Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

44 0 0
Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông lâm – ngư nghiệp, Việt Nam đã xác định thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước. Mà một trong những khách hàng tiềm năng của Việt Nam là thị trường EU. Tuy nhiên, EU được biết đến là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Để mặt hàng thủy sản có thể “đặt chân” được đến mảnh đất màu mỡ này thì phải trải qua một hàng rào kỹ thuật đầy chặt chẽ và khắt khe. Vậy Việt Nam đã làm gì để vượt qua những thử thách đó và trở thành một trong những “cửa hàng thủy sản” của EU? Việt Nam còn những thiếu sót gì? Khó khăn Việt Nam gặp phải ra sao? Và cần làm gì để giải quyết điều đó?

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ***

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: KHOA HỌC HÀNG HÓA

Đề tài: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật thủy sảncủa Việt Nam sang thị trường EU

Giáo viên hướng dẫn: Mai Thanh Huyền

Hà Nội – 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 3

1.3 Các quy định của WTO về rào cản kỹ thuật 5

1.4 Xu hướng rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG 7

2.1 Khái quát về ngành thủy sản của Việt Nam 7

2.1.1 Nuôi trồng thủy sản 8

2.1.2 Khai thác thủy sản 8

2.1.3 Xuất khẩu thủy sản 9

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU 11

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU 11

2.2.2 Cơ cấu, sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU 13

2.2.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 15

2.2.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam sang EU 16

2.3 Rào cản kỹ thuật của mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU 17

2.3.1 Quy định bắt buộc về xuất khẩu thủy sản 17

2.3.2 Các quy định, yêu cầu bổ sung 22

2.4 Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU: 23

2.4.1 Cơ hội 23

2.4.2 Khó khăn 24

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 29

3.1 Đối với nhà nước 29

3.2 Đối với VASEP 30

3.3 Đối với các doanh nghiệp 31

Trang 4

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân

Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông- lâm – ngư nghiệp, Việt Nam đã xác định thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước Mà một trong những khách hàng tiềm năng của Việt Nam là thị trường EU

Tuy nhiên, EU được biết đến là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới Để mặt hàng thủy sản có thể “đặt chân” được đến mảnh đất màu mỡ này thì phải trải qua một hàng rào kỹ thuật đầy chặt chẽ và khắt khe Vậy Việt Nam đã làm gì để vượt qua những thử thách đó và trở thành một trong những “cửa hàng thủy sản” của EU? Việt Nam còn những thiếu sót gì? Khó khăn Việt Nam gặp phải ra sao? Và cần làm gì để giải quyết điều đó?

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm 5 quyết định lựa chọn đề tài " Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU "

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1 1 Khái niệm

- Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ

thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp.

- Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương

mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/ hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

1.2 Phân loại

Theo Hiệp định TBT của WTO, rào cản kỹ thuật được phân làm 3 loại:

− Quy chuẩn kỹ thuật (Technical regulations): là những yêu cầu

kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

− Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): là các yêu cầu kỹ

thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc.

− Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các

quy định/ tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure):

các cấp có thẩm quyền có thể yêu cầu hàng nhập khẩu chỉ được bán nếu người sản xuất hoặc người xuất khẩu có giấy chứng nhận đảm bảo hợp chuẩn của một tổ chức hoặc phòng thí nghiệm đã

Trang 6

được thừa nhận tại nước nhập khẩu rằng sản phẩm đó đã phù hợp với các quy định kỹ thuật đã được đề ra.

1.3 Các quy định của WTO về rào cản kỹ thuật

Nội dung cơ bản của TBT bao gồm:

- Các quy định về tính chất sản phẩm

- Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm

- Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ - Các quy định về bao gói, nhãn hiệu…

1.4 Xu hướng rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Tăng cường áp dụng TBT:

- Các quốc gia ngày càng áp dụng nhiều TBT hơn để bảo vệ các lợi ích chính đáng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh,

- Nhu cầu đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm ngày càng cao, thúc đẩy việc áp dụng TBT.

Hài hòa hóa TBT:

- Nỗ lực hài hòa hóa TBT giữa các quốc gia và khu vực ngày càng được tăng cường.

- Việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực ngày càng phổ biến.

- Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thường có các quy định về hài hòa hóa TBT.

Tăng cường minh bạch:

- Các quốc gia ngày càng chú trọng việc thông báo và tham vấn các bên liên quan về TBT.

- Việc công khai thông tin về TBT được thực hiện rộng rãi hơn.

Nâng cao năng lực thực thi TBT:

- Các quốc gia ngày càng đầu tư vào việc xây dựng hệ thống quản lý TBT hiệu quả.

- Năng lực kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp được nâng cao.

Trang 7

Tăng cường hợp tác quốc tế:

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TBT ngày càng được tăng cường.

- Các quốc gia chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng TBT.

Bên cạnh những xu hướng tích cực, cũng có một số thách thức liên quan đến TBT:

- TBT có thể trở thành rào cản thương mại nếu được áp dụng không phù hợp hoặc thiếu minh bạch.

- Việc hài hòa hóa TBT còn gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về hệ thống luật pháp và tiêu chuẩn giữa các quốc gia - Nhu cầu nâng cao năng lực thực thi TBT đòi hỏi các quốc gia

phải đầu tư nhiều nguồn lực.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG

2.1 Khái quát về ngành thủy sản của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm ở bờ Tây Biển Đông, nơi đây có vị trí địa chính trị và địa kinh tế hết sức quan trọng Bờ biển nước ta dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc vào Nam Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta thì có tới 28 tỉnh, thành phố ven biển và gần một nửa dân số sống và làm việc tại các tỉnh ven biển Việt Nam có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, ngoài ra còn có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lên tới 1 triệu km^2

Không những vậy, Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho khối lượng tôm cá lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh,… Người dân Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó cùng với kinh nghiệm được kế thừa từ cha ông qua ngàn đời Vì vậy không ngạc nhiên gì

Trang 8

khi nghề cá nói riêng và ngành thủy sản nói chung được coi là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước.

Trong nhiều năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây Nguyên Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đã thúc đẩy và tạo việc làm, sinh kế cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp (bao gồm đông đảo nông dân nuôi trồng thủy sản và ngư dân khai thác biển) Ngành hàng là một minh chứng về khả năng và nỗ lực “nội sinh”, với đa số là doanh nghiệp tư nhân và kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp tạo ra chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong gần 1 thập kỷ qua Cụ thể, từ 2015 – 2022: sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm 2015 lên 9,05 triệu tấn năm 2022, tăng 38%

Trang 9

Nguồn : VASEP

2.1.1 Nuôi trồng thủy sản

Từ 2015-2022: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng từ 3,53 triệu tấn lên 5,19 triệu tấn, tăng 47% Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm)

Nguồn : VASEP

2.1.2 Khai thác thủy sản

Từ 2015 – 2022: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng từ 3 triệu tấn lên 3,86 triệu tấn, tăng 29%, giảm 1,8% so với năm 2021 Trong đó, sản lượng khai thác biển 3,66 triệu tấn, giảm 2%

Trang 10

so với năm 2021 (3,74 triệu tấn); sản lượng khai thác nội địa 0,198 triệu tấn, tăng 2,8% so với năm 2021.

Nguồn : VASEP

2.1.3 Xuất khẩu thủy sản

Năm 2022, ước tính ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy sản đóng góp gần 12% giá trị Từ 1998-2022: XK tăng gấp 13 lần từ 817 triệu USD năm 1998 lên 11 tỷ USD năm 2022.

Nguồn : VASEP

Trang 11

Trải qua năm 2022, ngành thủy sản xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy).

Nguồn : VASEP Cụ thể, trong tháng 12/2022, xuất khẩu tôm giảm 21% so với cùng kỳ đạt 260 triệu USD, sau khi giảm 18% trong tháng 11 Tuy vậy, cả năm 2022, ngành tôm đã ghi nhận kỷ lục trên 4,3 tỷ USD, trong đó tôm chân trắng đạt 3,1 tỷ USD, tôm sú đạt gần 570 triệu USD, tôm hùm 278 triệu USD, còn lại là các loài tôm song và tôm biển khác.

Cá tra đã mang về hơn 2,4 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2021 Trong tháng 12, xuất khẩu cá tra cũng giảm mạnh 23% so với cùng kỳ đạt 166 triệu USD.

Mặc dù cũng sụt giảm 22% trong tháng 12 với doanh số trên 68 triệu USD, nhưng ngành cá ngừ đã cán mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên trong hơn 20 năm xuất khẩu Xuất khẩu mực bạch tuộc mang về 764 triệu USD, tăng 26% so với năm 2021.

Các sản phẩm cá khác như cá cơm, cá nục, cá thu và nhiều loài cá biển khác đã đóng góp doanh số lớn 2 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn 22% so với năm 2021.

Trang 12

Nguồn : VASEP Theo VASEP, tháng 12, mặc dù xuất khẩu sang hầu hết các thị trường và khối thị trường đều sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc & Hongkong vẫn tăng 17% mở ra tín hiệu lạc quan về thị trường này trong thời gian tới

Cả năm 2022, thị trường Trung Quốc & Hongkong đã mang về trên 1,8 tỷ USD cho ngành thủy sản Việt Nam, tăng 59% so với năm 2021.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN vẫn giữ được đà tăng trưởng dương 27% trong tháng 12 và khối thị trường này đã đóng góp 790 triệu USD cho thủy sản Việt Nam trong cả năm 2022.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh nhất, 40% trong tháng 12 và cả năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2021

Xuất khẩu sang EU đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 20%; Nhật Bản giữ mức ổn định trong tháng 12 và cả năm xuất khẩu sang đây đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 28%.

Khối các nước CPTPP đóng góp cho ngành thủy sản Việt Nam hơn 2,8 tỷ USD trong năm 2022, tăng 30% so với năm 2021.

Nguồn : VASEP

Trang 13

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong nhiều năm gần đây Năm 2006, trước khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 3,36 tỷ USD, trong đó EU là thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản với giá trị 728 triệu USD, chiếm 21,7%.

Trong 10 năm tiếp theo, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng không ổn định qua các năm song kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thủy sản sang EU đạt khoảng 1,22 tỷ USD, chiếm khoảng 17,3%, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã giảm dần trong các năm 2017-2020, sau khi tăng từ 1,22 tỷ USD vào năm 2016 đến gần 1,5 tỷ USD vào năm 2017 Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 958,7 triệu USD, giảm khoảng 26% so với năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2017-2020 Nguyên nhân của việc suy giảm kim ngạch vào năm 2020 là do Anh rời khỏi thị trường EU, trong khi đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của khối này với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam từ 280 - 340 triệu USD/năm Bên cạnh đó là nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở khu vực thị trường EU.

Tháng 8/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đây được coi là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.

Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EUgiai đoạn

2016- 2021

Trang 14

Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trị giá 8,9 tỷ USD (tăng 5.8% so với cùng kỳ năm 2020) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU là thị trường đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản Có thể nói, đây là một kết quả tích cực trong năm đầu tiên Việt Nam thực thi EVFTA, các doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các điều kiện ưu đãi do Hiệp định này mang lại Con số này có thể cao hơn nữa nếu như quý III sản xuất thủy sản của Việt Nam không bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.

2.2.2 Cơ cấu, sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sangEU

Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu sang EU gồm có tôm, cá tra và cá ngừ

Trang 15

Trong 3 năm liên tiếp gần đây, tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực dẫn đầu trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Năm 2021, xuất khẩu tôm tăng trưởng 18.6% so với năm 2020 Trong đó, xuất khẩu sang Hà Lan tăng 10%, sang Đức tăng 25% và Bỉ tăng 19%.

Đứng thứ hai trong cơ cấu này là cá ngừ, với tỉ trọng 13.4%, tăng 6.4% so với năm 2020 Các mặt hàng cá ngừ chế biến tăng mạnh,

Trang 16

ngược lại cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm 18% Điều này dần chứng tỏ được giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Cá tra vẫn giữ vị trí là một trong sản phẩm chính xuất khẩu sang EU ( chiếm gần 10% tỉ trọng) Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, tỉ trọng này liên tục giảm Nếu năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, thì hết năm 2021 con số này chỉ đạt 106,190 triệu USD, giảm gần 17% tốc độ tăng trưởng Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm tại thị trường EU đó là tính cạnh tranh của mặt hàng này tương đối lớn, lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường chưa tăng, thêm vào đó tính chi phí logistic, chi phí vận chuyển, lại tăng đáng kể.

Trang 17

Ngoài ra, xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng: Những mặt hàng này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo lộ trình 3 năm Một số dòng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, ốc được cắt giảm ngay đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao Xuất khẩu nghêu sang EU trong 6 tháng đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%; xuất khẩu mực đạt 19,1 triệu USD, tăng 60,5%; xuất khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2% Xuất khẩu ốc tuy không cao so với các mặt hàng khác, đạt 179 nghìn USD, nhưng tăng trưởng mạnh với mức tăng trên 313% so với cùng kỳ.

2.2.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sangEU

EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Nhưng từ năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc).

Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm Vì vậy, EU vẫn là một trong những thị trường lớn, quan trọng đối với xuất

Trang 18

khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới.

Trong bốn năm từ 2015 – 2018, EU luôn là thị trường top đầu, cho đến năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ tư với mức giảm 11,9% so với năm 2018.

Anh, Hà Lan, Đức, Italy và Bỉ là năm thị trường tiềm năng nhất trong khối này Cuối tháng 1 năm 2020, Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu khiến cho giá trị nhập khẩu thủy sản chung của cả khối sụt giảm đáng kể, tuy nhiên EU vẫn giữ vị trí trong top 5 các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU giảm tới 24% trong giai đoạn từ 2017 đến 2020 Hiện mỗi năm giá trị xuất khẩu hải sản Việt Nam vào EU không quá 400 triệu USD.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Các nước tiêu thụ thủy sản của Việt Nam sang EU chủ yếu là Hà Lan, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Pháp Trong đó, Hà Lan là thị trường lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 290 triệu USD, chiếm 24,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU.

2.2.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt

Trang 19

CTY CP THỦY SẢN MINH PHÚ - HẬU GIANG CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

CTY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC CTY CP THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

CTY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG LẠNH THỪA THIÊN HUẾ

CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN THÔNG THUẬN CAM RANH CTY CỔ PHẦN VỊNH NHA TRANG

CTY TNHH CÁ NGỪ VIỆT NAM

CTY TNHH THUỶ SẢN HẢI LONG NHA TRANG CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG

CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN SẠCH VIỆT NAM

2.3 Rào cản kỹ thuật của mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Liên minh Châu Âu (EU) là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc Bởi vậy, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm, đi đôi với điều đó cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng

Trang 20

thủy sản Tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất Đặc biệt sau khi ký Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA), cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ngày càng mở rộng Song việc nâng cao thị phần thủy sản Việt Nam tại thị trường này cũng không hề dễ dàng với các rào cản kỹ thuật mà EU đưa ra.

2.3.1 Quy định bắt buộc về xuất khẩu thủy sản

a Quy định về an toàn thực phẩm

Là một trong những thị trường khó tính trong tiêu dùng thực phẩm, đặc biệt là hải sản do vậy an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu hàng đầu của EU khi nhập khẩu Hiện nay, đây cũng là trở ngại lớn nhất cho đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này.

Vào tháng 4 năm 2022, EU đã sửa đổi, cập nhập lại một số quy định, bao gồm 5 quy định liên quan đến việc cấp phép các chất, 5 liên quan đến việc sửa đổi mức dư lượng tối đa, đặc điểm kỹ thuật và điều kiện sử dụng các chất, 2 liên quan đến tình hình dịch tễ học, 2 liên quan đến giám sát kế hoạch và 1 liên quan đến chỉ dẫn địa lý

Bên cạnh đó, hàng loạt các tiêu chuẩn, quy định gắt gao cũng được đưa ra:

an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối

Hội đồng châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về vệ sinh thực phẩm

- Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như: ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC.

Trang 21

- Chỉ thị số 91/493 /EEC, ngày 22/7/1991về cá và các sản phẩm cá.

b Quốc gia và cơ sở chế biến phải được công nhận

Để xuất khẩu được thủy hải sản sang Châu Âu, nước xuất khẩu cần được các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu công nhận, cụ thể phải nằm trong danh sách gia đạt đủ điều kiện để được EU chấp thuận cho phép xuất khẩu vào thị trường khu vực Điều kiện chủ yếu dựa trên tính tương đương giữa sức khỏe cộng đồng và hệ thống kiểm soát Vì lý do này, nước xuất khẩu cần có quy định và năng lực để đảm bảo rằng thủy hải sản sản xuất tại quốc gia mình sẽ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Châu Âu và không gây ra mối đe dọa cho người tiêu dùng Châu Âu

Khi quốc gia xuất khẩu đã được chấp thuận, các cấp thẩm quyền của quốc gia đó sẽ phê duyệt cho các doanh nghiệp và các tàu -nhà máy đánh bắt của mình Các doanh nghiệp xuất khẩu được chấp thuận sẽ được cấp cho một mã số định danh duy nhất.

c Không vượt quá mức dư lượng tối đa và kiểm soát đối với thựcphẩm biến đổi gen

Liên minh Châu Âu đặt ra quy định nghiêm ngặt và phức tạp về mức dự lượng tối đa (MRL) đối với thủy hải sản Các mức này được nêu cụ thể trong các văn bản quy định khác nhau Với mỗi lô hàng thủy hải sản, nhà xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm không vượt quá mức dư lượng tối đa liên quan bằng cách cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe do phòng thí nghiệm được công nhận cấp Các quy định cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang EU bao gồm:

- Quy định (EC) số 470/2009 đưa ra quy trình thiết lập MRLs đối với dư lượng các hoạt chất dược lý trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thuốc kháng sinh.

- Quy định (EC) số 396/2005 thiết lập MRL của EU đối với thuốc trừ sâu.

Trang 22

- Quy định (EC) số 1881/2006 quy định MRLs đối với một số chất gây ô nhiễm môi trường như kim loại nặng, kể cả thủy ngân.

3-MCPD, melamine, erucic acid và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ.

tục cộng đồng về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm EU cũng rất thận trọng đối với các sản phẩm biến đổi gen (GMO) Đối với mục đích tiêu dùng, hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm chọn không bán thực phẩm biến đổi gen, điều đã được nêu ra trong các quy định như:

không được đưa ra thị trường các sản phẩm chứa thực phẩm biến đổi gen (GMO) trừ khi được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn.

một quy trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm GMO.

Các quy định của EU về vấn đề này vốn đã rất phức tạp, lại thường xuyên thay đổi khi các nhà chức trách Châu Âu bắt đầu giám sát nghiêm ngặt hơn 1 dư lượng nhất định nào đó Những thay đổi sẽ có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, do đó doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên để chuẩn bị tốt nhất có thể khi các thay đổi trong các quy định được thực hiện.

d Kiểm soát đối với các sản phẩm thủy sản dành cho người

sinh đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật theo Quy định EC số 852/2004 và số 853/2004, ngày 29/4/2004 tương ứng.

Quy định EEC số89/108/EEC, ngày 21/12/1988.

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan