Nghiên cứu quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực bàu cá cái, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi thông qua du lịch cộng đồng

110 0 0
Nghiên cứu quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực bàu cá cái, huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi thông qua du lịch cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC BÀU CÁ CÁI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI THÔNG QUA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ngành: Quản lý Tài nguyên và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀM QUỲNH THƯ

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC BÀU CÁ CÁI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

THÔNG QUA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀM QUỲNH THƯ

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC BÀU CÁ CÁI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đàm Quỳnh Thư

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong những năm học vừa qua tại Khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và hết lòng giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị và các bạn Qua bài luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Cô Kiều Thị Kính đã trực tiếp theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Khoa Sinh - Môi Trường cùng quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Và xin cảm ơn bạn bè, anh chị trong và ngoài lớp K40- K41 QLTN-MT, đã luôn động viên và giúp đỡ tôi bài luận văn này

Mặc dù tôi đã cố gắng để bài luận văn được hoàn chỉnh nhất nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC BÀU CÁ CÁI, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI THÔNG QUA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Họ và tên học viên: Đàm Quỳnh Thư

Người hướng dẫn khoa học: TS Kiều Thị Kính

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực Bàu Cá Cái được quy hoạch trồng cây Cóc trắng phòng hộ chắn sóng không những cải thiện môi trường sinh thái khu vực mà còn tạo thành điểm du lịch thu hút khách từ cuối năm 2019 đầu năm 2020 bởi vẻ đẹp hoang sơ mở ra hướng thoát nghèo cho người dân vùng ven biển tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn Tuy nhiên hoạt động du lịch tại khu vực Bàu Cá Cái phát triển theo hướng tự phát, không theo một mô hình cụ thể nên không đạt được hiệu quả kinh tế và gây ảnh hưởng đến môi trường Đồng thời cơ chế quản lý rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái cũng gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất trong công tác quản lý rừng ngập mặn giữa chính quyền địa phương, Ban Quản lý khu Kinh tế Dung Quất và Trung tâm kỹ thuật nông lâm nghiệp Dung Quất

Đề tài đưa ra hướng quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái thông qua hoạt động du lịch lấy cộng đồng, nhằm tạo sinh kế cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân cũng như khách du lịch trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn

Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn có nhiều tiềm năng để pháp triển du lịch cộng đồng như: tài nguyên thiên nhiên đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn; tài nguyên văn hóa – xã hội phong phú vì nằm gần các di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh nổi tiếng khu vực, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện và phát triển…

Qua điều tra, khảo sát tại khu vực cho thấy quan điểm của người dân về loại hình du lịch cộng đồng, nhận thức của họ giá trị rừng ngập mặn tại địa phương hiện nay và hoạt động du lịch tại rừng ngập mặn tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực Thêm vào đó kết quả khảo sát còn thể hiện thực trạng tham hoạt động du lịch của người dân địa phương cũng như nhu cầu và mong muốn của họ về phát triển du lịch cộng đồng tại Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng phân tích SWOT trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái việc tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu tại địa phương để khai thác những cơ hội và hạn chế thách thức, đe dọa từ môi trường bên ngoài giúp đưa ra những giải pháp thiết thực để phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái

Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương, quản lý doanh nghiệp du lịch đưa ra các giải pháp quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời lập kế hoạch, điều chỉnh phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của địa phương, tỉnh và khu vực

Từ khóa: Quản lý, Hệ sinh thái, Rừng ngập mặn, Bàu Cá Cái, Du lịch cộng đồng Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

Trang 6

INFORMATION MASTER THESIS THESIS

THE VERY SUCCESSFUL THAI MANAGEMENT RESEARCH IN BAU CAI AREA, BINH SON DISTRICT, QUANG NGOI PROVINCE THROUGH COMMUNITY TOURIS

Major: Natural Resources and Environment Management Full name of Master student: Dam Quynh Thu

Supervisors: Ph-D.Kieu Thi Kinh

Training institution: The University of Science and Education – The University of Da Nang

Abstract

The mangrove ecosystem in Bau Ca Cai area is planned to plant white Toad trees to protect the waves This approach, has not only improved the ecological environment of the area but also created a tourist attraction to many visitors since the end of 2019 However, tourism activities in Bau Ca Cai area develop spontaneously, not following any model, so it does not achieve economic efficiency and affects the environment adversely At the same time, the management mechanism of mangroves in Bau Ca Cai area also faces many difficulties due to the lack of agreement in mangrove management between local authorities, Dung Quat Economic Zone Management Board and Technical Center Dung Quat agro-forestry art

The topic proposes a direction to manage the mangrove ecosystem in Bau Ca Cai through community based tourism, in order to create livelihoods for people, raise awareness of people as well as tourists in the conservation of mangrove ecosystems

The results show that the mangrove ecosystem in Bau Ca Cai area, Binh Son district, has many potentials to develop community-based tourism such as: natural resources characterized by mangrove ecosystems; rich socio-cultural resources because of its proximity to famous historical-cultural sites and scenic spots of the region of the region, the infrastructure is increasingly being perfected and developed

The investigation results indicated that people's views on the type of community-based tourism, their perception of the value of mangroves in the locality today and the impact of tourism in mangroves on the economic, cultural, social and environmental life on both positive and negative sides In addition, the survey results also show the reality of local people's participation in tourism activities as well as their needs and desires for community tourism development in Bau Ca Cai, Binh Son district, Quang Ngai province

In addition, the study also uses SWOT analysis in developing community-based tourism in Bau Ca Cai area to find out the strengths and weaknesses of the local internal environment to exploit the opportunities and limitations Challenges and threats from the external environment help provide practical solutions to develop community-based tourism in Bau Ca Cai area

The research results provides a comprehensive overview of Bau Ca Cai to researchers, local managers, and tourism business managers to advance solutions to manage mangrove ecosystems, as well as plan and adjust community-based tourism development sustainable direction of the locality, province and region

Keywords: Manage, Ecosystem, Mangroves, Bau Ca Cai, Community tourism

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

4 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn 4

1.1.1 Khái niệm về hệ sinh thái rừng ngập mặn 4

1.1.2 Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và tại Việt Nam 4

1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng đối với quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn 6

1.2.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng 6

1.2.2 Mô hình du lịch cộng đồng trên thế giới 6

1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 14

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 14

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 16

1.3.3 Đặc điểm tài nguyên, môi trường xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 17

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, 21

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Thời gian nghiên cứu 21

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

2.2.1.Phạm vi nghiên cứu 21

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu 21

2.3 Nội dung nghiên cứu 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Phương pháp thu thập và hồi cứu số liệu 21

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 22

2.4.3 Phương pháp thảo luận nhóm 23

2.4.4 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc 23

2.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 24

2.4.6 Phương pháp ABCD (Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực có sẵn) 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 26

Trang 8

3.1 Hiện trạng quản lý Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái, huyện Bình

Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 26

3.1.1 Quản lý hành chính nhà nước tại khu vực rừng ngập mặn 26

3.1.2 Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái 27

3.1.3 Định hướng phát triển rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái của tỉnh Quảng ngãi 27

3.1.4 Công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn 28

3.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái 31

3.2.1 Đánh giá tài nguyên du lịch tại khu vực Bàu Cá Cái 31

3.2.1.1 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tại khu vực Bàu Cá Cái 31

3.2.1.2 Đánh giá tài nguyên văn hóa – xã hội tại khu vực Bàu Cá Cái 33

3.2.1.4 Thể chế phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương 35

3.2.1.5 Đánh giá tài nguyên con người tại khu vực Bàu Cá Cái 35

3.2.2 Phân tích cơ hội phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái 35

3.2.2.1 Phân tích hiện trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng tại Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 35

3.2.2.3 Phân tích SWOT trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái 42

3.3 Đề xuất mô hình quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Bàu Cá Cái thông quan mô hình du lịch cộng đồng 52

3.3.1 Về cơ chế, chính sách 52

3.3.2 Giải pháp về quy hoạch du lịch 52

3.3.3 Giải pháp đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 53

3.3.4 Giải pháp hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho người dân địa phương 53

3.3.5 Đề xuất mô hình quản lý về du lịch cộng đồng 54

3.3.6 So sánh mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái và các mô hình du lịch bền vững tại Việt nam 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 61

Phụ lục I: Một số hình ảnh có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện 61

Phụ lục 1.1: Một số hình ảnh hiện trạng hệ sinh thái RNM Bàu Cá Cái 61

Phụ lục 1.2: Một số hình ảnh phòng vấn và thảo luận nhóm 62

Phụ lục II: Bảng Câu hỏi phỏng vấn sâu 64

Phụ lục III: Bảng Câu hỏi phỏng vấn cấu trúc 75

Trang 9

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Bảng 1.1 Nhiệt độ (°C) TB tháng tháng tại tỉnh Quảng Ngãi 15

Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng - năm (%) tại tỉnh Quảng

Bảng 2.1 Danh sách đại diện các bên liên quan tham gia phỏng vấn sâu 22

Bảng 3.1 Hiện trạng đất rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái 22 Bảng 3.2 Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát (1) 36 Bảng 3.3 Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát (2) 37 Bảng 3.4 Quan điểm của người dân về du lịch cộng đồng (1) 40 Bảng 3.5 Quan điểm của người dân về du lịch cộng đồng (2) 40

Bảng 3.7 So sánh mô hình du lịch cộng đồng được đề xuất tại khu vực

Trang 11

Hình 1.3 Mô hình xác định tài nguyên du lịch, năm 2018 8 Hình 1.4 Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Hồ - Sapa 9 Hình 1.5 Mô hình du lịch cộng đồng tại làng Kim Bồng, Hội An 11

Hình 1.6 Mô hình quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng dừa nước

Hình 2.1 Vị trí khu vực nghiên cứu (Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) 22 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý RNM tại khu vực Bàu Cá Cái 26 Hình 3.2 Bản đồ phân bố RNM tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh

Hình 3.3 Tuyến, điểm tham quan du lịch khu vực Bàu Cá Cái 34 Hình 3.4 Hiện trạng các loại cây trong rừng ngập mặn Bàu Cá Cái 38 Hình 3.5 Mật độ người dân sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn 39

Hình 3.7 Mong muốn tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng

Hình 3.8 Nhu cầu tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng 42 Hình 3.9 Mong đợi của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng 42 Hình 3.10 Mô hình du lịch cộng đồng tại Bàu Cá Cái 54

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng ngập mặn bao gồm các loại cây sống trong khu vực nước mặn ở ven biển cũng như ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Hệ sinh thái rừng ngập mặn được hình thành bởi nhiều yếu tố như động vật, thực vật và một số loại sinh vật khác Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxy mà còn giúp điều hòa không khí, đây là một trong những lá chắn giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh được sự bào mòn của nước biển Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển có vai trò trong việc mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới và là nơi trú chân của nhiều loài động vật Đối với con người, rừng ngập mặn là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và khám về rừng ngập mặn, Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều thuận lợi cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các vườn quốc gia, Các khu bảo tồn rừng ngập mặn như: Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thủy (Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá miền Trung,…thu hút nhiều khách du lịch tham quan, giải trí

Tại tỉnh Quảng Ngãi, năm 2000 toàn tỉnh có 177,0 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Bình Sơn có 167,5 ha, huyện Sơn Tịnh có 9,5 ha Theo số liệu diễn biến rừng do Hạt kiểm lâm các huyện ven biển cung cấp năm 2005, diện tích RNM không còn; đến năm 2010 diện tích RNM có 53,21 ha, tập trung ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn Năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Ngãi” đã xác định diện tích rừng ngập mặn các huyện ven biển của tỉnh là 197,13 ha Tuy nhiên nếu tính trong quy hoạch 3 loại rừng thì các huyện ven biển chỉ có 14,66 ha rừng ngập mặn tập trung ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn với thành phần chủ yếu là cây Đước và cây Cóc trắng mọc tự nhiên ở khu vực cửa sông Đầm và Bàu Cá Cái Trong đó, khu vực bàu Cá Cái được quy hoạch trồng cây cóc trắng tổng diện tích 69,3 ha bao gồm: rừng trồng mới trước năm 2019, rừng trồng khoanh nuôi có trồng bổ sung, rừng quản lý bảo vệ và rừng trồng mới năm 2019 Như vậy có thể thấy diện tích rừng ngập mặn ở xã Bình Thuận nói riêng và của toàn tỉnh nói chung biến động không ngừng nguyên nhân là do việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản và các hoạt động kinh tế xã hội như xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị Bên cạnh đó, việc quản lý rừng ngập mặn chưa chặt chẽ, chưa huy động được sự đồng tình tham gia của người dân và chưa chỉ ra cho cộng đồng thấy được lợi ích lâu dài của việc bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng

Ngày nay, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện nâng cao, cùng với đó nhu cầu du lịch của con người cũng phát triển theo, tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã và đang làm thế giới thay đổi, trong đó ngành du lịch đang trải qua giai đoạn khó

Trang 13

khăn, các xu hướng du lịch đang dần thay đổi Thay vì chọn các loại hình du lịch truyền thống thì hiện nay khách du lịch ưu tiên lựa chọn các loại hình du lịch thiên nhiên như: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, Trong đó, du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền

vững nhất cho bản địa Du lịch cộng đồng được hiểu là: "Loại hình du lịch được phát

triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi" (Luật Du lịch, 2017) Du lịch cộng đồng không chỉ giúp

người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương, gắng phát triển du lịch phải có trách nhiệm với xã hội, mong muốn hướng đến nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương

Đối với tỉnh Quảng Ngãi nói chung và khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn nói riêng vẫn chưa có một mô hình quản lý rừng ngập mặn hiệu quả được đề xuất, đồng thời tại khu vực Bàu Cá Cái hoạt động du lịch phát triển theo hướng tự phát, không theo một mô hình cụ thể nên không đạt được hiệu quả kinh tế và gây ảnh hưởng đến môi trường Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả tiến hành lựa chọn

và thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu

vực Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua du lịch cộng đồng”

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái thông qua hoạt động du lịch lấy cộng đồng làm trung tâm, nhằm tạo sinh kế cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân cũng như khách du lịch trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Đề xuất giải pháp quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua du lịch cộng đồng

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp các thông tin khoa học tin cậy về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời củng cố cơ sở lý luận về quả lý hệ sinh thái thông qua phát triển du lịch cộng đồng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 14

Đề tài giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương, quản lý doanh nghiệp du lịch đưa ra các giải pháp quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời lập kế hoạch, điều

chỉnh phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của địa phương, tỉnh và khu vực

4 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm các phần nội dung như sau: - Mở đầu

- Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Chương 2: Thời gian, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

- Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn

1.1.1 Khái niệm về hệ sinh thái rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn bao gồm các loại cây sống trong khu vực nước mặn ở ven biển cũng như ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Hệ sinh thái rừng ngập mặn được hình thành bởi nhiều yếu tố như động vật, thực vật và một số loại sinh vật khác Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxy mà còn giúp điều hòa không khí, đây là một trong những lá chắn giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh được sự bào mòn của nước biển Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển có vai trò trong việc mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới và là nơi trú chân của nhiều loài động vật Đối với con người, rừng ngập mặn là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và khám về rừng ngập mặn,

1.1.2 Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và tại Việt Nam

a Trên thế giới

Hiện nay RNM phân bố trên khoảng 123 Quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích 150.000 km2, trong đó lớn nhất là Indonexia 21%; Braxin 9%, Úc 7%[10] bất chấp những nỗ lực phục hồi ở một số nước thì diện tích RNM vẫn đang mất dần với tốc độ gấp 3 - 4 lần so với rừng trên đất liền (35.500 km2 diện tích RNM trên thế giới bao gồm cả đất liền và ngoài biển đã bị mất từ năm 1980) Trong 3 thập kỷ qua, có đến 1/5 RNM của thế giới đã biến mất, mặc dù tốc độ phá RNM đã giảm 0,7% hàng năm Nguy cơ tiếp tục nuôi tôm ồ ạt và phá hủy cảnh quan ven biển thì có thể gây ra sự đe dọa về kinh tế cũng như môi trường sinh thái Nghiên cứu ước lượng mỗi hecta RNM sẽ tạo ra nguồn thu từ 2000 - 9000 USD nhiều hơn so với lợi nhuận từ việc nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và du lịch Đây là nguyên nhân khiến liên hợp quốc lo ngại RNM biến mất ngày càng nhiều [10]

Liên Hiệp Quốc ước tính các loài ngập mặn liên quan đến 30% tổng thu nhập ngành đánh bắt cá và gần 100% của ngành đánh bắt tôm ở Đông Nam Á RNM và các loài liên quan tại Queensland (Úc) được cho là tạo nên 75% thu nhập ngành thủy sản thương mại Khía cạnh lâm nghiệp của RNM cũng rất quan trọng về kinh tế Cây thân gỗ mọc dày đặc, khả năng chống thấm và mối mọt cao "Điều hiếm có là nó cho năng suất cao nên bạn có thể thu hoạch quay vòng liên tục"[10]

Như vậy có thể thấy rằng, HST RNM trên thế giới phân bố không đồng đều, những nơi tập trung nhiều RNM thường có khí hậu và địa hình thuận lợi Tốc độ suy thoái RNM cũng khác nhau tại các nơi trên thế giới và nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và những hoạt động xâm hại từ con người Những tổ chức về môi trường và HST trên thế giới cũng đang rất nỗ lực trong việc bảo vệ và ngăn chặn sự suy thoái RMN Tuy nhiên để phát triển và sử

Trang 16

dụng bền vững HST RNM cần có sự chung tay của cả cộng đồng cũng như ý thức, trách nhiệm của mỗi con người trên trái đất này

b Tại Việt Nam

Trên thực tế việc quản lý rừng nói chung và RNM nói riêng ở Việt Nam hiện nay đang có 4 mô hình quản lý chủ yếu là:

- Mô hình “Rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống, được pháp luật công nhận” Hình thức quản lý này đã có từ lâu đời, tuy nhiên đến năm 1991, khi ban hành

luật Bảo vệ và phát triển rừng thì một số khu rừng quản lý theo hình thức này mới được công nhận thuộc quyền sở hữu của người dân, đối với hình thức quản lý này thì

cộng đồng có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi theo truyền thống đã có từ trước đây

- Mô hình “Cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ cho các chủ rừng nhà nước”

Đây là hình thức cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng theo nhiều hình thức khác nhau như: Theo hộ gia đình, nhóm đồng sở thích hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thôn bản Tuy nhiên, hình thức này thì cộng đồng dân cư chỉ là người làm thuê cho các chủ rừng nhà nước, với thù lao ít ỏi, không được hưởng lợi gì đáng kể từ rừng, nên trách

nhiệm, tính tích cực của họ trong việc bảo vệ và quản lý rừng cũng không cao

- Mô hình “Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương (cấp tỉnh)

giao cho cộng đồng dân cư quản lý” Đây là mô hình quản lý bước đầu mang lại hiệu

quả nhất định, hiện nay ở nhiều tỉnh (nhất là các tỉnh đang có các dự án hợp tác với nước ngoài về lâm nghiệp xã hội/lâm nghiệp cộng đồng) đã thí điểm thực hiện mô hình này bằng cách giao đến cộng đồng dân cư một số diện tích rừng và hướng dẫn họ quản lý, có những chính sách họ hưởng lợi cụ thể từ rừng, từ đó cộng đồng dân cư

nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng

- Mô hình “Cộng đồng dân cư và nhà nước cùng quản lý rừng” Đây còn gọi là

mô hình đồng quản lý, mô hình đã mang lại những hiệu quả nhất định Đồng quản lý là kiểm tra, đánh giá khả năng của các hoạt động và quá trình phát triển nông thôn để đưa ra các lựa chọn và kịch bản (tính nhất quán về tri thức) khi giải quyết với sự diễn giải

còn bất đồng và sự thay đổi liên tục trong chức năng của chúng hướng tới [11]

Đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác trong đó nhóm người sử dụng tài nguyên có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên đất chủ sở hữu của nhà nước (khu vực đã xác định) đồng thời có trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên (gồm bảo vệ) Người sử dụng tài nguyên và các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phán thỏa thuận đối tượng nào thể làm gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào và mất bao nhiêu trên một diện tích tài nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người sử dụng tài nguyên

Đồng quản lý là một biện pháp hiệu quả để duy trì và tăng cường chức năng phòng hộ của đai RNM và đồng thời cung cấp sinh kế cho các cộng đồng địa phương Việc tăng cường chức năng phòng hộ của RNM có ý nghĩa rất quan trọng cho vùng duyên hải bởi những tác động tiêu cực có thể gây ra do biến đổi khí hậu

Trang 17

1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng đối với quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn

1.2.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (Community-based tourism) được xuất hiện từ những năm 1970 và cho đến nay đã phát triển phổ biến ở hầu hết các Châu lục, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới

Theo Rozemeijer định nghĩa du lịch cộng đồng là "Hoạt động du lịch được sở hữu,

khởi xướng bằng một hay vài cộng đồng địa phương, có sự liên kết với khối tư nhân nhằm tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn hóa một cách bền vững để thu hút khách du lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế" [23] Theo Ashley.C cho rằng,

du lịch cộng đồng chủ yếu là " Loại hình du lịch ở quy mô nhỏ và song hành hướng

đến cả mục đích phát triển kinh tế và phát triển xã hội" [18] Như vậy có thể thấy khái

niệm về du lịch cộng đồng có nhiều có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào tác giả và lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên, điểm chung nhất là phát triển du lịch cộng đồng là theo hướng bền vững, có sự tham gia và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Có thể thấy, sự tham gia chủ động của cộng đồng địa phương là điều kiện tiên quyết, là bản sắc tạo ra sự khác biệt với các loại hình du lịch khác Phát triển du lịch cộng đồng là một trong nhưng giải pháp theo hướng bền vững, có sự tham gia và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương giúp góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch

1.2.2 Mô hình du lịch cộng đồng trên thế giới

1.2.2.1 Một số mô hình phân tích các bên liên quan trong mô hình du lịch cộng

đồng, du lịch sinh thái

a Mô hình khung khái niệm về sự phát triển bền vũng ở vùng Jaunasar-Bawar của Uttarakhand

Jaunsar-Bawar là khu vực có phong cảnh đẹp nằm trên dãy núi Himalaya, tạo thành nửa phía bắc của quận Dehradun thuộc bang Uttarakhand.Tài nguyên du lịch ở vùng Jaunsar-Bawar khá phong phú và có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch ở vùng miền, quốc gia Dựa trên hiện trạng du lịch sinh thái ở Jaunsar-Bawar và các vấn đề hiện có, mô hình đã đưa ra chuỗi giá trị để thúc đẩy tiềm năng phát triển và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở các vùng Jaunsar-Bawar

Hình 1.1: MH theo chuỗi giá trị ở vùng Jaunasar-Bawar của Uttarakhand, năm 2016.[24]

Trang 18

Nhận xét về mô hình:

Xác định các bên liên quan chính và tiềm năng như cộng đồng địa phương, công ty điều hành tour du lịch, khách sạn, nhà hàng, tổ chức bảo tồn và đa dạng sinh học địa phương, tổ chức phát triển cộng đồng, Tổ chức phi chính phủ, tổ chức phát triển du lịch của Nhà nước và chính quyền địa phương là rất quan trọng trong mô hình du lịch cộng đồng Mỗi cá nhân thành viên của cộng đồng và tổ chức sẽ có những vai trò khác nhau trong quảng bá phát triển du lịch cộng đồng Khi các bên liên quan chính của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được xác định, nhóm công tác phải thu hút các bên liên quan khác nhau dựa trên mức độ đầu vào và vai trò tiềm năng của họ trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong tương lai Tuy nhiên, mô hình chưa nêu được cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan để vận hành được mô hình

b Mô hình tính bền vững của phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở tỉnh Phuket, Thái Lan

Phuket là hòn đảo lớn nhất của Thái Lan, nó được công nhận là một trong những điểm đến hàng đầu của Thái Lan Khu vực này là một trong những điểm đến kỳ nghỉ phổ biến nhất đối với khách du lịch Đồng thời, có nhiều điểm tham quan tự nhiên và văn hóa thông qua các loại hình dân tộc và tôn giáo

Hình 1.2: Mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Phuket, Thái Lan, năm 2017.[25]

Nhận xét về mô hình:

Tính bền vững của các sản phẩm du lịch sinh thái tại địa phương được chú trọng đến chất lượng dịch vụ, sự an toàn của du khách tham gia đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa và môi trường gắn với phát triển kinh tế Mô hình đã xây dựng được sự thống nhất giữa việc phát triển kinh tế, đi đôi bảo về môi trường phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh và phát triển dịch vụ du lịch Tuy nhiên, mô hình thiếu kịch bản cụ thể cho từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội tại đia phương

1.2.2.2 Một số mô đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng

Trang 19

a Mô hình đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng để phát triển các hình thức du lịch khác nhau: Nghiên cứu điển hình về Iraq Al-Amir và các khu vực lân cận - Jordan

Hình 1.3: Mô hình xác định tài nguyên du lịch, năm 2018.[26] Nhận xét mô hình:

Tiềm năng liên quan trong mô hình bao gồm 2 yếu tố tự nhiên và văn hóa Việc xác định cụ thể, rõ ràng các tiềm năng này sẽ giúp nhà du lịch xác định nguồn lực tiềm năng sẵn có của khu vực để phát triển một cách hiệu quả đồng thời gắng phát triển du lịch và bảo tồn các yếu tố tự nhiên Tuy nhiên, mô hình chưa chỉ rõ được tiềm năng du lịch chính và tiềm năng bổ trợ, chưa nêu được sự liên liên kết giữa các tiềm năng

1.2.3 Mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các đề tài nghiên cứu phát

triển du lịch cộng đồng cho một địa phương cụ thể như: “ Hội thảo chia sẻ bài học

kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam” (2003), “ Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại SaPa” (2004), đề tài nghiên cứu:“ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại chùa Hương – Hà Tây” (2003) của

Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu “Du

lịch cộng đồng” của tác giả Bùi Thị Hải Yến

* Tại Việt Nam một số mô hình du lịch bền vững điển hình như sau:

a Du lịch cộng đồng tại Bản Hồ - Sapa

Thị xã Sapa thuộc tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội 370 km, bắt đầu phát triển du lịch vào những năm 1990 Sapa nổi tiếng với phong cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trong vùng Du lịch bắt đầu phát triển tại Bản Hồ vào năm 1997 nhờ các công ty điều hành du lịch tại địa phương ở Sapa Ban đầu, Bản Hồ chỉ là một điểm dừng chân trong các tuyến du lịch đi bộ dài

Trang 20

ngày dân địa phương chỉ đơn thuần bán cho du khách đồ uống và bánh kẹo Năm 2001 Tổ chức phát triển SNV Hà Lan (SNV) cùng với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc

tế (IUCN) tiến hành một dự án 3 năm nhằm phát triển du lịch bền vững trong vùng

Hình 1.4: Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Hồ - Sapa.[12]

❖ Phân tích các bên liên quan

- Các công ty điều hành du lịch tại địa phương thuộc Sapa là thành phần đối tác chính Những công ty này đóng vai trò chủ yểu trong việc điều hành tại chỗ khách du lịch đến từ Hà Nội và địa điểm du lịch

- Chính quyền địa phương giữ vị trí thiết yếu trong sự phát triển của du lịch cộng đồng Những hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương có thể kể đến như giáo dục, chính sách, tiêu chuẩn dịch vụ và thuế Thành viên hội chữ thập đỏ và trung tâm thông tin du lịch Sapa đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ bản Có 2 cán bộ chuyên trách phụ trách công tác du lịch ở Bản Hồ, thường xuyên đến thăm bản và hứơng dẫn trực tiếp quản lý hoạt động du lịch hàng ngày

- Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs) như SNV và IUCN đã giúp đỡ một cách tích cực trong sự phát triển du lịch bền vững tại bản thông qua việc đào tạo và xây dựng nhận thức, tổ chức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như khâu tiếp thị Tổ chức “The Bread for the World” hỗ trợ về tài chính để xây dựng cở sở hạ tầng và đào tạo Phương thức mà các tổ chức phi chính phủ áp dụng đối với Sapa là tập trung vào việc phát triển năng lực của chính quyền địa phương

- Cộng đồng địa phương tham gia vào việc đón tiếp khách bằng các dịch vụ homstay, nhà nghỉ

❖ Thành tựu, hạn chế của mô hình - Thành tựu

+ Khách tham quan tới Bản Hồ có thể ở tại nhà của dân địa phương và tham gia cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày Hướng dẫn viên du lịch là dân địa phương sẽ dẫn du khách tham quan làng bản, tìm hiểu kỹ thuật nhuộm chàm, đánh bắt

Trang 21

cá, đồng áng và trồng dược thảo Khách tham quan có thể tham gia vào các chuyến đi bộ và bơi ở những thác nước và suối nước khoáng nóng quanh vùng, tham gia vào các hoạt động thể thao văn hóa cùng với dân bản địa, thưởng thức các món ăn của người Tày cũng như tình nguyện đóng góp vào công việc phát triển chung của cộng động như làm mới trường học, bệnh xá, dạy tiếng nước ngoài và trồng cây

+ Vai trò tích cực của cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các công ty du lịch tại địa phương đã tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình phát triển cộng đồng Chính quyền lãnh đạo trong vùng cũng đã có những đóng góp đáng kể tạo nên yếu tố thành công và cũng là đối tác lựa chọn đúng đắn của DLCĐ

- Hạn chế

+ Thiếu liên kết với các điểm khác trong tuyến hành trình, khoảng cách các điểm, tuyến quá gần khiến cho du khách không cần phải nghỉ lại tại bản

+ Hướng dẫn viên du lịch có quyền lựa chọn gia đình cho du khách ở mà không bị công ty du lịch tác động, nên có nhiều quyền lực hơn đối với những hộ dân có cung cấp dịch vụ nhà nghỉ trong bản Điều này gây nên sự mâu thuẫn giữa cộng đồng dân cư trong khu vực

+ Khâu cung cấp dịch vụ chưa được hoàn thiện, đặc biệt là dịch vụ ăn uống với việc thiếu nguồn thực phẩm tại bản Thiếu sót này có thể được giải quyết bằng việc tăng số hộ gia đình có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động du lịch, thông qua việc cung cấp và tạo lập một khu chợ để chính người dân địa phương bán rau quả và thực phẩm

+ Việc bảo tồn nền văn hóa truyền thống và kỹ thuật sản xuất cũng là một thách thức Bản Hồ nên có một nhà văn hóa trong bản hoặc một bảo tàng nhỏ để làm nơi giới thiệu lịch sử và kỹ thuật sản xuất của địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu học hỏi của khách du lịch

b Du lịch cộng đồng tại Kim Bồng, Hội An

Hội An đang trở thành một điểm du lịch quốc tế ngày một thành công tại miền Trung, Việt Nam với số lớn khách du lịch nước ngoài Do gần với Hội An, một điểm du lịch nổi tiếng, Làng Kim Bồng đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch nhờ những xưởng mộc truyền thống và quang cảnh ven sông tuyệt đẹp Mặc dù có những tiềm năng du lịch như vậy, người dân Kim Bồng vẫn chưa thu được gì từ du lịch và đang bị cản trở bởi hạ tầng cơ sở kém phát triển của đảo Cẩm Kim Hiện nay, khách du lịch đến Hội An ở lại không quá hai đêm và chỉ có một chuyến thăm quan ngắn đến làng Kim Bồng

Vào năm 2002, Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) đã đưa ra ý tưởng phát triển một dự án về du lịch cộng đồng tại Việt Nam, tiến hành cùng với Chương trình Giảm nghèo theo hướng xuất khẩu (EPRP) của Trung tâm Thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (ITC)

Trang 22

Hình 1.5: Mô hình du lịch cộng đồng tại làng Kim Bồng, Hội An [12]

❖ Phân tích các bên liên quan

- Lãnh đạo địa phương giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại làng Kim Bồng Các phía đối tác địa phương có liên quan đến dự án du lịch cộng đồng thí điểm tại Kim Bồng bao gồm UBND xã Cam Kim, UBND Hội An, Phòng Thương mại và Du lịch Hội An, và Sở Du lịch Tỉnh Quảng Nam Bên cạnh những chính sách hỗ trợ phát triển cho du lịch bền vững, các tổ chức này còn hỗ trợ cho mạng lưới giữa các nhà hoạt động cộng đồng khác và cung cấp các khoản đầu tư cần thiết cho hạ tầng du lịch Ở cấp nhà nước, Tổng cục Du lịch Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc quảng bá khái niệm du lịch cộng đồng và xúc tiến để dự án được thành công như những dự án thí điểm ở các địa phương khác trong cả nước Chính quyền địa phương đóng góp đầu tư vào hạ tầng du lịch của Kim Bồng, chủ yếu vào việc xây dựng Trung tâm ngành nghề thủ công

- Thành phần tư nhân bao gồm các khách sạn, các công ty điều hành du lịch, và các phòng bán vé du lịch ở Hội An cung cấp những liên kết thị trường, phát triển thị trường và sản phẩm

- Các tổ chức phi chính phủ bao gồm ITC, WWF, và UNESCO ITC là cơ quan điều phối dự án, hỗ trợ về chuyên môn cho quá trình thực hiện dự án Các hỗ trợ về chuyên môn từ phía ITC được kết hợp tham vấn giữa giới chuyên môn địa phương và các chuyên gia nước ngoài Dưới sự hỗ trợ của ITC, một tuyến du lịch đã được xây dựng, cùng với việc ấn hành những cuốn sách hướng dẫn du lịch Hội An Để tránh cạnh tranh giữa các tổ chức tài trợ và tạo nên những hiệu quả hợp lực, sự hợp tác với các đối tác đóng góp và các tổ chức phi chính phủ khác hiện đang hoạt động tại Hội An luôn được ủng hộ, khuyến khích

- Đơn vị thực hiện công tác đào tạo năng lực tại địa phương là Liên hiệp Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam, nơi chuyên tổ chức đào tạo và tư vấn các kỹ năng quản lý hợp tác xã

❖ Thành tựu, hạn chế của mô hình

Trang 23

- Thành tựu

Sản phẩm du lịch đã được nâng cấp với nhiều hấp dẫn mới như là đường đi bộ trong làng và đường đi xe đạp

Có 3 loại tour để lựa chọn với độ dài khác nhau:

Tour dài nhất kéo dài 5 giờ đồng hồ bao gồm bữa trưa ăn nhẹ trong làng, đi xe đạp quanh làng để khám phá những xưởng mộc nổi tiếng và khu đóng tàu Tour dẫn khách tham quan những ngôi nhà cổ, đền, chùa, đồng thời được tận hưởng bầu không khí yên bình của ngôi làng

Lựa chọn thứ hai là đi dạo quanh làng dọc 2 bên sông trong khoảng 1 đến 2 tiếng Các hoạt động thú vị của làng sẽ được giới thiệu như là đóng tàu, mộc, dệt chiếu, và làm thuyền thúng

Một tour ngắn hơn là loại tour kéo dài chưa đến 1 giờ đồng hồ, tour đưa khách đi thăm trung tâm ngành nghề thủ công và cung cấp cho du khách những thông tin về lịch sử và truyền thống của làng

+ Tạo lập nguồn vốn xã hội: Dự án đã tập huấn cho thành viên của tổ hợp về các

kỹ năng tiếp tân và hướng dẫn du lịch Có 5 hướng dẫn viên đã được đào tạo với những bài giới thiệu về làng rất tốt Tập huấn về năng lực quản lý tổ hợp được thực

hiện bởi COOPSME Quảng Nam

- Thách thức

+ Những khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa giữa cộng đồng dân cư và khách du lịch ảnh hưởng đến tour du lịch;

+ Đầu tư khách sạn, nhà hàng theo kiểu phổ thông có thể thực sự phá huỷ những đặc thù riêng của điểm du lịch này;

+ Tạo ra thu nhập từ những sản phẩm của làng, nhờ đó dự án mới được bền vững về khía cạnh kinh tế

c Mô hình quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh

Hình 1.6: Mô hình quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh.[12]

Trang 24

❖ Phân tích các bên liên quan

- Quản lý Nhà nước hệ sinh thái rừng được quản lý bởi luật, nghị định và các thông tư, hướng dẫn và quy chế cấp tỉnh, thành phố, điều này tương ứng với quản lý tài sản công cộng trong một hệ sinh thái

- Bên cạnh đó một phần rất quan trọng làm nền tảng cho các luận cứ khoa học là sự gắn kết với tư vấn khoa học từ Quốc tế, Việt Nam, tỉnh, thành, địa phương và kiến thức bản địa là sự kết nối với UNESCO, Bộ, Ngành, Cơ quan Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học, Bảo tồn…được trực tiếp và gián tiếp đến hiện trường, cộng đồng Phần động lực cho sự quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển lâu bền là nội lực cộng đồng được nghiên cứu liên kết và hợp tác, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm dưới các hình thức tổ chức hợp tác xã, hoặc theo cơ chế hợp tác chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan theo tổ chức ban quản lý

❖ Thành tựu và thách thức - Thành tựu

+ Sinh kế của 10 hộ nông dân vườn rau được cải thiện, các hộ gia đinh nông dân vườn ra không chỉ có thu nhập qua lượng ra thu hoạch mà còn từ hoạt động du lịch bao gồm thuyết trình viên tại các buổi học, hướng dẫn canh tác, bơi thuyền thúng tại Sông Đò, hướng dẫn tham quan kết nối làng lúa, làng dừa, cũng như cùng gia đình dạy học nấu ăn cho du khách

+ Hệ sinh thái nông nghiệp được bảo vệ, bảo tồn được phản ảnh thông qua diện tích vườn rau được mở rộng đồng thời diện tích vùng đệm với canh tác lúa cũng được áp dụng theo hướng hữu cơ theo các quy định canh tác của vườn rau, và quy định canh tác của vùng đệm

+ Hỗ trợ du lịch phát triển nhất là du lịch học tập tại Cẩm Thanh từ số lượng du khách đến tham quan học tập đến kết nối các hoạt động homestay, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, giải khát dịch vụ cho thuê xe đạp và các sinh kế cộng đồng gắn liền

- Thách thức: Cần cân bằng giữa lợi ích kinh tế và phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch nhưng không đánh đổi với việc bảo tồn hệ sinh thái Nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử của người dân địa phương không chỉ với thiên nhiên, văn hóa, cộng động mà còn chính với du khách, người đi du lịch

1.2.3 Mô hình du lịch cộng đồng tại Quảng Ngãi

Hiện nay, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, tại tỉnh Quảng Ngãi đang được quan tâm, phát triển nổi trội là làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ - Sa Huỳnh - Quảng Ngãi tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ ngày một thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ của cảnh vật và sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân bản địa Riêng đối với khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phát triển du lịch mang tính chất tự phát, chưa được đầu tư đúng mức để phát triển bền vững vì vậy cần có sự phối hợp giữa chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức

Trang 25

hội đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương để xây dựng được một mô hình du lịch phụ hợp và bền vững

Nhận xét: Qua tham khảo các mô hình du lịch cộng đồng trên thế giới và các mô

hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam, nhận thấy các bên liên quan chính trong một mô hình du lịch cộng đồng bền vững gồm: Chính quyền địa phương, Doanh nhiệp tư nhân, Công đồng dân cư và các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học… Trong đó Chính quyền địa phương phải giữ vai trò chủ đạo, là đầu mối liên kết các bên liên quan còn lại trong mô hình Đồng thời, khi xây dựng môi hình cần quan tâm đến các yếu tố tự nhiên (địa hình, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh vật, đất, nước ) và các yếu tố văn hóa trong khu vực (chùa, các di tích lịch sử, các mẫu chuyện dân gian tại khu vực) nhằm thúc đẩy sự hiếu kì, ham học hỏi của khách du lịch

Đối với khu vực Bàu Cá Cái xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi xây dựng mô hình trong thời kì Covid -19 cần quan tâm đến các sáng kiến để thích ứng với tình hình thực tế Đồng thời cần có lộ trình từng bước để xây dựng mô hình cụ thể như:

+ Giai đoạn 1: Đánh giá tiềm năng du lịch tại khu vực Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Giai đoạn 3: Nâng cao năng lực cộng đồng, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan

+ Giai đoạn 4: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù hướng đến bảo vệ hệ sinh thái + Giai đoạn 5: Thử nghiệm và điều chỉnh để phát triển thành mô hình

1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; nằm về phía Bắc Nhà máy lọc Dầu và phía Nam Cảng Dung Quất, cách trung tâm huyện Bình Sơn về phía Đông Bắc khoảng 10 km Có tọa độ địa lý nằm trong từ 15°2l’47” đến 15o24’34” độ vĩ Bắc và từ 108°48’23” đến 108°49’50” độ kinh Đông

1.3.1.2 Đặc điểm địa hình

Khu vực có rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái có dạng địa hình thung lũng do bãi bồi và long hồ tích tụ Độ cao trung bình toàn vùng khoảng 0,2 m so với mực nước biển, độ dốc bình quân từ 0o đến 3o, hướng dốc chủ yếu là từ Tây sang Đông và từ Đông sang Tây, hình thành nên lạch Sông Đầm và Bàu Cá Cái đổ ra Biển Đông

1.3.1.3 Khí hậu và thủy, hải văn

- Khí hậu

+ Nhiệt độ: Bình Sơn cũng như các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi nằm

trong vùng đồng bằng có tổng nhiệt độ trong năm là 9.417°C Nhiệt độ tháng nóng

nhất trong năm là tháng 7 và tháng lạnh nhất là tháng 1 Nhiệt độ trung bình năm tại xã

Trang 26

❖ Độ ẩm:Quảng Ngãi là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao Phân

bố không gian của độ ẩm tương đối tại Quảng Ngãi là tăng theo độ cao địa hình; vùng núi phía tây là nơi có độ ẩm cao nhất 90-92%, vùng đồng bằng như huyện Bình Sơn có

độ ẩm khoảng 85%

Bảng 1.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng - năm (%) tại tỉnh Quảng Ngãi

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2021

❖ Gió: Tốc độ gió nhìn chung không lớn: l - 3 m/s Trong những trường hợp cực

đoan như ảnh hưởng trực tiếp của bão, dông, gió mùa đông bắc tăng cường mạnh tốc độ gió rất lớn có thể đạt > 40 m/s trong bão, 15 - 20m/s hoặc hơn trong gió mùa Đông

Bắc, trong cơn dông

+ Chế độ mưa:

Khu vực Bình Sơn là một trong những khu vực có lượng mưa trung bình trong tỉnh Quảng Ngãi với tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 2.000 mm

Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào tháng 10 và 11 chiếm 45 - 55% tổng lượng mưa cả năm Mưa lớn lại tập trung trong thời gian ngắn, tháng mưa nhiều nhất có lượng mưa trung bình chiếm đến 25%, và do địa hình trũng thấp nên đây là nguyên nhân chính phải chịu những trận lũ lụt lớn gây nhiều thiệt hại cho nhân dân

- Chế độ thủy triều – thủy văn

Bàu Cá Cái là vùng trũng ngập nước quanh năm, về mùa mưa nước mưa xung quanh đổ vào Bàu làm cho mực nước dâng cao và thoát dần ra biển Đông thông qua sông Đầm; vào mùa khô nước trong Bàu cạn đi thì nước từ biển Đông thông qua sông Đầm xâm nhập vào Bàu gây nhiễm mặn Các tháng mùa mưa lũ, mực nước dâng cao gây ngập toàn bộ Bàu, sau đó nước thoát dần ra biên làm cho mực nước trong Bàu thấp xuống và diện tích ngập nước thu hẹp lại

Vùng ngập không thường xuyên của Bàu có diện tích 37,7462 ha, phân bố chủ yếu ở phía Đông và một phần bao xung quanh bờ Bàu, thời gian ngập nước của vùng này trung bình mỗi năm từ 2 đến 3 tháng vớí độ sâu ngập nước trung bình khoảng 15 - 20 cm Khi có mưa lũ lớn, mức nước gia cường có thế đến 30 - 40 cm với khoảng thời

Trang 27

gian ngập từ 10 - 15 ngày Vùng này có cây rừng và cỏ sinh sống

Vùng ngập thường xuyên của Bàu có diện tích 37,45 ha, phân bố chủ yếu ở giữa và phía Tây Bàu, nước ngập thường xuyên quanh năm, độ sâu ngập nước trung bình từ 40 - 45 cm, mức nước gia cường khi có mưa lũ từ 80 - 90 cm về mùa khô độ sâu ngập nước trung bình từ 20 - 25 cm, có những năm nắng hạn vào tháng 6, tháng 7 nước khô kiệt toàn bộ làm cho đất nứt nẻ

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Đặc điểm kinh tế

Theo Báo cáo số 336/BC-UBND xã Bình Thuận, ngày 15/12/2021 thì tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng- an ninh năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ băn 2022 như sau:

Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng: 287,4 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt: 2,5%

Trong đó: Ngành Nông – Lâm – thủy sản: 90,5 tỷ đồng; Ngành CN – TTCN – xây dựng: 76,9 tỷ đồng; Ngành Thương mại - dịch vụ: 120 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế tính theo chỉ tiêu năm: Nông – Lâm – thủy sản: 31,49%; Ngành CN – TTCN – xây dựng: 26,76%; Thương mại - dịch vụ: 41,75%

* Tiểu thủ công nghiệp: Toàn xã có 38 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giảm

02 cơ sở so với năm 2020 Tổng doanh thu ước đạt: là 4.800 triệu đồng, giảm 100 triệu so với cùng kỳ năm 2020, đạt 97,96% so với kế hoạch huyện giao

* Thương mại – dịch vụ: Toàn xã có 363 cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ,

tăng 03 cơ sở so với năm 2020 Tổng doanh thu ước đạt: 120 tỷ đồng, đạt 85,71% kế hoạch năm giảm 1,91 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020

b) Đặc điểm xã hội

* Dân số: Dân số toàn xã năm 2020 là 9.135 người (nam 4.320 người, nữ 4.815

người) với mật độ dân số là 397 người/km2, tính đến hết năm 2021 là 9.331 nhân khẩu với 3.589 hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm 1,2% Trong đó:

Bảng 1.3: Dân số xã Bình Thuận năm 2021

* Lao động: Công tác lao động, việc làm luôn được UBND xã quan tâm, chỉ đạo

thực hiện Năm 2021, UBND xã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, tổ điều tra tiến hành điều tra, rà soát tình hình lao động việc làm trên phạm vi toàn xã (kết quả có

Trang 28

3.869 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo là 1.032 lao động) Qua điều tra, phân tích số liệu lao động việc làm, UBND xã đã xây dựng Phương án giải quyết việc làm và định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn xã Bình Thuận giai đoạn 2020

– 2021 Năm 2021 đã giải quyết việc làm cho 280 lao động (trong đó xuất khẩu lao

động 22 lao động tại thị trường lao động Nhật Bản và Hàn Quốc), đến tháng 6 năm

2021 đã vận động được 10 lao động tham gia xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản và Đài Loan

* Cơ sở hạ tầng: Xã Bình Thuận nằm trong Khu Kinh tế Dung Quất,vì vậy cơ sở

hạ tầng kinh tế, xã hội của xã trong những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hoàn thiện Ngoài các trục đường chính phục vụ bến cảng, nhà máy lọc dầu và các cơ sở công nghiệp thương mại, dịch vụ đã được xây dựng kiên cố thì hệ thống giao thông, điện phục vụ sản xuất và dân sinh trong xã cũng được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện Các tuyến đường được bê tông hóa: tuyến đường từ ngã 3 đường Võ Văn Kiệt đến chợ Trung tâm xã Bình Thuận, tuyến đường từ Sông Cầu đến nghĩa trang liệt sĩ và một số

tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã

1.3.3 Đặc điểm tài nguyên, môi trường xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

1.3.3.1 Đặc điểm tài nguyên

a Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1891,66 ha chiếm 4,047% diện tích tự nhiên của toàn huyện Bình Sơn (46.741,71 ha) Về mặt sử dụng, đất tại xã Bình Sơn cơ bản được phân chia thành 2 loại hình chính:

đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp; ngoài ra còn có đất chưa sử dụng (Niên giám

thống kê huyện Bình Sơn, 2021) Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 699,5ha, chiếm 36,978% diện tích tự nhiên của xã - Đất lâm nghiệp: Diện tích 368,1ha, chiếm 19,459% diện tích tự nhiên của xã - Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 19,32ha, chiếm 1,021% diện tích tự nhiên của xã - Đất chuyên dụng: Diện tích 368,1ha, chiếm 33,331% diện tích tự nhiên của xã - Đất ở: Diện tích 47,13ha, chiếm 2,491% diện tích tự nhiên của xã

- Đất ngập nước: có diện tích 69,45 ha, bao gồm;

- Đất có cỏ: có diện tích 25,05 ha, trong đó phần lớn là những loài cỏ chịu ngập nước như cỏ Lác (cói), cỏ Ống

- Đất có rừng Đước: có diện tích 3,76 ha là rừng tự nhiên phân bố rải rác dọc khu vực sông Đầm

- Đất có rừng Cóc trắng: diện tích 14,57 ha phân bố tập trung ở khu vực Bàu Cá Cái, một phần diện tích thuộc sông Đầm (từ ống dẫn dầu đến cửa điều tiết nước của Bàu Cá Cái)

- Đất có rừng phi lao: diện tích 0,07 ha phân bố tập trung ở phía đông của khu tái định cư mới

- Đất có hồ nuôi trồng thủy sản: diện tích 0,56 ha là phần diện tích người dân

Trang 29

xâm lấn để nuôi trồng thủy sản (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2021)

b Tài nguyên rừng

Theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Bình Sơn, năm 2010 huyện Bình Sơn có 10.738 ha đất dùng cho lâm nghiệp (trong đó, đất rừng phòng hộ là 2.137,77ha, đất rừng sản xuất là 8.600,23 ha) Diện tích rừng trồng huyện Bình Sơn thể hiện như sau:

Bảng 1.4 Diện tích rừng trồng huyện Bình Sơn

- Ươm giống lâm nghiệp Ngàn cây 4,560 5,500 6,000 5,900 6,200

Theo Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Ngãi” năm 2013, xã Bình Thuận có 218,38 ha rừng phòng hộ ven biển và 14,66 ha rừng ngập mặn với thành phần chủ yếu là cây Đước, cây Cóc trắng

1.3.3.2 Những vấn đề về môi trường

a Ô nhiễm môi trường

Theo Báo cáo tổng hợp kết quả Chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi năm 2021, hiện trạng môi trường tại xã Bình Thuận thể hiện như sau:

- Môi trường không khí: Hàm lượng SO2 dao động từ; hàm lượng NO2; hàm lượng CO; bụi lơ lửng dao động đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (1h)

- Môi trường nước mặt: Các thông số đo tại chân cầu Sông Đầm (NM6) gồm: pH, nhiệt độ, DO, TSS, BOD5, NO3-, PO43- có giá trị đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - (cột B1) Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng NH4+ vượt ngưỡng 1,12 lần ở quan trắc đợt 2

- Môi trường nước dưới đất: Giá trị pH, hàm lượng độ cứng, hàm lượng NO3-, hàm lượng SO42-, hàm lượng Fe, hàm lượng Mn, Cl-, NH4+ và mật độ coliform đo tại giếng làng thôn Tuyết Diêm đều nằm trong giới hạn cho phép Hàm lượng As thấp hơn

Trang 30

giới hạn phát hiện của phương pháp thử

- Môi trường nước biển ven bờ: Chất lượng nước biển ven bờ tại khu vực Vịnh Việt Thanh, Vịnh Dung Quất, cảng PTSC chưa có dấu hiệu ô nhiễm Giá trị pH, hàm lượng DO, hàm lượng TSS, hàm lượng NH4+ đều nằm trong giới hạn cho phép

a1) Các nguồn thải chính

Chất lượng môi trường tại Khu Kinh tế Dung Quất nói chung và xã Bình Thuận nói riêng đã và đang tiếp tục bị tác động bởi chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế - xã hội Các nguồn thải chính bao gồm:

- Nguồn thải từ các hộ dân cư, các nhà hàng, khách sạn và từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: chủ yếu là chất thải rắn và nước thải sinh hoạt

- Nguồn thải từ hoạt động giao thông vận tải biển: các hoạt động của tàu thuyền trên biển, nước thải từ tàu thuyền tại các cảng đa phần được thải trực tiếp ra biển, sự cố môi trường trong hoạt động giao thông vận tải biển cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

- Nguồn thải từ hoạt động của các nhà máy, cảng: chất thải từ hoạt động sản xuất, chất thải sinh hoạt của công nhân

a2) Công tác thu gom, xử lý chất thải ở xã Bình Thuận

Đối với xã Bình Thuận, công tác thu gom, xử lý chất thải do Công ty Cổ phần Cơ – Điện – Môi trường Lilama thực hiện Tuy nhiên, tần suất thu gom chưa đảm bảo (1-2 lần/tuần) gây tình trạng rác thải ứ đọng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, theo đánh giá của đại diện UBND xã từ khi có Nhà máy thép Hòa Phát, lượng công nhân tại xã tăng nhanh nên lượng rác thải sinh hoạt tăng cao nếu thu gom với tần suất trên thì chưa đảm bảo

b Suy thoái tài nguyên sinh cảnh và hệ sinh thái

Hiện chưa có đánh giá đầy đủ về mức độ suy thoái đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân, diện tích rừng ngập mặn những năm trước khi có Dự án trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn suy giảm nghiêm trọng Bên cạnh đó, sản lượng các loài thủy sản trong rừng ngập mặn ngày càng suy giảm; một số loài có giá trị kinh tế cao, tần xuất bắt gặp rất thấp hoặc hầu như không thấy xuất hiện Hệ sinh thái rừng ngập mặn trước đây suy giảm đáng kể về diện tích,nguyên nhân chính của tình trạng này là do:

- Tác nhân con người là chủ yếu, như chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản - Quá trình khai thác sử dụng các phương tiện khai thác tận diệt làm suy giảm nhanh chóng các giống loài thủy sản

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội xung quanh rừng ngập mặn cũng tác động không nhỏ tới đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn

c Thiên tai, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu

Trang 31

- Bão, lũ và áp thấp nhiệt đới: Quảng Ngãi và khu vực huyện Bình Sơn là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; cường độ, tần suất và mức độ thiệt hại của bão ngày càng gia tăng Những năm gần đây, tình hình bão diễ biến ngày càng phức tạp, có năm bảo ảnh hưởng sớm, có năm lại muộn nhưng mức độ ảnh hưởng ngày càng khốc liệt hơn

- Sự cố tràn dầu: Theo số liệu thống kê của Cảng Vụ tỉnh Quảng Ngãi năm 2021, hàng năm sẽ có khoảng 1.201 chuyến tàu/năm cập cảng xuất sản phẩm để nhận sản phẩm của Nhà máy lọc dâu Dung Quất Tham khảo số liệu thống kê từ Cục An toàn-Sức khỏe-Môi trường của Vương quốc Anh và Báo cáo Technica năm 1991, tần số va đụng tàu vào cảng/cầu tàu là 3,7x10-4/năm Tổng tần xuất va đụng tàu lớn nhất tại cảng xuất sản phẩm của Nhà máy lọc dâu Dung Quất vào khoảng 0,44 lượt/năm Nhưng dầu thành phẩm của Nhà máy lọc dâu Dung Quất xuất qua cầu cảng xuất phần lớn là các dầu nhẹ, vì vậy khi sự cố xảy ra, dầu tràn sẽ bay hơi nhanh, ít tác động tới môi trường

- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam làm cho nhiệt độ nước biển ấm dần lên; tại các khu vực biển ven bờ, nhiệt độ sẽ thay đổi một cách đáng kể Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến thiên tai, bão, lũ diễn biến thất thường BÐKH còn làm cho các hệ sinh thái, các thủy sinh vật phải thay đổi một cách đột ngột dẫn đến chậm phát triển, một số loài có thể bị biến mất hoặc thay đổi theo chiều hướng tiêu cực

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 02 năm 2023

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1.Phạm vi nghiên cứu

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Các chính sách, chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh Quảng Ngãi - Các mô hình du lịch cộng đồng trong nước

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dụng 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng

ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung 2: Phân tích các tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực

Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung 3: Đề xuất mô hình quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua du lịch cộng đồng

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập và hồi cứu số liệu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là các số liệu mới được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan (du khách trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch các cấp ) bằng phiếu điều tra phỏng vấn được lập sẵn và phỏng vấn sâu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các xuất bản phẩm liên quan, các tài liệu thu thập từ niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; trên các trang thông tin điện tử và một số cơ quan liên quan Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định làm nền tảng cho các đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

(i) Các tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình và định hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương;

(ii) Thu thập các chính sách, báo cáo về hiện trạng quản lý RNM, sẽ được thu thập thông qua các báo cáo văn bản từ phía cơ quan nhà nước hoặc đề tài, dự án;

(iii) Thu thập và phân tích các mô hình quản lý hệ sinh thái RNM và các mô hình về du lịch cộng đồng ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam nhằm có những bài

Trang 33

học kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp quản lý, mô hình phù hợp cho khu vực nghiên cứu

Nhóm tài liệu (i) và (ii) là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng giúp xác định các vấn đề hiện trạng quản lý, mức độ quản lý và sự quan tâm của chính quyền địa phương Nhóm tài liệu (iii) là nguồn cung cấp thông tin định hướng các giải pháp cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong tương lai

(Danh mục các tài liệu, nguồn thông tin được liệt kê ở phần Tài liệu tham khảo)

Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn)

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được triển khai thực hiện nhằm thu thập thông tin đa dạng và chuyên sâu để phát hiện các vấn đề mới trong đề tài thông qua sự hiểu biết và

kinh nghiệm chuyên môn của người được phỏng vấn (bảng cấu trúc nội dung phỏng

vấn sâu được đính kèm tại Phụ lục II)

Đề tài nghiên cứu tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu từ 4/2022 đến 6/2022 với 15 cá nhân đại diện các bên liên quan, danh sách và nội dung tại bảng 2.2

Bảng 2.1 Danh sách đại diện các bên liên quan tham gia phỏng vấn sâu

STT Đơn vị/cá nhân phỏng vấn Nội dung phỏng vấn

1

Đại điện UBND xã Bình Thuận

(01 người)

- Hiện trạng đa dạng sinh học tại Bàu Cá Cái - Hiện trạng du lịch của Bàu Cá Cái

- Định hướng phát triển du lịch tại địa phương nói chung và Bàu Cá Cái nói riêng

2 Đại điện Trung tâm Kỹ thuật nông lâm nghiệp Dung Quất

Công tác quản lý rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái

Trang 34

STT Đơn vị/cá nhân phỏng vấn Nội dung phỏng vấn

- Tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó việc lồng ghép giáo dục trãi nghiệm vào chương trình học được thực hiện như thế nào?

- Quan điểm của giáo viên về hoạt động du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái

Mong đợi của khách du lịch khi được trải nghiệm hoạt động du lịch công đồng tại khu vực Bàu Cá Cái

6 Người dân địa phương (05 người)

- Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái

- Tìm hiểu mong muốn của người dân khi được tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng

2.4.3 Phương pháp thảo luận nhóm

Đề tài nghiên cứu đã thực hiện 01 buổi thảo luận nhóm gồm 10 người vào ngày 17/07/2022 để tập trung thảo luận vào cơ chế của mô hình du lịch cộng đồng quản lý hệ sinh thái nhằm đánh giá vai trò các bên liên quan

Cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại khu vực Bàu Cá Cái, công ty du lịch… để thảo luận và giải quyết các vấn đề sau:

- Cách tiếp cận phân quyền, chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên liên quan; - Những rào cản chính trong công tác quản lý của chính quyền và nhu cầu khai thác tài nguyên của cộng đồng địa phương;

- Làm thế nào chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư và các bên liên qua

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch cộng đồng tại khu vực Bàu Cá Cái

2.4.4 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Đề tài tiến hành thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vẫn nhanh qua bảng câu

hỏi được chuẩn bị trước cho các hộ dân tại khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bằng bảng câu hỏi

Số lượng phiếu điều tra được lựa chọn theo công thức của Yamane Formula (1967), bên cạnh đó, được chia ra theo số hộ nhân khẩu tại các thôn:

Trang 35

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn nên luận văn tập trung thu thập ý kiến của các thôn tại xã Bình Thuận,ưu tiên thu thập

ý kiến của trưởng thôn (Chi tiết bảng hỏi được đính kèm ở phụ lục III)

Bảng 2.2 Bảng số phiếu điều tra

2.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Luận Văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong phỏng vấn cá nhân khi cần thu

thập các thông tin định tính, khi nghiên cứu điển hình và quan sát Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các đánh giá của các tác nhân trên về sự tham gia du lịch của người dân địa phương

Trong nghiên cứu định tính, SWOT là công cụ được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) và phần mềm NVivo để phân tích các ý kiến (Codes) để nhận dạng những vấn đề (themes) trong đánh giá thực trạng quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Qua đó, đề xuất phương hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững cho khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn

- Nghiên cứu định lượng: được sử dụng để đánh giá thực trạng du lịch nói chung,

du lịch cộng đồng theo hướng bền vững nói riêng; đánh giá kết quả xây dựng tour du lịch và liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia du lịch cộng đồng Cụ thể, nghiên cứu định lượng giúp đánh giá được sự thay đổi về thực trạng kinh tế, xã hội, môi trường của hộ dân; mức độ tham gia của các bên liên quan vào mô hình liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng tại vùng nghiên cứu; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia du lịch cộng đồng Đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các ý kiến trả lời từ đó đánh giá hiện trạng quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn, hiện trạng du lịch tài khu vực Bàu Cá Cái Trong nghiên cứu lượng, dữ liệu được thu thập thông qua sử dụng

Trang 36

thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin với mức 1: rất không đồng ý,

mức 2: không đồng ý, mức 3: phân vân, mức 4: đồng ý, mức 5: rất đồng ý

2.4.6 Phương pháp ABCD (Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực có sẵn)

ABCD là một phương pháp tiếp cận không bắt đầu từ “nhu cầu” mà tiếp cận từ “nội lực” của cộng đồng Đây được xem là một cách tiếp cận mới trong phát triển cộng đồng mang tính tích cực, lấy việc khơi dậy và phát huy điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của cộng đồng làm điểm bắt đầu của sự thay đổi Tài sản xã hội được đưa vào trọng tâm của huy động nội lực, tập trung vào các mối liên kết và năng lực hợp tác của các nhóm, tổ chức trong cộng đồng Cộng đồng chủ động định hướng các hoạt động phát triển dựa vào nội lực

Quy trình xây dựng bằng phương pháp ABCD

Bước 1: Thu thập các câu chuyện trong cộng đồng dân cư Bàu Cá Cái; Bước 2: Thành lập nhóm nòng cốt và đồng đẳng trong cộng đồng dân cư;

Bước 3: Lập bản đồ những năng lực, tài sản của cá nhân, nhóm, hội, tổ chức tại địa phương;

Bước 4: Thành lập một nhóm đại diện để xây dựng tầm nhìn và kế hoạch cho cộng đồng;

Bước 5: Huy động tài sản cho phát triển cộng đồng;

Bước 6: Thúc đẩy các hành động, sự đầu tư và các nguồn lực phục vụ cho việc phát triển cộng đồng

Trang 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Hiện trạng quản lý Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1 Quản lý hành chính nhà nước tại khu vực rừng ngập mặn

Hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý RNM tại khu vực Bàu Cá Cái

Như vậy, RNM ở xã Bình Thuận chủ yếu được quản lý theo phương thức nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp chính là Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất (trước là BQL rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường Dung Quất, thuộc Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi) và UBND xã, cụ thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý sau:

- Hạt Kiểm lâm thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn

- UBND xã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất trong việc quản lý, bảo vệ rừng

- Trung tâm Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất có chức năng quản lý, điều hành, thực hiện các dự án đầu tư chuyên ngành nông – lâm – ngư nghiệp; quản lý,

Rừng ngập mặn

nghiệp Dung Quất

Trang 38

chăm sóc, bảo vệ rừng, đất rừng trong phạm vi diện tích rừng phòng hộ môi trường, cảnh quan và đất lâm nghiệp, đất cây xanh trong Khu kinh tế Dung Quất

3.1.2 Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện tổ chức thực hiện rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên cơ sở tuân thủ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 về phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng Tuy nhiên, tính liên ngành trong quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn chưa được các sở, ngành và UBND các huyện quan tâm, nên hầu hết diện tích đất có rừng ngập mặn và đất ngập nước vùng ven biển trên địa bàn tỉnh chưa được đưa vào quy hoạch cho lâm nghiệp, gây chồng chéo trong quá trình sử dụng đất, uy hiếp lâm phần ổn định RNM, đặc biệt là tác động của việc nuôi trồng thuỷ sản

Năm 2013, khi Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đánh giá hiện trạng RNM, RPH ven biển tỉnh Quảng Ngãi cho thấy diện tích đất RNM trên thực thế lớn hơn nhiều so với số liệu theo dõi diễn biến rừng của ngành Kiểm lâm Thực tế không phải do người dân đẩy mạnh trồng RNM trong giai đoạn này mà do công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm của ngành Tài nguyên và Môi trường đưa diện tích RNM vào đất trồng cây hàng năm, không thống kê vào đất lâm nghiệp nên ngành Kiểm lâm không đưa vào số liệu cập nhật diễn biến rừng hàng năm

Năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi mới phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tại huyện Bình Sơn là 592,14 ha, tuy nhiên chưa có phân định rõ cho từng loại rừng

3.1.3 Định hướng phát triển rừng ngập mặn tại khu vực Bàu Cá Cái của tỉnh Quảng ngãi

Theo thông báo số 257/TB-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 22/6/2022 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền tại cuộc họp nghe kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Bàu Cá Cái năm 2022 đã chỉ đao những nhiện vụ trọng tâm của các cấp chính quyền trong thời gian tới tại khu vực Bàu Cá Cá như sau:

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý dự án GCF tỉnh) chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (Trung tâm Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất), UBND huyện Bình Sơn tổ chức làm việc thống nhất phương án bảo vệ rừng tại Bàu Cá Cái (điều tiết nước tránh ngập úng, phân công nhiệm vụ, cách thức tổ chức bảo vệ rừng, du lịch sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản )

Trang 39

- Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (Trung tâm Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất) phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại Bàu Cá Cái, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng

- Có phương án quản lý rừng tại Bàu Cá Cái, tham mưu UBND tỉnh theo hướng thu hồi, giao rừng lại cho địa phương quản lý (gắn liền với giao đất)

- UBND huyện Bình Sơn lập phương án quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do Trung tâm Kỹ Thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất quản lý, chuyển giao về cho địa phương Trong đó, quy định rõ về trách nhiệm và sự phối hợp hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ rừng; tổ chức quản lý rừng theo hướng giao cho cộng đồng, người dân trực tiếp bảo vệ và thụ hưởng

- Đồng thời ngày 28/2/2023 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm

2045 đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi kịp thời tháo gỡ các nút

thắt, tồn tại hạn chế đối với sự phát triển của KKT Dung Quất trong thời kỳ vừa qua, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trong giai đoạn mới

Như vậy có thể nhận thấy, các cấp chính quyền, lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để phát triển KKT Dung Quất trở thành khu kinh tế trọng điểm phát triển của tỉnh Quảng Ngãi, tuy nhiên việc phát triển KKT Dung Quất phải là phát triển bền vững vì vậy việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực

3.1.4 Công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn

a) Quản lý đất rừng ngập mặn

Trước khi có dự án Trồng mới và phục hồi RNM tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn đất rừng ngập mặn tại xã Bình Thuận chủ yếu do UBND xã quản lý, còn một diện tích nhỏ đất hồ nuôi tôm do người dân quản lý (một số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số hộ chưa được cấp giấy) Khi dự án Trồng mới và phục hồi RNM ven biển tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn được triển khai Ban Quản lý các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu được UBND tỉnh giao đất với tổng diện tích 973.093m2 để trồng rừng ngập mặn theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 Diện tích đất này được thu hồi từ đất do UBND xã Bình Thuận quản lý tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 của UBND tỉnh Theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 của UBND tỉnh thì Ban Quản lý các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu phải bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất đai và tài sản gắn liền trên đất (nếu có) cho người đang sử dụng đất hợp pháp có đất bị thu hồi theo phương án đã được phê duyệt Tuy nhiên, theo ý kiến của lãnh đạo UBND xã và ý kiến của người dân thì diện tích đất quy hoạch trồng rừng ngập mặn chồng lấn với hồ nuôi trồng thủy sản của người dân và rừng ngập mặn người dân trồng trước đó Đến nay,

Trang 40

người dân chưa nhận được hỗ trợ cũng như giải quyết vấn đề trên

b) Quản lý diện tích rừng ngập mặn

Trước năm 2012, RNM ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng chưa được các cấp, các ngành quan tâm quản lý và bảo vệ Diện tích RNM phần lớn được cá nhân và hộ gia đình trồng nên họ có quyền sở hữu quản lý, khai thác

Từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu đẩy mạnh các dự án, nhiệm vụ nhằm ứng phó với BĐKH, trong đó có các dự án Trồng mới và phục hồi RNM ven biển tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn với nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ từ Chương trình ứng phó với BĐKH SP-RCC và một phần từ vốn ngân sách tỉnh Từ năm 2014 đến nay Trung tâm Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất thực hiện việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn thuộc Dự án trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn ven biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thông qua việc ký kết hợp đồng với Ban Quản lý các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi Kinh phí quản lý, bảo vệ rừng 1ha/năm là 1.673.834 đồng Thông qua kinh phí này Trung tâm thực hiện việc giao khoán cho thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận để thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Cóc trắng tại khu vực Bàu Cá Cái

Song song với việc tổ chức trồng mới và phục hồi các diện tích RNM thì Ban quản lý Dự án ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Dung Quất và UBND các xã tổ chức cắm các bảng quy ước bảo vệ rừng và biển báo bảo vệ rừng tại các vùng RNM; tuyên truyền, vận động người dân trong vùng RNM không chặt cây, không chăn thả gia súc vào rừng, không đánh bắt thủy hải sản trong rừng mới trồng, vận động người dân tham gia bảo vệ và phòng chống cháy rừng; thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực và bước đầu đạt được hiệu quả Qua quá trình điều tra, phỏng vấn người dân trong vùng RNM tại xã Bình Thuận cho thấy nhận thức của người dân về vai trò của RNM ven biển cũng như ý thức bảo vệ RNM rất cao, nhiều người dân được phỏng vấn cho biết ven sông Đầm trước đây cũng có rừng Đước, nhưng sau này bị phá dần để lấy đất làm hồ nuôi tôm Những năm gần đây, vào mùa mưa thì hồ đập nuôi tôm của người dân ở đây thường bị sạt lở Con cua, con cá trong sông ít dần Giờ có dự án trồng RNM này, người dân thấy yên tâm và sẽ tham gia bảo vệ cho cây phát triển tốt, họ cũng không còn vào RNM chặt phá cây làm củi nữa

Tuy nhiên, hiện nay việc chăm sóc, theo dõi và bảo vệ rừng khỏi sâu bệnh, rác thải hoặc cháy rừng không được sâu sát Người dân chưa được giao quyền quản lý nên chưa phát huy được vai trò theo dõi, bảo vệ RNM tại xã Khi có sự cố xảy ra không được phát hiện kịp thời để khắc phục và xử lý, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng Đương cử như vụ việc diện tích rừng Đước thuộc Dự án Trồng mới và phục hồi RNM ven

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan