022 đã cung cấp

một số vấn đề cơ bản về lý luận trong công tác kiểm tra, giám sát Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ở đảng bộ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay

Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các Tạp chí, như:

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng và một số biện pháp rèn luyện đội ngũ cán bộ kiểm tra của Lê Văn Cường, Hà Nội: Tạp

chí Lý luận chính trị số 5-2020

Những điểm mới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng trong văn kiện Đại hội XIII của Lê Văn Cường, Hà Nội: Tạp chí Lý luận chính trị số 06-2021

Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Nguyễn Thị Ngọc Cảnh Học viện Chính trị khu vực III, 2021

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng – từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực trạng và giải pháp hiện nay của Trần Thị Minh Tuyết Hà Nội: Tạp chí Khoa học

chính trị số 7-2022

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hạ Long về lãnh đạo kiểm tra, giám sát và kỷ luật giai đoạn 2010 - 2022 nhằm phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan về chủ trương và quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm

3.2 Nhiệm vụ

- Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương của ĐCSVN, của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật

- Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hạ Long vận dụng quan điểm, chủ

Trang 12

trương của ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo hoạt động kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010-2022)

- Phân tích những thành tựu, hạn chế và đưa ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo hoạt động kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2010-2022)

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hạ Long đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hạ Long

về hoạt động kiểm tra, giám sát và kỷ luật từ năm 2010 đến năm 2022 với những nội hàm của vấn đề được xác định trong chương 1 (phần cơ sở lí luận) của luận văn

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại thành phố Hạ Long Về thời gian: Từ năm 2010 - 2022 (ĐH lần thứ XVIII, XIX, XX)

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả khai thác những nguồn tư liệu sau:

- Tài liệu của Đảng, Nhà nước gồm văn kiện Đại hội Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng và sự vận dụng tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay

- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long

- Các báo cáo tổng kết năm, báo cáo chuyên đề của UBKT, các đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố Hạ Long

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận, luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức, quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng Phương pháp được làm rõ tại phần mở đầu và Chương 1, phần cơ sở lý luận

- Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp:

+ Phương pháp lịch sử: thể hiện rõ nét nhất trong chương 1 và chương 2 của

Trang 13

luận văn, qua phương pháp này luận văn đã tái hiện lại quá trình Đảng bộ thành phố Hạ Long lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật 2010-2022

+ Phương pháp lôgic kết hợp với phân tích: được thể hiện qua việc khái quát hóa các chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ đó đi sâu vào phân tích chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật 2010-2022

+ Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn: thể hiện qua các số liệu trong chương 1 và chương 2 và phần phụ lục của luận văn làm r quá trình tổ chức thực hiện, kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật giai đoạn của Đảng bộ thành phố Hạ Long 2010-2022

+ Phương pháp phân tích tổng kết rút kinh nghiệm: thể hiện qua nội dung chương 3 của luận văn, làm r những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đưa ra bốn bài học kinh nghiệm

6 Đóng góp của luận văn

- Về mặt khoa học: Đóng góp vào lịch sử Đảng bộ địa phương thành phố Hạ Long trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật

- Về mặt thực tiễn: Rút ra những kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ thành phố Hạ Long trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho Đảng bộ các địa phương khi nghiên cứu đến vấn đề công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn

Trang 14

1.1.1 Nội dung cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

1.1.1.1 Khái niệm công tác kiểm tra

Trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng qua các thời kỳ, Hội nghị Trung ương 3 khóa XII đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 (Chương VII, Chương VIII), trong đó đưa ra khái niệm về kiểm tra: “Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức Đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên” [23, tr.270]

Công tác kiểm tra của Đảng: “là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy, tổ chức

đảng có thẩm quyền và ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định của các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước” [23, tr.270]

1.1.1.2 Khái niệm công tác giám sát

Theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 của Đảng đưa ra khái niệm về giám sát: “Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công” [21, tr.98-99]

Khái niệm công tác giám sát của Đảng: “là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy,

tổ chức đảng có thẩm quyền và ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định của các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước” [23, tr.272]

Trang 15

1.1.1.3 Khái niệm công tác kỷ luật Đảng

Khái niệm: Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “kỷ luật” là “quy tắc, điều quy định bắt

buộc mọi người trong tổ chức phải tuân thủ” Chỉ như thế, một tổ chức mới tồn tại và phát triển Không tuân thủ những quy tắc, những điều quy định bắt buộc, tổ chức sẽ rệu rã, thậm chí tan rã Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Kỷ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức” Như vậy, kỷ luật của một tổ chức chính là các quy định, quy tắc, quy chế do tổ chức đó đặt ra và có hiệu lực bắt buộc các thành viên trong tổ chức đó phải tuân theo Từ quan niệm trên có thể hiểu: kỷ luật của Đảng là những nguyên tắc, chế độ, quy định do Đảng đặt ra có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên (các tổ chức đảng và đảng viên)

Khái niệm thi hành kỷ luật trong Đảng: “là việc các tổ chức đảng có thẩm

quyền được thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng một trong những hình thức kỷ luật được quy định tại khoản

2 Điều 35 Điều lệ Đảng (khóa XII)” [78, tr.163]

Phương hướng thi hành kỷ luật trong Đảng: căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ

chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ mà xác định phương hướng thi hành kỷ luật cho sát, đúng Trước yêu cầu thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Khai trừ những đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của nhà nước” [15, tr.301] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng” [16, tr.254] “Xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống” [16, tr.258] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý” [16, tr.208]

Trang 16

Tóm lại, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều bước đổi mới cùng với việc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đồng thời, Đảng, Nhà nước cũng đã áp dụng nhiều hình thức giúp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh và hiệu quả

1.1.2 Quan điểm, chủ trương của ĐCSVN

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐCSVN luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật là một trong những công tác cơ bản Đảng, bên cạnh công tác tổ chức, công tác tuyên giáo, và công tác dân vận… Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chủ trương liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Trong các nhiệm kỳ, BCH Trung ương Đảng luôn coi trọng vấn đề này

Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá XI) của Đảng đã ban hành ba quyết định:

Quyết định số 45-QÐ/TW “về Quy định thi hành Ðiều lệ Ðảng” ngày

01/11/2011 Quy định thi hành Ðiều lệ Ðảng (khóa XI) quy định chi tiết về: Trình tự thủ tục kết nạp người vào Ðảng; đảng tịch của đảng viên; phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng; một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; hệ thống tổ chức của Ðảng; quy định số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp; nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội; chỉ định đại biểu tham dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp; cách tổ chức điều hành và giúp việc đại hội; việc bầu cử trong Ðảng; công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng; tổ chức Ủy ban Kiểm tra; giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên; thi hành kỷ luật trong Ðảng; việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Ðảng

Quyết định số 46-QĐ/TW về “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác

kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI” ngày 01/11/2021.) Bao gồm hướng dẫn chi tiết về: Công tác kiểm tra, giám sát

của Ðảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp; Việc thi hành kỷ luật trong Ðảng; đã được quy

Trang 17

định tại các Ðiều 30, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 39, 40 trong Chương VII và Chương VIII Ðiều lệ Ðảng (khóa XI)

Quyết định số 47-QÐ/TW “quy định về những điều đảng viên không được làm”

ngày 01/11/2011 Nội dung nêu r : Ðảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; c ng với việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ðảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên, phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của Ðảng về những điều đảng viên không được làm Quy định này quy định r 19 điều đảng viên không được làm

Tiếp đó trong nhiệm kỳ Đại hội khóa X, BCH Trung ương Đảng, BCT, Ban Bí

thư tiếp tục ban hành Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ chính trị “về ban hành quy chế

giám sát trong Đảng” ngày 21/03/2012; Quy định số 263-QĐ/TW của BCH Trung

ương “về xử lý tổ chức đảng vi phạm kỷ luật” ngày 8/10/2014

Nhiệm kì Đại hội XII ban hành Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/07/2016 của

BCH Trung ương “về thi hành Điều lệ Đảng”; Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư “về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”; Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/07/2016 của BCH Trung ương “về thi hành Chương VII và

Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra , giám sát, kỷ luật của Đảng”; Quy

định số 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 của Bộ Chính trị “về giám sát trong Đảng”; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của BCH Trung ương” quy định xử lý kỷ luật

đảng viên vi phạm”; Quy định số 01-QĐ/TW ngày 10/5/2018 của Bộ Chính trị quy

định “về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng,

chống tham nhũng”; Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị “về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ”

Qua các kì Đại hội XI, XII của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ngày càng được chú trọng nâng cao, đặc biệt nhiệm kì Đại hội lần thứ XIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ r : “Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội

Trang 18

ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và công tác dân vận” [23, tr.333]

Đại hội XIII của Đảng mới đi được một nửa chặng đường nhưng BCH Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã ban hành nhiều Quyết định, Quy định, Nghị quyết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật:

- Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của BCH Trung ương “về công tác

kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”

- Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương “về những

điều đảng viên không được làm”

- Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư “về thực hiện một

số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của BCH Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”

- Quyết định số 53-QĐ/TW ngày 06/01/2022 của BCH Trung ương “về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương” - Kết luận số 34-KL/TW ngày 18/4042022 của BCT “về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030”

- Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/07/2022 “về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

vi phạm”

Các Nghị quyết, Chỉ thị, Chủ trương được Đảng ban hành chính là sự khẳng định tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật, là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và việc nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật Đảng một cách nghiêm túc, tự giác cho các tổ chức Đảng và đảng viên

1.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra, giám sát và kỷ luật (2010 – 2015)

Tỉnh ủy Quảng Ninh xác định: “công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng, được thực thi để giữ môi trường liêm chính trong Đảng và lan tỏa sự liêm chính ra xã hội, tạo sự ổn định chính trị, xã hội, động lực cho công cuộc đổi mới; giữ sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực, như xây dựng Đảng, kinh tế, văn

Trang 19

hóa - xã hội đúng định hướng Kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng nhằm giữ nghiêm kỷ luật Đảng và thượng tôn pháp luật, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa xây và chống, từ đó góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực cầm quyền, lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng” [26, tr.16]

Tỉnh ủy Quảng Ninh, các cấp ủy đảng, UBKT các cấp thuộc tỉnh thường xuyên quan tâm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của BCH Trung ương Đảng, Bộ chính trị về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng Đồng thời, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát như: Quy chế phối hợp trong việc nắm thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên; Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý; về tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh liên quan đến tham nhũng, suy thoái theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), ban hành; thực hiện và chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nghiêm túc việc sơ kết, tổng kết hàng năm công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định

Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnhlần thứ XIII Trong kỳ Đại hội này công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật luôn được quan tâm đặc biệt và giữ vị trí quan trọng

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đánh giá: “Công tác kiểm tra, giám sát giữ gìn kỷ luật Đảng của cấp ủy và UBKT các cấp được tăng cường Cấp ủy, UBKT các cấp đã kiểm tra 1.147 đảng viên, 217 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm; đã kết luận có 924 đảng viên, 89 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, phải thi hành kỷ luật 516 đảng viên và 16 tổ chức đảng Từ năm 2006 đến 6/2010, toàn tỉnh đã thi hành kỷ luật 1.814 đảng viên; có 608 cấp ủy viên các cấp bị kỷ luật, 783 đảng viên bị xử lý hành chính, 139 trường hợp bị phạt tù Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có sai phạm Nhiều cuộc kiểm tra, giám sát được tập trung vào các vấn đề bức xúc, phát sinh được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm Qua đó, giúp cấp ủy lãnh đạo đánh giá đúng tình hình, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai của cấp ủy, chính quyền các cấp Các cuộc kiểm tra, giám sát không những chỉ ra khuyết điểm, bất cập, đưa ra giải pháp khắc phục mà còn phát hiện nhân tố mới để nhân rộng” [13, tr.44]

Đại hội cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật:

Trang 20

“Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy chưa được quan tâm đúng mức, việc tự kiểm tra phát hiện tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ hiệu quả chưa cao Việc kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm còn thiếu chủ động; chất lượng, hiệu quả công tác giám sát chưa cao, có nơi còn lúng túng”

Từ những hạn chế trên Đại hội đã đề ra phương hướng phấn đấu cho giai đoạn tiếp theo

Về chỉ tiêu: Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh đạt 75%/năm [13, tr.98]

Về nhiệm vụ giải pháp:

“Tăng cường kiểm tra Giám sát việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành quy chế làm việc; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãnh phí trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, công sản, xây dựng cơ bản; thực hiện chính sách pháp luật trong bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp; kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Gắn chặt công tác kiểm tra, giám sát với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, với đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải đồng bộ, nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, thiết thực, gắn với nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát; phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra chính quyền, giám sát của hội đồng nhân dân, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan” [13, tr.98]

Nhằm hướng tới mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hơn nữa năng suất hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế Tạo bước phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, đô thị và phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Phát triển văn hóa xã hội tương xứng với phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và

Trang 21

trật tự an toàn xã hội Mở rộng, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của nhân dân Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” [13, tr.61]

Giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng và tăng cường đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của cả hệ thống chính trị; tập trung lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giữ vững kỷ cương tăng cường sức mạnh trong toàn Đảng Những chủ trương, định hướng trên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh là cơ sở cho Đảng bộ thành phố Hạ Long lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong những năm qua Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật chính là tăng cường nhân tố bảo đảm thắng lợi bền vững sự nghiệp của Đảng, của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan thành phố Hạ Long

1.2.1.1 Lịch sử hình thành thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là v ng đất có lịch sử, văn hóa lâu đời Các di chỉ khảo cổ học cho thấy cách đây trên 10.000 năm nơi đây đã là địa điểm cư trú của người Việt cổ (các di chỉ Văn hóa Soi Nhụ (niên đại cách ngày nay trên 10.000 năm); Văn hóa Cái Bèo (niên đại từ 7000 đến 5000 năm); Văn hóa Hạ Long (niên đại từ 5.000 đến 3.000 năm cách) Trải qua các thời kỳ lịch sử, v ng đất Hạ Long có sự thay đổi về địa danh và địa giới hành chính

Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II, kỳ họp thứ VII, phê chuẩn hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính mới lấy tên tỉnh Quảng Ninh Huyện Hoành Bồ và thị xã Hồng Gai thuộc tỉnh Quảng Ninh

Ngày 17/12/2019, UBTVQH ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01-01-2020 Theo đó: Sáp nhập toàn bộ 843,54 km² diện tích tự nhiên và 51.003 người của huyện Hoành Bồ (gồm thị trấn Trới và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai) vào thành phố Hạ Long Thành lập phường

Trang 22

Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Trới Thành phố Hạ Long có 21 phường và 12 xã như hiện nay

1.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên:

Về vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, phía

Đông tiếp giáp với thành phố Cẩm Phả, phía Tây tiếp giáp với thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, phía Bắc tiếp giáp với huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ, phía Nam tiếp giáp với huyện Cát Hải – Hải Phòng và vịnh Hạ Long Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, thành phố Cảng Hải Phòng 60 km về phía Tây Nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông

Về địa hình, diện mạo: Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp

thuộc loại đồi núi tiếp giáp biển, nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, v ng ven biển và hải đảo Đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, được chia thành 3 v ng r rệt gồm: v ng đồi núi, v ng hải đảo và v ng ven biển Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét ổn định và có cường độ chịu tải cao, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng

Về khí hậu: Thành phố Hạ Long có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió m a, theo tiết trời

có 4 m a xuân, hạ, thu, đông Theo lượng mưa có 2 m a r rệt (m a mưa và m a khô) Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,7°C Lượng mưa trung bình là 1.832mm, phân bố không đều Do nằm phía trong v ng biển có hàng nghìn hòn đảo đá lớn, nhỏ bao bọc, nên nơi đây ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, cấp lớn nhất chỉ với sức gió cấp 9-10

Về Sông ngòi và chế độ thủy triều: Nguồn sinh thủy của thành phố rất dồi dào

với hệ thống sông, suối đa dạng phân bố tương đối đồng đều, chủ yếu bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía Bắc chảy theo hướng Bắc - Nam, rồi đổ ra biển Biên độ dao dộng thủy triều trung bình của v ng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ với biên độ dao động thủy triều trung bình là 3,6m Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18°C đến 30,8°C; độ mặn nước biển trung bình là

21,6% (vào tháng 7), cao nhất là 32,4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm)

Trang 23

Về nguồn tài nguyên:

Tài nguyên rừng của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số

loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2022, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng theo mục đích sử dụng là 76.119,39 ha/tổng diện tích thành phố là 111.912 ha Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 61,22% Trong đó tổng diện tích có rừng 68.515,2 ha, rừng tự nhiên 37.189,7 ha, rừng trồng 38.929,7 ha, rừng đặc dụng 17.702,3 ha, rừng phòng hộ 16.512 ha, rừng sản xuất 167,58 ha [82; tr.5] Ngoài ra thành phố còn có khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long và khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm

Tài nguyên khoáng sản: Thành phố Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản

đa dạng, phong phú, đặc biệt là than Hạ Long là một trong số ít địa phương có nền sản xuất công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp than) sớm nhất đất nước và là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam

Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản

thiên nhiên thế giới Với tổng diện tích 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới… Thành phố có đường bờ biển dài với hàng nghìn hecta bãi triều gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá V ng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước [65]

Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của thành phố tập trung tại các công trình

lớn như: hồ Yên Lập với dung tích 120 triệu m3, hồ Cao Vân, hồ Khe Cá tại phường Hà Tu và các đập Thác Nhòng trên sông Trới, đập sông Mằn, đập An Biên, Lưỡng Kỳ, Đồng Vải, Khe Khoai, Khe Chính, Dộc C ng

1.2.1.3 Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội: Về đặc điểm chính trị:

Thành phố có 33 đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc, bao gồm 21 phường: Bạch Đằng, Cao Thắng, Cao Xanh, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên, Giếng

Trang 24

Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hải, Hồng Hà, H ng Thắng, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu và 12 xã: Kỳ Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Sơn Dương, Tân Dân, Bằng Cả, Quảng La, Dân Chủ, Lê Lợi, Thống Nhất, Vũ Oai, Hòa Bình Hiện nay, hệ thống chính trị được xây dựng hoàn chỉnh tới tận thôn, khu

Về đặc điểm kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Dịch vụ

và thuế sản phẩm chiếm 54,9%, Công nghiệp và xây dựng chiếm 44%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,1% Tổng sản phẩm GRDP của thành phố năm 2022 đạt 12.000 USD

Về hệ thống giao thông: Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, đường

bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển, sân bay quốc tế trải qua suốt lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, thành phố Hạ Long luôn khẳng định vị trí chiến lược quan trọng khu vực v ng duyên hải Bắc Bộ Mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố Hạ Long về đối ngoại và đối nội gồm các loại hình: Giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông và đường hàng không (sân bay quốc tế, thủy phi cơ)

Về đặc điểm văn hóa - xã hội: Dân số thành phố tính đến tháng 12/2022 là

346.409 người/74.335 hộ dân [12; tr.2] Thành phố Hạ Long là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thanh Y, Thái Thổ, H Mông phân bố ở 4 phường và 11 xã

Trải qua gian khó, thử thách, trong quá trình phát triển, Đảng bộ Hạ Long ngày càng vững vàng và rút ra nhiều bài học quý báu trong công tác lãnh đạo Đảng Đội ngũ đảng viên của Đảng bộ được thử thách, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của địa phương ngày càng lớn mạnh Nếu như năm 1986, tổng số đảng viên của Đảng bộ chỉ có 7.600 đồng chí, đến năm 2022 đã tăng lên 22.124 đồng chí [59, tr.2]

Với thế và lực được xây dựng c ng với quá trình phát triển sẽ là hành trang để Đảng bộ và nhân dân Hạ Long vững bước thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXV và tin tưởng sâu sắc vào những thắng lợi mới của thành phố, góp phần c ng các địa phương trong tỉnh và cả nước phấn đấu đưa nước ta đến năm 2030 cơ bản đạt được các tiêu chí của

Trang 25

nước công nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17 -11-2022 của BCH Trung ương Đảng

1.2.2 Tình hình công tác đảng của thành phố Hạ Long trước năm 2010

* Kết quả đạt được:

Đại hội đã đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII (2005 - 2010), trong đó công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đạt được một số kết quả như:

“Công tác kiểm tra, giám sát giữ gìn kỷ luật Đảng được tăng cường Tập trung

chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Trung ương, của Tỉnh và của Đảng bộ Thành phố về chấp hành chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, kiểm tra tài chính của Đảng, quản lý đất đai, quản lý các nguồn vốn, quỹ, dự án, chương trình giảm nghèo và các vấn đề bức xúc của cơ sở Thành uỷ đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có kết quả

Trong nhiệm kỳ qua, đã tiến hành 8 cuộc kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng, phục vụ 11 cuộc kiểm tra theo chương trình, kế hoạch UBKT từ Thành phố tới cơ sở đã tiến hành kiểm tra 101 đảng viên và 51 tổ chức đảng; tổ chức 358 cuộc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong đảng Kỷ luật 91 đảng viên và 2 tổ chức đảng (Khai trừ: 10; Cảnh cáo: 25; Khiển trách: 49; Cách chức: 07) Trong 5 năm cấp uỷ đã thực hiện 5 cuộc giám sát chuyên đề đối với 259 tổ chức đảng, UBKT Thành uỷ tiến hành giám sát 464 đảng viên và 421 chi, đảng bộ trực thuộc” [31; tr.4]

* Hạn chế:

Ngoài những thành tựu trên, Đại hội cũng chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác xây dựng Đảng như: “Công tác cán bộ tuy đã được quan tâm, song đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; chất lượng sinh hoạt của cấp uỷ, chi bộ có nơi còn hình thức, tính đấu tranh trong sinh hoạt Đảng chưa cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, vi phạm kỷ luật, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân” [33; tr.5]

Trang 26

1.3 Quá trình lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng bộ thành phố Hạ Long (2010 - 2015)

1.3.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hạ Long (2010 - 2015)

Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long lần thứ XXIII (2010 - 2015) diễn ra trong

bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen

Về thuận lợi, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp tục thu được những

thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực Là thủ phủ của tỉnh, nơi có Vịnh Hạ Long Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới (Di sản), thành phố luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh

Về khó khăn, kinh tế thế giới suy giảm; kinh tế trong nước phục hồi chậm; tình

hình Biển Đông có diễn biến mới; giá cả biến động; sản xuất kinh doanh khó khăn; hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị đã đầu tư từ nhiều năm trước, nay thiếu đồng bộ, có nơi xuống cấp song nguồn lực có hạn; ô nhiễm môi trường do khai thác than, phát triển đô thị, san đồi, lấp biển chưa giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện trong 5 năm (2005 - 2010), Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXIII (2010 - 2015) đã đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật Đảng như sau:

Chỉ tiêu: “Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh đạt 70% trở lên

không có cơ sở yếu kém” [33, tr.6]

Nhiệm vụ: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng Giám sát phải mở rộng, thường xuyên để ngăn ngừa vi phạm, tập trung kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết cuả Đảng, việc chấp hành Điều lệ Đảng và kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên nhanh chóng, kịp thời; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo đúng quy định Phối hợp chặt chẽ giữa UBKT Thành uỷ với các cơ quan trong khối nội chính, cơ quan điều tra, thanh tra trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm kỷ luật đảng” [33; tr.7]

Giải pháp: “Các cấp uỷ Đảng quan tâm bố trí cán bộ, tạo điều kiện làm việc cho cán bộ kiểm tra đảng; phải chỉ đạo thường xuyên hoạt động của UBKT cùng cấp để

Trang 27

thực hiện tốt nhiệm vụ Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên có vi phạm, kịp thời đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng, góp phần làm cho nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng trong công tác lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực” [33; tr.7]

Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng bộ thành phố (2010 - 2015), hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn thành phố: “Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương của Tỉnh tạo môi trường thuận lợi nhất để huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đẩy nhanh lộ trình xây dựng và phấn đấu phát triển thành phố Hạ Long thành Trung tâm phát triển của V ng kinh tế trọng điểm ven biển Bắc Bộ và trở thành đô thị loại I vào năm 2012 Xây dựng Thành phố từng bước trở thành trung tâm du lịch, vui chơi giải trí biển hiện đại của cả nước và khu vực, quốc tế Phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định đi đôi với bảo vệ môi trường, bền vững theo hướng lấy phát triển dịch vụ và công nghiệp làm trọng tâm, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Đẩy mạnh xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng Tập trung nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long giàu đẹp, an toàn và văn minh” [33; tr.8]

Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long lần thứ XXIII thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận, tập trung ý chí, nguyện vọng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Với truyền thống đoàn kết, với những kinh nghiệm và những thành tựu đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Hạ Long quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XXIII đề ra

1.3.2 Quá trình tổ chức thực hiện, kết quả (2010 - 2015)

Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát số 01-CTr/TU ngày 22/12/2010 của BCH, BTV Thành ủy khóa XIII nhiệm kỳ (2010-2015) và chương trình kiểm tra giám sát của UBKT Thành ủy từ năm 2010 đến năm 2014 Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của

Trang 28

UBKT Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long, Công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Thành uỷ Hạ Long trong nhiệm kỳ vừa qua đạt nhiều kết quả

1.3.2.1 Công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp: - Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ:

Lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng của cấp uỷ, UBKT cấp trên:

Ngay khi Trung ương ban hành Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của BCT về việc "Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (chương VII, Chương VIII)"; Hướng dẫn số 06 -HD/UBKTTW, ngày 20/6/2012 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương "Hướng dẫn thực hiện công tác giám sát trong Đảng"; Quy định số 181 - QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quy định số 263-QĐ/TW ngày 08/10/2014 về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm… Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long đã tổ chức 8 hội nghị quán triệt, nghiên cứu Điều lệ Đảng, và các quy định, hướng dẫn của Trung ương cho 814 lượt cán bộ chủ chốt của Thành phố, gồm: Các đồng chí Thành uỷ viên; Thường trực HĐND-UBND Thành phố; các đồng chí Trưởng, Phó các ban Đảng của Thành uỷ; Giám đốc, phó giám đốc Trung tâm BDCT Thành phố; các đồng chí Trưởng, Phó các phòng, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ và Trưởng các đoàn thể Thành phố; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các chi, đảng bộ cơ sở, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND các phường, xã

- Cấp uỷ đã ban hành một số văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, giám sát:

Sau Đại hội đảng bộ Thành phố khoá XXIII, BCH Đảng bộ Thành phố đã ban hành Quyết định số 45 - QĐ/TU ngày 15/08/2010 của BTV Thành uỷ về việc ban hành Quy chế làm việc của cấp uỷ; Quy chế số 53 - QC/TU của UBKT Thành uỷ ngày 01/10/2010 về ban hành quy chế của UBKT Thành uỷ; xây dựng, bổ sung và ban hành quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát giữa UBKT Thành uỷ với các Ban Đảng và Thanh tra, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân, Công an Thành phố, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố để nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết tố cáo, xử lý các vi phạm của tổ chức đảng, của cán bộ đảng viên

Trang 29

UBKT Thành uỷ đã tham mưu, giúp cấp uỷ xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm; thực hiện kiểm tra, giám sát theo chương trình của Đảng bộ Thành phố của Tỉnh uỷ Quảng Ninh “Từ năm 2010 - 2015 Thành uỷ xây dựng chương trình kiểm tra toàn khoá: 11 cuộc, đến nay cấp uỷ đã tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra của cấp uỷ 11 cuộc, đạt 100%, các cuộc kiểm tra của Cấp uỷ đều phân công uỷ viên BTV chủ trì, tổ chức thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của UBKT Trung ương, các cuộc kiểm tra đều có Kết luận của BCH Đảng bộ, những đề xuất, kiến nghị đựơc thực hiện nghiêm túc” [70, tr.2]

Thành uỷ luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo ở Đảng bộ Thành phố Do đó Thành uỷ quan tâm kiện toàn UBKT, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm tra có đủ trình độ, phẩm chất của người cán bộ kiểm tra và quan tâm đến việc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát đồng thời cấp uỷ chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ nên kết quả công tác kiểm tra đã đạt kết quả cao

Cùng với việc thực hiện chức năng tham mưu giúp cấp uỷ và thực hiện nhiệm vụ do cấp uỷ giao; UBKT Thành uỷ xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm theo nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định; định kỳ 6 tháng, một năm đều có văn bản hướng dẫn cấp uỷ cơ sở, UBKT đảng uỷ cơ sở thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của UBKT Trung ương

1.3.2.2 Kết quả

- Đối với UBKT Thành ủy:

Năm 2010 - 2015 UBKT Thành uỷ giúp cấp uỷ xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Trung ương và chuẩn bị các báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát làm việc với đoàn kiểm tra của Tỉnh uỷ, Trung ương (trong nhiệm kỳ đã tiến hành thực hiện kiểm tra 15 cuộc kiểm tra, giám sát)

UBKT Thành ủy Hạ Long tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện kiểm tra, giám sát theo điều 30 Điều lệ Đảng:

Từ năm 2010 - 2015: UBKT Thành ủy đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng và thực hiện hoàn thiện 11 cuộc kiểm tra, đạt 100% so với kế hoạch đặt ra:

(1) Kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn Thành phố

Trang 30

(2) Kiểm tra triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 – 2015, việc xây dựng và tổ chức thực hiện qui chế làm việc của cấp ủy trực thuộc Đảng bộ Thành phố

(3) Kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hạ Long

(4) Kiểm tra việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả điều hành trong công tác quản lý Nhà nước, trách nhiệm của cán bộ quản lý và người đứng đầu trong việc thực hiện cấp QSDĐ và cấp phép xây dựng tại một số đơn vị phòng và UBND các phường trên địa bàn Thành phố Hạ Long

(5) Kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong việc thực hiện NQ 01- NQ/TU, ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ Tỉnh về “xây dựng nông thôn mới Tỉnh Quảng Ninh” và tình hình thực hiện “kiện toàn, củng cố, sắp xếp tổ chức lại các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long”

(6) Kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng và thu hút nhà đầu tư vào cụm công nghiệp địa phương (Hà Khánh) và di chuyển các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long và cụm công nghiệp địa phương”

(7) Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước”

(8) Kiểm tra “công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước”

(9) Kiểm tra “việc quản lý, xây dựng các công trình xử lý nước thải, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải, nhà máy xử lý rác, nhà tang lễ, nghĩa trang ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố Hạ Long”

(10) Kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc, công tác tôn giáo

(11) Kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách

Trang 31

cán bộ trong cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể, cơ quan hành chính, sự nghiệp của Thành phố

Qua các cuộc kiểm tra của Trung ương, của Tỉnh uỷ và của cấp uỷ, UBKT Thành uỷ đã tham mưu giúp cho cấp uỷ tổ chức tiến hành kiểm tra các nội dung trên một cách hiệu qủa, sau kiểm tra đều có Kết luận nêu những ưu điểm, tồn tại cần khắc phục và nêu định hướng trong thời gian tới, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ sát với tình hình của địa phương

- Giám sát của cấp uỷ cùng cấp:

Giám sát theo chuyên đề: Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 cấp uỷ đã tổ chức giám sát theo chuyên đề 11 cuộc:

(1) Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong việc xây dựng và phát huy hiệu quả nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư

(2) Cuộc giám Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số phường trong việc quản lý, khai thác, vận chuyển, kinh doanh than

(3) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 04/6/2008 của BTV Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị, hoạt động xây dựng và công tác giải phóng mặt bằng

(4) Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, quĩ do các tổ chức đoàn thể, Mặt trận tổ quốc quản lý

(5) Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/03/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

(6) Giám sát “việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXIII” đã thực hiện qua 2,5 năm qua

(7) Giám sát thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 28/11/2008 của BTV Thành uỷ về “công tác phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…”

(8) Giám sát “việc khắc phục các hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình” theo Nghị quyết TW 4 (khoá XI) “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) “V/v tiếp tục học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Trang 32

(9) Tham mưu giúp cấp uỷ triển khai cuộc giám sát của BTV Thành ủy “việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Kết luận sau chương trình kiểm tra, thanh tra, giám sát của BTV Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đối với một số phường, phòng ban đơn vị trực thuộc Thành phố”

(10) Giám sát “việc thực hiện nghị quyết của BCH Đảng bộ Tỉnh và nghị quyết của BCH Đảng bộ Thành phố Hạ Long về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014”

(11) Giám sát “công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo” của các phòng ban, đơn vị, phường thuộc thành phố Hạ Long”

Cùng với giám sát chuyên đề, Thành uỷ Hạ Long chỉ đạo tiến hành giám giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, việc thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát đảng viên, cấp uỷ cấp mình quản lý bằng nhiều hình thức: thông qua các văn bản, báo cáo hàng tháng của cấp uỷ cơ sở gửi theo qui định; định kỳ hoặc đột xuất, theo qui chế làm việc Thành uỷ nghe các tổ chức đảng cấp dưới báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ; kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của tập thể lãnh đạo

Để phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ hằng tháng, Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long duy trì giao ban với các Ban đảng, khối nội chính, khối đoàn thể để nắm tình và có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra kịp thơi việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan; phân công giám sát cụ thể cho từng đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, tổ chức đảng Thực hiện giám sát thường xuyên đối với 89 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy

- Công tác kiểm tra của cấp ủy cơ sở:

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, cấp ủy cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long đã xây dựng 563 cuộc kiểm tra; đã tiến hành kiểm tra được 563 cuộc kiểm tra đạt 100% Nội dung các cuộc kiểm tra của chi, đảng bộ cơ sở tập trung: Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; việc thực hiện qui định Điều lệ Đảng; việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, thực hiện các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở

Trang 33

1.3.2.3.Công tác kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp: - Về thực hiện nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định:

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, cấp uỷ đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là việc kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, UBKT Thành uỷ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ:

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên: “từ năm 2010 - 2015, UBKT Thành uỷ Hạ Long và UBKT cơ sở đã tiến hành kiểm tra 35 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có 14 đồng chí cấp uỷ viên các cấp và 21 đồng chí đảng viên Sau kiểm tra Kết luận có 28 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 28 đảng viên, đã thi hành kỷ luật 28 đảng viên” [70, tr.5]

Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm: “Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, UBKT các cấp đã kiểm tra 12 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó UBKT Thành uỷ kiểm tra 5 tổ chức đảng, UBKT cơ sở kiểm tra 7 tổ chức đảng Qua kiểm tra luận có 3 tổ chức đảng có vi phạm phải thi hành kỷ luật, đã thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách” [71, tr.5]

Quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm trong nhiệm kỳ qua của UBKT Thành ủy Hạ Long tuy mới đạt được những kết quả nhất định, nhưng đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn được các vi phạm của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Thành phố và giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng Đạt được kết quả trên là do UBKT Thành ủy đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy tổ chức quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, quy định số 47 QĐ/TW của Bộ chính trị “về những điều đảng viên không được làm”, tạo sự thống nhất về nhận thức, giúp cho các đồng chí cán bộ làm công tác kiểm tra, các Ban xây dựng Đảng và cán bộ đảng viên nói chung có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Đồng thời, giúp đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra hiểu và thực hiện tốt phương pháp quy trình tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, từ việc thu thập thông tin, xử lý thông tin, xác định đối tượng nội dung kiểm tra, việc huy động tổ chức lực lượng kiểm tra đến việc phối hợp với các ban, ngành có liên quan (đặc biệt khối nội chính) để tổ chức kiểm tra đạt hiệu quả cao Vì vậy, nhiệm kỳ 2010 - 2020, lực lượng cán bộ kiểm tra Thành uỷ Hạ Long ít song do tổ chức chỉ đạo tốt nên kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm có hiệu quả hơn, kết quả

Trang 34

này có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên

- Về giải quyết tố cáo đối với đảng viên và tổ chức đảng:

Giải quyết tố cáo đảng viên:

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, UBKT Thành ủy Hạ Long và cơ sở đã nhận và giải quyết: “35 đơn tố cáo 36 đảng viên, trong đó UBKT Thành ủy tiếp nhận và giải quyết: 23 đơn tố cáo 24 đảng viên; cơ sở tiếp nhận và giải quyết 12 đơn tố cáo đối với 12 đảng viên

Trong số đơn tố cáo giải quyết, đã kết luận có 21 đơn tố cáo đúng và đúng một phần, đúng có vi phạm 13 đảng viên Trong đó số đảng viên có vi phạm phải xử lý kỷ luật qua giải quyết đơn là 05 đảng viên, đã thi hành kỷ luật: 04; Số còn lại, chưa đến mức phải xử lý kỷ luật đã được nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm Trong số đảng viên bị tố cáo có 07 đảng viên là Thành ủy viên, 13 đảng viên là Đảng uỷ viên, 05 đồng chí là Chi uỷ viên, còn lại là đảng viên Đối tượng bị tố cáo thuộc lĩnh vực công tác đảng là 05 đồng chí, lĩnh vực quản lý Nhà nước là 15 đảng viên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 11 đảng viên, lĩnh vực đoàn thể:01; lĩnh vực khác: 04” [70, tr 5-6]

Qua giải quyết đơn tố cáo nhiệm kỳ 2010 - 2015, do công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tốt đã góp phần làm giảm đơn thư so với nhiệm kỳ trước, những nội dung tố cáo chủ yếu về đất đai, giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách Quá trình giải quyết đơn thư tố cáo, UBKT Thành ủy Hạ Long đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và UBKT cấp trên Nhiều đơn thư đã c ng với UBKT cấp trên và phối kết hợp với UBKT cấp dưới, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan - Phòng ban chức năng Nhà nước và Khối nội chính (theo quy chế phối hợp)

- Về thực hiện công tác giám sát của UBKT các cấp:

Thực hiện chức năng giám sát đã được quy định, UBKT Thành ủy Hạ Long tham mưu cho Cấp ủy xây dựng chương trình giám sát của BCH và BTV Thành ủy, kế hoạch giám sát của UBKT Thành ủy, đồng thời đôn đốc các chi, đảng bộ trực thuộc Thành ủy bám sát chương trình, kế hoạch xây dựng để thực hiện

Giám sát chuyên đề: UBKT Thành ủy Hạ Long đã tham mưu cho cấp ủy thực

hiện 11 cuộc giám sát chuyên đề tiến hành giám sát tại 110 chi, đảng bộ trực thuộc đảng bộ Thành phố (trong đó có 73 đảng bộ, 37 chi bộ và phòng ban chuyên môn)

Trang 35

Giám sát thường xuyên: từ năm 2010- 2015, UBKT Thành uỷ Hạ Long đã tiến

hành giám sát 124 chi, đảng bộ trực thuộc Nội dung giám sát: Giám sát việc tổ chức, triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của cấp trên và thực hiện qui chế làm việc của cấp ủy và UBKT; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

1.3.2.4 Thi hành, kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng và kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới - Về thi hành kỷ luật trong Đảng:

Trong nhiệm 2010 - 2015, UBKT Thành uỷ Hạ Long luôn chủ động và báo cáo đề nghị cấp uỷ, BTV Thành uỷ và chỉ đạo các cơ sở đảng xử lý kiên quyết, nghiêm túc các trường hợp cán bộ đảng viên có vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước “Tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ là 80 đảng viên trong đó khiển trách 36 đồng chí, cảnh cáo 13 đồng chí, cách chức 6 đồng chí và khai trừ 25 đồng chí Trong đó cấp uỷ viên: 21 đồng chí (18 đảng uỷ viên; 03 chi uỷ viên)” [70, tr.5]

Như vậy, tình hình vi phạm kỷ luật của cán bộ đảng viên trong Đảng bộ Thành phố Hạ Long nhiệm kỳ 2010 - 2015 so với nhiệm kỳ trước giảm Tuy nhiên, số vi phạm chính sách pháp luật của Nhà nước tăng lên Song, trong nhiệm kỳ qua, kết quả xử lý kỷ luật cũng thể hiện tính nghiêm minh của các tổ chức đảng Việc thi hành kỷ luật đã đảm bảo đúng phương hướng phương châm thi hành kỷ luật của Đảng Đảm bảo đúng người đúng tội, trình tự thi hành kỷ luật đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục quy định

Từ thực tiễn công tác xử lý kỷ luật đảng viên trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 của Đảng bộ thành phố Hạ Long cho thấy: Việc kỷ luật đảng viên đã tuân thủ và thực hiện tốt phương hướng, phương châm thi hành kỷ luật của Đảng Thi hành kỷ luật phải bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, đúng người đúng tội, lấy mục tiêu giáo dục là chính Đồng thời, đã bảo đảm nguyên tắc, thủ tục chặt chẽ theo quy định Do vậy trong nhiệm kỳ qua không có đơn khiếu nại về kỷ luật Đảng

- Về kiểm tra tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ:

Trong nhiệm 2010 - 2015, “UBKT Thành uỷ Hạ Long và các cơ sở đảng đã tiến hành kiểm tra 929 lượt tổ chức đảng; trong đó UBKT Thành uỷ kiểm tra: 106 lượt Tổ chức Đảng; UBKT cơ sở tiến hành tổ chức kiểm tra: 823 lượt tổ chức đảng” [70, tr.6] Qua kiểm tra các cơ sở đảng đã đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc thủ tục, quy trình của một cuộc kiểm tra và hướng dẫn cách tổng hợp báo cáo, lưu trữ hồ sơ theo

Trang 36

quy định Đồng thời nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ theo định kỳ ở các chi, đảng bộ Do vậy công tác kiểm tra của đảng bộ Thành phố Hạ Long đã được nâng cao

UBKT các cơ sở đã bám sát chức năng nhiệm vụ được quy định tại điều 32 điều lệ Đảng, tổ chức thực hiện được nhiều cuộc kiểm tra có hiệu quả theo chương trình được xây dựng từ đầu năm Chủ động đi sâu sát cơ sở nắm bắt tình hình, thông tin để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra kịp thời có hiệu quả hoặc báo cáo đề xuất với cấp trên kiểm tra và xử lý các vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng Tham mưu và phục vụ cho cấp uỷ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra của cấp uỷ Tuy vậy, ở một số cơ sở việc nhận thức và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của UBKT còn chưa có hiệu quả, phương pháp tiến hành chưa khoa học, sau kiểm tra chưa có kết luận bằng văn bản hoặc không lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định Do vậy, đối với các cơ sở này hiệu quả công tác kiểm tra chưa cao, tác dụng sau kiểm tra còn hạn chế

- Về kiểm tra tài chính Đảng:

Kiểm tra tài chính cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp: Hàng năm, UBKT

Thành uỷ Hạ Long chủ động xây dựng kế hoạch, được cấp uỷ chỉ đạo tổ chức kiểm tra tài chính cấp uỷ theo quy định Điều lệ Đảng Trong nhiệm kỳ: năm 2012, UBKT Thành uỷ phối hợp c ng Văn phòng Tỉnh ủy và UBKT Trung ương tiến hành kiểm tra tài chính Văn phòng Thành uỷ năm 2011; ngoài ra UBKT Thành uỷ trực tiếp kiểm tra, giám sát tài chính cấp uỷ cùng cấp (tài chính của Thành uỷ) 03 cuộc năm 2011, 2013, 2014

Qua kiểm tra, UBKT kết luận nêu rõ những ưu điểm và tồn tại Về ưu điểm: Văn phòng Thành ủy đã tham mưu cho Thành ủy xây dựng dự toán ngân sách nhanh chóng kịp thời, thu, chi ngân sách Đảng theo đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương Qua kiểm tra UBKT Thành uỷ Hạ Long đã kiến nghị Văn phòng Thành uỷ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện qui định về chế độ thu, nộp, trích đảng phí ở các Tổ chức Đảng theo quyết định 342- QĐ/TW ngày 28/12/2010 của BCT; có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể các quy định mới về thu, chi đảng phí cho cán bộ theo d i thu, chi đảng phí ở các chi, đảng bộ cơ sở

Trang 37

trực thuộc Thành uỷ; đồng thời tiến hành đôn đốc những đơn vị nộp đảng phí chậm không đảm bảo thời gian quy định về Thành ủy

Kiểm tra tài chính cấp uỷ cấp dưới: “Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, UBKT Thành ủy Hạ Long và cơ sở đã tiến hành kiểm tra việc thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí của cấp ủy cấp dưới được 929 lượt tổ chức đảng; Trong đó UBKT Thành uỷ kiểm tra: 106 lượt Tổ chức Đảng; UBKT cơ sở tiến hành tổ chức kiểm tra: 823 lượt tổ chức đảng” [70, tr 8]

Qua kiểm tra đa số các chi, đảng bộ đã mở sổ sách theo đúng qui định, có báo cáo quyết toán thu, chi đảng phí hàng quí, nộp đảng phí về cấp trên đúng thời gian qui định, thu, chi tiền đảng phí thực hiện theo hướng dẫn của Ban tài chính quản trị Trung ương Bên cạnh đó qua kiểm tra còn một số đơn vị chưa áp dụng theo đúng hướng dẫn tại công văn số 141- CV/VPTW ngày 17/3/2011 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 342- QĐ/TW ngày 28/12/2010 quy định về chế độ đảng phí UBKT Thành uỷ Hạ Long đã: “Kiến nghị thu hồi số tiền thu đảng phí còn thiếu ở 2 đảng bộ 8.299.016 đồng Trong đó Đảng bộ Vigracera Hạ long: 5.519.016 đồng; Chi bộ trường tiểu học Hà Khẩu - Đảng bộ Phường Hà Khẩu: 2.780.000đ” [70, tr.8]

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ Hạ Long và UBKT Tỉnh uỷ Quảng Ninh, UBKT Thành uỷ Hạ Long đã căn cứ vào nhiệm vụ do Điều lệ Đảng và bám sát tình hình thực tế của Đảng bộ thành phố xây dựng kế hoạch sát với thực tế và chủ động, tích cực tổ chức thực hiện để phấn đấu hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu nhiệm vụ công tác kiểm tra hàng năm Kết quả công tác kiểm tra đã góp phần quan trọng nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, làm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm Đồng thời, tăng cường việc giữ gìn, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố

1.3.2.5 Về công tác xây dựng ngành

Lãnh đạo và kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra:

- Tổ chức bộ máy UBKT Hạ Long: Đại hội lần XXIII Đảng bộ thành phố Hạ

Long, BCH Đảng bộ thành phố đã bầu UBKT Thành ủy gồm 7 đồng chí trong đó có 02 đồng chí ủy viên kiêm chức Các đồng chí ủy viên UBKT Thành ủy Hạ Long đều

Trang 38

có trình độ chuyên môn đại học, về trình độ lý luận từ cao cấp đến cử nhân Đến tháng

10/2014 có 01 đồng chí ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy nghỉ hưu và 02

đồng chí chuyển công tác; BCH Đảng bộ Thành phố đã bầu bổ sung 03 đồng chí vào

Ủy viên UBKT Thành ủy UBKT Thành ủy duy trì chế độ họp đảm bảo theo quy chế

- Cơ quan UBKT Thành uỷ Hạ Long: đến năm 2015, có 7 đồng chí, (Chủ

nhiệm, 02 Phó chủ nhiệm, 01 đồng chí uỷ viên, 03 cán bộ), Trong số: 7 đồng chí có 7/7 đồng chí có trình độ đại học, 03 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 04 đồng chí trung cấp chính trị (trong đó có 02 đồng chí đang học Cao cấp chính trị)

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở: đến năm 2015, tổng số các chi,

đảng bộ trực thuộc đảng bộ Thành phố là 89 chi, đảng bộ; trong đó có 65 đảng bộ và 24 chi bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở đến nay có 246 đồng chí (về trình độ Đại học và trên đại học 189 đồng chí = 78%; Cao đẳng, trung cấp 43 đồng chí = 17%; còn lại là sơ cấp 14 đồng chí = 5%), trình độ lý luận chính trị luôn luôn được Thành ủy quan tâm đào tạo nâng cao, đảm bảo đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới Sau đại hội, các Chi, đảng bộ trong phiên họp BCH kỳ đầu tiên đã tiến hành bầu UBKT đảng ủy, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm UBKT đảng ủy và báo cáo về Thành ủy chuẩn y theo quy định của Điều lệ Đảng

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở các cấp trong đảng bộ Thành phố Hạ Long đều có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng; nhiều đồng chí là cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu về tham gia công tác với đảng bộ phường Do vậy, phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ làm công tác kiểm tra nhìn chung là tốt, có trình độ, năng lực và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao

1.3.2.6 Phương hướng nhiệm vụ của UBKT Thành ủy

UBKT Thành ủy Hạ Long nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo:

- Chủ động tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đối với công tác kiểm tra và đội ngũ cán bộ kiểm tra để tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có kết quả

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giám sát mở rộng về loại hình tổ chức đảng và nội dung, tập trung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên và TCĐ đồng thời kết hợp chặt chẽ giám sát với kiểm tra dấu hiệu, lấy mục tiêu phòng ngừa, giáo dục, rút kinh nghiệm là chủ yếu

Trang 39

- Tập trung giải quyết tốt đơn thư tố cáo, khiếu nại phát sinh phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXIV

- Sau Đại hội Đảng bộ các đơn vị cơ sở, UBKT đảng uỷ tham mưu giúp cho Cấp uỷ xây dựng qui chế làm việc của UBKT khoá mới, Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của UBKT và của cấp uỷ các cấp

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBKT Thành uỷ với các cơ quan nội chính, MTTQ trong việc giải quyết đơn thư, kiểm tra dấu hiệu và xử lý vi phạm kỷ luật của đảng viên để bảo đảm đúng qui định của Đảng

- Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp, kiện toàn UBKT các cấp có đủ năng lực tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ, định kỳ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tài chính cấp uỷ cùng cấp, và công tác khen thưởng kịp thời

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBKT Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long mà trực tiếp là Thường trực Thành ủy và BTV Thành ủy thường xuyên quan tâm đến công tác kiểm tra, kiện toàn UBKT các cấp đủ số lượng và có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của đảng Coi trọng và tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm Giải quyết tốt đơn tố cáo đảng viên, tiến hành tốt công tác giám sát, phục vụ tốt cho cấp ủy về công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp Xử lý kỷ luật nghiêm túc, kịp thời chặt chẽ về nguyên tắc thủ tục đảng viên có vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng

UBKT các cấp đã bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ, tổ chức quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy và Thành ủy về công tác kiểm tra đảng Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, đề xuất báo cáo đề nghị cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra do Trung ương và Tỉnh tổ chức để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, hoạt động công tác kiểm tra của UBKT các cấp trong đảng bộ Thành phố Hạ Long đã có nhiều cố gắng nên đã phấn đấu thực hiện tốt các

Trang 40

chức năng nhiệm vụ do cấp ủy và UBKT cấp trên giao Đồng thời, đã hoàn thành khối lượng lớn các công việc theo chức năng nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định Hằng năm xếp loại về công tác kiểm tra, giám sát có trên 60% cơ sở đạt xuất sắc; 35% cơ sở đạt khá, 5 % đạt trung bình, không có cơ sở yếu kém

Công tác kiểm tra của cấp ủy và UBKT các cấp trong Đảng bộ thành phố Hạ Long nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giúp các cấp ủy đánh giá đúng, kịp thời những ưu điểm để phát huy Đồng thời, ngăn ngừa sửa chữa, chấn chỉnh các vi phạm khuyết điểm của các tổ chức đảng và đảng viên, mặt khác kịp thời phát hiện và đưa ra khỏi đảng những cán bộ, đảng viên cơ hội, thoái hóa, biến chất, không còn đủ tư cách đảng viên Vì vậy đã có tác dụng phòng ngừa, giáo dục đối với các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng

Ngoài những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Thành ủy Hạ Long giai đoạn 2010 - 2015 vẫn còn những hạn chế: sau đại hội Đảng thành phố, tuy bộ máy UBKT các cấp đã được kiện toàn nhưng ý thức trách nhiệm, chất lượng hoạt động của một số cán bộ và UBKT cơ sở chưa thực sự đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (100% cán bộ kiểm tra ở cơ sở là kiêm nhiệm) Quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số cấp ủy chưa chấp hành và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ công tác kiểm tra của đảng Một số cán bộ còn yếu về nghiệp vụ, hạn chế về kiến thức quản lý kinh tế và pháp luật… trong giải quyết công việc có nơi cán bộ kiểm tra còn ngại va chạm, né tránh, nội dung kiểm tra còn đơn giản, thủ tục, quy trình thực hiện còn chưa đầy đủ chặt chẽ… Do vậy, kết quả đạt được chưa cao, không phát huy được vị trí chức năng và nhiệm vụ của UBKT các cấp như Điều lệ Đảng đã quy định Có cơ sở chưa thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo theo quy định Công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn của UBKT Thành ủy Hạ Long với UBKT cơ sở tuy đã có rất nhiều cố gắng Song, vẫn còn hạn chế so với yêu cầu

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan