THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MẶT HÀNG DA GIÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU

44 0 0
THỰC TRẠNG  VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MẶT HÀNG DA GIÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành da giày Việt Nam phát triển rất nhanh và được coi là một trong những động lực của nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, sản lượng giày dép Việt Nam xuất khẩu đang ngày càng tăng, nói lên Việt Nam đang là quốc gia uy tín trong thiết kế, gia công và đóng giày. Trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, có một khu vực, một thị trường mà luôn có những quy định gắt gao đối với sản phẩm da giày nói riêng và toàn bộ mặt hàng xuất khẩu nói chung, đó chính là EU. Vậy EU là khu vực nào mà lại khiến Việt Nam luôn ước ao đặt quan hệ thương mại quốc tế?, thị trường này khó tính như thế nào?, những quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng da giày của Việt Nam là gì?, và Việt Nam đã làm gì để thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe đó?, tất cả đều có trong nội dung bài thảo luận mà nhóm 8 lớp Khoa học hàng hóa 232_ITOM1612_02 của cô Mai Thanh Huyền trình bày qua đề tài mang tên “Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng da giày sang thị trường EU”. Rất mong sau khi thầy cô và các bạn đọc được nội dung và thảo luận này có thể có cho mình những thông tin hữu ích.

Trang 1

Lớp học phần: 232ITOM1612_02Học phần: Khoa học hàng hóaGiảng viên: ThS Mai Thanh Huyền

Trường Đại học Thương mại

Trang 2

MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại 4

1.2 Quy định của WTO về TBT 4

1.2.1 Phân loại rào cản kỹ thuật 4

1.2.2 Nội dung cơ bản của TBT: 5

1.2.3 Mục đích của hàng rào kỹ thuật: 5

1.2.4 Nguyên tắc: 5

1.3 Một số ví dụ về rào cản kỹ thuật được các nước sử dụng 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MẶT HÀNGDA GIÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU 8

2.1 Tình hình sản xuất, gia công và xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam 8

2.2 Thị trường EU và các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giầy 14

2.2.1 Giới thiệu chung về thị trường EU 14

2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU đối với mặt hàng da giày 17

e) Kiểm Soát Điều Kiện Lao Động: 22

f) Chính Sách Bảo Vệ Người Tiêu Dùng: 22

g) Chính Sách Bảo Hộ Thương Hiệu và Thiết Kế: 25

2.3 Ngành da giầy xuất khẩu thành công sang thị trường EU 26

2.3.1 Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU 26

2.3.2 Những cải tiến và nỗ lực của ngành da giày Việt Nam với những tiêu chuẩn kĩthuật của thị trường EU 27

2.4 Những thiếu sót của mặt hàng da giày tại Việt Nam đối với hàng rào, quyđịnh của thị trường EU 35

2.5 Cơ hội và thách thức cho ngành da giày VIệt Nam đối với quy định của cácnước EU và thị trường toàn Châu Âu 37

2.5.1 Cơ hội cho ngành da giày Việt Nam 37

2.5.2 Thách thức cho ngành da giày Việt Nam 38

2.6 Giải pháp của ngành da giày trong việc đáp ứng các hàng rào kỹ thuật đồngthời nâng cao năng lực cạnh tranh 38

2.6.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 38

2.6.2 Giải pháp cho ngành da giày (Hiệp hội, Viện) 39

2.6.3 Đối với doanh nghiệp sản xuất gia công da giày 39

KẾT LUẬN 41

Tài liệu tham khảo: 42

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG

giá71 22D130158 Nguyễn Thị Bích Ngọc K58E1 Nội dung 2.2

72 22D130160 Trương Thị Ngọc K58E3 Nội dung 2.3, Thuyết trình

73 22D130161 Lê Đức Nhật K58E4 Nội dung 2.4, làm slide

74 21D300118 Dương Yến Nhi K57LQ1 Nội dung Chương 1, Thuyết trình

75 22D130162 Ngô Nguyễn Ngọc Nhi K58E4 Nội dung 2.5, làm slide

76 21D300148 Vi Hoàng Ngọc Nhi (NT) K57LQ2 Nội dung 2.1, 2.6, tổnghợp nội dung Word

77 22D130163 Võ Thị Phương Nhi K58E1 Nội dung 2.2

78 22D130169 Hà Thị Kiều Oanh K58E3 Nội dung 2.3

79 22D130171 Nguyễn Thanh Phong K58E1 Nội dung 2.3

80 22D130172 Mai Thị Minh Phương K58E1 Nội dung 2.2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành da giày Việt Nam phát triển rất nhanh và được coi là một trong những động lực của nền kinh tế Việt Nam Những năm gần đây, sản lượng giày dép Việt Nam xuất khẩu đang ngày càng tăng, nói lên Việt Nam đang là quốc gia uy tín trong thiết kế, gia công và đóng giày

Trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, có một khu vực, một thị trường mà luôn có những quy định gắt gao đối với sản phẩm da giày nói riêng và toàn bộ mặt hàng xuất khẩu nói chung, đó chính là EU Vậy EU là khu vực nào mà lại khiến Việt Nam luôn ước ao đặt quan hệ thương mại quốc tế?, thị trường này khó tính như thế nào?, những quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng da giày của Việt Nam là gì?, và Việt Nam đã làm gì để thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe đó?, tất cả đều có trong nội dung bài thảo luận mà nhóm 8 lớp Khoa học hàng

hóa 232_ITOM1612_02 của cô Mai Thanh Huyền trình bày qua đề tài mang tên “Thực trạng

vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng da giày sang thị trường EU” Rất mong sau khi thầy cô và

các bạn đọc được nội dung và thảo luận này có thể có cho mình những thông tin hữu ích

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại

Không có khái niệm hay định nghĩa cụ thể về hàng rào kỹ thuật, tuy nhiên có thể hiểu “rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp”.

Trong Hiệp định TBT cũng chỉ đưa ra cách hiểu về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại như sau: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các quy định của hiệp định này.

Một số ví dụ về rào cản kỹ thuật - TBT: - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm - Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê…)

- Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu (bia Sài Gòn) - Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm (thuốc tây nhập khẩu) - Điều kiện lao động, nhân quyền (Nike)

- …

1.2 Quy định của WTO về TBT

1.2.1 Phân loại rào cản kỹ thuật

Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại WTO được phân biệt làm 3 loại sau đây:

-Các quy định về tiêu chuẩn

Đây là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ, nhưng không bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn trở thành “hàng rào” khi hệ thống này quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn cứ khoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Ví dụ: Một số loại rau củ quả muốn xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng các quy định về phẩm cấp kích thước, chất lượng, độ chín,

-Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật

Đây là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm -hàng hóa - dịch vụ… phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật là hình thức của -hàng rào kỹ thuật trong thương mại, bởi vì: nếu có quy định chặt chẽ hơn mức cần thiết để đạt được một mục tiêu đã định hoặc khi nó không đạt được một mục tiêu hợp pháp

Trang 6

Ví dụ: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước trên thế giới

-Quy trình đánh giá sự phù hợp

Đây là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không Thủ tục này có thể trở thành trở ngại không cần thiết đối với thương mại khi các thủ tục gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mức cần thiết để đánh giá xem liệu một sản phẩm có tuân thủ với pháp luật trong nước hay với pháp luật của quốc gia xuất nhập khẩu.

1.2.2 Nội dung cơ bản của TBT:

Thừa nhận các nước có quyền sử dụng TBT bao gồm: - Các quy định về tính chất sản phẩm.

- Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm - Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ.

- Các quy định về bao gói, nhãn hiệu…

1.2.3 Mục đích của hàng rào kỹ thuật:

- Do yêu cầu an ninh quốc gia.

- Bảo vệ sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường - Ngăn ngừa các hành động man trá.

1.2.4 Nguyên tắc:

- Không phân biệt đối xử:

Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) MFN và NT được áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.

- Không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại:

Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường Khi đưa ra các cản trở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụng những cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại quốc tế Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi đưa ra không được quá khắt khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết để đánh giá một sản phẩm phù hợp với luật lệ trong nước và các quy định của nước nhập khẩu.

Trang 7

Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải được gửi đến Ban thư ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày Thời gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến các nước thành viên WTO khác.

Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này của các biện pháp đó.

Khi các nước thành viên WTO tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khác có liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua Ban thư ký WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định.

Ngoài ra, theo nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên WTO còn phải thành lập "Điểm trả lời các câu hỏi liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra kỹ thuật – inquiry points".

Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệp định TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy Ban TBT Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệp định.

- Các nước tích cực tham gia quá trình công nhận lẫn nhau:

Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận.

- Hài hòa hóa:

Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mục đích nào đó Tiếp theo, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC Là những tổ chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này Trong nguyên tắc hài hòa hóa, hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển

- Bình đẳng:

WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau

Trang 8

1.3 Một số ví dụ về rào cản kỹ thuật được các nước sử dụng

Hoa Kỳ: Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng Consumer Product Safety Act (CPSA) Nguyên tắc chung là nhà sản xuất là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn quy định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất, tên và địa chỉ nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó

EU: Giấy chứng nhận EN plus với hàng viên nén gỗ, là một chương trình chứng nhận chất lượng toàn châu Âu cho viên nén gỗ, dựa theo tiêu chuẩn ISO 17225-2 Giấy chứng nhận ENplus là kết quả của quá trình đánh giá chứng nhận toàn bộ dây chuyền sản xuất viên nén gỗ – từ sản xuất đến giao hàng cho khách hàng cuối cùng đảm bảo chất lượng cao cũng như tính minh bạch Giấy chứng nhận ENplus viên nén gỗ có hiệu lực 3 năm Trong 3 năm hiệu lực sẽ có các cuộc đánh giám sát định kỳ, không quá 12 tháng/lần.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MẶT HÀNG DAGIÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1 Tình hình sản xuất, gia công và xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam● Năm 2021

Vào năm 2021, chỉ số IIP của da và sản xuất các sản phẩm liên quan giảm mạnh vào tháng 2, tháng 7 và tháng 8 khi Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn ở các tỉnh có nhiều KCN Sản lượng giày, dép da giảm vào năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu của các nước trên thế giới và tình hình sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam, cũng như khiến chuỗi cung ứng bị đình trệ, gặp nhiều khó khăn Năm 2021, sản lượng sản xuất được cải thiện rất nhiều, đạt số lượng cao hơn năm 2019 và đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2018 Đặc biệt sản lượng sản xuất giày, dép da năm 2021 tăng gần 10% so với năm 2020 và ngành da đang dần được phục hồi sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chỉ số CPI xuất khẩu giày dép năm 2021 tăng mạnh so với các năm sau khi giảm liên tục từ năm 2018 đến năm 2020 Chỉ số CPI nhập khẩu nguyên vật liệu giảm vào năm 2020 nhưng tăng trở lại vào năm 2021, tuy nhiên không đáng kể Ngành da giày Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu tới 60% Chỉ số CPI nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và giày dép tăng trở lại trong năm 2021 dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

2021, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc Cụ thể, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang hàng trăm quốc gia trên thế giới Trong đó, xuất khẩu giày dép sang châu Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu quanh Thành phố Hồ Chí Minh.

● Năm 2022 - Khởi sắc cho ngành da giày, sản xuất và xuất khẩu tăng

Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, tháng 7/2022, sản xuất da giày chỉ tăng nhẹ 3,2% so với tháng 6 nhưng tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2021 tính chung 7 tháng đầu năm Sản xuất toàn ngành tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số việc làm tháng 7/2022 cũng tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng 6 và tăng mạnh 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu nửa đầu năm tăng 14,2% so với cùng kỳ, đạt 13,81 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 11,79 tỷ USD, tăng 13,3%; xuất khẩu vali – túi – cặp đạt 2,02 tỷ USD, tăng 20% Trong số các thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam, Bắc Mỹ tăng trưởng mạnh nhất với 24,5%, châu Âu 15,7% và Nam Mỹ 10,8% Kim ngạch xuất khẩu tại khối thị trường châu Á giảm âm 6% Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại đạt 2,293 tỷ USD, tăng 0,9% so với tháng 7 Tính chung 8 tháng, xuất khẩu giày dép các loại đạt 16,368 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ Như vậy, bình quân mỗi tháng, xuất khẩu giày dép đạt trên 2 tỷ USD

Trang 10

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, đạt 6.029,7 triệu USD, Bỉ là thị trường lớn thứ hai với 866,6 triệu USD, trong khi Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ ba với 863,2 triệu USD.

Theo LEFASO, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do tiếp tục có sự phục hồi tích cực Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường thành viên Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tăng 18,2% và thị trường Anh thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA) tăng 10,9% Ngược lại, khối thị trường của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu vẫn bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine nên tăng trưởng xuất khẩu giảm rất nhiều xuống âm 57,7%.

● Năm 2023

Chỉ trong những tháng đầu năm 2023 tại Việt Nam, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là hơn 8,600 doanh nghiệp (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp) Trong đó, 27.4% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 72.18% doanh nghiệp ngoài nhà nước; 0.39% doanh nghiệp nhà nước.

Sản lượng giày dép sản xuất trong nước giảm gần 5% trong quý 1 năm 2023 Sản lượng hầu hết các mặt hàng giày dép (giày dép thường, giày dép thể thao) sản xuất trong nước đều giảm so với cùng kỳ năm trước Điều này phần nào phản ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành đang phụ thuộc tương đối lớn vào đơn hàng xuất khẩu, vốn đang sụt giảm rõ rệt trong Quý 1 năm 2023

Hình 1: Sản lượng giày dép sản xuất trong nước thống kê Quý I/2020-2023

Trang 11

Hình 2: Cơ cấu sản xuất giày dép theo loại thống kê Quý I/2023

Các doanh nghiệp sản xuất giày dép tập chung khu vực phía Nam Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da – giày hiện nay là ở phía Nam – khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, thành phố Hồ Chí Minh là các địa phương có sản lượng giày dép lớn nhất cả nước Ở phía Bắc, sản xuất da – giày chỉ tập trung tại một số tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương.

Hình 3: Sản lượng giày dép tại Đồng Nai và Thanh Hóa thống kê Quý I/2020-2023

Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngành giày dép tại Việt Nam đã vượt quá quy mô tiêu thụ tại thị trường nội địa, đa số sản phẩm giày dép sau khi được sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khác Vì vậy, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng xuất khẩu.

Đầu năm 2023, theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD cả năm, tăng khoảng 10% so với năm trước Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu suy yếu, tổng cầu tiêu dùng sụt giảm, lạm phát tăng cao ở các nước phát triển, nhất là ở các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… Cùng với đó, việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt và hàng tồn kho ở mức cao khiến đơn hàng nhập khẩu hàng hoá từ các thị trường này sụt giảm, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có da giày.

Trang 12

Hình 4: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam thống kê quý I/2019-2023

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 18.3% trong Quý 1 năm 2023 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép ước đạt khoảng 4.33 tỷ USD, giảm 18.3% so với cùng kỳ năm 2022 Nhu cầu tiêu thụ của người dân dành cho các sản phẩm giày dép tại nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu suy yếu bởi ảnh hưởng của lạm phát khi giày dép không phải là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày.

Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng giày dép Việt Nam, với tổng cơ cấu chiếm tỷ trọng gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam Vì vậy, hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sức mua của hai thị trường này Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây, Mỹ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu giày dép Trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đã giảm sút rõ rệt, chỉ đạt 1.42 tỷ USD, giảm 36.9% so với cùng kỳ năm 2022 EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ Kể từ thời điểm tháng 8/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực và đã đem lại nhiều lợi thế cho ngành giày dép Việt Nam Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của lạm phát, trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU cũng đã giảm mạnh, chỉ đạt 1.06 tỷ USD, giảm 16.5% so với cùng kỳ năm 2022.

Trang 13

Hình 5: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Hình 6: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Lạm phát gia tăng tại Mỹ và các nước EU đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam Tình trạng lạm phát tăng cao tại Mỹ và các nước EU đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, sức mua giảm với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam đang gây không ít ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp da giày trong năm 2023 khi số lượng đơn hàng đang giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra, trước đây, doanh nghiệp da giày có thể nhận đơn hàng trước từ 5-6 tháng, tuy nhiên, với những biến động thị trường như thời điểm đó, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng

Doanh nghiệp FDI đóng góp trên 80% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng hơn 18% số lượng doanh nghiệp ngành nhưng lại chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam Những doanh nghiệp FDI hầu như có 100% vốn nước ngoài đến từ các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc, tiêu biểu như tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… Các doanh nghiệp này thực hiện gia công giày dép cho các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Decathlon, New Balance, Asics, Puma, Salomon, Clarks…

Sản lượng giày, dép trong quý 2/2023 tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố từ trong đến ngoài nước khiến dòng sản phẩm này có xu hướng giảm và thậm chí giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2023 chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 3,9% so với tháng 7/2023 và giảm 1,4% so với tháng 8/2022 Trong đó, sản xuất giày, dép có đế hoặc mũ bằng da đạt gần 20 triệu đôi, giảm 6,71% so với tháng 7/2023 và giảm 35,61% so với tháng 8/2022; giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic đạt gần 35,7 triệu đôi, tăng 2,12% so với tháng 7/2023 và giảm 10,59% so với tháng 8/2022; giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài đạt trên 38,2 triệu đôi, giảm 0,75% so với tháng 7/2023 và giảm 18,24% so với tháng 8/2022.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, sản xuất giày, dép có đế hoặc mũ bằng da đạt gần 165,9 triệu đôi, giảm 14,75% so với cùng kỳ năm 2022; giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic đạt hơn 271,5 triệu đôi, giảm 7,61% so với cùng kỳ năm 2022; giày,

Trang 14

dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài đạt trên 303,1 triệu đôi, giảm 17,82% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thị trường trong nước, các sản phẩm ngoại chiếm tới 52% thị phần tiêu thụ Cạnh tranh cũng tăng lên do các nước ASEAN và Trung Quốc tìm cách tăng xuất khẩu giày dép sang Việt Nam khi thuế nhập khẩu về 0% Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp giày dép nội địa đã có chiến lược cải tiến sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Các thương hiệu giày dép “Made in Việt Nam” như Biti’s, Juno, Hồng Thạnh, Đông Thịnh, Vina Giày,… đang tập trung đổi mới mẫu mã, nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ với các chiến dịch truyền thông được tổ chức bài bản.

Bộ Công thương đã và đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp Ngoài ra Bộ còn thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, tình hình sản xuất của thị trường giày dép được dự kiến còn tiếp tục sụt giảm đến hết quý 3/2023.

Sụt giảm tổng cầu khiến các doanh nghiệp khó duy trì đơn hàng Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng nghiêm trọng, lên tới 30-50% đối với các thị trường truyền thống, đặc biệt hai thị trường chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam là Hoa Kỳ và EU đã lần lượt giảm 35% và 13%

Đơn hàng bị co hẹp và xuất khẩu chưa dự báo được thời điểm phục hồi khiến các doanh nghiệp phải liên tục cắt giảm lao động Con số 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 rõ ràng là bất khả thi trong bối cảnh này, khi mà đến thời điểm hết tháng 8 ngành da giày còn chưa chạm đến mốc 16 tỷ USD Tại Hội nghị quốc tế xúc tiến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam 2023 diễn ra hồi tháng 6, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, trong 3 kịch bản vạch ra năm nay, ngành đang ở kịch bản trung bình, tức xuất khẩu trong quý III tiếp tục giảm dưới 10% và phục hồi lại vào quý IV Tăng trưởng xuất khẩu cả năm ngành da giày sẽ giảm khoảng 7,5% so với năm trước.

Dự báo, tình hình khó khăn sẽ còn kéo dài đến quý I/2024 Tuy nhiên, thị trường đã có nhiều tín hiệu tích cực cho ngành da giày Hàng tồn kho ở các thị trường mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đã giảm, như tại Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm tồn kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10%, và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0% Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của chúng ta, khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Nhờ vậy, điểm sáng là đơn hàng quý III/2023 đã có cải thiện Để bù đắp lượng đơn hàng sụt giảm tại các thị trường truyền thống, doanh nghiệp ngành da giày cũng tích cực tìm kiếm cơ hội tại các thị trường ngách như Trung Đông, châu Á, châu Phi Bằng chứng là tăng trưởng ở thị trường châu Á đạt hơn 10%; trong khi Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất.

● Năm 2024 - Đơn hàng có trở lại, ngành da giày có chuyển biến tốt

Ngay từ những ngày đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp da giày liên tục đón tin vui khi đơn hàng quay trở lại, một số doanh nghiệp có đủ đơn hàng cho quý II/2024.

Trang 15

Trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu da giày liên tục đón tin vui khi đơn hàng quay trở lại, nhà máy nhộn nhịp sản xuất, công nhân được tăng ca Ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định cho biết, tín hiệu rất tốt với doanh nghiệp là được khách hàng đặt hàng tương đối nhiều Hiện Gia Định đã nhận đơn hàng đến hết tháng 6/2024 Tại các nhà máy công nhân đang được tăng ca suốt 5 ngày/tuần, mỗi ngày 2 - 2,5 tiếng Sản xuất những sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và có độ khó cao là lợi thế khiến doanh nghiệp có thêm đơn hàng ngay đầu năm mới.

Tương tự, tại Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam (tỉnh Bình Dương) - doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công đế, khuôn mẫu giày, không khí làm việc cũng nhộn nhịp hơn Bà Nguyễn Thị Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt Nam cho biết hiện nhà máy đã có đơn hàng cho những tháng đầu năm 2024.

Cũng theo bà Ngọc, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu là Mỹ và EU Để giữ được thị trường, doanh nghiệp đang chuyển hướng làm nhiều đơn hàng lớn nhỏ khác nhau Cùng với đó, đơn vị nỗ lực tìm kiếm đơn hàng thông qua phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn xanh để thích ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng cho biết lượng đơn hàng từ các thị trường lớn chưa phục hồi đáng kể, song các thị trường nhỏ hơn như Trung Đông, hay một số khu vực khác tại châu Á… tăng, nên có thể bù phần nào việc thiếu đơn hàng từ các thị trường truyền thống.

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê cho thấy, tính đến 15/2/2024, xuất khẩu giày dép đạt hơn 2,46 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, đối với thị trường xuất khẩu, ngành da giày vẫn tập trung vào 5 thị trường chính: Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 35%, tiếp đến là EU 26%, Nhật Bản và Hàn Quốc Riêng Trung Quốc hiện chiếm 9% tỷ trọng và kim ngạch ngày một lớn Đây cũng là thị trường giúp ngành da giày có dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.

Cùng với những dự báo về sự phục hồi của thị trường truyền thống Âu - Mỹ, doanh nghiệp cũng kỳ vọng những thị trường ngách sẽ góp phần làm cho bức tranh xuất khẩu trong năm 2024 tươi sáng hơn.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, những khó khăn, thách thức của ngành da giày vẫn còn ở phía trước Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững như chính sách về sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng có thể được các thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam áp dụng ngay trong năm 2024 và một vài năm tới sẽ tác động tới xuất khẩu của ngành Việc tuân thủ những tiêu chí này là bắt buộc Khi tuân thủ các quy định này doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm nâng cấp năng lực nội tại Việc nâng cấp phải từ công nghệ, quản lý, cùng đó chi phí đầu vào ngày càng tăng trong khi chi phí đầu ra tăng rất thấp, đó là sức ép cực kỳ lớn đối với doanh nghiệp trong ngành.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, về phía Bộ Công Thương năm 2024, Bộ sẽ thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, tầm quốc gia và quốc tế, tương xứng vị thế và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế; nhất là những ngành, lĩnh vực xuất khẩu có thế mạnh,

Trang 16

trên các thị trường xuất khẩu chủ lực Điển hình như Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 (Vietnam Expo 2024); Hội chợ quốc tế chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp năm 2024… Đồng thời tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu mới.

Thông tin bổ sung: Một vài mục tiêu cho ngành Dệt may và Da giày.

Theo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mụctiêu đặt ra cho ngành da giày là tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 2030 đạt 6,5% 7,0%/năm Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2025 đạt 27 28 tỷ USD và năm 2030 đạt 38 -39 tỷ USD.

Tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt56% - 60% Riêng các dòng sản phẩm chủ lực đạt tối thiểu 60% và 75% theo từng giai đoạn tương ứng.Đến năm 2025, có ít nhất 25% lượng hàng xuất khẩu trong các dòng sản phẩm chủ lực được doanhnghiệp trong nước tự phát triển sản phẩm Đến năm 2030, tỷ lệ này đạt tối thiểu 40%.

2.2 Thị trường EU và các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giầy

2.2.1 Giới thiệu chung về thị trường EU

European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu, ta hay bắt gặp với tên gọi khối Liên Minh Châu Âu hoặc EU, gồm 27 nước (Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia) với dân số khoảng 516 triệu người, thu nhập GDP mỗi người dân trên 35.000$/năm, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu số lượng hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng da giày để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Đây được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới EU gồm các thành viên có nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha… với mức thu nhập bình quân đầu người cao, EU là thị trường mơ ước của nhiều ngành hàng xuất khẩu trên toàn thế giới.

EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhì thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 5.015 tỷ USD năm 2020, năm 2022 đạt 2,3 nghìn tỷ EUR Xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 40 tỷ USD, chiếm thị phần rất khiêm tốn so với tiềm năng nhập khẩu EU Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU tăng 14,2% so với năm 2020, đạt 40,12 tỷ USD Trong đó, Hà Lan và Đức là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Khoảng hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang EU, bên cạnh các mặt hàng của khối các doanh nghiệp FDI lớn như điện thoại, máy móc, máy vi tính, có nhiều mặt hàng quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta như: dệt may, giày dép, túi xách vali, thủy sản, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ…

● Xu hướng thị trường:

Nhu cầu tiêu dùng xanh: Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững.

Trang 17

Chuyển đổi số: Các doanh nghiệp EU đang đẩy mạnh chuyển đổi số, dẫn đến nhu cầu cao về các sản phẩm công nghệ cao.

Cạnh tranh gay gắt: Thị trường EU có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới.

● Mặt hàng da giày tại thị trường EU:

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2020, EU-27 nhập khẩu 58,72 tỷ USD hàng giày dép (Mã HS 64), chiếm 46,97% thị phần nhập khẩu thế giới (tức là cứ 10 đôi giày xuất khẩu của thế giới có 4,6 đôi xuất khẩu sang EU Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung ứng chính chiếm 20,23% Việt Nam đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 7,65 tỷ USD, chiếm thị phần 13,03% Các đối thủ cạnh tranh trong top 5 tại thị trường này gồm có Indonesia và Ấn Độ, có thị phần thấp hơn hẳn và ít có cơ hội để vượt lên trên Việt Nam trong xuất khẩu vào EU, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực tạo thuận lợi về thuế quan cho mặt hàng giày dép của Việt Nam.

EU là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu hơn 80 tỷ USD vào năm 2023, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu da giày toàn cầu Trong đó Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh là những thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất trong EU, chiếm hơn 50% tổng giá trị nhập khẩu của khu vực EU là thị trường có dung lượng lớn với mức sống cao vào loại nhất thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giày dép cao, bình quân 6 - 7 đôi/người/năm Đây là một thị trường tiêu thụ giày dép rất ổn định và đầy tiềm năng, 50% giày dép tiêu thụ ở khu vực này được nhập khẩu theo các đơn đặt hàng.

Tại thị trường EU, ngoài giá cả, chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng tiêu thụ, trong đó có giày dép, với các chủng loại giày dép rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại vật liệu (dệt, nhựa, cao su và da), các sản phẩm từ giày dép nam, nữ, trẻ em đến các loại sản phẩm chuyên dụng như giày trượt tuyết, giày bảo hộ…

- Các phân khúc chính trong thị trường da giày EU bao gồm:

+ Giày dép thời trang: chiếm hơn 60% thị phần + Giày dép thể thao: chiếm khoảng 20% thị phần + Giày dép công sở: chiếm khoảng 10% thị phần + Giày dép chuyên dụng: chiếm khoảng 10% thị phần - Cơ cấu thị trường:

Phân khúc giày dép chiếm phần lớn thị trường (70%), tiếp theo là đồ da (20%) và phụ kiện da (10%).

Các phân khúc cao cấp và trung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường da giày EU

-Quy mô thị trường:

Dân số EU vượt qua 500 triệu người, làm cho đây là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với tiềm năng lớn đối với mặt hàng da giày Trong năm 2021, doanh số bán lẻ giày dép ước tính đạt khoảng 110 tỷ Euro, cho thấy sức mua mạnh mẽ của thị trường EU là thị trường tiêu thụ da giày lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với giá trị thị trường ước tính đạt 84 tỷ USD vào năm 2023.

Trang 18

Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 130 USD/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới Một số quốc gia trong EU có nhu cầu mua giày da cao cấp cao, như Đức, Pháp và Ý.

-> Thị trường da giày đang phát triển, và dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng và cũng ngày

càng khó tính do:

+ Tăng trưởng dân số và thu nhập bình quân đầu người.+ Nhu cầu về sản phẩm da giày chất lượng cao, giá cả hợp lý + Nhu cầu về sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường.

Những năm gần đây xuất khẩu trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu nói chung và da giày nói riêng của Việt Nam có bước phát triển nhanh, thị phần trên thị trường thế giới cũng tăng đáng kể Việt Nam vẫn luôn là nước dẫn đầu về lợi thế nhân công, nguồn nguyên liệu thô dồi dào, cơ cấu đầu tư hiệu quả Theo số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam, trị giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Da giày trong vài năm gần đây vào khoảng hơn 3 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 10-15%/năm Thị trường châu Âu vẫn là thị trường chính của da giày Việt Nam với thị phần 54%, chưa kể tỉ lệ xuất khẩu vào châu Âu qua nước thứ 3 Thành công của ngành Da giày Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng, vấn đề là phải cụ thể hoá được tiềm năng đó Thời gian tới, việc tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O) trong EVFTA đối với mặt hàng da giày của Việt Nam và giải pháp tốt cho hàng da giày xuất khẩu sang thị trường này

2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU đối với mặt hàng da giày

Mặt hàng da giày khi xuất khẩu vào thị trường EU phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu Dưới đây là một tóm tắt về những rào cản kỹ thuật quan trọng Tất cả những rào cản này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng da giày khi muốn thâm nhập thị trường EU, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng và bền vững trong sản xuất.

a) Chất Lượng và An Toàn:

Yêu cầu về Chất Lượng: EU đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao cho mặt hàng da giày, bao gồm đường may chắc chắn, da không có chất cấm, và đặc biệt là sự thoải mái cho người tiêu dùng Đối với giày, các tiêu chuẩn như EN ISO 20345, EN ISO 20346 và EN ISO 20347 liên quan đến giày an toàn có thể được áp dụng.

-EN ISO 20345 - Giày An Toàn: Tiêu chuẩn này áp dụng cho giày an toàn và bảo hộ chân

có chức năng chống đâm xuyên và chống va đập ở đầu chân.

Chức Năng Chính: EN ISO 20345 tập trung vào giày an toàn, đặc biệt là những chiếc giày được thiết kế để bảo vệ chân khỏi các nguy cơ như đâm xuyên và va đập ở vùng đầu chân.

Bảo Vệ Đầu Chân: Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của EN ISO 20345 là khả năng chống va đập và đâm xuyên của giày an toàn Đầu giày cần được chế tạo để chịu lực va đập ở mức độ nhất định và có thể bảo vệ chân khỏi vật dụng nặng đè lên.

Trang 19

Chống Đâm Xuyên: Một tính năng quan trọng là khả năng chống đâm xuyên của đế giày Đế giày cần được thiết kế và sản xuất sao cho nó không bị đâm xuyên bởi vật dụng sắc nhọn từ dưới.

Đế Chống Trượt và Chống Dầu: Giày an toàn cần có đế chống trượt để ngăn chân trượt trên các bề mặt nhẫn và đảm bảo an toàn khi làm việc Đặc biệt, nếu giày được sử dụng trong môi trường làm việc với dầu, chúng cũng cần có khả năng chống dầu.

Yêu Cầu Về Chất Liệu: Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các yêu cầu về chất liệu của giày, đảm bảo rằng chúng phải đủ chắc chắn và an toàn.

-EN ISO 20346 - Giày Bảo Hộ: Tiêu chuẩn này áp dụng cho giày bảo hộ và không yêu

cầu chống đâm xuyên.

Bảo Vệ Đầu Chân và Chống Va Đập: Tương tự như EN ISO 20345, EN ISO 20346 đặt yêu cầu về khả năng chống va đập để bảo vệ chân khỏi những rủi ro từ vật dụng nặng và va chạm.

Chống Đâm Xuyên: EN ISO 20346 không yêu cầu chống đâm xuyên, nghĩa là đế giày không cần phải chịu khả năng chống đâm từ vật dụng sắc nhọn từ dưới lên.

Đế Chống Trượt và Chống Dầu: Yêu cầu về đế chống trượt và khả năng chống dầu được áp dụng để giảm nguy cơ trượt ngã và cung cấp an toàn khi làm việc trên bề mặt có dầu.

Chất Liệu Chống Nước và Khả Năng Thoát Hơi: EN ISO 20346 có thể yêu cầu sử dụng chất liệu chống nước như da chống nước để đảm bảo chân không bị ẩm Đồng thời, khả năng thoát hơi của giày cũng là một yếu tố quan trọng để giữ cho chân thoải mái và khô ráo.

Yêu Cầu Đặc Biệt Cho Môi Trường Làm Việc: Quy định cụ thể có thể được áp dụng tùy thuộc vào môi trường làm việc cụ thể Điều này có thể bao gồm yêu cầu đặc biệt về chịu nhiệt độ, chống hóa chất, hoặc các yêu cầu khác phù hợp với điều kiện công việc.

Thiết Kế và Bảo Vệ Khác: EN ISO 20346 có thể đặt yêu cầu về thiết kế và bảo vệ khác như chống tĩnh điện, chống tiếp xúc với dầu, acid, và các yếu tố môi trường khác.

-EN ISO 20347 - Giày Công Việc: Tiêu chuẩn này áp dụng cho giày công việc không có

yêu cầu đặc biệt về chống đâm xuyên và chống va đập.

Chức Năng Bảo Hộ Cơ Bản: Giày công việc được thiết kế để đảm bảo an toàn cơ bản mà không yêu cầu phải đáp ứng các yêu cầu cao như giày an toàn.

Đế Chống Trượt và Chống Dầu: Yêu cầu về đế chống trượt và chống dầu nhẹ để giảm nguy cơ trượt ngã và đảm bảo an toàn khi làm việc trên các bề mặt có dầu.

Trang 20

Chất Liệu và Thiết Kế Thoải Mái: Giày cần đảm bảo sự thoải mái trong suốt thời gian làm việc Chất liệu và thiết kế của giày cần phải đáp ứng yêu cầu về sự thoải mái và không gây khó chịu cho người mang.

Khả Năng Thoát Hơi: Giống như EN ISO 20346, khả năng thoát hơi của giày là quan trọng để giữ cho chân khô ráo và thoải mái.

Yêu Cầu Đặc Biệt Cho Môi Trường Làm Việc: Có thể áp dụng các yêu cầu đặc biệt phù hợp với môi trường làm việc cụ thể như chịu nhiệt độ, chống hóa chất, hoặc các yêu cầu khác.

Khả Năng Chống Tĩnh Điện (Tùy Chọn): Trong một số trường hợp, giày có thể được thiết kế để có khả năng chống tĩnh điện, đặc biệt là nếu làm việc trong môi trường đòi hỏi sự kiểm soát tĩnh điện.

Độ Bền và Chất Lượng: Giày cần phải có độ bền và chất lượng để đảm bảo rằng chúng có thể chịu được điều kiện làm việc hằng ngày.

Ví dụ: Phải đảm bảo mỗi đôi giày đều đáp ứng các tiêu chuẩn EN ISO 20345, EN ISO

20346 và EN ISO 20347 về độ thoải mái và an toàn Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của EU, một doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo rằng da sử dụng trong giày không chứa các chất cấm và phải thông qua kiểm tra chất lượng đặc biệt để đảm bảo độ bền và an toàn.

b) Chứng Nhận và Kiểm Định:

Đòi hỏi các chứng nhận như CE (Conformité Européenne) để chứng minh sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu EU Đây là một nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng trong Liên minh châu Âu (EU) để chỉ rằng sản phẩm đã được sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, y tế, và môi trường áp dụng trong khu vực.

Các sản phẩm có nhãn CE được xem là tuân thủ các yêu cầu của EU và có thể được bán và sử dụng tự do trên thị trường chung của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu Việc đạt được chứng nhận CE là một cách để doanh nghiệp chứng minh rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn yêu cầu bởi pháp luật EU.

Mục đích của Chứng nhận CE: Chứng nhận CE chỉ định rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn, sức khỏe và môi trường áp dụng tại thời điểm chấm dứt quá trình đánh giá đúng đắn.

Đối với giày an toàn, CE thường liên quan đến các tiêu chuẩn như EN ISO 20345, EN ISO 20346 và EN ISO 20347, tùy thuộc vào mức độ bảo vệ của giày.

Ta có thể kể đến 2 chỉ thị quan trọng của EU trong lĩnh vực da giày thuộc chứng nhận CE đó là 2001/95/EC và 94/11/EC

CHỈ THỊ CỦA EU VỀ AN TOÀN (2001/95/EC) SẢN PHẨM DA-GIẤY

Tính an toàn bắt buộc của sản phẩm Da giày tập trung vào các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm có thể ảnh

Trang 21

hưởng tới an toàn và sức khỏe người dùng;

Các chỉ tiêu khác liên quan tới tỉnh an toàn: độ bền ngấm nướcCác chỉ tiêu quan trọng về chất lượng sản phẩm và thương hiệu:

+ Độ bền của đế, độ bền mài mòn để ngoài; độ bền màu, độ thấm mồ hồi …+ Độ bền gần giữa gót giày với các bộ phận khác.

+ Độ bền gần của đế gót với gót giày+ Độ bền gần của đế giày

+ Độ bền trượt của đế và để gót+ Các điểm nhọn, cạnh sắc

+ Độ bền đường may

CHỈ THỊ CỦA EU VỀ NHÃN MÁC ĐỐI VỚI DA GIẦY (94/11/EC)

Giày bản tại EU phải ghi trên nhãn vật liệu của các bộ phận chính (mũ giày, lót mũ giày, đế trong,đếngoài);

Chỉ vật liệu chiếm 80% bề mặt bộ phận chính mới phải ghi nhãn;Nhãn giày có thể bằng chữ hoặc hình vẽ;

Nhãn phải dễ nhìn, gắn bền và có thể gắn trên một chiếc của đôi giày

Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và bảo đảm tính chính xác của nhãn; Lót giữ ấm tuân thủ thông tư 2008/121/EC ngày 14-1-2009 về tên xơ dệt

Quá trình chứng nhận CE yêu cầu kiểm tra độc lập và đôi khi cần thiết nếu sản phẩm thay đổi.

Ví dụ: 80% số sản phẩm đóng gói cần có nhãn CE để được phép nhập khẩu Một doanh

nghiệp cần phải có chứng nhận CE cho sản phẩm giày da của mình Điều này đòi hỏi họ phải thực hiện kiểm tra sản phẩm và đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu của EU.

c) Quy Định Xuất Xứ:

Nguyên Liệu và Xuất Xứ: EU đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về thông tin nguồn gốc của nguyên liệu sử dụng trong sản xuất giày Tại một số quốc gia EU, đặc biệt là các nước Tây Âu, có thể có một số tiêu chuẩn riêng do doanh nghiệp hoặc quốc gia đó quy định đối với hàng nhập khẩu.

Sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, có thể thông qua chứng nhận GSP (Generalized System of Preferences), tức là "Hệ thống Ưu đãi Tổng quát" Đây là một hệ thống thương mại ưu đãi được thiết lập để hỗ trợ các nước đang phát triển bằng cách giảm hoặc miễn giảm mức thuế nhập khẩu cho một số sản phẩm xuất khẩu từ những nước đó.

Các quốc gia công nhận GSP thường cung cấp những ưu đãi thương mại, bao gồm việc giảm hoặc miễn giảm thuế nhập khẩu cho nhiều loại hàng hóa và sản phẩm từ các quốc gia thuộc danh sách GSP Mỗi quốc gia có thể có những quy định cụ thể về sản phẩm được hưởng ưu đãi và mức độ giảm giá thuế Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2022, GSP đã được áp dụng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm chẳng hạn GSP của Liên minh châu Âu (EU GSP), GSP của Hoa Kỳ (U.S GSP), và nhiều hệ thống GSP khác.

Ví dụ, đối với da, cần phải minh bạch về nguồn gốc của da, bao gồm việc cung cấp chứng nhận về bản quyền động vật nếu áp dụng Để hưởng ưu đãi từ GSP, doanh nghiệp cần

Trang 22

phải cung cấp chứng nhận xuất xứ và chứng minh rằng sản phẩm của họ đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc và chất lượng.

d) Quy định về trách nhiệm xã hội (CSR), bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

Thị trường EU yêu cầu về việc sử dụng nguyên liệu bền vững, thân thiện với môi trường Trong quá trình sản xuất, thường xuyên kiểm tra và cần phải có chứng nhận của các tổ chức lớn như LWG về việc sử dụng chất liệu da bền vững

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tác động tới môi trường trong suốt quá trình sản xuất, xuất khẩu.

Vào cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU, là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn Nền kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, và ô nhiễm môi trường Đồng thời với Chiến lược Dệt may, Ủy ban châu Âu đã trình bày một bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau.

Chiến lược này bao gồm nhiều yếu tố để tạo ra động lực cho ngành dệt may, chẳng hạn, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để chúng có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa và sau đó được tái sử dụng - nói cách khác, nằm trong một vòng tuần hoàn Ngoài các tiêu chí thiết kế, Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa, và thành phần sợi Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng.

Một yếu tố nữa là tăng cường thực thi việc bài trừ các hành vi quảng cáo sai lệch về thời trang bền vững “greenwashing” Đây là hành vi mà các thương hiệu thời trang hay sử dụng để tiếp thị sản phẩm là thời trang bền vững nhưng lại không thực thi các qui chuẩn nghiêm ngặt của thời trang bền vững Đề xuất cũng bao gồm các biện pháp chấm dứt việc tiêu hủy hàng tiêu dùng tồn đọng, cũng như mở rộng hoạt động mua sắm công xanh và cung cấp các ưu đãi cho các sản phẩm bền vững.

Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024 Trong năm nay, Ủy ban châu Âu sẽ thành lập diễn đàn các bên liên quan để thảo luận chi tiết về chiến lược.

Một trong những yêu cầu mới nhất là thiết kế để tái chế Theo đó, để đảm bảo rằng hàng dệt may được thiết kế để tái chế, nhãn sinh thái Bắc Âu đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các hóa chất không mong muốn và cấm sử dụng các bộ phận bằng nhựa, kim loại chỉ có mục đích trang trí Ngoài ra, có thể sử dụng vải tái chế mà đáp ứng được một số yêu cầu cho việc thiết kế lại.

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan