Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận từ nguồn tới biển (source to sea) trong quản lý rác thải nhựa tại thành phố hội an

119 0 0
Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận từ nguồn tới biển (source to sea) trong quản lý rác thải nhựa tại thành phố hội an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận từ nguồn tới biển Source to Sea trong quản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

PHẠM VĂN HIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỪ NGUỒN TỚI BIỂN (Source-to-Sea)

TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

PHẠM VĂN HIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỪ NGUỒN TỚI BIỂN (Source-to-Sea)

TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

6 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.2.2 Tại Việt Nam 7

1.3 Cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S) 7

1.3.1 Khái quát chung về cách tiếp cận từ nguồn tới biển 7

1.3.2 Thực tiễn áp dụng S2S trên thế giới và tại Việt Nam 11

1.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 14

Trang 8

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 14

1.4.2 Kinh tế xã hội 15

1.4.3 Môi trường, sinh thái 16

1.5 Đặc điểm CTRSH thành phố Hội An 16

1.5.1 Khối lượng, thành phần, nguồn gốc phát sinh 16

1.5.2 Công tác phân loại, thu gom, xử lý 18

1.5.3 Hiện trạng công tác quản lý rác thải tại Hội An 20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Nội dung nghiên cứu 21

2.3 Phạm vi nghiên cứu 21

2.3.1 Phạm vi không gian 21

2.3.2 Phạm vi thời gian 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Phương pháp thu thập và hồi cứu số liệu 21

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 22

2.4.3 Phương pháp thảo luận nhóm 23

2.4.4 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc 25

2.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 27

3.1 Hiện trạng quản lý RTN tại thành phố Hội An 27

3.1.1 Khối lượng, thành phần, nguồn gốc phát sinh RTN 27

3.1.2 Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý RTN 29

3.1.3 Những nỗ lực giảm thiểu RTN tại thành phố Hội An 30

3.1.4 Những rào cản, thách thức trong công tác quản lý RTN 32

3.2 Phân tích các bên liên quan đến công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An 34

3.2.1 Xác định các bên liên quan 34

3.2.2 Phân tích vai trò của các bên liên quan 36

Trang 9

3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN tại TP

Hội An 44

3.3.1 Giải pháp về chính sách và thể chế 44

3.3.2 Giải pháp hỗ trợ, nhân rộng các mô hình giảm RTN 45

3.3.3 Giải pháp về đầu tư, cải thiện công tác thu gom, tái chế, xử lý RTN 46

3.3.4 Giải pháp huy động nguồn lực và sự tham gia của các bên liên quan 46

3.3.5 Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức về giảm thiểu RTN 46

3.4 Đánh giá tính hiệu quả và khả năng áp dụng của cách tiếp cận S2S trong thực tế về quản lý RTN tại Hội An 47

Phụ lục I: Một số văn bản, quy định liên quan đến quản lý RTN của Việt Nam 53

Phụ lục II: Bảng cấu trúc nội dung phỏng vấn sâu 58

Phụ lục III: Chủ đề, nội dung và kết quả thảo luận nhóm 60

Phụ lục IV: Thống kê thông tin nhân khẩu học đối tượng phỏng vấn bảng hỏi 66

Phụ lục V: Bảng hỏi phỏng vấn nhóm hộ gia đình 67

Phụ lục VI: Bảng hỏi phỏng vấn nhóm ve chai 72

Phụ lục VII: Kết quả phân tích chính sách liên quan đến giảm thiểu RTN của tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An 76

Phụ lục VIII: Một số mô hình, phong trào, sáng kiến giảm thiểu RTN tiêu biểu tại thành phố Hội An 80

Phụ lục IX: Một số hình ảnh có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện 86

Phụ lục X: Một số văn bản có liên quan 89

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý

BUS : Trung tâm Xây dựng và thúc đẩy Phát triển Bền vững BVMT : Bảo vệ môi trường

CTR : Chất thải rắn

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

Cty CTCC : Công ty cổ phần Công trình Công cộng Hội An DTSQTG : Dự trữ sinh quyển thế giới

EPR : Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất GAIA : Liên minh không lò đốt toàn cầu

GEF : Quỹ Môi trường Toàn cầu

Green Hub : Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh

GreenViet : Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh IUCN : Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

JICA : Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KT-XH : Kinh tế - xã hội

NGOs : Các tổ chức phi chính phủ

PE : Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương PLRTN : Phân loại rác tại nguồn

R2R : From Ridge to Reef (từ đầu nguồn xuống biển) RTN : Rác thải nhựa

S2S : Source to Sea (từ nguồn tới biển)

SIWI : Viện Nước Quốc tế Stockholm - Thụy Điển TN&MT : Tài nguyên và môi trường

UBND : Uỷ ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc VZWA : Liên minh Không rác Việt Nam

WWF : Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các nguồn phát sinh rác thải tại Hội An 18

Bảng 2.1: Danh sách đại diện các cơ quan, đơn vị tham gia phỏng vấn sâu 23

Bảng 2.2: Thống kê số lượng và thành phần đối tượng tham gia thảo luận nhóm 24

Bảng 3.1 Khối lượng, thành phần, nguồn phát sinh RTN tại Hội An 27

Bảng 3.2: Phân tích vai trò các bên liên quan chủ chốt 36

Bảng 3.3: Phân tích bên liên quan mục tiêu 40

Bảng 3.4: Phân tích hiệu quả của phương pháp S2S thông qua khung SWOT 47

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Cách phân biệt và nhận diện các loại nhựa khác nhau 4

Hình 1.2: Các quốc gia cấm sử dụng túi ni lông trên thế giới 6

Hình 1.3: Sáu bước thực hiện cách tiếp cận từ nguồn tới biển 9

Hình 1.4: Biểu đồ thống kê lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Hội An từ năm 2015 đến 2022 17

Hình 1.5: Biểu đồ tỉ lệ % thành phần CTRSH tại Hội An (năm 2020 và 2022) 17

Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu 22

Hình 3.1: So sánh tỉ lệ % và khối lượng RTN giữa các nguồn phát sinh 28

Hình 3.2: Thành phần rác thải giữa các nguồn phát sinh 28

Hình 3.3: Sơ đồ dòng CTRSH và RTN tại thành phố Hội An 29

Hình 3.4: Sơ đồ các bên liên quan trong công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An 35 Hình 3.5: So sánh tỉ lệ (%) về lựa chọn các giải pháp giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của hộ gia đình 45

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hằng năm tại Việt Nam phát sinh khoảng 2,8 đến 3,1 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) và là một trong những quốc gia có lượng phát thải nhựa nhiều nhất [11, 24] Các bãi rác đang quá tải và RTN chiếm hơn 50%, trong đó có 36% là túi ni lông và 19% là bao bì nhựa sử dụng một lần [9] Ô nhiễm RTN đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt, trong đó có Việt Nam, nơi mà việc lạm dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, nhất là túi ni lông khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái

Hội An là điểm đến du lịch hàng đầu trong nước cũng như quốc tế, được Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận danh hiệu Di sản văn hóa thế giới (1999) và Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2009) Tuy nhiên, lượng rác thải phát sinh đã tăng nhanh chóng, ước tính khoảng 100 tấn/ngày, trong đó RTN sử dụng một lần chiếm tỉ lệ 24,23% [21, 24] Điều này dẫn đến quá tải đối với bãi rác Cẩm Hà và vượt quá khả năng xử lý của nhà máy rác Hội An (xử lý rác dễ phân hủy - làm phân compost chỉ đạt 20 tấn/ngày, còn lại rác khó phân hủy phải được vận chuyển đi nơi khác chôn lấp) [19]

Với định hướng xây dựng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch, Hội An đang nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý về môi trường Đặc biệt, để đạt được mục tiêu đến năm 2025, thành phố hoàn thành chỉ tiêu không phát thải nhựa sử dụng một lần [15, 22] thì việc xác định và đánh giá đúng thực trạng, từ đó xây dựng kế hoạch hành động phù hợp để giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý RTN là yêu cầu cấp thiết Tuy nhiên, công tác quản lý rác thải nói chung và RTN nói riêng mới chỉ được được tiến hành đơn lẻ, chủ yếu dựa vào hệ thống quản lý nhà nước mà chưa được lồng ghép một cách có hệ thống, toàn diện và cân bằng, các bên liên quan đang thiếu một đầu mối để hợp tác và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích

Để giải quyết những thách thức về quản lý tài nguyên môi trường, trong đó có quản lý RTN cần một cách tiếp cận tổng thể, có hệ thống và có tính liên kết, đảm bảo sự tham gia của nhiều bên liên quan, xem xét và đánh giá bản chất của vấn đề từ nguồn gốc phát sinh đến điểm cuối của tác động [10] Đây cũng chính là bản chất và ưu điểm của cách tiếp cận “từ nguồn tới biển” (Source to Sea - S2S) so với các cách thức quản lý truyền thống khác Thuật ngữ “từ nguồn tới biển” được sử dụng để mô tả sự liên kết và mối quan hệ nguyên nhân kết quả của các vấn đề với nhau, có nghĩa là những gì xảy ra ở một nơi chắc chắn sẽ có những tác động và lợi ích ở nơi khác Mặt dù đây là cách tiếp cận mới nhưng ngày càng được công nhận rộng rãi, đáp ứng nhu cầu về quản lý toàn diện môi trường và tài nguyên [29, 35]

Trang 14

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành lựa chọn và thực

hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận từ nguồn tới biển (Source to Sea) trong quản lý rác thải nhựa tại thành phố Hội An”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An thông qua việc áp dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S)

2.2 Mục tiêu cụ thể

1 Đánh giá được hiện trạng quản lý RTN tại thành phố Hội An;

2 Xác định các bên liên quan và vai trò của họ trong công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An;

3 Đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là hệ thống quản lý RTN và các bên có liên quan trong công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Phạm vi thời gian: từ tháng 05/2022 đến tháng 01/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu chính, bao gồm: (1) Phương pháp thu thập và hồi cứu số liệu; (2) Phương pháp phỏng vấn sâu; (3) Phương pháp thảo luận nhóm; (4) Phương pháp phỏng vấn cấu trúc; và (5) Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa khoa học trong việc đánh giá được tính phù hợp và khả thi của cách tiếp cận nguồn đến biển (S2S) trường hợp nghiên cứu cụ thể về quản lý RTN

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc cung cấp cơ sở khoa học, hỗ trợ cơ quan chức năng địa phương quản lý hiệu quả RTN hiện nay tại thành phố Hội An; đồng thời có thể áp dụng để xác định vai trò các bên liên quan trong quản lý RTN tại địa phương

Trang 15

6 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm các phần nội dung như sau: - Mở đầu

- Chương 1 Tổng quan tài liệu

- Chương 2 Đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

- Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Rác thải nhựa

1.1.1 Khái niệm nhựa

Nhựa (hay còn gọi là chất dẻo) có tên tiếng Anh là plastic hoặc polymer, thuộc loại phân tử rất lớn được tạo thành từ các phân tử nhỏ hơn gọi là monome nối với nhau thành chuỗi nhờ quá trình trùng hợp Các polyme thường chứa hydro và cacbon, đôi khi chứa một số nguyên tố khác như nitơ, oxy, flo hay clo Nhựa là các hợp chất cao phân tử và có thể chứa các chất khác để cải thiện hiệu năng hoặc giảm chi phí, được sử dụng làm vật liệu sản xuất các vật dụng trong đời sống như: áo mưa, ống nước, chai lọ, cốc, đồ chơi… [13]

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Phân loại nhựa

Tùy thuộc vào mục đích, tính chất và hướng nghiên cứu, nhựa có thể phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào đặc điểm riêng

Hình 1.1: Cách phân biệt và nhận diện các loại nhựa khác nhau

(Nguồn [25])

Trang 17

- Phân loại theo đặc điểm tính chất của nhựa: bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn [13, 25]

- Phân loại theo mã ký hiệu của các loại nhựa: gọi là Mã SPI, đây là mã thống nhất được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới Cụ thể gồm các loại: PET (PETE), HDPE, PVC, LDPE, PP, PS, các loại nhựa khác [13, 25] Cách phân loại và nhận biết một số loại sản phẩm nhựa thường gặp được mô tả trong hình 1.1

- Nhựa sử dụng một lần là loại nhựa thường được sử dụng để làm bao bì và bao gồm các vật dụng dự kiến chỉ sử dụng một lần trước khi bị vứt bỏ hoặc tái chế [11]

1.1.1.2 Rác thải nhựa

RTN là rác thải từ các vật dụng bằng nhựa được thải ra trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt hoặc từ rất nhiều các hoạt động khác [11, 13, 25]

RTN dùng một lần là loại RTN được thải ra từ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần [11, 13, 25]

1.2 Quản lý RTN trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Trên thế giới

Với những rủi ro tiềm ẩn và hệ lụy nặng nề cho sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái gây ra bởi việc ô nhiễm RTN, nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp khác nhau về giảm thiểu RTN Một số giải pháp điển hình bao gồm [42]:

- Thụy Điển: hơn 99% lượng RTN được xử lý bằng cách tái chế và sử dụng cho

các mục đích khác nhau như khí sinh học và năng lượng

- Nga: tái chế nhựa, bằng cách ứng dụng công nghệ cao để đưa rác thải thành

nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng, dầu và than bán cốc, đây được xem là công nghệ xử lý RTN thân thiện với môi trường

- Áo: công nghệ xử lý RTN bằng công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET Đây

là công nghệ sử dụng enzyme từ một loại nấm để phân hủy PET thành phân tử, sau đó

trải qua quy trình tái chế nghiêm ngặt để chuyển thành nhựa chất lượng cao

- Na Uy: 97% chai nhựa được tái chế, trong đó 92% chai nhựa sản từ vật liệu

nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục tái sử dụng Ngoài ra nước này còn áp dụng đồng bộ và rộng rãi một hệ thống "đặt cọc” Khi người tiêu dùng mua các loại nước đóng chai, họ sẽ phải trả tiền cho cả chiếc chai nhựa (từ 3.000 - 7.000 VNĐ)

- Đức: đã đưa ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị phải cung cấp các loại

túi thân thiện với môi trường hơn (chẳng hạn như túi giấy), hoặc nếu khách hàng yêu cầu có túi ni lông, họ phải trả tiền; khi mua đồ uống đựng trong chai nhựa người mua sẽ

Trang 18

phải trả thêm tiền chai nhựa, sau khi sử dụng xong thì đem trả lại chai cho siêu thị để lấy lại tiền Đức cũng đang phấn đấu là 98% số chai đựng chất lỏng bán trong các siêu thị đều sẽ được tái chế, tái sử dụng Một sáng kiến về nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất là họ phải trả tiền để có thể có được Green Dot (Điểm xanh) in trên bao bì sản phẩm Nếu lượng bao bì sản xuất càng nhiều, doanh nghiệp sẽ phải trả càng nhiều chi phí Một kế hoạch giảm RTN bằng 05 biện pháp cũng đã được thực hiện gồm: hạn chế bao bì, sử dụng bao bì thân thiện môi trường, xây dựng thêm trạm tái chế rác, ngăn chặn nhựa vào chất hữu cơ, giảm thải nhựa ra biển

- Nhật: quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý hiệu quả Điều này bắt

nguồn từ ý thức, trách nhiệm phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định của người dân, phù hợp với công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi (CFB) của Nhật Bản Khoảng 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được đưa vào tái chế, đặc biệt là các loại chai nhựa tổng hợp PET Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa

- Malaysia: quản lý RTN theo kinh tế tuần hoàn nhấn mạnh đến việc thu hồi RTN

làm từ nhiên liệu hóa thạch thông qua các quy trình tái chế thành nguyên liệu thô và phát triển các chất thay thế nhựa Mô hình còn đề cao tầm quan trọng của việc phát triển các chất thay thế nhựa tái tạo và có thể phân hủy, đồng thời thiết lập một chuỗi cung ứng khép kín của các loại nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch hiện có [4]

- Cấm sử dụng túi ni lông: hiện nay trên thế giới, khoảng 97 quốc gia đã thực

hiện việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông thông qua hình thức ban hành các lệnh cấm sử dụng hoặc thu phí ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau [40]

Hình 1.2: Các quốc gia cấm sử dụng túi ni lông trên thế giới

(Nguồn [40])

Cấm sử dụngThu phí đối với một số loạiThỏa thuận thu phí tự nguyệnThu phí hoặc cấm một phần

Trang 19

1.2.2 Tại Việt Nam

Ở cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn (CTR) và RTN Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước về quản lý RTN, đến nay đã có tổng cộng khoảng 21 chính sách liên quan đến quản lý RTN

đã được ban hành (Chi tiết các chính sách được liệt kê tại Phụ lục I)

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý RTN đại dương đến năm 2030, Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 và nhiều văn bản có liên quan khác được xem là kim chỉ nam, giúp các địa phương xác định được mục tiêu, phương hướng xây dựng được kế hoạch quản lý RTN phù hợp Các chủ trương về giảm thiểu RTN (trong các lĩnh vực xã hội: dân sinh, y tế…), khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững (du lịch xanh, tiêu dùng xanh ) và tái chế cũng được quan tâm ban hành Đặc biệt, Việt Nam cũng đã có cách tiếp cận mới về quản lý RTN, khi ban hành quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) Theo đó, yêu cầu nhà sản xuất phải có trách nhiệm quản lý các sản phẩm (bao bì, vỏ chai ) sau khi chúng trở thành rác thải nhằm giúp tiết kiệm tài nguyên thông qua giảm chất thải và tăng lượng tái chế

Về mặt quốc tế, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm khi cam kết giải quyết các thách thức về ô nhiễm RTN, cụ thể: tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 34 vào tháng 6/2019, các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, đã bày tỏ quan ngại về tỷ lệ cao của RTN đại dương trong khu vực, và thông qua Tuyên bố Băng Cốc về Chống lại RTN đại dương trong khu vực ASEAN và Khung Hành động ASEAN về RTN đại dương [11]; năm 2021, Việt Nam đã đồng đăng cai tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên trên thế giới về ô nhiễm nhựa và ủng hộ xây dựng thỏa thuận toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý về giải quyết ô nhiễm nhựa [25]

1.3 Cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S)

1.3.1 Khái quát chung về cách tiếp cận từ nguồn tới biển

1.3.1.1 Cách tiếp cận từ đầu nguồn xuống biển (R2R)

Cách tiếp cận “Từ đầu nguồn xuống biển” (From Ridge to Reef, viết tắt là R2R) được Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) sử dụng ưu tiên trong các hoạt động của MFF với mục tiêu chung vì một tương lai tốt đẹp, thịnh vượng và an toàn cho cộng đồng ven biển Đây cũng là một trong nhiều cách tiếp cận để gắn quản lý tổng hợp tài nguyên nước (Integrated Water Resources Management - IWRM) với quản lý tổng hợp vùng bờ (Integrated Coastal Management - ICM) nhằm tăng cường khả năng chia sẻ tài nguyên nước ngọt và tài nguyên biển vì tương lai của một nền kinh tế ổn định và hiệu quả lâu dài thông qua các thể chế quản trị thích ứng [7]

Trang 20

Cách tiếp cận R2R đòi hỏi phải tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành, khuyến khích và thể chế hóa sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong phạm vi lưu vực và vùng bờ biển Trên cơ sở đó lựa chọn và xây dựng cơ chế liên kết vùng để giải quyết và giảm thiểu các tác động từ lưu vực sông đến vùng bờ biển và từ vùng bờ ra biển Khả năng phối hợp trong quản lý TN&MT của các bên liên quan thường không dễ dàng Cách tiếp cận R2R đòi hỏi phải có các công cụ hỗ trợ tương ứng, như quy hoạch không gian tổng hợp để liên kết các yếu tố phát triển, để giải quyết các vấn đề xuyên ranh giới giữa lưu vực sông và vùng bờ biển [7]

Tuy nhiên, cách tiếp cận R2R thường chỉ chú trọng về mặt không gian, vị trí địa lý (từ thượng nguồn đến hạ lưu) và chỉ thích hợp cho việc giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi không gian đó, cũng như chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về cách thức triển khai thực hiện, đa số được lồng ghép vào chủ trương và định hướng chung

1.3.1.2 Cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S)

Khái niệm từ-nguồn-tới-biển (Source to Sea, viết tắt là S2S) được phát triển lần đầu vào năm 2016 bởi Nền tảng Hoạt động Quản lý từ-Nguồn-tới-Biển và Ban tư vấn Khoa học và kỹ thuật (STAP) của Tổ chức Môi trường Toàn cầu (GEF) Cách tiếp cận này mô tả 6 bước định hướng cho quá trình phân tích và lập kế hoạch, đồng thời trình bày một khuôn khổ xây dựng cho lý thuyết thay đổi, tất cả điều này nhằm giúp thiết kế các sáng kiến hỗ trợ cho các hệ sinh thái khỏe mạnh và các nền kinh tế xanh và kinh tế biển bền vững [10, 28]

Cách tiếp cận quản lý từ nguồn tới biển xem xét, cân nhắc toàn bộ hệ thống từ nguồn tới biển, đặc biệt nhấn mạnh các mối liên kết môi trường, xã hội và kinh tế giữa thượng nguồn và hạ nguồn và kích thích sự phối hợp giữa các khối ngành và phân khúc

Kế thừa từ cách tiếp cận R2R, tuy nhiên cách tiếp cận S2S đưa ra một quy trình cấu trúc một cách cụ thể để vận dụng trong khâu thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá dự án và chương trình với mục tiêu hỗ trợ quản lý từ-nguồn-tới-biển Đây là một cách tiếp cận khá nhanh chóng và linh hoạt được xây dựng dựa trên tham chiếu cơ sở sẵn có về quản trị, quy hoạch và quản lý Bởi vậy, cách thể hiện của cách tiếp cận này có thể mỗi nơi mỗi khác, tùy vào đặc điểm khu vực áp dụng và nguồn lực thực hiện

Thuật ngữ “từ nguồn tới biển” được sử dụng để mô tả sự liên kết, tính hệ thống, phạm vi tác động và mối quan hệ nguyên nhân kết quả của các vấn đề được xem xét “Nguồn” ở đây được hiểu rộng hơn so với thuật ngữ “từ đỉnh núi đến rạn san hô”, “nguồn” không chỉ là thượng nguồn, nơi phát sinh dòng chảy mà còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn chính là “nguồn gốc phát sinh”, “nguồn phát thải”, “nguồn gốc” của vấn đề được xem xét Chính vì vậy, cách tiếp cận này có thể được công nhận rộng rãi hơn và được khuyến nghị áp dụng vào nhiều lĩnh vực, giải quyết nhiều vấn đề hơn so với cách tiếp cận R2R [28, 29, 33, 35]

Trang 21

Hình 1.3: Sáu bước thực hiện cách tiếp cận từ nguồn tới biển

(Nguồn [10])

Cách tiếp cận S2S bao gồm 6 bước triển khai thực hiện, chi tiết được mô tả ở hình 1.3 Cụ thể:

* Bước 1 - Phân tích đặc điểm

Phân tích đặc điểm là bước đầu tiên của việc thực hiện cách tiếp cận S2S Ở bước này sẽ xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, cụ thể là xác định dòng chảy ưu tiên cũng như ranh giới của hệ thống cần xem xét Các nội dung chính cần được xem xét ở bước này bao gồm: (1) đặc điểm của dòng chảy chính; (2) nguồn gốc của những thay đổi và tác động của những thay đổi; (3) mức độ và phạm vi của tác động

* Bước 2 - Thu hút tham gia

Thu hút tham gia là sự xác định các tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến dòng chảy được xem xét Các bên liên quan có thể được xác định dựa theo vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ và sự quan tâm, tác động của họ đối với dòng chảy ưu tiên hoặc ảnh hưởng của dòng chảy ưu tiên đối với họ Cách tiếp cận S2S đề xuất 5 nhóm bên liên quan đối với mỗi một hệ thống xem xét và được thể hiện thông qua bản đồ, cụ thể: (1) bên liên quan chính; (2) bên liên quan mục tiêu; (3) bên liên quan tạo thuận lợi; (4) bên liên quan hỗ trợ; và (5) bên liên quan bên ngoài

Trang 22

Sự tham gia của các bên liên quan thể hiện đặc trưng quản lý tổng hợp của cách tiếp cận S2S, đảm bảo cho hệ thống được xem xét một cách toàn diện dưới nhiều góc nhìn khác nhau Để thu hút được sự tham gia tích cực của các bên liên quan cần phải xác định lợi ích và vai trò của họ trong hệ thống, việc lựa chọn hình thức tham gia cũng cần được cân nhắc để phù hợp với từng đối tượng khác nhau, từ đó đảm bảo phát huy hiệu quả tốt nhất đóng góp của họ

* Bước 3 - Chẩn đoán

Chẩn đoán là việc xác định và đánh giá các lỗ hổng, những tồn tại, hạn chế đối với hệ thống được xem xét và những hoạt động có liên quan đến dòng chảy ưu tiên Việc xác định các lổ hổng có thể được xem xét và thu thập thông tin từ bước 1 - phân tích đặc điểm hoặc ở bước 2 - thu hút tham gia Đây là cơ sở để thiết kế các giải pháp và xây dựng chiến lược can thiệp phù hợp

* Bước 4 - Thiết kế

Các nội dung thông tin, dữ liệu được thu thập và xác định ở các bước 1, bước 2 và bước 3 sẽ là cơ sở để phát triển lý thuyết thay đổi cũng như các chiến lược can thiệp thông qua các chương trình, giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra

Khung lý thuyết thay đổi gồm 4 thứ bậc kết quả: (1) kết quả bậc 1 là những điều kiện thuận lợi cần thiết để thực hiện những thay đổi (thường tập trung vào thể chế, chính sách, hạ tầng, tài chính, kỹ thuật, năng lực); (2) kết quả bậc 2 là những thay đổi trong hành vi (xây dựng các hành động cụ thể, mô hình triển khai); (3) kết quả bậc 3 là những thay đổi tình trạng của hệ thống (những kết quả và mục tiêu cụ thể); và (4) kết quả bậc 4 là những lợi ích và tác động lâu dài tạo ra từ sự thay đổi (mục đích của chiến lược can thiệp cần hướng tới)

* Bước 5 - Hành động

Triển khai thực hiện những hoạt động và mô hình theo kế hoạch, chương trình đã đề ra

* Bước 6 - Thích ứng

Việc triển khai các hoạt động trong thực tế sẽ không thể tránh khỏi những thay đổi và biến động, do đó việc theo dõi và giám sát quá trình triển khai thực hiện đồng thời đánh giá kết quả đạt được để điều chỉnh cho phù hợp ở pha kế tiếp trong một chu trình quản lý của hệ thống là nội dung của bước 6 - thích ứng

Thông qua những bước này, các liên kết giữa các hệ sinh thái từ-nguồn-tới-biển và quan hệ giữa các ngành được cân nhắc để xác định và ưu tiên hóa các vấn đề cần được giải quyết xuyên suốt hệ thống từ-nguồn-tới-biển Cách tiếp cận bắt đầu từ việc hiểu rõ những áp lực và động lực của các dòng chảy chính đang có biến chuyển Điều

Trang 23

này, cùng với việc lựa chọn một quy mô can thiệp hợp lý, sự tham gia của các bên liên quan (cả ở thượng và hạ nguồn hay cả ở điểm đầu đến điểm cuối của quá trình) và hiểu biết cụ thể về bối cảnh quản trị sẽ hình thành cơ sở để xây dựng một lý thuyết thay đổi, giúp hướng dẫn việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện Giám sát và quản lý có tính thích ứng bổ sung và khép kín quy trình và có thể được sử dụng để điều chỉnh lý thuyết thay đổi và đảm bảo sự cải thiện liên tục hướng đến các kết quả lâu dài

Mặc dù có nhiều tính ưu việt, tuy nhiên quá trình thực hiện cách tiếp cận từ nguồn tới biển cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế, cụ thể như:

- Cách thức xác định ranh giới của hệ thống trong bước 1 về phân tích đặc điểm của dòng chảy: theo hướng dẫn, “ranh giới thích hợp của hệ thống có thể thay đổi từ một hợp phần môi trường hoặc từ nhiều hợp phần có kết nối chặt chẽ đến một lưu vực sông và vùng nước tiếp nhận ở hạ nguồn, biển và vùng thoát nước của biển, hoặc thậm chí những liên kết hệ thống toàn cầu, chẳng hạn như khi liên quan đến biến đổi khí hậu hoặc rác thải biển”, xong mối quan hệ và sự tác động của vấn đề được xem xét thường rất rộng và khó xác định một cách cụ thể [10] Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, năng lực và hoàn cảnh mà việc lựa chọn ranh giới của đối tượng cũng thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố này

- Định nghĩa và cách xác định các bên liên quan (bên liên quan chính; bên liên quan mục tiêu; bên tạo thuận lợi; bên hỗ trợ; bên liên quan bên ngoài) chưa có sự phân biệt rõ ràng và tiêu chí xác định cụ thể, có thể một chủ thể vừa đóng vai trò của nhiều bên liên quan khác nhau, hoặc trong trường hợp này họ là bên liên quan chính nhưng trong trường hợp khác họ lại thuộc một bên liên quan mục tiêu hoặc tương tự

1.3.2 Thực tiễn áp dụng S2S trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.2.1 Trên thế giới

Cách tiếp cận từ nguồn tới biển thường được sử dụng trong quản lý tổng hợp để bảo tồn các hệ sinh thái ven biển dựa vào mối liên kết sinh thái giữa đất liền và biển, cũng như được sử dụng trong quản lý tổng hợp nguồn nước Trên thế giới đã có nhiều mô hình áp dụng và đạt được những thành công nhất định Một số mô hình tiêu biểu như [29]:

- Tại Fiji: mô hình quản lý tổng hợp biển và đất liền tại quận Kubulau đã xây

dựng kế hoạch quản lý rạn san hô theo phương pháp R2R từ những năm 2005 và vẫn còn duy trì đến nay

- Tại Indonesia: mô hình quản lý tổng hợp chất thải (IWM) được xây dựng trên

mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan (từ chính phủ, cộng đồng, tổ chức xã hội dân sự (CSO), và doanh nghiệp tư nhân) nhằm quản lý hiệu quả được thực hiện tại Vườn Quốc gia Komodo từ 2014 đến 2019

Trang 24

- Tại Nhật Bản: thiết lập mô hình quản lý dựa vào cộng đồng tại làng sinh thái

Shiraho từ năm 2011 đến năm 2016 với sự tham gia của người dân địa phương thay vì thực thi từ trên xuống Tiếp cận trẻ em hiệu quả nhằm tạo được sự tin tưởng và nhận được sự hợp tác từ cộng đồng, đặc biệt là trong trường hợp thu hút các thế hệ cũ trong một cộng đồng gắn bó, chặt chẽ

- Tại Hoa Kỳ: sáng kiến từ đỉnh núi đến rạn san hô tại West Maui - Hawaii được

triển khai từ năm 2012 đến nay nhằm phục hồi và tăng cường sức khỏe của rạn san hô và vùng nước gần bờ thông qua việc giảm thiểu các mối đe dọa ô nhiễm trên đất liền từ đỉnh Pu`u Kukui đến rạn san hô bên ngoài

- Tại Úc: chương trình quản lý bảo vệ rạn san hô Great Barrier dựa vào cộng

đồng thông qua việc đảm bảo lợi ích và sử dụng bền vững hệ sinh thái giữa cộng đồng ven biển và các ngành công nghiệp được tiến hành từ những năm 2003 đến nay

- Tại Thái Lan: lồng ghép cách tiếp cận từ nguồn tới biển trong đánh giá chỉ thị

rạn san hô và cỏ biển tại Vịnh Thái Lan và biển Andaman trong quản lý tổng hợp vùng ven biển, đặc biệt là đầu nguồn và quản lý hệ sinh thái trên cạn, rất quan trọng trong việc ngăn chặn các mối đe dọa từ vùng ven biển phát triển, ô nhiễm trên đất liền, tác động đến du lịch và đánh bắt bất hợp pháp, dự án triển khai từ 2010 đến 2020

Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận S2S đã được thực hiện trong một số lĩnh vực ở nhiều địa điểm khác nhau tại châu Âu, châu Á, châu Phi và Úc, bao gồm: (1) phối hợp chính sách và quy định về quản lý nước mặt và ngầm, đất liền, ven bờ và biển; (2) thu thập và đánh giá dữ liệu về tác động của ô nhiễm biển và hiệu quả của các chương trình S2S; (3) đề cập đến các thách thức S2S khác nhau từ sự trầm tích, ô nhiễm dinh dưỡng và dược phẩm trong sông và hồ đến rác thải trên bờ biển và biển Một số nghiên cứu điển hình như:

- Quản lý môi trường ở vùng Biển Bohai và Baltic từ góc nhìn tiếp cận từ nguồn tới biển: thách thức và cơ hội: nghiên cứu được thực hiện tại biển Bohai và Baltic để

phân tích hệ thống pháp luật, cấu trúc quản lý và các bên liên quan trong quản lý nước ngọt và biển ở Trung Quốc và Liên minh châu Âu, cũng như trình bày các thách thức và cơ hội liên quan đến quản lý S2S Kết quả của nghiên cứu cung cấp cơ sở để thiết kế các sáng kiến hỗ trợ các hệ sinh thái lành mạnh và nền kinh tế xanh và bền vững, giảm gánh nặng trên các hệ sinh thái liên quan đến nước và cải thiện cơ hội kinh tế, sinh kế [36]

- Quản lý chất lượng nước từ nguồn tới biển: từ cam kết toàn cầu đến điều phối thực hiện: nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm triển khai thực tế tại sông Danube, Biển Đen,

Biển Đông và vịnh Baltic đã làm nổi bật các vấn đề chính cần được giải quyết trong quá trình thực hiện Chương trình Phát triển bền vững 2030 để đạt được mục tiêu chất lượng nước trong các vùng nước ngọt, ven biển và biển Đánh giá các liên kết và khoảng trống liên quan đến chất lượng nước, phân tích những thách thức và đánh giá các ưu tiên cho

Trang 25

các hành động bổ sung cần được hỗ trợ để cải thiện công tác quản lý chất lượng nước ở cấp quốc gia và lưu vực từ góc độ từ nguồn tới biển [26]

- Xây dựng nền tảng quản lý nguồn đến biển: trường hợp quản lý bùn cặn trong vực hồ Hawassa của thung lũng Rift Ethiopia: nghiên cứu đề cập về kinh nghiệm áp

dụng phương pháp quản lý theo tiếp cận từ nguồn tới biển, được đặt trong bối cảnh quản lý nguồn đến hồ, tại phụ lưu hồ Hawassa thuộc thung lũng đá vôi Ethiopia Đặc biệt nhằm tạo ra kiến thức sâu sắc về dòng cặn, xây dựng một phân tích về các bên liên quan và quản trị toàn diện có liên quan địa lý, từ đó thiết kế các chiến lược can thiệp có hiệu quả có thể giảm lượng cặn đưa vào Hồ Hawassa Nghiên cứu đánh giá cách tiếp cận S2S là hữu ích và linh hoạt trong việc đánh giá quản lý cặn tại hồ Hawassa Tuy nhiên, cần có thêm đào tạo về phương pháp quản lý tài nguyên nước và đất để khai thác đầy đủ giá trị của cách tiếp cận này [31]

- Công cụ trực quan hóa cho big data của khoa học công dân về rác thải biển:

Nghiên cứu miêu tả thiết kế và cấu trúc của một công cụ trực quan trên mạng lưới cơ sở về dữ liệu rác thải biển của Úc và ứng dụng của nó trong nghiên cứu môi trường, quản lý và truyền thông khoa học Nghiên cứu cung cấp các ví dụ về việc sử dụng công cụ này để tạo ra giả thuyết liên quan đến các quy trình điều khiển phân bố rác thải biển, xác định cơ hội giảm nguồn và truyền thông khoa học cho cộng đồng và các bên liên quan Kết quả được đề xuất như là một mô hình cho việc sử dụng các tập dữ liệu môi trường tiềm năng khác, cho phép người dùng thực hiện 6 bước "từ nguồn tới biển" để giải quyết các vấn đề môi trường hàng đầu [27]

Nhìn chung, hầu hết việc triển khai ứng dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển thường tập trung để giải quyết các vấn đề lớn, mang tính hệ thống như một quản lý nguồn nước, quản lý các hệ sinh thái, quản lý ô nhiễm… mà chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về quản lý RTN

1.3.2.2 Tại Việt Nam

Cách tiếp cận từ đầu nguồn xuống biển còn khá mới đối với Việt Nam Các hướng dẫn kỹ thuật và thực hành vẫn còn thiếu và công cụ hỗ trợ này còn đang được áp dụng ở các mô hình thử nghiệm Nguồn nhân lực có hiểu biết và kỹ năng áp dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển và các công cụ hỗ trợ cho quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ biển còn thiếu và yếu Một số hoạt động và chương trình có liên quan:

- Mô hình “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ biển Quảng Nam - Đà Nẵng, Cách tiếp cận từ đầu nguồn xuống biển”: Dự án được MFF hỗ

trợ triển khai nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông và vùng bờ biển tại 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng Một “Ủy ban Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và Vùng bờ biển” có đủ quyền lực để quản lý quy hoạch, giám sát và kiểm soát phát triển lưu vực cũng đã được thành lập để điều phối liên vùng và phối hợp liên ngành

Trang 26

trong quản lý lưu vực; Tổ chức định kỳ Đối thoại bàn tròn “mở” giữa 4 nhà (nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp, người dân) giữa hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam; ký các cam kết phối hợp thực hiện và tuân thủ bắt buộc đối với các vấn đề lưu vực sông và vùng bờ biển [7]

- Dự án “Phân tích quản lý rác thải nhựa từ-nguồn-tới biển tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”: Một kết quả ứng dụng cách tiếp cận S2S đã được triển khai tại Quảng

Nam (thực hiện trong năm 2019) Dự án được xem như một hướng dẫn cho người thực hành tập trung vào việc xác định dòng CTR (đặc biệt là RTN), nhằm cung cấp cái nhìn có chiều sâu về nguồn gốc, số lượng, và tuyến đường di chuyển nhựa vào đường thủy, từ đó vào các môi trường ven biển và biển, cũng như thông tin về hoạt động quản trị, quản lý, tài chính và các hành vi gây phát thải nhựa Kết quả dự án cũng được sử dụng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan và đưa ra cơ sở giúp các bên ra quyết định xem xét các bước ngăn chặn ô nhiễm nhựa trong lưu vực sông [12]

- Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”: Dự án được Tổ

chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang triển khai thực hiện tại thành phố Dương Đông, Phú Quốc Hoạt động khảo sát về tốc độ phát sinh, khối lượng và thành phần RTN trên sông Dương Đông đã sử dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển để mô tả đặc điểm dòng chảy RTN trôi nổi trên sông Dương Đông ra biển và hoàn thành bước thứ nhất - mô tả đặc điểm, 1 trong 6 bước của cách tiếp cận S2S [16]

Nhìn chung, việc ứng dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển còn khá ít tại Việt Nam cũng như trong lĩnh vực quản lý RTN nói riêng Đặc biệt, chưa có một mô hình quản lý RTN nào được xây dựng trên cơ sở áp dụng cách tiếp cận từ nguồn tới biển một cách đầy đủ và có tính hệ thống về RTN tại một địa bàn cụ thể

1.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam và là thuộc đô thị loại 3 Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hội An là 63,54 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15o15’26’’ - 15o55’15’’ vĩ độ Bắc và từ 108o17’08’’ - 108o23’10’’ kinh độ Đông, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc Riêng phần đất liền của thành phố có diện tích 48,5 km2 (chiếm 73,5% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố) Cách đất liền 15 km là cụm đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp) với diện tích 1.654 ha (chiếm 26,50% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố Hội An).

Trang 27

1.4.1.2 Thủy văn

Thành phố Hội An có hai con sông chính là sông Hội An và sông Đế Võng: Sông Hội An: đoạn cửa sông Thu Bồn, chảy ra biển Đông tại Cửa Đại, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 8,5 km; Sông Đế Võng: tuyến sông nối sông Vu Gia với sông Thu Bồn chạy dọc theo phía Tây dải cát ven biển từ Đà Nẵng về Hội An, đoạn sông chảy qua địa phận Hội An có chiều dài là 8,5 km

Chế độ dòng chảy trong mạng lưới sông tại Hội An mang đặc trưng dòng chảy vùng sông bị ảnh hưởng của thủy triều Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông; độ mặn trung bình của nước sông khoảng 12% Khi thủy triều cao, mực nước sông dâng cao, ngược lại khi thủy triều xuống, các con sông có nguy cơ cạn nước, trung bình thủy triều lên xuống 2 lần trong ngày với mức cao nhất khoảng 1,4 m

1.4.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Hội An khá phong phú bao gồm cả sông, biển, núi, cung cấp thủy hải sản, khoáng sản Khoảng 35% diện tích đất thành phố sử dụng cho nông, lâm, ngư nghiệp và mặt nước chiếm khoảng 23% Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26/5/2009 với vùng lõi (Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm), vùng đệm (hệ sinh thái đất ngập nước, rừng dừa nước), vùng chuyển tiếp (Khu phố cổ Hội An)

1.4.2 Kinh tế xã hội

1.4.2.1 Dân số

Dân số Hội An năm 2021 là 100.526 người, phân bổ theo cơ cấu hành chính của thành phố hiện nay gồm 9 phường và 4 xã với tổng cộng 54 thôn/khối phố Có sự chênh lệch lớn giữa dân số thành thị và dân số nông thôn, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 73,91% (75.003 người) và dân số nông thôn chiếm 26,09% (25.523 người) [2]

1.4.2.2 Tình hình kinh tế

Trong năm 2022, Hội An đón tiếp 1,536 triệu lượt khách, tăng 839,28% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 614.000 lượt Tổng doanh thu toàn ngành du lịch ước đạt 712,015 tỷ đồng, tăng 412,24% so với cùng kỳ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 659,4 tỷ đồng, tăng 11,62% so với cùng kỳ

Cơ cấu kinh tế tại TP Hội An với nhóm ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại giữ vai trò chủ đạo (ngoại trừ giai đoạn dịch Covid-19, nhóm ngành dịch vụ giảm từ 73,85% năm 2019 xuống còn 42,1% vào năm 2021) Các ngành nghề tiểu thủ công phát triển đa dạng Nông nghiệp chuyển dần theo hướng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, từng bước phát triển kinh tế biển phù hợp với trình độ và năng lực của thành phố

Trang 28

1.4.2.3 Văn hóa xã hội

Thành phố Hội An được UNESCO công nhận danh hiệu Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 và danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 Hội An trở là điểm đến du lịch hàng đầu trong nước cũng như quốc tế, được bình chọn nhiều giải thưởng uy tín như: Top 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới; Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á; Bãi biển đẹp nhất thế giới; Top 10 điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam… Nơi đây sở hữu hơn 28 Di tích cấp Quốc gia, 49 Di tích cấp tỉnh, 04 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng nhiều bãi biển, cảnh quan đẹp

1.4.3 Môi trường, sinh thái

1.4.3.1 Công tác môi trường, cảnh quan đô thị

Công tác quản lý chất thải, quan trắc, kiểm soát chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương được các cấp chính quyền thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện Các chương trình lớn về bảo vệ môi trường được triển khai và duy trì thường xuyên Chú trọng khai thác, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, giữ gìn và phát triển các không gian xanh, hành lang xanh và cây xanh đô thị [15, 22]

1.4.3.2 Định hướng phát triển

Định hướng xây dựng Thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch đã được thành phố quan tâm với phương hướng: “Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội…; đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thành phố Hội An thân thiện, an toàn, phát triển bền vững theo định hướng sinh thái - văn hóa - du lịch” [15, 22]

1.5 Đặc điểm CTRSH thành phố Hội An

1.5.1 Khối lượng, thành phần, nguồn gốc phát sinh

Khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Hội An năm 2022 vào khoảng 29.877 tấn, thấp hơn so với năm 2019 (khối lượng 37.188 tấn), tăng hơn giai đoạn 2020 - 2021 (do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng rác thải giảm đáng kể) [3, 19], cụ thể được trình bày ở hình 1.4

Thành phần CTRSH chủ yếu là rác hữu cơ (rác nhà bếp, cây xanh) chiếm tỉ lệ 57,09% (về khối lượng), RTN chiếm 23,71% và thấp nhất là chất thải nguy hại chiếm 0,22% So sánh một cách tương đối với kết quả kiểm toán rác thải tại Hội An năm 2020 của IUCN cho thấy khá tương đồng về tỉ lệ các nhóm thành phần (hình 1.5) Như vậy, thành phần CTRSH của thành phố Hội An không có sự biến động lớn, về cơ bản loại chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là rác hữu cơ, tiếp theo là RTN và thấp nhất vẫn là rác nguy hại

Trang 29

Hình 1.4: Biểu đồ thống kê lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Hội An từ năm 2015

Trang 30

Các nguồn phát sinh CTRSH tại thành phố Hội An được đề cập chi tiết ở bảng 1.1 Căn cứ kết quả phân tích của IUCN, hộ gia đình và cơ sở kinh doanh là hai nguồn phát thải CTRSH chủ yếu tại thành phố

Bảng 1.1: Các nguồn phát sinh rác thải tại Hội An

5 Cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo Làng nghề 0.3

(Nguồn: [19, 41])

1.5.2 Công tác phân loại, thu gom, xử lý

Toàn bộ CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hội An hiện nay được Cty CTCC thu gom theo mạng lưới đến 13 xã, phường Bắt đầu từ ngày 01/11/2012 UBND thành phố Hội An đã triển khai thực hiện phân loại rác thải tại nguồn (PLRTN) tại 4 phường thí điểm: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An Đến ngày 01/5/2014 triển khai chương trình PLRTN trên toàn địa bàn thành phố Vì vậy, rác phải được người dân phân loại trước và được thu gom hằng ngày theo khung giờ quy định Lịch thu gom từng loại rác phân xen kẽ thứ Hai, Tư, Sáu, Chủ nhật sẽ thu gom rác dễ phân hủy còn thứ Ba, Năm, Bảy sẽ thu gom rác khó phân hủy Nếu không thực hiện việc phân loại đúng thì Cty CTCC sẽ kiên quyết không thu gom Tuy nhiên, hiệu quả PLRTN vẫn chưa đạt được mục tiêu và ngày càng có xu hướng giảm, đến cuối năm 2021, tỉ lệ PLRTN của doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ đạt 54,5% (giảm so với năm 2019, tỉ lệ 70% và năm 2020, tỉ lệ 60,7%) [21] Điều này có thể lý giải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến công tác PLRTN, khi mà vấn đề vệ sinh phòng dịch bệnh được ưu tiên hàng đầu

Quy trình thu gom CTRSH sinh hoạt ở TP Hội An thông qua 02 phương thức chủ yếu: (1) khu vực kiệt/hẻm sẽ được thu gom bằng xe đẩy tay/xe điện 3 bánh/xe tải

Trang 31

nhỏ, sau đó tập trung lại bãi tập kết hoặc điểm trung chuyển và (2) tuyến đường chính sẽ được thu gom trực tiếp bằng xe cuộn ép hoặc xe tải nhỏ Đối với rác trên vỉa hè và một số tuyến đường được công nhân quét dọn và thu gom bằng xe rác đẩy tay Rác trên sông (dọc theo sông Hoài, kênh Hói Muống, hồ Trảng Kèo, kè Đồng Hiệp) được bố trí công nhân thu gom và vớt rác trôi nổi trên mặt nước bằng thuyền Rác thải trên địa bàn thành phố được thu gom hằng ngày và vận chuyển đến nhà máy phân compost tại Cẩm Hà (đối với rác dễ phân hủy) để sản xuất phân compost; đối với rác khó phân hủy sẽ được chuyển vào khu tập kết riêng và vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Núi Thành

Công tác xử lý:

- Đối với bãi chôn lấp rác: Bãi rác xã Cẩm Hà là bãi rác tự phát và có từ lâu của người dân địa phương, diện tích 1,34 ha với sức chứa khoảng 67.000 m3 rác thải, nhưng đến nay bãi đã quá tải và không còn khả năng chứa rác

- Lò đốt rác: Lò đốt rác được thiết kế vận hành liên tục 3 ca/ngày, trong năm 2017 - 2018, lò đốt đã xử lý 3.090 tấn rác, trong đó có 612,79 tấn tro xỉ Tuy nhiên, lò đốt thường xuyên gặp sự cố máy móc thiết bị, như cẩu trục, băng tải xích, nên hiệu quả không cao, và ngưng hoạt động từ tháng 10/2018

- Nhà máy phân compost: Có diện tích 5,4 ha, trong đó diện tích phần xây dựng là 2,2 ha được thiết kế theo dây chuyền công nghệ của Pháp, với loại hình công nghệ được sử dụng để chế biến phân hữu cơ là hiếu khí có cấp khí cưỡng bức Công suất thiết kế của là 55 tấn rác thải/ngày đêm Hiện nay, nhà máy chỉ tiếp nhận và xử lý lượng rác dễ phân hủy được thu gom vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu và Chủ nhật, để làm phân compost Lượng rác khó phân hủy được hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam vận chuyển về bãi rác Tam Nghĩa, Núi Thành để xử lý

* Riêng đối với CTRSH tại Cù Lao Chàm được thu gom và xử lý ngay tại đảo Cụ thể [23]:

- Lượng CTRSH phát sinh trung bình 0,3kg/người/ngày (khoảng 730 kg/ngày), cao điểm lên đến 5 tấn/ngày Rác vô cơ chiếm 9%, rác hữu cơ chiếm đến 81% Tỉ lệ túi ni lông khá thấp so với các địa phương khác do đảo Cù Lao Chàm đã và đang thực hiện các chương trình “nói không túi ni lông” - từ năm 2009, hạn chế sử dụng ống hút nhựa, chai nước nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần” từ năm 2018

- Hoạt động PLRTN và thu gom rác tái chế cũng diễn ra tại Cù Lao Chàm, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu rác thải, tận dụng rác thải để tái chế thành các sản phẩm khác

- CTRSH được thu gom bởi Cty CTCC bằng xe và vận chuyển (đối với đường hẻm sẽ do Tổ thu gom và rác tại Bãi Hương sẽ được vận chuyển lên điểm tập kết bằng ghe) lên bãi rác tại Eo Gió Tại đây rác được đốt và chôn lấp tại chỗ

Trang 32

1.5.3 Hiện trạng công tác quản lý rác thải tại Hội An

Là một thành phố du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế với cao điểm lên đến gần 8 triệu lượt khách/năm, bên cạnh những lợi ích từ du lịch mang lại Hội An cũng chịu nhiều tác động của du lịch, trong đó có ảnh hưởng của CRT và RTN Cũng chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường và quản lý rác thải luôn được chính quyền thành phố quan tâm Bằng những nỗ lực của mình và sự hỗ trợ từ bên ngoài, Hội An đã tiên phong trong việc ban hành nhiều chính sách và triển khai nhiều phong trào mô hình về giảm thiểu CTRSH và giảm thiểu RTN, đáng chú ý trong số đó là phong trào ”Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông” từ năm 2009 và chương trình PLRTN từ năm 2012 để cụ thể hóa định hướng xây dựng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch

Công tác quản lý CRT của thành phố được thực hiện chủ yếu với vai trò quản lý nhà nước của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&TM) và Cty CTCC là đơn vị doanh nghiệp duy nhất trực tiếp thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các tổ nhóm cộng đồng, xã hội (các tổ tự quản thực hiện thu gom và vận chuyển CTRSH tại các khu vực mà phương tiện của Cty CTCC chưa tiếp cận được, các nhóm tình nguyện thu gom rác thải tại các khu vực công cộng) và nhóm ve chai thu gom rác tái chế [19, 43]

Hội An đã áp dụng nhiều cách tiếp cận và triển khai nhiều mô hình quản lý liên quan đến CTRSH và RTN Cụ thể như: cách tiếp cận đồng quản lý rác thải (cộng đồng Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông, PLRTN trên toàn thành phố, làm phân compost hộ gia đình, mô hình 4 nhà ); cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn (mô hình 3R, Zero Waste, trạm phục hồi tài nguyên MRF, không rác thải đại dương ) Mặc dù vậy, vẫn còn có những hạn chế nhất định khi Hội An tiếp cận quản lý rác thải theo hướng từ trên xuống (top down), dẫn đến các khó khăn với lượng rác ngày càng tăng, tỉ lệ PLRTN giảm và khối lượng RTN vẫn còn ở mức cao [43]

Để quản lý rác thải một cách hiệu quả, có hệ thống, toàn diện và cân bằng, Hội An cần nhiều hơn sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích của các bên có liên quan Đây cũng là những ưu điểm của cách tiếp cận S2S, vì vậy việc lựa chọn áp dụng cách tiếp cận này trong quản lý rác thải, đặc biệt là RTN tại Hội An sẽ mang lại sự đang dạng trong cách tiếp cận và xem xét khả năng thích ứng của Hội An, một địa phương có tư duy mở và năng động.

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là hệ thống quản lý RTN và các bên có liên quan trong công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

RTN dùng một lần được đề cập trong nghiên cứu này bao gồm: túi ni lông, hộp xốp, ly nhựa, đĩa nhựa, ống hút nhựa, chai nhựa, muỗng nhựa [3, 11, 13, 25]

RTN giá trị thấp được đề cập trong nghiên cứu này là các loại RTN có thể tái chế nhưng tỷ lệ thu gom, tái chế thấp hoặc không thể tái chế, bao gồm: túi ni lông, màng bọc thực phẩm, màng bao gói sản phẩm, hộp xốp, ly nhựa, đĩa nhựa, ống hút nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo, túi hộp có màu đen [3, 11]

RTN giá trị cao được đề cập trong nghiên cứu này là các loại rác nhựa còn lại (không thuộc RTN giá trị thấp)

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: đánh giá hiện trạng quản lý RTN (khối lượng, thành phần, nguồn phát sinh, công tác thu gom, phân loại, xử lý; phân tích các cơ chế, chính sách; các phong trào, mô hình; các rào cản, thách thức) tại thành phố Hội An;

- Nội dung 2: phân tích các bên có liên quan tham gia, ảnh hưởng và có tác động đến công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An;

- Nội dung 3: đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN tại thành phố Hội An;

- Nội dung 4: đánh giá tính hiệu quả và khả năng áp dụng của cách tiếp cận S2S trong thực tế về quản lý RTN tại Hội An

2.3 Phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Phạm vi không gian

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Phạm vi này cũng được xác định là ranh giới hệ thống theo khung phương pháp S2S

2.3.2 Phạm vi thời gian

Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 05/2022 đến tháng 01/2023

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập và hồi cứu số liệu

Dữ liệu thứ cấp có vai trò quan trọng trong việc phân tích các vấn đề liên quan đến nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài, các dữ liệu được thu thập bao gồm:

Trang 34

(i) Các tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình và định hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương;

(ii) Thu thập các chính sách, báo cáo về hiện trạng CTRSH và RTN, sẽ được thu thập thông qua các báo cáo văn bản từ phía cơ quan nhà nước hoặc đề tài, dự án;

(iii) Thu thập và phân tích kinh nghiệm phương pháp quản lý tiếp cận từ nguồn tới biển ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam nhằm có những bài học kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp cho khu vực nghiên cứu

Nhóm tài liệu (i) và (ii) là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng giúp xác định các vấn đề hiện trạng phát sinh RTN, mức độ quản lý và sự quan tâm của chính quyền địa phương Nhóm tài liệu (iii) là nguồn cung cấp thông tin định hướng các giải pháp cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong tương lai

(Danh mục các tài liệu, nguồn thông tin được liệt kê ở phần Tài liệu tham khảo)

Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu

(Nguồn: [39]

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được triển khai thực hiện nhằm thu thập thông tin đa dạng và chuyên sâu để phát hiện các vấn đề mới trong đề tài thông qua sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn của người được phỏng vấn [6, 8] Nội dung phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về: (i) thực trạng công tác quản lý RTN, (ii) khó khăn trong quản lý và thực hành giảm RTN, (iii) xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan và (iv) xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp thúc đẩy các sáng kiến giảm RTN

(bảng cấu trúc nội dung phỏng vấn sâu được đính kèm tại Phụ lục II)

Trang 35

Đề tài nghiên cứu tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu từ 7/2022 đến 9/2022 với 18 cá nhân đại diện các bên liên quan, danh sách cụ thể tại bảng 2.1

Bảng 2.1: Danh sách đại diện các cơ quan, đơn vị tham gia phỏng vấn sâu

01 Chi cục BVMT tỉnh Quảng Nam 10 Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam 02 Phòng TN&MT thành phố Hội An 11 Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố 03 BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 12 Đại lý ve chai

05 Phòng Giáo dục Đào tạo 14 Cơ sở thủ công mỹ nghệ Taboo 06 Phòng Văn hóa và Thông tin 15 Công ty CP CTCC Hội An 07 Trung tâm Văn hóa Thể thao -

Truyền thanh truyền hình 16

Công ty TNHH Tư vấn Mãi mãi xanh (Evergreen Labs)

08 Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc

2.4.3 Phương pháp thảo luận nhóm

Thu thập và tham vấn ý kiến về hiện trạng quản lý RTN và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý RTN tại thành phố Hội An thông qua hình thức thảo luận nhóm

giữa các thành viên dưới sự hướng dẫn của người điều hành (chủ đề, nội dung và kết quả thảo luận nhóm được đính kèm tại Phụ lục III) Thành phần tham gia là đại diện các

cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể, các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng tại thành phố Hội An, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Danh sách thành phần đối tượng tham gia thảo luận nhóm được trình bày cụ thể tại bảng 2.2

Đề tài nghiên cứu đã thực hiện 2 đợt thảo luận nhóm, cụ thể:

- Thảo luận riêng mỗi nhóm vào 02 ngày 16 và 17/8/2022, địa điểm tại Phòng TN&MT thành phố (số 77 Trần Cao Vân, TP Hội An), 04 buổi riêng cho từng nhóm đối tượng gồm: (1) nhóm cơ quan ban ngành địa phương; (2) nhóm ve chai và đại lý; (3) nhóm nhóm doanh nghiệp, dịch vụ, du lịch; và (4) nhóm hội đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ

Trang 36

- Thảo luận chung (theo hình thức hội thảo, chia 04 nhóm ngẫu nhiên có đầy đủ các thành phần trong mỗi nhóm) vào 02 ngày 16 và 17/9/2022, địa điểm tại Khách sạn Hội An (số 10 Trần Hưng Đạo, TP Hội An) với sự tham gia của tất cả các nhóm

Bảng 2.2: Thống kê số lượng và thành phần đối tượng tham gia thảo luận nhóm

1.Phòng TN&MT; 2.Phòng Văn hóa Thông tin; 3.Phòng Tài chính - Kế hoạch; 4.Phòng Giáo dục Đào tạo; 5.Trung tâm Văn hóa Thể thao - Truyền thanh truyền hình; 6.BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

1.Cty Lữ hành Hội An Travel; 2.Khách sạn Hội An; 3.Khách sạn Thanh Vân; 4.Riverside Impression Villa; 5.Nhà hàng The Field; 6.Cơ sở thủ công mỹ nghệ Taboo; 7.Cty CTCC; 8.Cty Môi trường Đô thị Hà Đông CN Hội An; 9.Cty Evergreen Labs; 10.Green Youth; 11.Cty CP Giải pháp sinh thái VAP (2);

1.Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố; 2.Hội Nông dân thành phố; 3.Hội Cựu chiến binh; 4.Thành Đoàn; 5.Chi hội Phụ nữ thôn Võng Nhi (Cẩm Thanh); 6.CLB Môi trường Hội An - Sea Club); 7.Green Hub; 8.Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam

05 Hội thảo

1.UBND thành phố Hội An; 2.Phòng TN&MT; 3.Phòng Văn hóa Thông tin; 4.Phòng Giáo dục Đào tạo; 5.BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm; 6 BQL Khu DTSQTG Cù Lao Chàm - Hội An; 7.BQL Chợ; 8.Cty CTCC; 8.Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố; 9.Hội Nông dân thành phố; 10.Hội Cựu chiến binh; 11.SIWI; 12.IUCN; 13.Green Hub; 14.Trung tâm Xây dựng & Phát triển Bền vững - BUS; 15.Cty CP Giải pháp sinh thái VAP; 16.Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; 17.Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng; 18.Liên minh Không rác Việt Nam

Trang 37

TT Hình thức Số

(VZWA); 19.Đại lý ve chai; 20.Người thu mua ve chai; 21.Cty Evergreen Labs; 22.Quán Chay Đạm; 23.Phòng Kinh tế; 24.Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung; 25.UBND các xã/phường; 26.Chi hội Phụ nữ các thôn; 27.Nhà hàng The Field; 28.Sea Club

ơ

2.4.4 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn nhanh thông qua bảng hỏi được chuẩn bị trước đối với các nhóm đối tượng có ít thời gian, cần kết quả nhanh chóng [5, 7] Đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bảng hỏi với 2 nhóm đối tượng chính là nhóm hộ gia đình và nhóm thu mua ve chai (do hạn chế về thời gian và kinh phí nên chỉ chọn 2 nhóm đối tượng đại diện này, tuy nhiên vẫn cơ bản đảm bảo sự đa dạng trong thành phần) Thống kê thông tin nhân khẩu học các đối tượng phỏng vấn được thể hiện chi tiết

- Trong đó: n: số mẫu điều tra N: Tổng cỡ mẫu

e: độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc, e biến

thiên trong khoảng từ 10%, 20%, 30% đến 40%

- Với tổng số hộ gia đình (N) tại Hội An năm 2021 là 23.856 hộ [2], độ sai số e được chọn là 10%, thì số phiếu n là 99,58, tương đương 100 phiếu Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 105 phiếu đối với đại diện hộ gia đình (nội dung bảng hỏi cấu trúc nhóm hộ gia đình được đính kèm ở Phụ lục V)

- Với tổng số người nhóm ve chai (N) tại Hội An khoảng 100 người (đại lý và người thu mua) [14, 43], độ sai số e được chọn là 10%, thì số phiếu n là 48,99, tương

đương 50 phiếu Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 51 phiếu đối với đại diện nhóm ve

chai (nội dung bảng hỏi cấu trúc nhóm ve chai được đính kèm ở Phụ lục VI)

2.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

2.4.5.1 Phân tích và xử lý dữ liệu định lượng

Số liệu về CTR và RTN được thu thập từ các nguồn thứ cấp, kế thừa các nghiên cứu đi trước và thông qua điều tra gián tiếp

Trang 38

Các dữ liệu, thông tin thu thập được xử lý thống kê, phân tích kết quả và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel và Google Form

2.4.5.2 Phân tích và xử lý dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính được xử lý dựa trên khung phân tích chuỗi giá trị nhựa, các bên liên quan theo hướng dẫn của cách tiếp cận S2S [10, 12] Trong đó, cách xác định các bên liên quan và vai trò của họ theo khung S2S trong giảm thiểu RTN tại thành phố Hội An được thực hiện thông qua phỏng vấn và thảo luận nhóm và kế thừa các nghiên cứu có liên quan, cụ thể gồm:

- Bên liên quan chính: các bên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ô nhiễm RTN và được

hưởng lợi từ các chiến lược can thiệp giúp ngăn chặn RTN Câu hỏi nghiên cứu được sử dụng để xác định phần thông tin này: “Những cá nhân hay nhóm nào bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm RTN và sẽ trực tiếp hưởng lợi từ việc ngăn chặn ô nhiễm RTN?”

- Bên liên quan mục tiêu: các cá nhân hoặc nhóm mà thực hành của họ góp phần

gây ra phát thải nhựa hoặc thực hành của họ giúp làm giảm RTN Các chiến lược can thiệp hướng tới việc thay đổi hành vi của những bên liên quan này Câu hỏi định hướng được sử dụng để xác định nhóm này là: “Những cá nhân hay nhóm nào đang góp phần gây ra ô nhiễm nhựa và có những hành vi và thực hành cần được can thiệp trực tiếp để ngăn chặn ô nhiễm nhựa?”

- Bên liên quan có chức năng chủ chốt (hay còn gọi là bên liên quan tạo thuận lợi: các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng các thể chế tạo điều kiện thuận lợi để

thay đổi hành vi và lợi ích được duy trì về lâu dài Câu hỏi định hướng cho mục này là: “Những cơ quan nào cung cấp hoặc phải tạo các điều kiện thuận lợi để giúp thay đổi hành vi và lợi ích được diễn ra và được duy trì một cách bền vững lâu dài?”

- Bên liên quan hỗ trợ: đối tác phát triển hoặc nhà tài trợ có chiến lược phù hợp

với mục tiêu giảm thiểu phát thải nhựa Câu hỏi định hướng việc xác định nhóm này là “Những đối tác phát triển hoặc nhà tài trợ nào có chiến lược phù hợp với mục tiêu ngăn chặn RTN?”

- Bên liên quan bên ngoài: các cá nhân hoặc nhóm nằm ngoài ranh giới hệ thống

và có chung mối quan tâm với việc giảm thiểu RTN Câu hỏi định hướng cho mục này là: “Những cá nhân hoặc nhóm nào nằm ngoài ranh giới của hệ thống nhưng có quan tâm tới kết quả giảm thiểu RTN?”

2.4.5.3 Đánh giá khả năng áp dụng của phương pháp S2S

Dựa trên kết quả thu thập từ phỏng vấn và thảo luận nhóm, cũng như qua quan sát thực tế, đề tài sử dụng kỹ thuật phân tích ma trận SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat - điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để đánh giá khả năng áp dụng, tính khả thi của cách tiếp cận S2S trong thực tế về quản lý RTN tại Hội An

Trang 39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Hiện trạng quản lý RTN tại thành phố Hội An

3.1.1 Khối lượng, thành phần, nguồn gốc phát sinh RTN

Khối lượng, thành phần, nguồn gốc phát sinh RTN tại thành phố Hội An năm 2022 được thể hiện chi tiết tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Khối lượng, thành phần, nguồn phát sinh RTN tại Hội An

Khối lượng, tỉ lệ Thành phần (%) Nguồn phát sinh

Khoảng 7.084 tấn/năm Túi ni lông 78,01 1 Hộ gia đình

Tỉ lệ % tổng lượng CTRSH Hộp cốc 10,50 2 Cơ sở kinh doanh Hội An (2022) 23,71 Chai nhựa 8,62 3 Cơ quan, đơn vị Hà Nội (2018) 3,0 Nhựa tấm đặc 1,12 4 Trường học Hải Phòng (2018) 12,2-14,2 Dao, kéo, đĩa, thìa 0,66 5 Chợ

Khối lượng RTN trên địa bàn thành phố Hội An năm 2022 vào khoảng 7.084 tấn, chiếm tỉ lệ 23,71% tổng lượng CTRSH phát sinh toàn thành phố (gia tăng 6% so với tỉ lệ 17,76% của năm 2020 [41]) Tỉ lệ này là khá cao so với tỉ lệ RTN bình quân tại Hà Nội (2018) chỉ có 3,0% và Hải Phòng (2018) chỉ từ 12,2-14,2%, tại Đà Nẵng (17% vào năm 2019), Phú Quốc (19%), tương đương tỉ lệ RTN của Đức (2016) là 24,2% [1, 45] Điều này cho thấy, việc sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa của Hội An vẫn còn cao và công tác thu hồi, tái chế, tái sử dụng ngay tại nguồn còn hạn chế Mặc dù được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện nhiều chương trình, hoạt động có liên quan đến giảm thiểu túi ni lông và giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần, nhưng tỉ lệ phát sinh túi ni lông vẫn chiếm đến 78,01% lượng RTN Tỉ lệ RTN gia tăng (cùng

Trang 40

khoảng thời gian dịch Covid-19) có thể lý giải do việc sử dụng nhiều hơn các sản phẩm nhựa một lần trong thời gian dịch bệnh Covid-19 để phòng ngừa lây bệnh

RTN là một cấu thành của CTRSH nên nguồn phát sinh CTRSH cũng chính là nguồn phát sinh RTN Có 7 nguồn phát sinh RTN tại thành phố Hội An được đề cập chi tiết ở bảng 3.1

Theo kết quả kiểm toán rác thải năm 2022 đối với 4 nguồn phát sinh gồm: (1) hộ gia đình; (2) cơ sở kinh doanh; (3) cơ quan - đơn vị và (4) trường học, cho thấy tỉ lệ RTN trong tổng khối lượng CTR tại các nhóm phát sinh có sự khác nhau, trong đó cao nhất là ở nhóm cơ quan - đơn vị với tỉ lệ 37,90% (46,848/123,598 kg) và thấp nhất ở

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan