các chứng từ cấn thiết trong việc xuất nhập khẩu

55 0 0
các chứng từ cấn thiết trong việc xuất nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1.1Hóa đơn thương mại là gì? Commercial Invoice hay hóa đơn thương mại được gọi tắt (CI) là một chứng từ thương mại được dùng để thanh toán giữa các bên xuất khẩu và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán đúng số tiền đã được ghi rõ trong thỏa thuận cho người xuất khẩu. Thường thì, hóa đơn thương mại được cấp bởi nhà sản xuất. Hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,.. 1.1.2Hóa đơn thương mại được phát hành khi nào? Hóa đơn thương mại được phát hành sau khi hàng hóa đã được gửi hoặc sau khi đóng hàng vào container. Bởi vì đó là thời điểm đã có đầy đủ thông tin chính xác về chủng loại, số lượng hàng hóa,…Đôi khi, hóa đơn thương mại cũng có thể phát hành đồng thời với hợp đồng giao hàng hoặc sau khi người mua thanh toán tiền hàng trước. 1.1.3Bản chất và công dụng của hóa đơn thương mại Sử dụng hóa đơn thương mại như chức năng thanh toán: Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác. Vì vậy, trên đó sẽ ghi chi tiết các nội dung liên quan đến tiền như tổng giá bằng số và chữ, giá từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền,…và có đủ con dấu, chữ ký để chắc chắn các nghĩa vụ thanh toán. Hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

CÁC CHỨNG TỪ CHỦ YẾU TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

Đề tài: CÁC CHỨNG TỪ CHỦ YẾU TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬPKHẨU

Thành viên nhóm chương 6 và đánh giá

Trang 3

MỤC LỤC

1 Hóa đơn thương mại (c1ommercial invoice) 5

1.1 Giới thiệu về hóa đơn thương mại 5

1.1.1 Hóa đơn thương mại là gì? 5

1.1.2 Hóa đơn thương mại được phát hành khi nào? 5

1.1.3 Bản chất và công dụng của hóa đơn thương mại 5

1.2 Tầm quan trọng của hóa đơn thương mại 5

1.3 Những nội dung chính trong hóa đơn thương mại 6

1.4 Những loại commercial invoice – hóa đơn thương mại 8

1.5 Quy định của UCP về hóa đơn thương mại 8

1.6 Những điểm cần lưu ý khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại 9

2 Vận đơn đường biển (Bill of lading B/L) 9

2.1 Khái niệm vận đơn đường biển 9

2.2 Tầm quan trọng của vận đơn đường biển 10

2.3 Chức năng, phân loại vận đường biển 10

2.3.1 Chức năng cơ bản của vận đơn đường biển 10

2.3.2 Phân loại vận đơn đường biển 11

2.4 Mẫu vận đơn đường biển 12

2.4.1 Mặt trước 12

2.4.2 Mặt sau 14

2.5 Quy định của UCP về vận đơn đường biển 16

2.6 Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra B/L 21

3 Chứng từ bảo hiểm 22

3.1 Khái niệm 22

3.2 Các chứng từ bảo hiểm thường dùng và kết cấu 23

3.2.1 Đơn bảo hiểm (Insurance policy) 23

3.2.2 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) 24

3.3 Chức năng 25

3.4 Quy định của UCP về chứng từ bảo hiểm 25

3.5 Những nội dung cần chú ý khi kiểm tra chứng từ thư bảo hiểm 28

4 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)– Giấy chứng nhận số lượng/Trọng lượng (Certificate of Quality/ Weight) 28

4.1 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) 28

4.1.1 Khái niệm 28

4.1.2 Mục đích 29

4.1.3 Vai trò 29

4.1.4 Hình thức của chứng nhận chất lượng sản phẩm? 29

4.1.5 Nội dung giấy chứng nhận chất lượng CQ 29

4.1.6 Cơ quan nào cấp chứng nhận CQ? 30

4.1.7 Quy định về đo lường chất lượng 30

4.1.8 Hồ sơ và quy trình xin cấp CQ : 31

4.2 Giấy chứng nhận số lượng/Trọng lượng (Certificate of Quality/ Weight) 32 4.3 Những nội dung cần lưu ý khi kiểm tra giấy chứng nhận số lượng/ chất lượng 33

5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin C/O) 34

Trang 4

5.1 Khái niệm 34

5.2.Mục đích 34

5.3.Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ 34

5.4 Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ 35

5.5 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ 36

5.6 Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra C/O 40

5.7 Chứng nhận xuất xứ theo cơ thế REX 41

6 Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh 41

6.1 Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitary inspection certificate) 41

1 ĐỘNG VẬT 41

2 SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT 42

6.2 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) 44

6.3 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate) 47

7 Phiếu đóng gói (PACKING LIST) 50

7.1 Định nghĩa 50

7.2 Vai trò của Packing list 51

7.3 Các loại phiếu đóng gói hàng hóa hiện hành 51

7.4 Những nội dung chính trong phiếu đóng gói 51

7.5 Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra Phiếu đóng gói: 53

7.6 Những quy định khác cấn được lưu ý trong UCP 53

Trang 5

1.Hóa đơn thương mại (c1ommercial invoice)1.1Giới thiệu về hóa đơn thương mại

1.1.1 Hóa đơn thương mại là gì?

Commercial Invoice hay hóa đơn thương mại được gọi tắt (CI) là một chứng từ thương mại được dùng để thanh toán giữa các bên xuất khẩu và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán đúng số tiền đã được ghi rõ trong thỏa thuận cho người xuất khẩu Thường thì, hóa đơn thương mại được cấp bởi nhà sản xuất

Hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,

1.1.2 Hóa đơn thương mại được phát hành khi nào?

Hóa đơn thương mại được phát hành sau khi hàng hóa đã được gửi hoặc sau khi đóng hàng vào container Bởi vì đó là thời điểm đã có đầy đủ thông tin chính xác về chủng loại, số lượng hàng hóa,…Đôi khi, hóa đơn thương mại cũng có thể phát hành đồng thời với hợp đồng giao hàng hoặc sau khi người mua thanh toán tiền hàng trước.

1.1.3 Bản chất và công dụng của hóa đơn thương mại

- Sử dụng hóa đơn thương mại như chức năng thanh toán: Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác Vì vậy, trên đó sẽ ghi chi tiết các nội dung liên quan đến tiền như tổng giá bằng số và chữ, giá từng mặt hàng, đơn vị, loại tiền,…và có đủ con dấu, chữ ký để chắc chắn các nghĩa vụ thanh toán.

- Hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế,

1.2 Tầm quan trọng của hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể:

- Được dùng cho việc thanh toán giữa người bán và người mua, người xuất khẩu và người nhập khẩu, hóa đơn thương mại là căn cứ để người bán yêu cầu thanh toán và người mua thực hiện thanh toán

- Được dùng để xác định các khoản thuế xuất nhập khẩu và cung cấp thông tin cần thiết cho việc khai báo hải quan.

- Được dùng để đối chiếu thông tin với các chứng từ khác trong quá trình thực hiện hợp đồng và thủ tục xuất nhập khẩu.

Trang 6

1.3 Những nội dung chính trong hóa đơn thương mại

Khi lập hóa đơn thương mại, bạn cần chú trọng đến các thông tin chính trong sau:

- Người mua (Buyer/Importer): Bao gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, email, địa chỉ, số điện thoại, số fax và người đại diện Tùy theo điều kiện thanh toán, có thể bao gồm thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu

Trang 7

- Người bán (Seller/Exporter): Tương tự như thông tin của người mua - Số Invoice: Tên viết tắt hợp lệ được quy đỉnh bởi phía xuất khẩu

- Ngày Invoice: Theo thông lệ trong kinh doanh quốc tế, thường thì hóa đơn thương mại được tạo sau khi hợp đồng giữa các bên được ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading) để phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu

- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): Có thể liệt kê một số phương thức phổ biến như: T/T, L/C, D/A, D/P

+ Chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer): Phổ biến nhất do tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên lại mang rủi ro lớn nhất trong các hình thức khác cho người xuất khẩu Nếu người bán lo ngại về việc người mua không cam kết thanh toán sau khi nhận hàng, nên tránh sử dụng phương thức này

+ Thư tín dụng L/C (Letter of Credit): Được sử dụng ít hơn, giúp giảm rủi ro cho người xuất khẩu Chú ý, TTR về bản chất sẽ khác biệt với T/T (Telegraphic Transfer – Điện chuyển tiền, tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản người bán) TTR mặc dù cũng là hình thức điện chuyển tiền nhưng thường áp dụng trong thanh toán L/C

+ D/A và D/P (Documents against Acceptance/Payment): Bảo vệ người bán tốt nhất, nhưng phức tạp khi yêu cầu kiểm tra và xác nhận chứng từ nhiều lần Thường chỉ sử dụng khi không có sự tin tưởng giữa người mua và người bán, đặc biệt là trong các giao dịch mới

- Thông tin hàng hóa: Thông tin hàng hóa trên hợp đồng thương mại thường chỉ cơ bản như: tên hàng, tổng trọng lượng, số khối, số lượng kiện tính theo đơn vị như bao/chiếc/cái/thùng,… và đơn giá để tính tổng số tiền cần thanh toán Thông tin hàng hóa chi tiết hơn thường xuất hiện trên Packing List, vận đơn, hoặc Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có

- Nước xuất xứ hàng hóa

- Tổng tiền (Amount): Tổng giá trị của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, kèm theo đơn vị tiền tệ thanh toán

Điều kiện Incoterms: Được ghi rõ đi kèm với địa điểm cụ thể Chẳng hạn như: CIF HCM, Vietnam

- Ngoài ra, một số thông tin phổ biến khác cũng thường xuất hiện trong hợp đồng ngoại thương, như: POL (Port of Loading – Cảng xếp hàng; )POD (Port of Discharge – Cảng dỡ hàng); Vessel/Voyage (Tên tàu/Số chuyến); Đích đến (Destination)

Cuối cùng, cần lưu ý đến việc áp dụng các khoản giảm giá hoặc chiết khấu nếu có

Lưu ý: Số tiền trên Hóa đơn thương mại không luôn là 100% giá của hàng tại xưởng sản xuất Mỗi điều kiện Incoterms sẽ phản ánh trách nhiệm của người mua và người bán, và trách nhiệm mà người bán phải đảm nhận có thể làm tăng giá trị trên Hóa đơn thương mại so với giá gốc tại xưởng Ví dụ, giá CIF thường cao hơn giá FOB vì giá CIF bao gồm cả cước biển, phí vận chuyển, và bảo hiểm (điều này cần chú ý khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu).

Trang 8

1.4 Những loại commercial invoice – hóa đơn thương mại

Hiện nay, hóa đơn thương mại được phân thành bốn loại chính:

- Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn được sử dụng để thanh toán tạm thời số tiền hàng hóa trong những tình huống như giá hàng chưa được xác định chính xác, thanh toán theo từng phần,…

- Hóa đơn thương chính thức (Final Invoice): Hóa đơn thương mại chính thức là hóa đơn được sử dụng để thanh toán khi toàn bộ hợp đồng đã được thực hiện

- Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice): Là hóa đơn chứa các thông tin chi tiết về các thành phần của giá hàng, thường được sử dụng để phân tích và làm rõ hơn về cấu thành giá trị của sản phẩm

- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Mặc dù hình thức của hóa đơn chiếu lệ tương tự hóa đơn thương mại, nhưng không dùng để yêu cầu thanh toán Loại hóa đơn này thường được sử dụng khi hàng hóa được gửi đi triển lãm, gửi mẫu bán, làm đơn chào hàng hoặc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.

1.5 Quy định của UCP về hóa đơn thương mạiĐiều 37 – UCP 500: Hóa đơn thương mại.

a Trừ khi có những quy định khác trong Tín dụng, các hóa đơn thương mại: Phải xuất hiện trên bề mặt được phát hành bởi người thụ hưởng nêu danh trong Tín dụng (ngoại trừ được quy định ở điều 48).

Phải được làm ra theo tiêu chuẩn của người xin mở LC (ngoại trừ như quy định ở tiểu khoản 48 (h)) và

Không cẩn ký tên.

b Trừ khi được quy định khác trong Tín dụng, Ngân hàng có thể từ chối các hóa đơn thương mại được phát hành cho các số tiền vượt quá Tín dụng cho phép Tuy nhiên, nếu Ngân hàng được ủy quyền trả, chịu trách nhiệm thanh toán sau, chấp nhận hối phiếu, hay chiết khấu theo một Tín dụng chấp nhận các hóa đơn đó, thì quyết định của nó sẽ có tính ràng buộc đối với tất cả các bên, miễn là các ngân hàng đó chưa trả, chưa chịu trách nhiệm thanh toán sau: chấp nhận hối phiếu hay chiết khấu cho số tiền vượt qua sự cho phép của Tín dụng c Việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong Tín dụng Trong tất cả các chứng từ khác, hàng hóa có thể được mô tả theo những điều khoản chung chung nhưng không mâu thuẫn với mô tả trong Tín dụng.

Điều 18 – UCP 600: Hóa đơn thương mại.

a Hóa đơn thương mại:

phải thể hiện được là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp được quy định trong điều 38):

Trang 9

được lập ra cho người yêu cầu mở thư tín dụng (trừ trường hợp được quy định trong điều 38 g)

được lập có cùng đồng tiền ghi trong thư tín dụng: và không cần có chữ ký.

b Ngân hàng được chỉ định với tư cách được chỉ định của mình, ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được lập cho một số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép, và quyết định này của ngân hàng sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng không có nghi ngờ gì về việc trả tiền hay chiết khấu chứng từ với số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép.

c Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc giao dịch trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng.

1.6 Những điểm cần lưu ý khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại

- Người lập hóa đơn phải là người thụ hưởng được ghi trong L/C?

- Hóa đơn có lập cho người mua là người mở L/C không? Tên người mua, địa chỉ có đúng không ?

- Nếu L/C cho phép người lập hóa đơn không phải là người thụ hưởng L/C thì phải ghi rõ “Commercial Invoice issued by third party is acceptable”.

- Tên hàng hóa có thật đúng với tên hàng ghi trong L/C không? xem mô tả hàng hóa (về kiểu dáng, ký mã hiệu )có phù hợp với B/L, Packing list Nếu trên Invoice mô tả chi tiết hơn L/C (nhưng đúng) thì được chấp nhận, ngược lại nếu mô tả sơ sài thì bị xem như là bán hàng không đạt tiêu chuẩn đã đề ra - Số lượng hàng giao là bao nhiêu? Có vượt quá quy định của L/C không? (Tính dung sai cho phép của L/C).

- Đơn giá trong hóa đơn có nêu điều kiện cơ sở giao hàng, loại tiền có phù hợp với giá ghi trong L/C?

- Tổng trị giá hóa đơn là bao nhiêu? Có vượt quá giá trị của L/C không?

- Hóa đơn không cần phải ký (UCP 500 Art 37),nhưng nếu L/C yêu cầu ký thì hóa đơn có được ký không?

- Các chi tiết khác về nơi bốc hàng, nơi dỡ hàng, phương thức thanh toán có phù hợp với quy định L/C không?

- Số bản của hóa đơn có đúng như yêu cầu của người mua được ghi trong L/C không?

- Số hiệu của hóa đơn và ngày lập hóa đơn có được đề cập không? Ngày lập phải trùng hoặc trước ngày giao hàng mới hợp lý So sánh với ngày giao hàng trên B/L.

2.Vận đơn đường biển (Bill of lading B/L)2.1Khái niệm vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để

Trang 10

vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Theo wikipedi

2.2Tầm quan trọng của vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển được xem là chứng từ vô cùng quan trọng Nếu không có vận đơn đường biển, doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành khai hải quan cũng như thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc xuất nhập khẩu Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để xác định số lượng hàng hoá, giá trị hàng hoá mà người mua cần thanh toán cho người bán

Bên cạnh đó, vận đơn đường biển còn mang những ý nghĩa sau:

+ Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên với các nội dung, điều khoản pháp lý cụ thể Vận đơn cũng giúp xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp lý của người vận tải và người nhận hàng.

+ Vận đơn vận tải biển cũng được coi như là biên lai xác nhận của người vận tải cho người chuyên chở Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình B/L hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng Cũng chính vì vậy, B/L rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương.

+ B/L là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó Vì vậy trong một vài trường hợp, vận đơn đường biển có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.

2.3Chức năng, phân loại vận đường biển2.3.1 Chức năng cơ bản của vận đơn đường biển

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.

- Là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải biển.

- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép người mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

- Vận đơn đường biển được lập thành một bản gốc, những bản gốc này lập thành bộ vận đơn Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chức “Original” – Bản gốc Ngoài bộ Vận đơn gốc, còn có một số bản sao, trên đó ghi chữ “Copy”-Bản sao Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan…

Trang 11

2.3.2 Phân loại vận đơn đường biển

❖ Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay

không, thì vận đơn được chi làm hai loại:

● Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) Là vận đơn không có thêm điều khoản hay ghi cú về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa

và/hoặc bao bì (xem thêm điều 32 của UCP 500) Theo điều 27 UCP 600: chứng từ vận tải sạch: Ngân hàng chỉ chấp nhận

chứng từ vận tải sạch Chứng từ vận tải sạch là một chứng từ không có điều khoản hay ghi chú nêu rõ về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc của bao bì của chúng Từ “clean” không cần được ghi trên chứng từ vận tải ngay cả khi thư tín dụng có quy định chứng từ phải có ghi “clean on board”.

● Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về tình trạng của hàng hóa và/hoặc bao bì Ví dụ: “Thùng bị vỡ”, “Đựng trong những bao rách hay đã sử dụng rồi”… các B/L có ghi chú như vậy sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi có quy định riêng.

❖ Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên

tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:

● Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn được cấp khi hàng hóa nằm trên tàu

● Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa xếp lên tàu Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng.

❖ Nếu xét theo dấu hiệu quy định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn● Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là B/L theo đó người chuyên

chở sẽ giao hàng theo lệnh rõ tên và địa chỉ người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận hàng.

● Vận đơn đích danh (B/L to a named person) or (Straight B/L) là B/L trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được cho người có tên trong B/L.

● Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) còn có tên gọi là vận đơn vô danh, là vận đơn trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng ghi rõ theo lệnh của ai Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn và xuất trình cho họ Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

❖ Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có

các loại vận đơn:

● Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường.

Trang 12

● Vận đơn suốt ( Through B/L) : cho phép hàng hóa được vận chuyển qua nhiều con tàu hoặc bởi nhiều bên vận chuyển khác nhau trên đường đi, nhưng vẫn duy trì sự liên tục và trách nhiệm về hàng hóa từ người phát hành vận đơn.

● Vận đơn địa hạt (Local B/L) : do các tàu tham gia chuyên chở cấp, loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi ❖ Ngoài các B/L cơ bản trên trong thực tế còn gặp các loại B/L khác, ví dụ

như :

● Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L): do thuyền trưởng tàu cấp Loại này chỉ in một mặt,còn mặt sau để trắng ● Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L): Là loại vận đơn chở hàng bằng

nhiều phương tiện vận tải khác nhau,trong đó có vận tải bằng đường biển

● Vận đơn rút gọn (Short B/L): tóm tắt những điều khoản chủ

yếu,những nội dung khác cần tham chiếu từ các nguồn hoặc chứng từ có liên quan.

❖ Các vận đơn không có giá trị thanh toán

● Vận đơn theo các hợp đồng thuê tàu: là vận đơn được phát hành trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu chuyến và trên đó có ghi câu " Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu" hoặc câu "Sử dụng với hợp đồng thuê tàu".

● Vận đơn nhận hàng để gửi: nếu không có ghi chú gì trên bề mặt của vận đơn thì vận đơn loại này chưa chứng tỏ được hàng đã lên tàu nên vận đơn này được xem là bất hợp lệ.Trừ khi L/C cho phép,thì vận đơn này mới có giá trị thanh toán.

❖ Master Bill (MBL): Master Bill of Lading viết tắt là MBL hay còn gọi là

Vận đơn chủ Đây là một loại Bill of Lading ( Vận đơn đường biển )

được hãng tàu phát hành cho Shipper có thể là người gửi hàng thực tế hoặc công ty giao nhận trung gian (Forwarder).

❖ House bill of lading: ( viết tắt là HBL) hay còn gọi là vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải do công ty giao nhận, công ty vận chuyển (Forwarder) lập lên, kí và giao cho người gửi hàng/ chủ hàng (shipper) để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng mua bán giưã người mua và người bán.

2.4Mẫu vận đơn đường biển 2.4.1 Mặt trước

Trang 13

Nội dung chi tiết trên B/L của từng hãng vận tải có thể khác nhau ít nhiều Sau đây là những mục chính cần lưu ý trong cách đọc vận đơn đường biển, cho hàng container (tàu chợ), còn B/L cho tàu chuyến sẽ khác đi chút ít (vd: không

Trang 14

● Người gửi hàng (Shipper) ● Người nhận hàng (Consignee) ● Người thông báo (Notify Party)

● Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)

● Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge) ● Số container, chì (Container No.; Seal No.)

● Mô tả bao kiện, hàng hóa (Description of Packages and Goods) ● Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement) ● Cước và phí (Freight and Charges)

● Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue) ● Nội dung khác

2.4.2 Mặt sau

Mặt sau của vận đơn gồm quy định chi tiết những điều khoản do hãng vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng chỉ có thể chấp nhận chứ không thay đổi được Tuy nhiên, những nội dung này phải phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Bạn có thể xem trong ảnh dưới mặt sau của vận đơn, gồm các định nghĩa, các điều khoản chung, trách nhiệm của người chuyên chở, xếp dỡ và giao nhận, cước phí và phụ phí, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, miễn trách của người chuyên chở…

Trang 15

*Về hinh thức

-Mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau Tuy nhiên hình thức phất hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

Trang 16

-Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông (Vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phí phát hành theo lệnh)

-Lệnh vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức.

2.5Quy định của UCP về vận đơn đường biểnĐiều 23 – UCP 500: Vận đơn đường biển/ hàng hải:

a Nếu một tín dụng đòi hỏi vận đơn đường biển đối với việc chuyển hàng từ cảng đến cảng, trừ khi có những quy định khác trong Tín dụng Ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ, tuy nhiên phải được nêu danh, mà những chứng từ này:

i. Chỉ định trên bề mặt của chúng tên người vận chuyển và phải được ký hay chứng thực bởi:

● Người vận chuyển hay đại lý nêu danh nhân danh người vận chuyển hoặc.

● Thuyền trưởng hay đại lý nêu danh nhân danh thuyền trưởng Bất kỳ chữ ký hay chửng thực của người vận chuyển hay thuyền trưởng phải được xem như là người vận chuyển hay thuyền trưởng, tùy theo trường hợp Một đại lý ký hay chứng thực cho một người vận chuyển hay thuyền trưởng, thì cũng phải chỉ định tên và khả năng của các bên đó, người vận chuyển hay thuyền trưởng, người mà đại lý nhân danh hành động.

ii. Chỉ định rằng hàng hóa đã được xếp lên boong, hay lên một con tàu nêu danh.

Bốc hàng lên khoang hay xếp hàng lên một con tàu nêu danh có thể được chỉ định bởi những tử được in trước trên vận đơn đường biển rằng hàng hóa đã được xếp lên boong một con tàu nêu danh hay được xếp lên một con tàu nêu danh mà trong trường hợp đó ngày phát hành vận đơn sẽ được xem là ngày bốc hàng lên boong hay ngày xếp hàng.

Trong tất cả các trường hợp khác, việc bốc hàng lên boong một con tàu nêu danh phải được minh chứng bời một ghi chú trên vận đơn ghi ngày hàng hỏa được bốc hết lên boong tàu, trong trường hợp đó ngày ghi chú hàng lên boong sẽ được xem lả ngày xếp hàng.

Nếu vận đơn có chứa chỉ định rằng “Con tàu dự kiến”, hay chỉ định tương tự liên quan đến con tàu, thỉ việc bốc hàng lên một con tàu nêu danh phải được minh chứng bời một ghi chú hàng lên boong, ghi trên vận đơn mà bên cạnh ngày hàng hóa được bốc lên boong, cũng có bao gồm tên của con tàu trên đó hàng được bốc lên, ngay cả khi chúng được xếp lên một con tàu nêu tên là “con tàu dự kiến”.

Nếu vận đơn chỉ định nơi nhận hay tiếp nhận trách nhiệm khác với cảng bốc hàng, thì ghi chú hàng lên boong cũng phải bao gồm tên của cảng bốc hàng quy

Trang 17

định trong Tín dụng và tên của con tàu trên đốc hàng được bốc, ngay cả khi chúng được bốc lên một con tàu nêu danh trong vận đơn Khoản mục nảy cũng được áp dụng khi mà việc bốc hàng lên boong một con tàu được chỉ định bời những từ được in trước trên vận đơn, và

iii. Chỉ định cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng quy định trong Tín dụng, bất kể nỏ:

● Chỉ định nơi tiếp nhận trách nhiệm khác với cảng bốc hàng, và/ hoặc nơi đến cuối cùng khác với cảng dỡ hàng, và/hoặc

● Chứa chỉ định “dự kiến” hay chỉ định tương tự liên quan đến cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng, miễn là chửng từ cũng nêu cảng bốc và/hoặc cảng dỡ qui định trong Tín dụng, và/hoặc

iv. Bao gồm một vận đơn gốc duy nhất hoặc, nếu có nhiều vận đơn gốc được phát hành, thì bao gồm toàn bộ các vận đơn phát hành đó, và

v. Chứa đựng tất cả các điều khoản và điều kiện của việc chuyên chở, hay một số điều khoản và điều kiện vận chuyển bằng cách tham khảo nguồn chứng từ không phải là vận đơn (dạng tóm lược/ vận đơn trắng lưng), ngân hàng sẽ không xem xét những điều kiện và điều khoản như vậy vi. Không chứa chỉ định phụ thuộc khế ước thuê tàu và/hoặc không chứa

chỉ định rằng con tàu chuyên chở chỉ có thể chạy bằng buồm vii. Tất cả các khía cạnh khác thỏa mãn các quy định của Tín dụng b Vì mục đích phục vụ cho điều khoản này, việc chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng và xếp hàng lại từ một con tàu này sang một con tàu khác trong suốt quá trình vận chuyển trên biển từ cảng bốc cho đến cảng dỡ quy định trong Tín dụng.

c Trừ khi các điều khoản và điều kiện của Tín dụng cấm việc chuyển tải, ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn chỉ định rằng hàng hóa sẽ được chuyển tải, miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển trên biển chỉ được bao trùm bởi một và cùng vận đơn.

d Ngay cả khi Tín dụng cấm việc chuyển tải, thì ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một vận đơn mà vận đơn đó:

i. Chỉ định việc chuyển tải hàng sẽ được diễn ra miễn là hàng hóa phù hợp được xếp trong Container, xe thùng và/hoặc xà lan LASH cò vận đơn minh chứng, miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển trên biển chỉ được bao trùm bởi một và cùng một vận đơn và/hoặc

ii. Thêm vào các điều khoản nêu rằng người vận chuyển có quyền chuyền tải.

Điều 30 – UCP 500: Chứng từ vận tải phát hành bởi người giao nhận.

Trang 18

Trừ khi được ủy quyền trong tín dụng, các ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ vận tải phát hành bởi người giao nhận, nếu trên chứng từ có ghi:

1/ Tên của người giao nhận hoạt động với tư cách người chuyên chở hoặc người chủ vận tải đa phương thức và được ký tên hay chứng thực bởi người giao nhận với tư cách người chuyên chửi hay chủ vận tải đa phương thức, hoặc 2/ Tên của người chuyên chờ hay người chủ vận tải đa phương thức và được ký tên hay chứng thực khác bời người giao nhận với tư cách đại lý đích danh đại diện hay thay mặt của người chuyên chờ hoặc chủ vận tải đa phương thức.

Điều 31 — UCP 500: “Trên boong” – “Việc xếp và đếm của người gửihàng”.

Trừ khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ vận tải.

i Không ghi rằng hàng hóa được và sẽ xếp trên boong tàu, trong trường hợp chuyên chở bằng đường biển hoặc nhiều phương tiện vận chuyển kể cả vận chuyển bằng đường biển Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ vận tải có ghi hàng hóa có thể được chở trên boong tàu, mà không ghi hàng hóa và/hoặc

ii Ghi ở mặt trước điều khoản như “người gửi sắp xếp và đếm” hoặc “người gửi khai gồm có” hoặc những từ có nội dung tương tự, và/hoặc iii Người gửi hàng là một người khác không phải là người hưởng Tín dụng.

Điều 32 – UCP 500: Các chứng từ vận tải hoàn hảo.

a Chứng từ vận tải hoàn hảo là một chứng từ không có điều khoản ghi chú nêu tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì.

b Các ngân hàng sẽ không chấp nhận những chứng từ vận tải có điều khoản và ghi chú như vậy, trừ khi tín dụng quy định cụ thể những điều khoản hay ghi chú nào có thể được chấp nhận.

c Khi một chứng từ vận tải đáp ứng đúng các yêu cầu của điều khoản 23, 24, 25, 26, 27, 28 hoặc 30, và nó được ghi chú “clean on board” (hoàn hảo đã bốc) thì chứng từ vận tải đó sẽ được các ngân hàng coi là phù hợp với yêu cầu của tín dụng.

Điều 33 – UCP 500: Các chứng từ vận tải được trả/ cước trả trước.

a Trừ khi trong tín dụng có quy định khác hoặc trừ khi việc đó mâu thuẫn với bất cứ một chứng từ nào được xuất trình theo tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận những chứng từ vận tải có ghi là cước hoặc phí vận tải (dưới đây gọi là “cước”) chưa được trả.

Trang 19

b Nếu một tín dụng quy định chứng từ vận tải ghi rõ là cước đã được trả hoặc đã được trả trước, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ vận tải trên đó có ghi rõ ràng là cước đã được trả trước bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách khác hoặc trên đó việc trả trước cước đã được thể hiện bằng cách khác Nếu khi tín dụng yêu cầu cước phí courier phải được trả hoặc trả trước thỉ các ngân hàng cũng sẽ chấp nhận chứng từ vận tải phát hành bởi courier hay ngành phục vụ chứng minh rằng cước phí do một bên không phải là người nhận hàng chịu.

c Những từ “Freight prepayable” (cước có thể trả trước) hoặc “freight to be prepaid” (cước phải trả trước) hoặc những từ có nội dung tương tự, nếu được thể hiện trên các chứng từ vận tải sẽ không được chấp nhận là bằng chứng của việc đã trả cước.

d Các ngân hàng sẽ chấp nhận những chứng từ vận tải có dẫn chiếu bằng cách đóng dấu hay bằng cách khác, đến phụ phí vận tái như các khoản phí hoặc các khoản ửng chi liên quan đến việc bốc dỡ hàng hoặc những nghiệp vụ tương tự trừ khi các điều kiện của tín dụng rõ ràng cấm việc dẫn chiếu như vậy.

Điều 20 – UCP 600: Vận đơn đường biển

a Một vận đơn đường biển, phải là chứng từ đích danh, thi nó cũng phải thể hiện:

i Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi:

● Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh đại diện cho hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc

● Thuyền trưởng hay đại lý đích danh đại diện cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.

Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý đều phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.

Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó ký đại diện cho hay thay mặt cho người chuyên chở, đại diện cho hay thay mặt cho thuyền trường.

ii Ghi rõ là hàng hóa đã được bốc lên con tàu được chỉ định tại cảng bốc hàng được quy định trong thư tín dụng, bằng:

● Chữ ỉn sẵn trên vận đơn, hoặc

● Ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa đã được bốc lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn đường biển được xem là ngày giao hàng trừ khi vận đơn đường biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng, trong trường

Trang 20

hợp đố thì nhảy được ghi trong ghi chú bốc lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.

Nếu vận đơn đường biển có ghi chữ “con tàu dự định” hoặc từ tương tự nói về tên con tàu, thỉ phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng và tên của con tàu thực sự chở hàng.

iii. Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của thư tín dụng.

Nếu vận đơn đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng là cảng được quy định trong thư tín dụng, hoặc nó có ghi chữ “dự định” hoặc từ tương tự nói về cảng bốc hàng, thỉ phải có phần ghi chú bốc lên tàu có ghi cảng bốc hàng đúng theo quy định của thư tín dụng, ngày giao hàng và tên của con tàu chở hàng Quy định này được áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ định được ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên vận đơn đường biển.

iv Là một vận đơn đường biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như trong được ghi trong vận đơn đường biển nếu được lập thành nhiều bản chính.

v Thể hiện các điều kiện và điều khoản chuyên chờ hoặc dẫn chiếu đến một tài liệu khác có chứa các điều kiện và điều khoản chuyên chở (vận đơn đường biển rút gọn hoặc lưng trắng) Nội dung của các điều kiện và điều khoản chuyên chở đó sẽ không được kiểm tra.

vi Không ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu chuyến.

b Với mục đích của điều khoản này thì việc chuyển tải cỏ nghĩa là việc dỡ hàng từ một con tàu này và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt hành trình từ cảng bốc hàng cho tới cảng dỡ hàng được quy định trong thư tín dụng.

c i Một vận đơn đường biển có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được

chuyển tải miễn là có cùng một vận đơn đường biển sử dụng chung cho toàn bộ hành trình.

ii Một vận đơn đường biển ghi là chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra thì vẫn được chấp nhận ngây cả khi tín dụng thư quy định cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng Container, xe moóc hoặc xà-lan LASH đã ghi trên vận đơn đường biển.

d Các quy định của vận đơn đường biển có ghi là người chuyên chờ có quyền chuyển tải sẽ không được xem xét.

(Để hiểu rõ thêm về các chứng từ vận tải khác, cấn xem thêm:

Trang 21

Điều 19 – UCP 600; Chứng từ vận tài sử dụng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau.

Điều 21 — UCP 600: Chứng thư vận tải biển không thương lượng được Điều 22 – UCP 600: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

Điều 23 – UCP 600: Vận đơn đường hàng không

Điều 24 – UCP 600: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông Điều 25 – UCP 600: Biên nhận của người chuyển phát hàng, biên nhận của bưu điện hoặc giấy chứng nhận đã gửi bưu điện.)

2.6Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra B/L

-Có tên tàu chở hàng không?

-Tên nơi bốc hàng, nơi dỡ hàng có ghi không, có phug hợp với yêu cầu của tín dụng không? L/C có cho phép chuyển tải không? Vận đơn có nêu giao hàng ngoài những cảng đã quy định không?

-Vận đơn có ghi ngày phát hành không? -Người lập đơn có phải là:

• Người chuyên chở

• Đại lý được người chuyên chở chỉ định • Thuyền trưởng

• Đại diện được thuyền trưởng chỉ định -Vận đơn có được người phát hành ký không?

-Vận đơn có ghi rõ “Shipped on board”/On board” không? Trước khi L/C cho phép, B/L ghi rõ “On deck” sẽ không được ngân hàng chấp nhận.

-Vận đơn có ghi rõ số lượng bản chính được phát hành không? (theo thông lệ thường thì bộ vận đơn có 3 bản chính) Căn cứ vào L/C thì mấy bản chính của bộ vận đơn gửi cho ngân hàng (nếu chỉ có 2/3 bản chính gửi cho ngân hàng thì trên thực tế người mùa có thể đi nhận hàng trước khi có thông báo kết quả kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng – vai trò của ngân hàng đã bị giảm nhẹ).

-Vận đơn có hoàn hảo không? Trừ khi L/C cho phép ngân hàng sẽ không chấp nhận những vận đơn không hoàn hảo? (UCP 500 Art 32).

-Vận đơn có nêu số L/C không?

-Tên, địa chỉ của người gửi hàng? Thường là người hưởng lợi L/C,có đúng quy định của L/C không?Tên người gửi hàng này có thống nhất với các chứng từ khác không?

-Tên, địa chỉ người nhận hàng: có đúng quy định của L/C không?

-Tên, địa chỉ người cần thông báo: thường là người mua và phải đúng quy định của L/C

-Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng có khớp với hóa đơn không?Shipping mark có đúng L/C yêu cầu không?Số hiệu,số container có giống như được thể hiện trên Packing list không?

Trang 22

- Các ghi chú về cước phí có đúng so với quy định của L/C không?

3.Chứng từ bảo hiểm 3.1Khái niệm

- Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, để giảm thiểu thiệt hại nếu phát sinh tự do, các đơn vị thường mua bảo hiểm hàng hóa, đồng thời phải chuẩn bị chứng từ bảo hiểm hàng hóa.

Vậy bảo hiểm là gì? Chứng từ bảo hiểm là gì?

- Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định.

- Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người / tổ chức bảo hiểm cấp cho người đc bảo hiểm , nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dừng để điều tiết quan hệ tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này , tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm., còn người đc bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm 1 số tiền nhất định là phí bảo hiểm.

> Nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Có vai trò giải quyết thiệt hại, rủi ro không mong muốn trên đường vận chuyển hàng hóa Làm căn cứ giải quyết tranh chấp, khiếu nại và nhận bồi thường từ hãng bảo hiểm.

- Sự cam kết này do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội

- Về hiệu lực pháp lý, chứng từ bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm.

- Trong trường hợp xuất nhập khẩu, theo CIF hay CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.

- Theo điều 28 UCP 600, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên.

Trang 23

- Các chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong hợp đồng.

3.2Các chứng từ bảo hiểm thường dùng và kết cấu

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn/hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm:

3.2.1 Đơn bảo hiểm (Insurance policy)

Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này Đơn bảo hiểm gồm có:

- Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người nảo hiểm và người được bảo hiểm - Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (têm hàng, số lượng, mã

hiệu, tên phương tiện chở hàng, ) và việc tính toán phí bảo hiểm (trị giá bảo hiểm hoặc dố tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm…)

Trang 24

3.2.2 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)

Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Trang 25

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

3.3Chức năng

– Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế

– Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng

3.4Quy định của UCP về chứng từ bảo hiểm Điều 34- UCP 500: Chứng từ bảo hiểm.

a Các chứng từ bảo hiểm phải do các công ty bảo hiểm hoặc những người bảo hiểm hoặc các đại lý của họ phát hành và được kí tên.

Trang 26

b Trừ khi tín dụng quy định khác, nếu chứng từ bảo hiểm được phát hành nhiều bản gốc thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình.

c Các phiếu bảo hiểm do các nhà môi giới bảo hiểm cấp sẽ không được chấp nhận, trừ khi được tín dụng cho phép rõ ràng.

d Trừ khi các tín dụng quy định khác, các ngân hàng sẽ chấp nhận bảo hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao đước ký trước vở các công ty bảo hiểm hoặc những người bảo hiểm hoặc các đại lý của họ nếu 1 tín dụng yêu cầu rõ ràng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao Thì các ngân sách sẽ chấp nhận đơn bảo hiểm thay thế chúng.

e Trừ khi tín dụng quy định khác, hoặc trừ khi chứng từ bảo hiểm cho thấy rằng bảo hiểm có hiệu lực chậm nhất ngày bốc hàng lên tầu hoặc gửi đi hoặc nhận hàng để gửi Các ngân hàng sẽ không chấp nhận mốt chứng từ bảo hiểm có để ngày phát hàng sau ngày bốc hàng lên tàu hoặc gửi hàng đi hoặc nhận hàng để gửi như được ghi ở trên chứng từ vận tải.

f Trừ khi tín dụng quy định khác các loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm phải là loại tiền ghi trong tín dụng.

● Trừ khi tín dụng quy định khách số tiền tối thiểu mà chứng từ bảo hiểm ghi là đã được bảo hiểm phải trả lại giá CIF (giá hàng, phí bảo hiểm cá tiền cước chuyên chở “cảng đến quy định”) hoặc giá CIP (cước/phí chuyên chở và phí bảo hiểm trả đến “nơi quy định”) của hàng hóa, tùy trường hợp, cộng thêm 10%, nhưng chỉ khi giá CIF hoặc CIP có thể cã định được từ căn cứ trên chứng từ Mta Ttk khác, các ngân hàng sẽ chấp nhận số tiền nào lớn hơn giữa giá trị 110% số tiền phải trả, chấp nhận hoặc chiết khấu theo yêu cầu trong tín dụng 110% tổng số tiền hóa đơn làm số tiền bảo hiểm tối thiểu.

Điều 35 - UCP 500 các loại bảo hiểm

a các tính dụng phải chỉ rõ loại bảo hiểm phải mua và nếu cần , những rủi ro thâm phải mua bảo hiểm Không nên dùng những từ ngữ không rõ ràng như " rủi ro thông thường " hoặc " rủi ro theo tập quán ' những từ ấy được dừng thì các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ bảo hiểm theo như xuất trình mà không chịu trách nhiệm về bất kỳ rủi ro nào không được bảo hiểm.

b nếu như trong tín dụng không có những chỉ thị cụ thể các ngân hàng sẽ chấp nhận những chứng từ bảo hiểm theo xuất trình mà không chịu trách nhiệm về bất kỳ rủi ro nào không đc bảo hiểm

c Trừ khi tín dụng quy định khấc , các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ bảo hiểm ghi rõ bảo hiểm có mức miễn bồi thường được hoặc không được trừ

Điều 36 - UCP 500 : Bảo hiểm mọi rủ ro

Trong trường hợp tín dụng quy định " bảo hiểm mọi rủi ro " thì các ngân hàng chấp nhận chứng từ bảo hiểm có lời ghi chú hoặc điều khoản " mọi rủi ro " dù có hay không có tiêu đề mọi rủi ro ngay cả khi chứng từ bảo hiểm có ghi là một

Trang 27

số rủi ro nào đó không được bảo hiểm, mà không chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro nào không được bảo hiểm.

Điều 28 – UCP 600: Chứng từ bảo hiểm & giá trị được bảo hiểm

a Chứng từ bảo hiểm, chẳng hạn như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được ủy quyền của họ ký và phát hành Chữ ký của đại lý hoặc của người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là đại diện cho công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm.

b Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả bản gốc phải được xuất trình.

c Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận.

d Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao.

e Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.

f i.Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của Thư tín dụng.

ii.Một yêu cầu của Thư tín dụng đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa, của trị giá hóa đơn hoặc tương tự sẽ được coi là số tiên được bảo hiểm tối thiểu.

Nếu không có quy định trong Thư tín dụng về mức bảo hiểm, thì số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% của giá CIF hoặc CIP của hàng hóa.

Khi trị giá CIF hoặc CIP không thể xác định được từ chứng từ, thì số tiền bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở của số tiền thanh toán hoặc chiết khấu hoặc tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn, tùy theo số tiền nào lớn hơn.

iii Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhân hàng để chở hoặc để giao đến nơi dỡ hàng hoặc nơi hàng đến cuối cùng như quy định trong Thư tín dụng

g Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ được bảo hiểm, nếu có Một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến các rủi ro không được bảo hiểm cũng sẽ được chấp nhận nếu như Thư tín dụng dùng những từ không rõ ràng như “rủi ro thông thường” hoặc “rủi ro tập quán”.

h Nếu Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo hiểm được xuất trình có điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro”, dù có hay không tiêu đề “mọi rủi ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó có bị loại trừ hay không.

Ngày đăng: 01/04/2024, 22:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan