THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG EU

45 1 0
THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về rào cản kỹ thuật. Ngay trong Hiệp định TBT (Agreement on Technical Barries to Trade) cũng không đưa ra định nghĩa chính xác, chỉ đưa ra cách hiểu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại như sau: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các qui định của hiệp định này”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THẢO LUẬNKHOA HỌC HÀNG HÓA

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐIVỚI MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG EU

Nhóm thực hiện : Nhóm 7Lớp học phần: 232_ITOM1612_02

Giảng viên hướng dẫn: TS Mai Thanh Huyền

Hà Nội - 3/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình để hoàn thành bài thảo luận: “Thực trạng vượt rào cản kỹ

thuật đối với mặt hàng da giày của Việt Nam sang EU”, nhóm xin lời cảm ơn đến

Ths Mai Thanh Huyền đã giảng dạy chúng em để có thể hoàn thành được bài

thảo luận này.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô có thể góp ý cho nhóm chúng em để nhóm có thể hoàn thiện bài thảo luận tốt nhất Nhóm 7 xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2024

Đại diện nhóm

Nhóm trưởng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan bài thảo luận hoàn toàn là độc lập của nhóm Các số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố ở những nguồn gốc chính thống Kết quả trong bài báo là hoàn toàn trung thực do nhóm tự tìm hiểu, nhóm xin chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.

Nhóm trưởng

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG

MẠI 6

1.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật trong thương mại 6

1.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại 6

1.3 Quy định của hàng rào kỹ thuật trong thương mại 8

1.4 Quy tắc của hàng rào kỹ thuật trong thương mại 9

1.5 Một số rào cản TBT chủ yếu 10

1.5.1 Các quy định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và các thủ tục xác định sự phù hợp 10

1.5.2 Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - SPS) 11

1.5.3 Quy định về thủ tục đóng gói sản phẩm 11

1.5.4 Yêu cầu về dán nhãn sinh thái 12

1.5.5 Các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm (production and processing methods - PPMs) 12

CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU 14

2.1 Thực trạng tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU .142.1.1 Khái quát chung về mặt hàng da giày Việt Nam 14

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU 15

2.2 Những rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng nhập khẩu da giày 26

2.2.1 Các quy định, tiêu chuẩn hiện hành bắt buộc 26

2.2.2 Các yêu cầu bổ sung 31

2.3 Tình hình tuân thủ, ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu da giày sang EU 32

2.3.1 Đáp ứng 32

2.3.2 Hạn chế, tồn tại 34

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 36

Trang 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG KỸ THUẬT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DA

GIÀY SANG EU 39

3.1 Giải pháp từ doanh nghiệp 39

3.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội da giày - túi xách 40

3.3 Giải pháp từ nhà nước 40

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT RÀO CẢN KỸ THUẬTTRONG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về rào cản kỹ thuật Ngay trong Hiệp định TBT (Agreement on Technical Barries to Trade) cũng không đưa ra định nghĩa chính xác, chỉ đưa ra cách hiểu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại như sau:

“Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảmbảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻcon người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động mantrá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này khôngđược tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặckhông thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra cáchạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các quiđịnh của hiệp định này”.

Vậy, có thể hiểu rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp kỹ thuật mà một nước yêu cầu đối với hàng hóa nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh…ở mức độ phù hợp.

1.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hàng rào TBT có thể được phân loại theo các loại sau:

Theo mức độ ảnh hưởng:

Hàng rào TBT cứng: Các quy định tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các yêu cầu kỹ

thuật đối với hàng hóa hoặc dịch vụ, dẫn đến cản trở đáng kể đối với thương mại.

Hàng rào TBT mềm: Các quy định tạo ra sự khác biệt nhỏ giữa các yêu cầu kỹ

thuật, dẫn đến cản trở ít hơn đối với thương mại.

Theo mục đích:

Trang 7

Hàng rào TBT liên quan đến an toàn: Các quy định được thiết kế để bảo vệ sức

khỏe và an toàn của con người, động vật hoặc thực vật.

Hàng rào TBT liên quan đến môi trường: Các quy định được thiết kế để bảo vệ môi

Hàng rào TBT liên quan đến chất lượng: Các quy định được thiết kế để đảm bảo

rằng hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nhất định.

Hàng rào TBT liên quan đến thông tin: Các quy định được thiết kế để cung cấp

thông tin cho người tiêu dùng về các đặc tính hoặc thành phần của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Theo loại biện pháp:

Quy định kỹ thuật: Các yêu cầu bắt buộc đối với đặc tính của sản phẩm, chẳng hạn

như kích thước, hiệu suất hoặc thành phần.

Tiêu chuẩn: Các thông số kỹ thuật hoặc đặc điểm được công nhận là phù hợp cho

một mục đích cụ thể.

Thử nghiệm: Các thủ tục được sử dụng để xác minh xem sản phẩm có đáp ứng các

yêu cầu kỹ thuật hay không.

Chứng nhận: Quá trình xác minh rằng một sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

Trang 8

Dịch vụ: Các quy định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ

tài chính, viễn thông và vận tải.

Theo phạm vi địa lý:

Hàng rào TBT quốc gia: Các quy định được áp dụng bởi một quốc gia cụ thể.

Hàng rào TBT khu vực: Các quy định được áp dụng bởi một nhóm các quốc gia,

chẳng hạn như Liên minh Châu Âu hoặc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Hàng rào TBT quốc tế: Các quy định được áp dụng bởi một tổ chức quốc tế, chẳng

hạn như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) hoặc Ủy ban Điện quốc tế (IEC).

1.3 Quy định của hàng rào kỹ thuật trong thương mạiCác quy định của TBT có thể bao gồm:

Quy định kỹ thuật: Các yêu cầu bắt buộc đối với các đặc tính của sản phẩm hoặc

dịch vụ, chẳng hạn như kích thước, hiệu suất hoặc thành phần.

Tiêu chuẩn: Các thông số kỹ thuật hoặc đặc điểm được công nhận là phù hợp cho

một mục đích cụ thể.

Thủ tục đánh giá sự phù hợp: Các thủ tục để xác định xem sản phẩm hoặc dịch vụ

có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hay không, chẳng hạn như kiểm tra, chứng nhận hoặc giám sát.

Các quy định của TBT được thiết kế để bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, động vật hoặc thực vật, hoặc để bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các quy định này cũng có thể tạo ra rào cản đối với thương mại nếu chúng không được áp dụng một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và không cần thiết để đạt được các mục tiêu chính đáng.

Thỏa thuận về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm đảm bảo rằng các quy định của TBT không tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại Thỏa thuận TBT yêu cầu các thành viên WTO phải:

1) Áp dụng các quy định của TBT một cách minh bạch và không phân biệt đối xử.

Trang 9

2) Đảm bảo rằng các quy định của TBT không nghiêm ngặt hơn mức cần thiết để đạt được các mục tiêu chính đáng.

3) Thông báo cho các thành viên WTO khác về các quy định của TBT mới hoặc sửa đổi.

4) Cung cấp cho các thành viên WTO khác cơ hội để bình luận về các quy định của TBT mới hoặc sửa đổi.

5) Thỏa thuận TBT cũng thiết lập một Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Thỏa thuận TBT và giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quy định của TBT.

1.4 Quy tắc của hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Mục đích các rào cản kĩ thuật trong thương mại được đưa ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến môi trường Đồng thời, các rào cản kĩ thuật sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu Do vậy, hàng rào này sẽ hạn chế hàng hóa nhập khẩu của các nước khác.

Hiệp định về Hàng rào kĩ thuật trong thương mại của WTO đề ra các nguyên tắc chính là: không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại, công khai minh bạch về các biện pháp kĩ thuật mà các nước sử dụng, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận các kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng của nhau.

Các bên cam kết không được sử dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật gây cản trở hoạt động thương mại (tức là không được tạo ra các rào cản đối với thương mại) bằng cách:

1) Minh bạch hóa các qui định theo các nguyên tắc xây dựng chung; 2) Phân định rõ các tiêu chuẩn kĩ thuật và qui định kĩ thuật;

3) Hàng hóa phải được đối xử bình đẳng;

4) Xây dựng hệ thống hỏi, đáp thông tin về các yêu cầu kĩ thuật đối với sản phẩm hàng hóa ở mỗi nước;

5) Các hàng hóa chỉ có thể thiết lập các yêu cầu kĩ thuật khi liên quan đến vệ sinh, an toàn, điều kiện môi trường

Trang 10

Như vậy, các qui định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa phải đảm bảo có sự đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên WTO, giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

Hiệp định TBT cũng bao gồm một bộ luật ứng xử qui định việc soạn thảo, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan trung ương của các thành viên Trong hiệp định TBT còn có qui định về cách thức các cơ quan địa phương và các tổ chức phi chính phủ được áp dụng các qui định riêng của mình trong khuôn khổ các nguyên tắc áp dụng cho các cơ quan trung ương

1.5 Một số rào cản TBT chủ yếu

1.5.1 Các quy định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và các thủ tục xác định sự phù hợp

Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về tính chất vật lý đối với sản phẩm Các yêu cầu này có thể liên quan đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sử dụng liên quan đến sản phẩm.

Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ Nếu việc tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện thì các quy định kỹ thuật là mang tính bắt buộc Nếu một sản phẩm không đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu thì đương nhiên sẽ không được nhập khẩu Trong khi đó, nếu sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vẫn có thể nhập khẩu và bán ra thị trường nhưng dễ bị người tiêu dùng tẩy chay.

Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khỏe của con người; bảo vệ sức khỏe, đời sống động thực vật; bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối.

Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận thị trường nước ngoài của các quốc gia đang và kém phát triển vì các quốc

Trang 11

gia này thường có trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển Các quốc gia phát triển thường đưa ra các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật rất cao và chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia đang và kém phát triển Từ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật này đã phát sinh nhiều thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa như: kiểm tra, kiểm định, quy định về chứng nhận sản phẩm Và đó chính là các thủ tục đánh giá sự phù hợp.

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp bao gồm việc xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận để đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra

Theo quy định của WTO, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa.

1.5.2 Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - SPS)

Trong WTO, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, vẻ bao bị, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê )

1.5.3 Quy định về thủ tục đóng gói sản phẩm

Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên được quyền đưa ra các quy định về đóng gói sản phẩm đối với các sản phẩm nhập khẩu nhằm hướng tới việc xử lý chất thải sau khi sử dụng Các thủ tục này chắc chắn ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các

Trang 12

quốc gia đang và kém phát triển vì yêu cầu và các thủ tục liên quan đến đóng gói sản phẩm của các quốc gia phát triển thường rất cao.

Các chính sách, quy định về đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh, tái chế hoặc sử dụng lại Rõ ràng việc ban hành các thiếu quy định liên quan đến đóng gói, bao bì sản phẩm ít nhiều ảnh hưởng đến thương mại.oris vài soll giniq fy ned hành Bảo một ly cou

1.5.4 Yêu cầu về dán nhãn sinh thái

Dán nhãn sinh thái có nghĩa là việc các quốc gia nhập khẩu yêu cầu các quốc gia xuất khẩu phải thực hiện việc dán nhãn mác sản phẩm của mình theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng về sinh thái cho những quốc gia nhập khẩu.

Dán nhãn sinh thái là nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm Các giai đoạn này bao gồm cả giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng và loại bỏ sau khi sử dụng

Ở các quốc gia mà người tiêu dùng có xu hướng hướng đến các sản phẩm “xanh”, tác dụng của nhãn mác sinh thái được xem như là một công cụ xúc tiến thương mại hiệu quả, gây phương hại đến những sản phẩm cạnh tranh khác nhưng không có nhãn mác sinh thái Việc

dân nhân mác sinh thái mang tính chất tự nguyện nhưng với những yêu cầu đặt ra từ các quốc gia nhập khẩu chắc chắn gây cản trở đến thương mại.

Trang 13

1.5.5 Các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm (production and processing methods - PPMs)

Hiệp định TBTs của WTO quy định rằng các phương pháp sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với yêu cầu từ phía quốc gia nhập khẩu Thông thường, những yêu cầu này đều hướng đến môi trường tại nơi sản xuất Các tiêu chuẩn PPMs được áp dụng cho giai đoạn trước khi sản phẩm được tung ra bán ở thị trường và kiểm tra xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không.

Trang 14

CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY

SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1 Thực trạng tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU2.1.1 Khái quát chung về mặt hàng da giày Việt Nam

Nhiều chuyên gia khẳng định nghề làm giày ở Việt Nam đã được khai sinh cách nay 500 năm; đến đầu thế kỷ XX, công nghệ thuộc da làm giày đã phổ biến và phát triển rộng khắp Trong quá trình phát triển lâu dài đó, có thể ghi nhận ngành da giày Việt Nam từng trải qua các giai đoạn đặc thù: khởi thủy (từ năm 1950 về trước), cận công nghiệp (1950 -1990), và công nghiệp hóa (1990 - 2010) và giai đoạn từ 2010 đến nay Tính theo thời gian này thì ngành da, giày của chúng ta đã có khoảng thời gian hình thành và phát triển tương đối dài và trong suốt quá trình đó ngành này đã vượt qua nhiều thách thức để dần vươn lên trở thành một trong những “trụ cột” xuất khẩu của Việt Nam.

Giai đoạn công nghiệp hóa (1990 - 2010) được xem là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với ngành da, giày Việt Nam, nó như “mầm mống động lực” để tạo vị thế cho toàn ngành, giai đoạn này bắt đầu từ khi Vietnam Lefaso được thành lập và đồng hành cùng các doanh nghiệp da giày nhằm định vị và phát triển ngành, với việc phát hành chiến lược quy hoạch ngành và tầm nhìn đến năm 2010 Trong giai đoạn này, các nhà máy công nghiệp được hình thành Việc sản xuất giày được trợ giúp bởi các thiết bị công nghiệp từ may, gò, đến các dây chuyền sản xuất chuyên dụng Bên cạnh đó, hàng loạt các nhà máy sản xuất công cụ hỗ trợ như sản xuất khuôn, form, dao chặt…, sản xuất đế cao su, EVA, TPR ra đời Đặc biệt, từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp da giày lớn từ Đài Loan-Trung Quốc, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam, như: Taekwang Vina, Hwasung, Pouyuen, Changshin, Chingluh, Kwang Nam… Đồng thời, nhiều tên tuổi lớn của ngành giày trong nước xuất hiện như: Bitis, Thái Bình Shoes, Bitas, An Lạc,

Trang 15

Hiệp Hưng, Thượng Đình, Thụy Khuê, Giày Hải Phòng, Giày Sài Gòn, Giày Phú Lâm, Vina Giày

Hiện nay, ngành da, giày thế giới đã có nhiều đổi thay; từ chỗ chủ yếu sản xuất ở thị trường các nước phát triển thì đã có sự dịch chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, hòa bình Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước như vậy, khi nước ta gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động Nhiều năm trở lại đây, ngành da giày Việt Nam liên tục gây những ngạc nhiên khi liên tiếp đạt được những thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu Ở thời điểm này, ngành da giày đã "ghi tên” mình vào trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu đôi giày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới, trong đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất Trong những năm qua, ngành công nghiệp da giày Việt Nam đang phát triển nhanh và được xem là một trong những mặt hàng chính góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU

2.1.2.1.Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường EU

Với quãng thời gian hơn 30 năm xây dựng và phát triển mối quan hệ ngoại giao, Việt Nam và EU đã có nhiều bước tiến quan trọng và cải thiện đáng kể được mối quan hệ song phương EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), EU

Trang 16

cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc Ở chiều ngược lại thì EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN (sau Singapore).

Ở chiều đi, Việt Nam ngày càng xuất khẩu được nhiều mặt hàng sang thị trường EU “khó tính” có thể kể đến như: chè, cà phê, hạt điều hay hàng dệt may, ngoài ra thì da, giày cũng đang ngày càng chứng minh được vị thế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sang EU Những năm gần đây, da giày luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Kể từ năm 1998, giày dép đã tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và nhanh chóng “ghi danh” trong nhóm có kim ngạch cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất giày dép các loại của Việt Nam nhìn chung tăng trưởng khả quan trong những năm qua Trong đó, sản lượng giày dép da đã tăng từ 218 triệu đôi vào năm 2005 lên 293,3 triệu đôi vào năm 2019 Mức tăng trưởng mạnh nhất nằm ở phân khúc giày thể thao, theo đó sản lượng đã tăng gấp 3,5 lần từ năm 2005 đến nay Năm 2017, xuất khẩu giày dép sang EU tăng trưởng ở mức 2 con số (10,1%); năm 2018 và năm 2019 kim ngạch tăng nhẹ, lần lượt 1,5% và 7,7% Năm tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến xuất khẩu giày dép sang thị trường EU giảm 10,9%, đạt 1,52 tỷ USD

Đơn vị: tỷ USD

Trang 17

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Qua biểu đồ ta thấy trong cả giai đoạn 2015-2020 thì kim ngạch xuất khẩu giày, dép của Việt Nam sang EU nhìn chung là tăng từ 3,38 tỷ USD (năm 2015) lên 3,85 tỷ USD (năm 2020), ghi nhận tốc độ tăng bình quân 2,6%/năm Trong đó có giai đoạn 2017-2019 có một sự tăng trưởng mạnh từ 3,96 tỷ USD (năm 2017) lên 4,45 tỷ USD (năm 2019), tăng 0,49 tỷ USD Có được sự tăng trưởng trong giai đoạn này một phần lớn là nhờ tác động của EVFTA giúp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa nước ta và Liên minh Châu Âu, đồng thời còn do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc Điều này khiến giá thành sản xuất ở Trung Quốc tăng lên khiến các doanh nghiệp chuyển hướng lựa chọn nhập khẩu từ Việt Nam Tuy nhiên vào năm 2020 do ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch Covid 19, hoạt động thương mại đóng băng nhiều nơi, nó cũng đã ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu giày, dép của Việt Nam sang EU Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì giai đoạn 2016-2019, đều bằng khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu giày, dép của cả nước Từ đó cho ta thấy được vị trí đối tác thương mại quan trọng của EU đối với Việt Nam, đây là một thị trường xuất khẩu lớn và mang nhiều tiềm năng phát triển.

Trang 18

Tiếp sau đó, vào thời điểm năm 2021 sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực rộng rãi hơn thì tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam được cải thiện và tăng trưởng đáng kể Cụ thể, chỉ tính quý 1/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng giày dép sang các thị trường thuộc khối EU đều tăng, trong đó Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%

Vào các tháng cuối năm 2023 thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tháng 9/2023 tăng 1,76% so với tháng 8/2023, sang tháng 10/2023 tiếp tục tăng 34,24% so với tháng 9/2023 Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sang EU 10 tháng năm 2023 vẫn giảm 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,97 tỷ USD Nguyên nhân của sự tụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sang EU vào năm 2023 chủ yếu là do lạm phát nên nhu cầu tiêu dùng bị sụt giảm, theo khảo sát đầu năm 2023 của World Footwear, nhu cầu giày dép châu Âu năm 2023 dự báo giảm 1%, tương đương khoảng 55,6 triệu đôi Tỷ trọng về trị giá xuất khẩu giày dép sang EU trong tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam cũng có xu hướng tăng dần Tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU chiếm 19,35% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam sang tất cả các thị trường, sang tháng 9/2023 chiếm 25,3% và tháng 10/2023 là 26,05% Đây đều là những con số khá ấn tượng cho việc xuất khẩu một mặt hàng cho thấy được khả năng cung ứng, chất lượng sản phẩm và vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng da, giày trên thế giới nói chung và đối với thị trường EU nói riêng Và cũng vào năm 2023 thì mặt hàng giày, dép các loại cũng lọt top 4 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU của Việt Nam (sau các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác) Và cũng theo đó, tỷ trọng xuất khẩu giày, dép sang EU trong tổng xuất khẩu giày, dép của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 cũng có sự giảm sút nhẹ so với 10 tháng đầu năm 2022, cụ thể là giảm từ 24,7% xuống còn 24,15%.

Trang 19

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang một số thị trường nhỏ trong khối EU như Rumani, Bungari, Manta, Látvia và Slovakia có xu hướng tăng mạnh Đặc biệt là thị trường Bungari, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này tháng 9/2023 tăng tới 145,93% so với tháng 8/2023, sang tháng 10/2023 tiếp tục tăng 43,34% so với tháng 9/2023 Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sang Bungari 10 tháng đầu năm nay dù chỉ chiếm 0,23% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU nhưng cũng tăng 92,59% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu giày, dép sang các thị trường khối EU tháng

Trang 21

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Qua bảng số liệu ta có thể thấy top 5 thị trường lớn mà Việt Nam xuất khẩu giày, dép của EU đó là các nước: Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, đây đều là những thị trường nhập khẩu ở mức 3 con số Ngoài các thị trường có kim ngạch xuất khẩu mạng giá trị lớn thì chúng ta còn dễ dàng nhận thấy còn có một số thị trường dù giá trị của tổng kim ngạch xuất khẩu không cao nhưng lại là những nước có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 Có thể kể đến như:

Thị trường Đan Mạch tuy là nước đứng thứ 14 về tổng kim ngạch đạt mức hơn 0,003 tỷ USD vào tháng 10 năm 2023 và tính chung chung cả 10 tháng năm 2023 thì nước này là nơi Việt Nam xuất khẩu giày, dép đạt hơn 0,017 tỷ USD, chiếm khoảng 0,43% tổng kim ngạch trong tổng số các thị thị trường ở EU mà Việt Nam xuất khẩu giày, dép sang nhưng lại là 1 trong những nước có sự tăng trưởng dương Tháng 10 năm 2023, xuất khẩu giày, dép của Việt Nam sang thị trường Đan Mạch tăng 18,98% Trước đó vào năm 2022, con số tăng trưởng này lên đến 237,9%.

Đối với thị trường Rumani thì kim ngạch xuất khẩu giày, dép của nước ta sang đây vào tháng 10 năm 2023 đạt hơn 0,003 tỷ USD và tính chung 10 tháng đầu năm 2023 thì con số này là gần 0,014 tỷ USD, chiếm khoảng 0,35% tổng kim ngạch trong tổng số các

Trang 22

thị trường EU mà Việt Nam xuất khẩu giày, dép sang, tăng 11,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với thị trường Phần Lan, trong tổng số kim ngạch xuất khẩu giày, dép của Việt Nam sang thị trường EU thì nước này đạt hơn 0,002 tỷ USD, họ chứng kiến mức tăng trưởng gần 100% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra còn có thị trường Sip và Hungary, trong đó đặc biệt là Sip với mức tăng trưởng hơn 200% so với tháng 10 năm 2022 – một con số vô cùng đáng để bàn luận và lấy làm động lực cho những lần hợp tác về sau.

Như vậy, trong cả thị trường EU rộng lớn thì ngoài một số đối tác lâu đời và đã có chỗ đứng nhất định thì hiện nay đã bắt đầu có thêm nhiều thị trường “gia nhập” đường đua, đóng góp vô cùng lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da, giày Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Những con số tích cực này một phần bắt nguồn từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng loạt ưu đãi giữa thương mại hai bên được đưa ra khiến cho mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với cả khối EU nói chung và từng thị trường riêng lẻ trong khối này nói riêng với Việt Nam đang ngày càng cải thiện lên những nấc thang mới

Trong số 5 thị trường này thì ta dễ dàng nhận thấy thị trường Tây Ban Nha có sự tăng trưởng dương ở cả khi so sánh tháng 10/2023 và 10 tháng năm 2023 với tháng 10/2022 và 10 tháng đầu năm 2022 ( kim ngạch xuất khẩu giày,dép tháng 10 năm 2023 tăng 2,57% so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2022 và kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2023 cũng tăng 26,81% so với 10 tháng đầu năm 2022) Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tiềm năng thâm nhập ngày càng sâu hơn của hàng da, giày Việt Nam và thị trường EU nói chung và thị trường Tây Ban Nha nói riêng.

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan