BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN “KHAI THÁC HẦM LÒ MỞ RỘNG, XUỐNG SÂU MỎ TÂY BẮC KHE CHÀM” ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NIN

273 0 0
BÁO CÁO ĐTM CỦA DỰ ÁN “KHAI THÁC HẦM LÒ MỞ RỘNG, XUỐNG SÂU MỎ TÂY BẮC KHE CHÀM” ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giai đoạn vận hành - Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn vận hành với công suất khai thác 120.000 tấn than nguyên khai/năm; - Đề xuất các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi

Trang 3

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 11

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 13

5 Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của Dự án 14

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 20

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 20

5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 25

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 28

5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 28

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 33

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 35

1.1 Thông tin về dự án 35

1.1.1 Tên dự án 35

1.1.2 Tên chủ dự án và tiến độ thực hiện dự án 35

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 35

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 37

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường .41

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 43

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 47

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 47

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 49

1.2.3 Các hoạt động của dự án 50

Trang 4

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) 51

1.2.5 Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn: 52

1.2.6 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác: 53

1.2.7 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 53

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,nước và các sản phẩm của dự án 53

1.3.1 Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng 53

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 55

1.5.2 Chuẩn bị khai trường 91

1.5.3 Thi công, xây dựng trong hầm lò 91

1.5.4 Thi công, xây dựng các công trình trên mặt bằng 95

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 98

1.6.1 Tiến độ thực hiện Dự án 98

1.6.2 Tổng mức đầu tư 98

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 99

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 101

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 101

2.1.1 Tổng hợp dữ liệu về các điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án 101

2.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận 120

Trang 5

2.1.3 Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của

dự án 121

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 122

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 122

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 127

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 129

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 129

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 131

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 131

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 131

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 147

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 157

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 157

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 171

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 202

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 202

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 207

3.4 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 207

3.4.1 Mức độ tin cậy,chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 207

3.4.2 Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy 208

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 209

4.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản 209

4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 209

4.1.2 Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường (CPM) 216

4.1.3 Kế hoạch thực hiện 235

4.1.4 Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 239

4.2 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải 246

4.3 Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 246

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 247

5.1 Chương trình quản lý môi trường 247

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 253

Trang 6

5.2.1 Giám sát giai đoạn thi công, xây dựng 253

5.2.2 Giám sát giai đoạn vận hành 253

5.2.3 Giám sát giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường (CPM) 254

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD5 Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C trong 5 ngày

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV Cán bộ công nhân viên

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Trang 8

Bảng 1-7: Trữ lượng, tài nguyên than theo mức cao 44

Bảng 1-8: Tổng hợp trữ lượng huy động mỏ Tây Bắc Khe Chàm theo mức cao 45

Bảng 1-9: Tổng hợp trữ lượng mỏ Tây Bắc Khe Chàm 46

Bảng 1-10: Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án 47

Bảng 1-11: Tổng hợp các hạng mục công trình trên MBSCN+19 48

Bảng 1-12: Tổng hợp các hạng mục công trình trên MB cửa lò thông gió +22 49

Bảng 1-13: Tổng hợp các hạng mục công trình trên mặt bằng kho VLNCN 49

Bảng 1-14: Tổng hợp các công trình trên mặt bằng khu nhà ở công nhân 49

Bảng 1-15: Tổng hợp các công trình BVMT của Dự án 51

Bảng 1-16: Tổng hợp các công trình phòng ngừa, giảm thiểu tác động do sạt lớ, xói lở 52

Bảng 1-17: Tính toán phụ tải điện của dự án 55

Bảng 1-18: Tính toán phụ tải điện loại I 59

Bảng 1-19: Các chỉ tiêu cơ bản của lưới cung cấp điện 64

Bảng 1-20: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 65

Bảng 1-21: Nhu cầu khí nén phục vụ đào lò và khai thác năm đạt CSTK 68

Bảng 1-22: Kết quả tính toán, lựa chọn đường kính ống dẫn khí nén 70

Bảng 1-23: Thống kê sản lượng than nguyên khai 70

Bảng 1-24: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ cột thủy lực đơn, xà khớp 71

Bảng 1-25: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ bậc khay chống lò bằng cột thuỷ lực đơn kết hợp xà khớp 72

Bảng 1-26: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ chống giàn mềm ZRY 73

Bảng 1-27: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ dọc vỉa phân tầng chống tăng cường gương khấu bằng giá thủy lực di động 74

Bảng 1-28: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ dọc vỉa phân tầng chống tăng cường gương khấu bằng các cũi lợn gỗ 75

Bảng 1-29: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật lò chợ chống giữ bằng giá khung thủy lực di động dạng phân thể ZH2000/1.2/1.7 75

Bảng 1-30: Lịch kế hoạch khai thác mỏ 79

Bảng 1-31: Tồng hợp khối lượng các đường lò giếng và sân ga mức -150 81

Trang 9

Bảng 1-32: Tổng hợp khối lượng vận tải năm đạt công suất thiết kế 83

Bảng 1-33: Thống kê lượng nước chảy vào mỏ Tây Bắc Khe Chàm 88

Bảng 1-34: Các lò chợ huy động vào năm đạt công suất thiết kế 91

Bảng 1-35: Tổng hợp khối lượng các đường lò XDCB 92

Bảng 1-36: Tổ hợp thiết bị đào lò trong đá 95

Bảng 1-37: Tổ hợp thiết bị đào lò trong than 95

Bảng 1-38: Thống kê khối lượng xây dựng các công trình trên mặt bằng 95

Bảng 1-39: Thống kê các thiết bị thi công xây dựng trên mặt bằng 97

Bảng 1-40: Tổng mức đầu tư của Dự án 98

Bảng 1-41: Biên chế lao động của Dự án 100

Bảng 2-1: Đặc điểm các vỉa than khu mỏ Tây Bắc Khe Chàm 105

Bảng 2-2: Độ tro trung bình, tỷ trọng của các loại đá kẹp 107

Bảng 2-3: Độ tro theo vỉa trong khu mỏ Khe Chàm 107

Bảng 2-4: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá 112

Bảng 2-5: Tổng hợp khí khí tự nhiên Khe Chàm theo mức cao 113

Bảng 2-6: Xếp loại mỏ theo độ chứa khí metan tự nhiên của vỉa than 113

Bảng 2-7: Hàm lượng khí mêtan và độ chứa khí mỏ Tây Bắc Khe Chàm 114

Bảng 2-8: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2020-2022 115

Bảng 2-9: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm và tổng lượng mưa năm giai đoạn 2020 -2022 116

Bảng 2-10: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm và tổng số giờ nắng trong năm giai đoạn 2020-2022 116

Bảng 2-11: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2020-2022 116

Bảng 2-12: Lượng bốc hơi trung bình các tháng trong năm và tổng lượng bốc hơi năm giai đoạn 2020 -2022 117

Bảng 2-13: Tốc độ gió trung bình trạm khí tượng Cửa Ông giai đoạn 2020 - 2022 117

Bảng 2-14: Vị trí lấy mẫu khảo sát hiện trạng môi trường 123

Bảng 2-15: Kết quả quan trắc các thông số vi khí hậu 123

Bảng 2-16: Kết quả khảo sát hiện trạng tiếng ồn 124

Bảng 2-17: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 124

Bảng 2-18: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 125

Bảng 2-19: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 127

Bảng 3-1: Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) 131

Bảng 3-2: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) 132

Bảng 3-3: Tổng hợp khối lượng đào lò XDCB (đào mới) 134

Bảng 3-4: Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình khoan 136

Bảng 3-5: Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn trong giai đoạn thi công, xây dựng 136

Trang 10

Bảng 3-6: Tổng hợp khối lượng thi công đào đắp trên mặt bằng 137

Bảng 3-7: Tổng hợp khối lượng vận tải giai đoạn thi công, xây dựng 139

Bảng 3-8: Các thiết bị phục vụ thi công chủ yếu 139

Bảng 3-9: Hệ số phát thải của một số máy thi công 140

Bảng 3-10: Tải lượng bụi và khí thải của máy thi công trong giai đoạn xây dựng 140

Bảng 3-11: Danh mục các CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng 142

Bảng 3-12: Tiếng ồn của các thiết bị thi công trong lò 142

Bảng 3-13: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người theo mức độ, thời gian tác động 143

Bảng 3-14: Tiếng ồn phát sinh từ các xe/máy thi công 143

Bảng 3-15: Tiếng ồn của máy thi công theo khoảng cách 144

Bảng 3-16: Mức rung gây ra do các thiết bị, máy thi công 145

Bảng 3-17: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước thải hầm lò mỏ Tây Bắc Khe Chàm (năm 2017 và năm 2018) 158

Bảng 3-18: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước suối 160

Bảng 3-19: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước 160

Bảng 3-20: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (sau xử lý) 161

Bảng 3-21: Khả năng tiếp nhận nước thải (sau xử lý), sức chịu tải của nguồn tiếp nhận 161

Bảng 3-22: Tải lượng bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn khai thác 164

Bảng 3-23: Nồng độ bụi và khí thải do hoạt động vận tải trong giai đoạn khai thác 164

Bảng 3-24: Tải lượng ô nhiễm bụi từ hoạt động đổ thải 165

Bảng 3-25: Danh mục các CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành 166

Bảng 3-26: Mức ồn tại các điểm đo ở khoảng cách bất kỳ 167

Bảng 3-27: Mức ồn của một số thiết bị 167

Bảng 3-28: Thông số kỹ thuật của bơm tại trạm bơm mức -150 172

Bảng 3-29: Tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng hệ thống XLNT hầm lò (công suất 125 m3/giờ) 176

Bảng 3-30: Tổng hợp các thiết bị của hệ thống XLNT hầm lò 177

Bảng 3-31: Tổng hợp các công trình thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn 181

Bảng 3-32: Tổng hợp lưu lượng gió cung cấp cho các lò chợ 183

Bảng 3-33: Hạ áp các đường lò năm đạt công suất thiết kế 185

Bảng 3-34: Tính toán sức cản đặt cửa sổ gió 191

Bảng 3-35: Kết quả tính toán lưu lượng và hạ áp trạm quạt 191

Bảng 3-36: Kết quả tính toán động cơ điện 191

Bảng 3-37: Các thông số kỹ thuật của quạt cục bộ 192

Bảng 3-38: Tổng hợp các thông số của bãi thải 194

Bảng 3-39: Tổng hợp các công trình, thiết bị quản lý CTNH giai đoạn vận hành 194

Trang 11

Bảng 3-41: Danh mục các công trình bảo vệ môi trường 203

Bảng 4-1: Tổng hợp chi phí CPM theo Phương án 1 210

Bảng 4-2: Tổng hợp chi phí CPM theo Phương án 2 213

Bảng 4-3: So sánh, đánh giá hai phương án CPM 215

Bảng 4-4: Tổng hợp khối lượng thi công xây bịt các cửa lò, cửa giếng 217

Bảng 4-5: Tổng hợp khối lượng công việc lập hàng rào dây thép gai tại khu vực các cửa lò, cửa giếng 220

Bảng 4-6: Tổng hợp các máy, thiết bị tháo dỡ, di chuyển sau khi kết thúc khai thác 221

Bảng 4-7: Tổng hợp các hạng mục công trình không tiến hành phá dỡ, tháo dỡ 222

Bảng 4-8: Tổng hợp quy mô tháo dỡ các công trình trên MBSCN 225

Bảng 4-9: Tổng hợp khối lượng san gạt các MBSCN 229

Bảng 4-10: Tổng hợp khối lượng trồng cây phủ xanh các MBSCN 231

Bảng 4-11: Tổng hợp khối lượng nạo vét hệ thống thoát nước 231

Bảng 4-12: Tổng hợp các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường 233

Bảng 4-13: Nhu cầu nguyên vật liệu 234

Bảng 4-14: Nhu cầu máy, thiết bị 234

Bảng 4-15: Tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường 236

Bảng 4-16: Tổng hợp nội dung giám sát khác trong giai đoạn CPM 237

Bảng 4-17: Kế hoạch tổ chức giám định 238

Bảng 4-18: Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 241

Bảng 5-1: Tóm tắt chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 249

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1-1: Sơ đồ hoạt động tổng quát của dự án khai thác mỏ 71

Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án 99

Hình 3-1: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn tại mỏ 150

Hình 3-2: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT hầm lò (công suất 125 m3/ngày.đêm) 173

Hình 3-3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 179

Hình 3-4: Sơ đồ tổ chức quản lý, vận hành các công trình BVMT 207

Hình 4-1: Mặt cắt điển hình hàng rào thép gai xung quanh khu vực các cửa lò, cửa giếng 220

Hình 4-2: Sơ đồ tổ chức cải tạo, phục hồi môi trường 235

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về Dự án

Mỏ Tây Bắc Khe Chàm đã được Tổng công ty Đông Bắc tiến hành khai thác hầm lò theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 2735/GP-BTNMT ngày 30/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (công suất khai thác 50.000 tấn than nguyên khai/năm) Mỏ đã kết thúc khai thác vào tháng 12/2017, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định đóng cửa mỏ tại Quyết định số 1116/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2022

Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu thụ trong nước ngày càng lớn (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện); ngoài ra, việc nhập khẩu than gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung và giá than nhập khẩu tăng cao Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu khai thác khu mỏ nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên than không tái tạo của đất nước, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động rất cần thiết

Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016; khu mỏ Tây Bắc Khe Chàm tiếp tục được khai thác xuống sâu theo dự án

“Khai thác hầm lò dưới mức -50 mỏ Tây Bắc Khe Chàm” công suất khai thác 75.000 tấn

than nguyên khai/năm, diện tích khu vực khai thác 1,01 km2 Theo văn bản số 1103/TTg-CN ngày 21/11/2022 và Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ

tướng Chính phủ, dự án “Khai thác hầm lò dưới mức -50 mỏ Tây Bắc Khe Chàm” được

đổi tên thành dự án“Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” có

công suất khai thác 80.000 ÷ 120.000 tấn than nguyên khai/năm và diện tích khu vực khai thác là 0,52 km2

Căn cứ "Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023, Tổng Công ty Đông Bắc đã phối hợp với Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp – Vinacomin - Xí nghiệp Thiết kế than Hòn Gai (đơn vị tư vấn) tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) của Dự án“Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” (sau đây gọi là Dự án)

Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

Dự án khai thác mỏ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường Căn cứ theo quy định tại điểm d) Khoản 3 Điều 28 và điểm b) Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường và mục số 10, Phụ lục III kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án: “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” thuộc dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, do đó thuộc đối tượng phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Tuân thủ các yêu cầu pháp lý trên, Tổng Công ty Đông Bắc đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Mỏ (đơn vị tư vấn) lập Báo cáo ĐTM của Dự án “Khai thác

Trang 14

hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm”

Báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá, dự báo những tác động xấu, xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng Báo cáo ĐTM làm cơ sở cơ sở khoa học trong công tác quản lý và giám sát môi trường của Dự án

Phạm vi của báo cáo ĐTM

- Đánh gia tác động trong quá trình thi công xây dựng các công trình mới phục vụ sản xuất bao gồm:

+ Các hạng mục công trình trên MBSCN +19; + Các hạng mục công trình Kho VLNCN; + Hệ thống cấp điện

- Đề xuất các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành

- Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn vận hành với công suất khai thác 120.000 tấn than nguyên khai/năm;

- Đề xuất các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn CPM

- Đánh giá tác động đến môi trường trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường;

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn này

Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được thực hiện trong giai đoạn khai thác trước đây Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng công ty cần thực hiện thủ tục thuê đất với nhà nước

Hoạt động sàng tuyển than:

Than nguyên khai sau khai thác được vận chuyển đến kho G9 (Tổng công ty Đông Bắc) để sàng tuyển và chế biến Sản phầm than sạch sau chế biến được tiêu thụ qua cảng Khe Dây Công tác chế biến và tiêu thụ than không thuộc phạm vi của báo cáo ĐTM của Dự án này

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo NCKT

UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án

Tổng Công ty Đông Bắc (Chủ dự án) là cơ quan phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi (NCKT) của Dự án

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan

Trang 15

Dự án “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” phù hợp với các quy hoạch phát triển đã được phê duyệt như sau:

- Dự án có số thứ tự 4.1, danh mục các dự án đầu tư mỏ than vùng Cẩm Phả

thuộc phụ lục II kèm theo Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050;

- Phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 80/QĐ-TTg

ngày 11/2/2023;

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất

năm 2021 của thành phố Cẩm Phả đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021;

- Phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 và phê duyệt điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 156/QĐ-UBND

ngày 17/01/2023

1.4 Mối quan hệ của dự án với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

Dự án “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” không nằm trong khu kinh tế (KKT), khu công nghệ cao (KCNC), khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và các khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (CCN)

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

a) Các văn bản pháp lý  Văn bản chung

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8; thông qua ngày 17/11/2010;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014, có hiệu lực từ thi hành từ 01/01/2015;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;

Trang 16

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ về việc Sửa đổi,

bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết

một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết

một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc

“Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, xét triển vọng đến năm 2030”

- Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 24/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ về

việc “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh)”;

- Văn bản số 1698/TTg-CN ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc

“Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam”;

- Văn bản số 1103/TTg-CN ngày 21/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc

“Xem xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam”;

- Văn bản số 125/TTg-CN ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về

việc xem xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam;

- Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng ban hành

QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh;

Trang 17

- Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh “Về việc phê

duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Mông Dương tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”;

- Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;

- Văn bản số 8945/UBND-QH1 ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết; quy hoạch tổng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả;

- Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

 Văn bản liên quan đến ĐTM và quản lý chất thải

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

 Văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/20220 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ;

- Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Trang 18

b) Các Quy chuẩn/Tiêu chuẩn môi trường

 Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia(KTQG) về chất lượng không khí

+ QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

+ QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi amiăng, bụi chứa silic, bụi không chứa silic, bụi bông và bụi than - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

+ QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

+ QCĐP 4: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng không khí xung quanh tỉnh Quảng Ninh;

+ QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

 Quy chuẩn về tiếng ồn

+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

+ QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

 Quy chuẩn về độ rung

+ QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

+ QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc

 Các quy chuẩn về chất lượng nước

 QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;  QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;  QCĐP 1:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh

Quảng Ninh;

 QCĐP 3: 2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

 QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;  QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

dưới đất

 Quy chuẩn về chất lượng đất và bùn thải

- QCVN 50: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

 Quy chuẩn về an toàn khai thác hầm lò và VLNCN

+ Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18 - TCN - 5-2006;

Trang 19

+ QCVN 01:2011/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

+ QCVN 02:2016/BC - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ; + QCVN 03:2017/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vì chống thủy lực

dùng trong mỏ than hầm lò;

+ QCVN 01:2018/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò;

+ QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;

 Quy chuẩn về xây dựng, PCCC

+ QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng;

+ QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng; + QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà

và công trình

c) Các hướng dẫn kỹ thuật

Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong ĐTM:

- Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Hướng dẫn kỹ thuật lập báo

cáo Đánh giá tác động môi trường (Tập I – Nhóm một số dự án phát triển), 2009;

- Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Hướng dẫn kỹ thuật lập báo

cáo Đánh giá tác động môi trường (Tập II – Nông nghiệp, khai thác mỏ/năng lượng, thương mại/công nghiệp), 2009;

- UnitedStates Environmental Protection Agency (US-EPA), AP-42: Compilation

of Air Emissions Factors;

- World Health Organization (WHO), Assessment of sources of Air, Water, and

Land Pollution - A Guide to Rapid Source Inventory Techniques and Their Use in Formulating Environmental Control Strategies (Part one: Rapid Inventory techniques in Environmental Pollution), 1993;

- Enviroment Australia, Emisson Estimation Technique Manual for Combustion

Engines, Version 2.2, 1999;

- Western Regional Air Partnership’s (WRAP), Fugitive Dust Hanbook, 2006

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

Dự án “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” là dự án đầu tư xây dựng mới trên cơ sở dự án “Dự án khai thác hầm lò khu I mỏ Tây Bắc Khe

Trang 20

Chàm” đã kết thúc khai thác và hoàn thành thủ tục đóng cửa mỏ (theo Quyết định số

1116/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

2.2.1 Văn bản liên quan đến Dự án khai thác hầm lò khu I mỏ Tây Bắc Khe Chàm

a) Văn bản liên quan đến trữ lượng, khai thác, đóng cửa mỏ

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 2735/GP-BTNMT ngày 30/12/2008 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường cấp cho Tổng công ty Đông Bắc (khai thác than bằng phương pháp hầm lò tại mỏ than Tây Bắc Khe Chàm);

- Quyết định số 1116/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc đóng cửa mỏ khoáng sản khu vực khai thác than bằng phương pháp hầm lò tại các Vỉa 17, 18, 19, 20 và 21 - Mỏ Tây Bắc Khe Chàm thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh của Tổng Công ty Đông Bắc

b) Văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường

- Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 14/10/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án khai thác hầm lò khu I mỏ Tây Bắc Khe Chàm duy trì sản xuất – Công ty TNHH MTV Tổng công ty Đông Bắc;

- Quyết định số 3256/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với Cơ sở khai thác hầm lò khu I mỏ Tây Bắc Khe Chàm duy trì sản xuất – Công ty TNHH MTV 35 tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh của Tổng công ty

Đông Bắc;

- Văn bản số 4857/TNMT-BVMT ngày 28/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Quảng Ninh về việc Thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường của cơ sở khai thác hầm lò khu I mỏ Tây Bắc Khe Chàm của Công ty TNHH MTV 35;

- Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (các lần từ thứ 6 đến lần

thứ 11) tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh: số 07/GXN-QBVMT ngày 10/02/2012 (lần thứ 01); số 28/GXN-QBVMT ngày 22/3/2012 (lần thứ 02); số 105/GXN-QBVMT ngày 14/3/2013 (lần thứ 03); số 48/GXN-QBVMT ngày 10/02/2014 (lần thứ 04); số 10/GXN-QBVMT ngày 14/01/2015 (lần thứ 05); số 29/QBVMT-GXN ngày 02/3/2016 (lần thứ 06);

- Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (trượt giá 2016) số

141/QBVMT–GXN ngày 24/3/2016 tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh

c) Văn bản liên quan đến sử dụng đất

- Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc thu hồi và điều chỉnh người đứng tên chủ sử dụng đất cho Tổng công ty Đông Bắc (chủ sử dụng đất xác định trước đây là Công ty TNHH MTV 35) theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm để quản lý, bảo vệ tài sản, các công

trình khai thác tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả;

Trang 21

- Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc gia hạn thời gian thuê đất cho Tổng công ty Đông Bắc (đã được UBND Tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 10/7/2018) để quản lý bảo vệ tài sản, các công trình khai thác tại phường Mông Dương, thành phố

Cẩm Phả;

- Quyết định số 5352/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về việc gia hạn thời gian thuê 26.409,6 m2 đất tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả của Tổng Công ty Đông Bắc (Công ty 790 - Chi nhánh Tổng Công ty Đông Bắc đang quản lý, sử dụng) đã được gia hạn thuê đất tại Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm đế quản lý bảo vệ tài sản, các công trình khai thác trong thời gian xỉn gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;

- Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc gia hạn thời gian thuê 26.409,6 m2 đất tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả của Tổng Công ty Đông Bắc (Công ty 790 - Chi nhánh Tống Công ty Đông Bắc đang quản lý, sử dụng) đã được gia hạn thuê đất tại Quyết định sổ 5352/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm đế hoàn thiện đề án đóng cửa mỏ

2.2.2 Văn bản liên quan đến Dự án Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm

a) Văn bản liên quan đến trữ lượng, khai thác, đóng cửa mỏ

Quyết định số 1164/QĐ-HĐTLQG ngày 29/12/2020 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia về việc phê duyệt trữ lượng trong Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh;

b) Văn bản liên quan đến sử dụng đất

Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc gia hạn thời gian thuê 26.409,5 m2 đất cho Tổng công ty Đông Bắc (đã được thuê đất tại Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND Tỉnh) để quản lý, bảo vệ tài nguyên, tài sản trong thời gian triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu Tây Bắc Khe Chàm tại phường Mông Dương,

thành phố Cẩm Phả

c) Văn bản liên quan đến quy hoạch

- Văn bản số 3121/BCT-DKT ngày 06/6/2022 của Bộ Công thương về việc xin ý

kiến đối với đề nghị của Tổng công ty Đông Bắc về việc điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam;

- Văn bản số 5975/BCT-DKT ngày 03/10/2022 của Bộ Công thương về việc xem

xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam”;

- Văn bản số 8463/BCT-DKT ngày 29/12/2022 của Bộ Công thương về việc xem

xét điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam”;

Trang 22

- Văn bản số 1425/BCT-DKT ngày 15/3/2023 của Bộ Công thương về việc thực

hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam”;

- Văn bản số 4162/UBND-CN ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về

việc tham gia ý kiến đề nghị của Tổng công ty Đông Bắc về điều chỉnh một số nội dung của quy hoạch phát triển ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;

- Văn bản số 3496/VP.UBND-QHTN&MT ngày 06/6/2023 của UBND tỉnh

Quảng Ninh về việc đề nghị chấp thuận chủ trương lập QHCT tỷ lệ 1/500 – Dự án khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 – Mặt bằng sân công nghiệp mỏ than Khe Chàm III tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả;

- Văn bản số 2740/UBND-QLDT ngày 7/7/2023 của UBND Thành phố Cẩm Phả

về việc lập Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Mặt bằng sân công nghiệp mỏ than Khe Chàm III tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả,tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Dự án Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm tại Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 4183/QĐ-UBND ngày 7/11/2023 của UBND thành phố Cẩm Phả

về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 – Dự án khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả;

- Quyết định số 5159/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND thành phố Cẩm

Phả về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Dự án Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm tại Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án khai thác hầm lò khu I mỏ Tây

Bắc Khe Chàm duy trì sản xuất, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Đông Bắc lập năm 2011 (đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 14/10/2011);

- Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh do Công ty Cổ phần tin học, công nghệ và môi trường – Vinacomin lập, đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-HĐTLQG ngày 29/12/2020;

- Thuyết minh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Dự án Khai thác hầm lò mở rộng,

xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm tại Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Tổng Công ty Đông Bắc lập năm 2023;

- Tài liệu cập nhật hiện trạng mặt bằng, đào lò và khai thác mỏ Tây Bắc Khe

Chàm đến thời điểm 31/12/2022 do Tổng Công ty Đông Bắc cấp

Trang 23

- Thống kê số lượng, chất lượng thiết bị, giá trị tài sản hiện có của Công ty 790

có thể huy động vào dự án đến thời điểm 31/12/2022 do Tổng Công ty Đông Bắc cấp;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) của Dự án“Khai thác hầm lò mở rộng,

xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm”; Tổng Công ty Đông Bắc lập năm 2024;

- Các bản vẽ trong báo cáo NCKTcủa Dự án “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống

sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm”; Tổng Công ty Đông Bắc lập năm 2024;

- Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án và vùng xung

quanh do Tổng Công ty Đông Bắc phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện năm 2023;

- Tài liệu tham vấn UBND, UBMTTQ phường Mông Dương và Biên bản họp tham

vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án; Tổng Công ty Đông Bắc phối hợp UBND phường Mông Dương thực hiện

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM của Dự án:“ Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” được Tổng Công ty Đông Bắc (Chủ dự án) tổ chức thực hiện và thuê đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn Mỏ

 Chủ Dự án: Tổng Công ty Đông Bắc

Đại diện: (Ông) Đỗ Mạnh Khảm Chức vụ: Tổng Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính: Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 0203.3836.336 Fax: 0203.3835.773

 Đại diện chủ Dự án thực hiện Dự án: Công ty 790 - Chi nhánh Tổng Công ty

Đông Bắc (theo Giấy ủy quyền số 8540/GUQ-ĐB ngày 15/11/2023 của Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc)

Đại diện: (Ông) Lê Văn Hiến Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính: Khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203 3865.076 Fax: 0203 3866.183

 Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty Cổ phần Tư vấn Mỏ

Đại diện: (Ông) Nguyễn Đức Liên Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: P3+4/B2, tập thể Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội Điện thoại: 0983.327.302 Email: tuvanmo.com@gmail.com

 Trình tự quá trình lập báo cáo ĐTM như sau:

1 Nghiên cứu nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) của Dự án, các tài liệu kỹ thuật, văn bản pháp lý khác có liên quan;

Trang 24

2 Thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, khí hậu, thuỷ văn và môi trường có liên quan đến khu vực dự án;

3 Điều tra khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án; 4 Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích,

đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường;

5 Để xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án;

6 Đề xuất xây dựng các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường,

7 Đề xuất các phương án CPM, so sánh đánh giá lựa chọn phương án CPM; xây dựng các nội dung CPM, tính toán chi phí CPM và tiền ký quỹ

8 Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án; 9 Tập hợp số liệu, xây dựng các Chương, mục;

10 Tổng hợp báo cáo ĐTM; 11 Tham vấn bằng văn bản;

12 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến;

13 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử; 14 Bổ sung và hoàn thiện báo cáo ĐTM;

15 Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; 16 Họp hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án;

17 Chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo ĐTM theo Kết luận của Hội đồng thẩm định; 18 Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM

của Dự án

3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

Danh sách những người tham gia chính trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án như sau:

1 Đại diện chủ Dự án: Công ty 790 – Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc

1.1 Lê Văn Hiến Giám đốc Đồng chủ trì cuộc họp cộng đồng với UBND phường Mông Dương

2 Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Mỏ

2.1 Nguyễn Đức Liên Giám đốc Chỉ đạo chung lập Báo cáo ĐTM Dự án

Trang 25

TT Họ và tên Chức vụ/Trình độ

2.2 Ngô Văn Quân Cử nhân Khoa học Môi trường

- Chủ nhiệm lập báo cáo; tổng hợp báo cáo;

- Phụ trách nội dung phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị 2.3 Đinh Minh Cương ThS Khai thác mỏ Phụ trách nội dung Chương 1 và

Chương 2

2.4 Nguyễn Thị Thùy Trang Kỹ sư môi trường

Phụ trách nội dung Chương 3 (đánh giá dự báo các tác động), Chương 4 và Chương 5

2.5 Nguyễn Kiên Kỹ sư môi trường

Phụ trách nội dung Chương 3 (đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động) và Chương 6

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Trong báo cáo ĐTM của Dự án “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm” sử dụng các phương pháp sau đây:

 Các phương pháp ĐTM

- Phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment): Do Tổ chức Y tế thế giới

(WHO) đề xuất Được áp dụng để: (i) Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của dự án và (ii) Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm;

- Phương pháp lập bảng liệt kê: Lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án

và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng

của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường

 Các phương pháp khác

- Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường: Phương pháp nhằm xác

định vị trí các điểm đo và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường (không khí, tiếng ồn,

nước mặt, đất) khu vực dự án và vùng xung quanh;

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: Được thực hiện

theo quy định của TCVN về bảo quản và phân tích các thông số môi trường

phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án; - Phương pháp đánh giá so sánh: So sánh kết quả đo đạc và phân tích với các

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) nhằm đánh hiện trạng chất lượng môi trường hiện tại/tình trạng, mức độ ô nhiễm;

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu

khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án;

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu ĐTM của dự án có liên quan; - Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở gặp gỡ, lấy ý kiến của lãnh đạo

Trang 26

UBND cấp xã và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi Dự án;

- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các

tác động của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án

Danh mục các phương pháp ĐTM và phương pháp lập báo cáo ĐTM của Dự án được thống kê như sau:

1 Nghiên cứu dự án, xây dựng kế hoạch thực hiện khảo sát hiện trạng môi trường

Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường và lấy mẫu khảo sát hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn) tại địa điểm triển khai dự án và khu vực xung quanh

Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc lấy mẫu phân tích ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

3 Phân tích mẫu môi trường tại phòng thí nghiệm

4 Tham vấn cộng đồng - Phương pháp điều tra xã hội học

- Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế xã hội 5 Xây dựng các hợp phần và nội dung báo

cáo ĐTM

- Xây dựng nội dung Chương 1 Tổng hợp và phân tích hệ thống

- Xây dựng nội dung Chương 2 - Phương pháp thống kê;

- Xây dựng nội dung Chương 5 Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp

- Xây dựng nội dung Chương 6 Phương pháp điều tra xã hội học 6 Hiệu chỉnh báo cáo - Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp

5 Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của Dự án

5.1 Thông tin về dự án

a) Thông tin chung:

- Tên dự án: “Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm”

- Địa điểm thực hiện dự án: phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh

Quảng Ninh

Trang 27

+ Đại diện: (Ông) Đỗ Mạnh Khảm + Chức vụ: Tổng Giám đốc

+ Địa chỉ: Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Đại diện chủ Dự án thực hiện Dự án: Công ty 790 - Chi nhánh Tổng Công ty

Đông Bắc (theo Giấy ủy quyền số 8540/GUQ-ĐB ngày 15/11/2023 của Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc)

+ Đại diện: (Ông) Lê Văn Hiến Chức vụ: Giám đốc

+ Địa chỉ trụ sở chính: Khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

b) Phạm vi, quy mô, công suất

 Quy mô sử dụng đất, mặt nước:

Tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 52 ha (0,52 km2), bao gồm: - Khu vực khai thác hầm lò: 52,0 ha;

- Khu vực MBSCN của dự án (bao gồm: MBSCN, MB cửa lò, đường vận chuyển,…): diện tích 7,52 ha (75.146,5 m2) nằm hoàn toàn trong ranh giới khu vực khai thác hầm lò, trong đó:

+ Mặt bằng sân công nghiệp +19: diện tích 1,44 ha (14.325,00 m2); + Mặt bằng nhà nghỉ CBCNV: diện tích 0,51 ha (5.128,5 m2); + Khu vực kho VLNCN: diện tích 0,06 ha (598,7 m2);

+ Mặt bằng cửa lò thông gió +22: 0,4 ha (4.020 m2); + Bãi thải: 0,25 ha (2.522,8 m2);

+ Đất cây xanh: 3,5 ha (34.970 m2);

+ Đất giao thông, HTKT, đất khác: diện tích 1,36 ha (13.581,5 m2)

 Công suất khai thác

Công suất khai thác 120.000 tấn/năm (theo than nguyên khai)

c) Công nghệ sản xuất

* Tóm tắt công nghệ sản xuất: Đào lò và khấu than → Bốc xúc, vận tải than và

đất đá thải lên mặt bằng → Vận chuyển than, đất đá thải → Kho than G9/bãi thải

d) Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Không có

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

a) Các hạng mục công trình

Trang 28

Các hạng mục công trình bao gồm:

- Khu vực khai thác hầm lò (01 khu): biện giới trên mặt có diện tích 52 ha; biên giới dưới sâu tại mức -190 m;

- Khu vưc MBSCN: diện tích 7,52 ha, bao gồm các hạng mục công trình: MBSCN +19 (1,44 ha); MB cửa lò thông gió (0,4 ha); MB kho VLNCN (0,06 ha); MB khu nhà ở công nhân (0,51 ha); bãi thải (0,25 ha), đất cây xanh, đất

giao thông, HTKT b) Các hoạt động của dự án

 Giai đoạn thi công, xây dựng

Các hoạt động trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án bao gồm:

- Vận chuyển nguyên vật liệu, máy, thiết bị phục vụ thi công xây dựng: phát sinh

bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển; tác động tới hạ tầng giao thông;

- Thi công các hạng mục XDCB trong hầm lò: phát sinh bụi, khí thải trong quá

trình đào lò, nước thải hầm lò, đất đá thải;

- Xây dựng các công trình trên mặt bằng: phát sinh bụi trong quá trình thi công xây

dựng, chất thải xây dựng, nước mưa chảy tràn;

- Sinh hoạt của CBCNV tại công trường: phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước

thải sinh hoạt

 Giai đoạn vận hành (khai thác mỏ)

Các hoạt động trong giai đoạn vận hành bao gồm:

- Khai thác than hầm lò: phát sinh bụi, khí thải trong quá trình khoan – nổ mìn; khí

mỏ; nước thải hầm lò;

- Vận chuyển than đến kho G9, vận chuyển đất, đá thải san gạt MBSCN+19: phát

sinh bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển; nước mưa chảy tràn; tác động tới hạ tầng giao thông;

- Sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị: phát sinh CTNH;

- Sinh hoạt của CBCNV tại dự án: phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước thải

sinh hoạt

 Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường

Các hoạt động trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm:

- Thi công các nội dung CPM (xây bịt các cửa lò, cửa giếng; lắp đặt hàng rào, biển

cảnh báo nguy hiểm khu vực các cửa lò, cửa giếng; tháo dỡ, di chuyển máy, thiết bị sau khi kết thúc khai thác; tháo dỡ, phá dỡ các công trình trên MBSCN; san gạt mặt bằng và trồng cây phủ xanh MBSCN; nạo vét hệ thống thoát nước trên MBSCN; cải tạo tuyến đường vận tải; Nạo vét suối Bàng Tẩy (đoạn chảy qua khu vực Dự án): Phát sinh bụi, khí thải trong quá trình san lấp hồ lắng, san gạt

Trang 29

mặt bằng, chất thải phá dỡ;

- Sinh hoạt của CBCNV: phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

a) Nước thải, bụi và khí thải

 Nước thải sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: sinh hoạt của CBCNV tại công trường - Khối lượng nước thải: 38,22 m3/ngày.đêm

- Tính chất của nước thải: Chất rắn lơ lửng; chất hữu cơ; chất dinh dưỡng; dầu, mỡ động thực vật; coliform

 Nước thải hầm lò

- Nguồn phát sinh: Nước mưa ngấm vào các khe nứt trong lò (khi có mưa lớn), nước ngầm phát sinh trong lò;

- Khối lượng lớn nhất: 25,1 m3/giờ

- Tính chất của nước thải: pH, TSS, Fe, Mn;  Nước mưa chảy tràn

- Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy qua MBSCN trong giai đoạn thi công, xây dựng;

- Khối lượng: 88,4 l/s (tương đương 318 m3/giờ) trong ngày có lượng mưa lớn nhất - Tính chất của nước thải: Chất rắn lơ lửng (TSS)

 Bụi và khí thải

- Nguồn phát sinh: đào lò XDCB (khoan – nổ mìn trong hầm lò), san gạt mặt bằng và xây dựng các công trình trên MBSCN; hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; hoạt động của các máy thi công

- Thông số ô nhiễm: tổng bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO

b) Chất thải rắn, CTNH

 Chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Sinh hoạt của công nhân - Khối lượng: 319 kg/ngày

- Thành phần: chất hữu cơ, gỗ, giấy, nhựa, túi nilon, vỏ đồ hộp, vỏ lon,…

 Chất thải rắn thông thường

- Nguồn phát sinh: Hoạt động đào lò XDCB, hoạt động san gạt mặt bằng, hoạt động xây dựng các công trình trên mặt bằng

Trang 30

- Khối lượng đào lò XDCB: 15.127 m3; thành phần: đất, đá đào lò

- Khối lượng thi công xây dựng các công trình trên mặt bằng: 2.608 m3; thành phần: đất, đá

 Chất thải xây dựng:

- Nguồn phát sinh: Hoạt động thi công, xây dựng các công trình;

- Khối lượng: 15 tấn (trung bình 0,63 tấn/tháng);

- Thành phần: sắt, thép vụn, vỏ bao xi măng, gỗ, đá thừa, cát thừa, vữa, gạch, bê

tông,

 Chất thải nguy hại:

- Nguồn phát sinh: hoạt động sửa chữa (sự cố) các máy thi công, hoạt động xây dựng, hoạt động văn phòng, sinh hoạt của công nhân

- Khối lượng: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải (1,2 kg/năm); Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (240 kg/năm); Dầu thủy lực tổng hợp thải (180 kg/năm); Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (60 kg/năm); Xỉ hàn, que hàn thải (6 kg/năm); Bao kim loại cứng thải (60 kg/năm); Bao bì nhựa cứng thải (36 kg/năm)

c) Tiếng ồn, độ rung, chấn động

Nguồn phát sinh:

- Hoạt động khoan – nổ mìn trong hầm lò;

- Hoạt động của máy thi công và các phương tiện vận tải

Quy chuẩn áp dụng:

- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

a) Nước thải, bụi và khí thải

 Nước thải sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: sinh hoạt của CBCNV tại khu nhà ở công nhân - Khối lượng nước thải: 36,12 m3/ngày.đêm

Trang 31

- Tính chất của nước thải: Chất rắn lơ lửng; chất hữu cơ; chất dinh dưỡng; dầu, mỡ động thực vật; coliform

 Nước thải hầm lò

- Nguồn phát sinh: Nước thải sản xuất trong quá trình khai thác than hầm lò; - Khối lượng lớn nhất: 108,5 m3/giờ

- Tính chất của nước thải: pH, TSS, Fe, Mn;  Nước mưa chảy tràn

- Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn qua MBSCN;

- Khối lượng: 88,4 l/s (tương đương 318 m3/giờ) trong ngày có lượng mưa lớn nhất

- Tính chất của nước thải: Chất rắn lơ lửng (TSS)  Bụi và khí thải

- Nguồn phát sinh: hoạt động khai thác than hầm lò (nổ mìn, khấu than, bốc xúc đất đá và than), hoạt động trên mặt bằng (vận chuyển than kho G9, vận chuyển đất đá thải đến bãi thải, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, công tác đổ thải)

- Thông số ô nhiễm: tổng bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO

b) Chất thải rắn, chất thải nguy hại

 Chất thải rắn sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Sinh hoạt của công nhân tại MBSCN - Khối lượng: 299 kg/ngày

- Thành phần: chất hữu cơ, gỗ, giấy, nhựa, túi nilon, vỏ đồ hộp, vỏ lon,…

 Chất thải rắn thông thường

- Nguồn phát sinh: hoạt động đào lò khai thác

- Khối lượng đào lò trong đá: 3.090 m3/năm, tổng khối lượng đất đá thải trong giai đoạn khai thác (10 năm) khoảng 30.900 m3; thành phần: đất, đá đào lò

 Chất thải nguy hại:

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sửa chữa (sự cố) các máy thi công; sinh hoạt của công nhân

- Khối lượng: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải (1,8 kg/năm); Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (360 kg/năm); Dầu thủy lực tổng hợp thải (240 kg/năm); Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (84 kg/năm); Xỉ hàn, que hàn thải (12 kg/năm); Bao kim loại cứng thải (60 kg/năm); Bao bì nhựa cứng thải (24 kg/năm)

c) Tiếng ồn, độ rung, chấn động

Trang 32

- Hoạt động khoan – nổ mìn trong hầm lò;

- Hoạt động của các máy thi công và phương tiện vận tải

Quy chuẩn áp dụng:

- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

d) Các tác động khác

- Tác động đến suối Bàng Tẩy

- Tác động đến hạ tầng giao thông trong khu vực - Tác động tới kinh tế - xã hội

- Rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

5.4.1.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

a) Thu gom, xử lý nước thải sản xuất (nước thải hầm lò)

Trong quá trình thực hiện Dự án Khai thác hầm lò Khu I mỏ Tây Bắc Khe Chàm, Tổng công ty Đông Bắc đã tiến hành xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống

XLNT hầm lò có công suất 50 m3/giờ Tuy nhiên, hiện nay công trình đã hư hỏng,

xuống cấp không thể sử dụng Do đó trong quá trình thi công, xây dựng dự án Khai thác hầm lò mở rộng, xuống sâu mỏ Tây Bắc Khe Chàm sẽ tiến hành xây dựng mới Hệ

thống XLNT có công suất 125 m3/giờ Công trình xử lý sẽ được thi công và hoàn thiện trong thời kỳ đầu của giai đoạn xây dựng Nước thải hầm lò trong giai đoạn này sẽ được thu gom và xử lý tại hệ thống XLNT trên

Nước thải từ các đường lò được chảy theo hệ thống rãnh nước dọc theo các đường lò dọc vỉa và lò xuyên vỉa, tập trung tại lò chứa nước mức -50 Từ đây nước được bơm lên cửa lò mức +19 Tại cửa lò, nước thải được đấu nối với hệ thống đường ống dẫn HDPE D150 và dẫn về Hệ thống XLNT hầm lò (xây dựng mới)

b) Thu gom và xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc trong giai đoạn thi công, xây dựng của được thu gom và xử lý tại hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung công suất 40 m3/ngày.đêm (xây dựng mới) tại khu nhà ở công nhân trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.

c) Kiểm soát nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu nhà ở công nhân được thu gom bằng hệ thống rãnh thoát nước hiện có trên mặt bằng và thoát vào suối bàng Tẩy Rãnh có kích thước rộng x sâu= 0,4 x 0,3 (m), chiều dài 188 m Kết cấu: Đáy rãnh BTXM, thành rãnh xây gạch

Trang 33

Nước mưa chảy tràn trên MBSCN+19 được thu gom bằng hệ thống rãnh thu nước và thoát ra suối Bàng Tẩy Rãnh có kích thước rộng x sâu= 0,5 x 0,5 (m), dài 210 m Kết cấu: rãnh xây đá hộc VXM

Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng kho VLNCN được thu gom bằng hệ thống rãnh thu nước và thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực Rãnh có kích thước rộng x sâu= 0,5 x 0,5 (m), chiều dài 90 m Kết cấu: rãnh xây đá hộc VXM

d) Xử lý bụi, khí thải

 Giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình đào lò XDCB

- Phun nước tưới ẩm trong quá trình khoan tạo lỗ để giảm thiểu tác động của bụi

trong quá trình khoan, lắp đặt đường ống dẫn nước sản xuất bằng ống HDPE DN 65 ÷ 90 bố trí dọc theo các lò vận tải để cung cấp nước tưới ẩm cho quá trình khoan, nguồn nước cấp sản xuất được lấy bể chứa nước (dung tích 100 m3) trên MBSCN+19;

- Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai để giảm thiểu tác động của bụi và chấn

động trong quá trình nổ mìn;

- Sử dụng thuốc nổ nhũ tương lò than, đây là thuốc nổ an toàn sử dụng trong quá

trình đào lò trong than/đào lò trong đá có nguy hiểm về khí mê tan (CH4);

- Sau khi nổ mìn tiến hành các biện pháp thông gió và tưới nước dập bụi để giảm

nồng độ bụi trong các đường lò

- Tiến hành đo nồng độ khí và bụi trong lò sau thời điểm nổ mìn, khi đảm bảo

điều kiện an toàn mới cho người lao động vào lò;

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động trong hầm lò theo

danh mục nghề

 Giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình đào/đắp thi công các hạng mục công trình trên mặt bằng

- Thi công các hạng mục công trình theo hình thức cuốn chiếu, từng phần/từng

hạng mục Xây dựng đến đâu tiến hành công tác vệ sinh và thu dọn hiện trường ngay đến đó;

- Tiến hành phun nước giảm bụi trên MBSCN+19, MB Kho VLNCN trong quá

trình thi công, xây dựng, tần suất 02 lần ngày, sử dụng xe xitec dung tích 5 m3 tưới nước giảm bụi;

- Đất đá bóc được tận dụng san nền trên MBSCN+19, tiến hành san gạt, đầm nén

tạo độ chặt để giảm thiểu phát tán bụi

 Giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động vận tải

- Các phương tiện vận tải phải còn thời hạn kiểm định khi đưa vào sử dụng; thời hạn

kiểm định là căn cứ xác định phương tiện vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải;

- Quy định các xe vận tải chở đúng tải trọng quy định, không chở quá tải;

Trang 34

- Các xe vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng phải được che bạt phủ kín và buộc

chặt để giảm thiểu phát tán vật chất rơi vãi;

- Quy định tốc độ vận chuyển của các xe vận tải là <20km/h (khi lưu thông qua các

khu vực đông dân cư);

- Bố trí lao động quét dọn, thu gom các vật liệu rơi vãi trên tuyến đường vận tải

từ MBSCN+19 đến cầu Trắng (dài 400m) và từ cầu Trắng đến ngã 3 điểm giao với đường Bàng Nâu – Khe Dây (dài 550m); tần suất 01 lần/ngày và khi có nhiều vật chất rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển;

- Tưới nước tuyến đường vận tải từ MBSCN+19 đến cầu Trắng (dài 400m), tần

suất 2 lần/ngày, sử dụng xe xitéc dung tích 5 m3

 Các biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải từ hoạt động của máy thi công

Các biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải từ máy thi công gồm:

- Các máy thi công sử dụng phải được kiểm định về tiêu chuẩn phát thải trước

khi đưa vào sử dụng

- Thường xuyên bảo dưỡng máy, thiết bị thi công theo định kỳ; - Vận hành thiết bị theo đúng công năng và công suất thiết bị

 Các biện pháp bổ trợ khác

- Trồng và duy trì dải cây xanh tại MBSCN+19 và ven tuyến đường vận tải trong

mỏ để hạn chế tác động môi trường và cải thiện điều kiện vi khí hậu; cây trồng sử dụng cây phi lao, khoảng cách giữa 2 cây liền kề từ 2m (tương đương mật độ trồng 2.500 cây/ha);

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho CBCNV theo Thông tư số

25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

- Tổ chức giao thông hợp lý với các phương tiện vận tải, tránh ùn tắc giao thông

trong khu vực thi công, tránh các hoạt động vận tải ra vào công trường lúc giờ cao điểm

5.4.1.2 Giai đoạn vận hành

a) Thu gom và xử lý nước thải

 Xử lý nước thải sản xuất (nước thải hầm lò)

Nước thải từ các đường lò được chảy theo hệ thống rãnh nước dọc theo các đường lò dọc vỉa và lò xuyên vỉa, tập trung tại lò chứa nước mức -150 Từ đây nước được bơm lên cửa lò mức +19 Tại cửa lò, nước thải được đấu nối với hệ thống đường ống dẫn HDPE D150 và dẫn về Hệ thống XLNT hầm lò (công suất 125 m3/giờ)

* Quy trình công nghệ XLNT công nghiệp (dự kiến): Nước thải hầm lò → Hệ thống

bơm và đường ống dẫn → Bể điều hòa và lắng sơ bộ → Bể trung hòa → Bể keo tụ (PAC) → Bể trợ keo tụ (PAM) → Bể lắng tấm nghiêng (lamella) → Bể lọc mangan → Bể chứa nước sạch → Suối Bàng Tẩy

Trang 35

Chất lượng nước sau xử lý sẽ được giám sát tại Trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục có hệ thống truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước để giám sát chất lượng đầu ra của hệ thống XLNT hầm lò Nước thải sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (cột B; Kq= 0,9; Kf= 1,1; KQN= 0,95) được xả thải vào suối Bàng Tẩy

 Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được tách dòng xử lý như sau:

- Nước xí tiểu từ khu vệ sinh sẽ được xử lý tại bể tự hoại, nước thải sau xử lý được chảy vào hệ thống cống thu gom nước thải của khu nhà ở công nhân, sau đó dẫn về hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung

- Nước rửa từ khu vực các chậu rửa, nước thoát sàn trong nhà vệ sinh, nước từ nhà tắm sẽ được đi qua các rọ chắn rác và phễu thoát sàn (loại bỏ các vạt chất có kích thước lớn) Nước rửa được thoát vào hệ thống cống thu gom nước thải của khu nhà ở công nhân, sau đó dẫn về hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung

- Nước rửa từ nhà bếp sẽ được đi qua rọ thu rác để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, sau đó được dẫn vào bể tách dầu, mỡ để loại bỏ dầu mỡ trước khi chảy vào hệ thống cống thu gom nước thải của khu nhà ở công nhân, sau đó dẫn về hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung

Nước thải sau xử lý sơ bộ được thu gom về hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung công suất 40 m3/ngày.đêm

* Quy trình công nghệ XLNT sinh hoạt (dự kiến): Nước thải vệ sinh (xử lý qua bể tự

hoại), nước thải bếp (xử lý qua bể tách mỡ) nước rửa, tắm giặt → Bể lắng Lamenla → Bể trung hòa → Bể thiếu khí - MBC → Bể hiếu khí → Bể lọc MBC → Bể chứa + Khử khuẩn → Bể khử trùng → Suối Bàng Tẩy

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B, k= 1,2), sau đó được xả thải vào suối Bàng Tẩy

 Kiểm soát nước mưa chảy tràn

Xây dựng hệ thống rãnh thu gom, lắng cặn nước mưa chảy tràn từ khu nhà ở công nhân, MBSCN, kho VLNCN trước khi xả ra môi trường tiếp nhận

b) Xử lý bụi, khí thải

 Các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải trong hầm lò

- Phun nước tưới ẩm trong quá trình khoan tạo lỗ để giảm thiểu tác động của bụi

trong quá trình khoan Nước tưới ẩm sử dụng nước từ đường ống cấp nước sản xuất, được bố trí dọc theo các lò vận tải và trong các lò chợ khai thác bên phía người đi lại

- Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai để giảm thiểu tác động của bụi và chấn

động trong quá trình nổ mìn;

Trang 36

- Sử dụng thuốc nổ nhũ tương lò than, đây là thuốc nổ an toàn sử dụng trong quá

trình đào lò trong than/đào lò trong đá có nguy hiểm về khí mê tan (CH4);

- Tưới nước dập bụi sau trình nổ mìn, định mức tưới nước 25 l/tấn than khai thác,

tương đương khối lượng nước sử dụng tưới nước dập bụi trong 1 năm là 3.000 m3/năm Nước được cấp từ đường ống HDPE Dy 20 ÷ 90 bố trí dọc theo các lò vận tải và trong các lò chợ khai thác Nguồn cấp nước sử dụng bể nước sản xuất dung tích 100 m3 trên MBSCN+19

* Phương pháp thông gió

Sơ đồ thông gió mỏ được lựa chọn là sơ đồ thông gió trung tâm, phương pháp thông gió hút Mỏ duy trì 01 trạm quạt ở cửa lò rãnh gió +19 (Quạt BD-II-6-No14)

Căn cứ lịch khai thác và sơ đồ chuẩn bị các vỉa, năm mỏ đạt công suất thiết kế (năm thứ 3) cũng là năm thông gió khó khăn nhất của mỏ Thời điểm đạt công suất thiết kế có hai lò chợ:

- Thông gió cho lò chợ LC 21-1:

Gió sạch theo giếng nghiêng chính +19/-165 từ mặt bằng +19 xuống mức -150 thông gió cho khu vực sân ga, hầm trạm mức -150, sau đó theo lò xuyên vỉa VT mức -150 → Dọc vỉa mức -150 vỉa 20 → Xuyên vỉa mức -150 từ vỉa 20 sang vỉa 21 → Thượng VT mức -150/-100 vỉa 21 → Lò dọc vỉa VT LC 21-1 → sau đó đi vào thông gió cho lò chợ LC 21-1

Gió thải từ lò chợ LC 21-1 lên Lò dọc vỉa TG LC 21-1 → Xuyên vỉa -50 → Giếng nghiêng phụ TG, VT mức +19/-50 → sau đó ra mặt đất bằng rãnh gió +19

- Thông gió cho lò chợ LC 20-1:

Gió sạch theo giếng nghiêng chính +19/-165 từ mặt bằng +19 xuống mức -150 thông gió cho khu vực sân ga, hầm trạm mức 150, sau đó theo lò xuyên vỉa VT mức -150 → Dọc vỉa mức 150 vỉa 20 → Thượng VT mức 150/-100 vỉa 20 → Lò dọc vỉa VT LC 20-1→ sau đó đi vào thông gió cho lò chợ LC 20-1

Gió thải từ lò chợ LC 20-1 lên Lò dọc vỉa TG LC 20-1 → Xuyên vỉa -50 → Giếng nghiêng phụ TG, VT mức +19/-50 → sau đó ra mặt đất bằng rãnh gió +19

 Các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải trên mặt bằng

- Trồng và duy trì dải cây xanh xung quanh MBSCN+19 và tuyến đường vận tải

trong mỏ, cây trồng lựa chọn là cây phi lao, mật độ trồng 2.500 cây/ha, tương đương khoảng cách giữa 2 cây liền kề và giữa các hàng cây với nhau là 2m;

- Lắp đặt vòi phun sương tại khu vực băng tải than;

- Tưới nước dập bụi trên tuyến đường vận tải từ MBSCN+19 đến cầu Trắng (dài

400m) và từ cầu Trắng đến ngã 3 điểm giao với đường Bàng Nâu – Khe Dây (dài 550m); tần suất tưới nước từ 1-2 lần/ngày; sử dụng xe xi téc dung tích 5m3;

Trang 37

- Cứng hóa tuyến đường vận tải từ câu Trắng (cổng vào mỏ) đến ngã 3 điểm giao

với đường Bàng Nâu – Khe Dây (dài 550 m) để giảm thiểu phát tán bụi trong quá trình vận chuyển và thuận tiện trong công tác thu gom vật chất rơi vãi;

- Thường xuyên cải tạo và tu sửa tuyến đường vận chuyển trong mỏ;

- Trang bị đầy đủ cho CBCNV lao động theo Thông tư số

25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

 Các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải từ hoạt động của các xe vận tải

- Sử dụng các phương tiện vận tải chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu và ít phát

thải các khí thải độc hại Các phương tiện vận tải phải còn thời hạn kiểm định, có giấy chứng nhận đăng kiểm đạt các tiêu chuẩn về khí thải Dự án không sử dụng các phương tiện cũ, nát; các phương tiện đã hết hạn đăng kiểm;

- Không chuyên chở quá tải trọng quy định để giảm thiểu phát tán khí thải và vật

chất rơi vãi;

- Quy định tốc độ vận chuyển của các xe vận tải khi qua vực dân cư <20km/h

Các xe chở đúng tải trọng và tốc độ sẽ hạn chế được lượng bụi phát tán và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông

- Thường xuyên bảo dưỡng để thiết bị hoạt động ở chế độ tốt nhất: các thiết bị

vận tải sử dụng tại Dự án sẽ được bảo dưỡng để hạn chế phát tán khói thải

- Che bạt phủ kín thùng sau của các phương tiện vận tải: các xe vận tải của dự án phải che phủ bạt để hạn chế phát tán bụi và than chất rơi vãi

 Các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải từ hoạt động của máy thi công

- Sử dụng các máy thi công có chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu và ít phát thải

các khí thải độc hại Các máy thi công phải còn thời hạn kiểm định Dự án không sử dụng các máy cũ, nát; các máy đã hết hạn sử dụng;

- Vận hành thiết bị theo đúng công suất và hướng dẫn của nhà sản xuất: vận hành

theo đúng quy trình vận hành và thiết kế của nhà sản xuất sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đồng thời đảm bảo cho thiết bị vận hành ổn định, phát sinh khí thải trong giới hạn cho phép

- Thường xuyên bảo dưỡng các máy thi công để thiết bị hoạt động ở chế độ tốt nhất

5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

5.4.2.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

a) Công trình, biện pháp thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Công ty trang bị các thùng chứa dung tích 20 lit, 60 lít, 100 lit loại bằng nhựa, có nắp đậy đặt tại các khu vực có phát sinh Chất thải rắn thải sinh hoạt được Công ty thuê đơn vị có chức năng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả thu gom, vận chuyển (tần suất 1-2 lần/ngày)

Trang 38

b) Công trình, biện pháp thu gom, quản lý và xử lý đất đá bóc trong quá trình đào lò XDCB

Toàn bộ khối lượng đào lò trong đá (15.127 m3) sẽ được tận dụng để san gạt MBSCN+19 Đất đá thải được vận chuyển bằng các goòng 1,5 m3 lên mặt bằng cửa lò bằng, sau đó được máy xúc bốc xúc đổ thải trên mặt bằng, sử dụng gầu máy xúc đề đầm nèn tạo độ chặt

c) Đất đá bóc trong quá trình xây dựng các công trình trên MBSCN

Khối lượng thải đất đá bóc phát sinh trong quá trình thi công các hạng mục công trình trên MBSCN là 2.608 m3 Khối lượng đắp tận dụng tại chỗ là 1.041 m3 Khối lượng còn lại là 1.566 m3 sẽ được tận dụng để san gạt MBSCN+19

d) Biện pháp quản lý, xử lý chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng được phân loại và xử lý như sau:

- Loại 1: bao gồm sắt, thép vụn, vỏ bao xi măng, sẽ được thu gom và bán cho

cơ sở thu mua phế liệu;

- Loại 2: gỗ, các các vật chất dễ cháy khác (tre, bao bì, giấy, xốp, ) sẽ được

thu gom và tập kết trên mặt bằng công trường (bố trí 1 khu vực tập kết riêng biệt trên mặt bằng);

- Loại 3: đá thừa, cát thừa, vữa, gạch, bê tông, Đối với loại chất thải này, Công

ty bố trí 01 thùng chứa chất thải xây dựng (thùng thép, dung tích 6 m3) tại khu vực công trường để thu gom

Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý toàn bộ khối lượng chất thải xây dựng phát sinh

e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý CTNH

CTNH được phân loại như sau:

- Chất thải dạng lỏng (dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; dầu thủy lực tổng hợp thải) được thu gom bằng các thùng phuy loại 200 lit (bằng nhựa hoặc bằng sắt, có nắp đậy);

- Các CTNH khác (chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại; bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải; xỉ hàn, que hàn thải) được phân loại bằng các thùng chứa HDPE, dung tích 60 lit có nắp đậy, số lượng 3 thùng

- Riêng đối với bao kim loại cứng và bao bì nhựa cứng được đặt trên các tấm pallet gỗ/nhựa và lưu giữ trong kho CTNH

Toàn bộ CTNH trong giai đoạn thi công, xây dựng sẽ được lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH, diện tích 36 m2 (bố trí trong xưởng sửa chữa trên MBSCN+19) Kết cấu: Móng trụ BTCT, móng tường xây đá hộc, nền BTXM, tường xây gạch chỉ trên lưới

Trang 39

B40, mái lợp tôn Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh vận chuyển, xử lý (tần suất vận chuyển xử lý từ 6 - 12 tháng/lần)

5.4.2.2 Giai đoạn vận hành

a) Công trình lưu giữ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn vận hành chủ yếu phát sinh tại khu nhà ở công nhân Chủ dự án tiếp tục sử dụng các thùng rác đã trang bị trong giai đoạn trước để thu gom, lưu giữ chất thải phát sinh Chủ dự án tiếp tục ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng tại địa phương

b) Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn chủ yếu là đất đá đào lò, mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò nên khối lượng đất đá thải không nhiều Khối lượng đất đá thải hàng năm trong giai đoạn khai thác mỏ là 8.220 tấn/năm (tương đương 3.090 m3/năm) Khối lượng đất đá thải trong giai đoạn khai thác của mỏ (10 năm) khoảng 30.900 m3

Một phần khối lượng đất đá thải (8.873 m3) sẽ được tận dụng để san nền, nâng cao cốt cao độ của MBSCN+19 Khối lượng còn lại (22.027 m3) sẽ được đổ thải tại bãi thải ngoài của mỏ

c) Công trình lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại

Tổng hợp các công trình, thiết bị quản lý CTNH giai đoạn vận hành

Số lượng

1 Thùng chứa CTNH dạng lỏng

- Thùng chứa dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; dầu thủy lực tổng hợp thải;

- Dung tích 200lit, thùng làm bằng sắt hoặc bằng

- Thùng chứa các loại CTNH sau: Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại; xỉ hàn, que hàn thải; bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính

- Nhãn dán để phân loại và nhãn dán để cảnh báo

các loại chất thải nguy hại; 14 cái

Trang 40

TT Tên công trình/thiết bị Mô tả lượng Số

trong kho chứa tạm;

- Quy cách và trình bày nhãn theo hướng dẫn tại TCVN 6707-2009 -Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa; màu sắc chủ đạo của các nhãn là màu vàng, chữ đen

5 Khu vực lưu giữ CTNH

Khu vực lưu giữ các loại CTNH trước khi bàn giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý được bố trí trong xưởng sửa chữa (trên MBSCN+19; - Quy mô: Diện tích 36 m2;

- Kết cấu: Móng trụ BTCT, móng tường xây đá hộc, nền BTXM, tường xây gạch chỉ trên lưới B40, mái lợp tôn

01 CT

Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh vận chuyển, xử lý (tần suất vận chuyển xử lý từ 6 - 12 tháng/lần)

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a) Giai đoạn thi công, xây dựng

- Để giảm bớt tiếng ồn và rung động, bố trí các máy/thiết bị hoạt động hợp lý,

tránh hoạt động tất cả các máy cùng một lúc để cộng hưởng tiếng ồn

- Thường xuyên bảo dưỡng máy thi công phương tiện vận tải để giảm thiểu phát

sinh tiếng ồn;

- Quy định tốc độ xe hợp lý (<10km) khi hoạt động trong khu vực dự án; - Các phương tiện vận tải, máy thi công phải còn thời hạn đăng kiểm;

- Kiểm tra mức ồn, rung của phương tiện giao thông vận tải, thiết bị và máy thi

công trong quá trình vận hành, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hành sửa chữa, khắc phục độ ồn hoặc lắp đặt các thiết bị giảm thanh;

- Trang bị đầy đủ cho CBCNV lao động theo danh mục nghề

b) Giai đoạn vận hành

- Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trên mặt bằng - Trang bị bảo hộ lao động cho CBCNV theo danh mục nghề

- Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy và quy trình vận hành các máy móc thiết bị - Sử dụng VLNCN theo đúng giấy phép sử dụng VLNCN

- Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị vận tải trong lò: Trục tải, máng cào, trạm quạt cục bộ… để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn

5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

a) Giảm thiểu tác động đến suối Bàng Tẩy

Ngày đăng: 01/04/2024, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan