Báo cáo knqg nos

13 0 0
Báo cáo knqg   nos

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khu vực miền Bắc, miền Trunga/ Chủ động bố trí cơ cấu sản xuất né tránh thiên tai- Vùng đồng bằng trũng thấp: chuyển lúa sang nuôi thủy sản chuyên kết hợpđắp bờ vùng, bờ thửa trồng cây ă

Trang 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM THÍCH ỨNG, GIẢMTHIỂU THIỆT HẠI DO CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐẾN SẢN

XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

I KHÁI QUÁT CHUNG CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), năm 2021, cả nước đã xảy ra 841 trận thiên tai với 18/22 loại hình; trong đó 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, từ tháng 9 đến tháng 11, khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 4 cơn bão số 5, 6, 7, 8 và 6 đợt mưa lũ lớn diện rộng Thống kê cho thấy, thiên tai đã làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200 tỉ đồng

Nguyên nhân chính gây nên các thiên tai bất thường là do biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn biến phức tạp, thực tiễn diễn ra trong những năm vừa qua cho thấy biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, nhìn lại đối chiếu với những nhận định trước đây, thời điểm trước năm 2010, khởi đầu của nhiều nghiên cứu về thiệt hại do biến đổi khí hậu trên thế giới, nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu Trong một nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước đang phát triển của Ngân hàng thế giới đưa ra những nhận định dự báo từ năm 2007 cho thấy Việt Nam là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, căn cứ vào kịch bản nước biển dâng một trong những yếu tố cơ bản của biến đổi khí hậu Kết quả tính toán dự báo cho thấy nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m sẽ có 10,8 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng, có khoảng 10,21% GDP, 7,14% diện tích đất nông nghiệp, 28,67% diện tích đất ngập nước và 10,74% diện tích đô thị sẽ bị ảnh hưởng.

Thiên tai có nhiều loại hình, mỗi loại hình gây những tác động khác nhau đối với sản xuất và đời sống Ứng với mỗi loại hình thiên tai cần áp dụng những giải pháp ứng phó phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra Bảng 1 dưới đây thống kê một số loại hình thiên tai chính ở các vùng trên cả nước tác động đến sản xuất nông nghiệp như sau:

Bảng 1: Các loại hình thiên tai chính ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp ở Việt Nam

SttCác vùngCác loại hình thiên tai chính

1 Miền núi phía Bắc Tây khô nóng (gió Lào)Lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, gió 2 Vùng đồng bằng sông

Bão, ngập lụt, rét hại, gió Lào

3 Bắc trung Bộ Bão,ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, 1

Trang 2

xâm nhập mặn, rét hại, gió Lào… 4 Nam Trung Bộ nắng nóng, xâm nhập mặn,…Bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, 5 Tây Nguyên Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, 6 Đông Nam Bộ Bão, lũ, khô hạn, xâm nhập mặn 7 LongĐồng bằng sông Cửu Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờsông , bờ biển,…

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM THÍCH ỨNG, GIẢM NHẸ TÁC HẠICỦA CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ở nước ta, hoạt động sản xuất nông nghiệp phần lớn diễn ra trong điều kiện tự nhiên (ngoài trời) nên thường chịu tác động trực tiếp và nặng nề của thiên tai Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn kết hợp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật (TBKT), công nghệ (CN) tiên tiến, chúng tôi đề xuất các giải pháp Kỹ thuật để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và khôi phục sản xuất đối với từng loại hình thiên tai như sau:

A Đối với loại hình thiên tai bão, lũ, úng lụt1 Giải pháp về trồng trọt

1.1 Khu vực miền Bắc, miền Trung

a/ Chủ động bố trí cơ cấu sản xuất né tránh thiên tai

- Vùng đồng bằng trũng thấp: chuyển lúa sang nuôi thủy sản chuyên kết hợp

đắp bờ vùng, bờ thửa trồng cây ăn quả, rau màu ngắn ngày; hoặc gieo trồng 1 vụ lúa Đông xuân kết hợp thả vụ cá vụ Mùa, trồng các loại rau nổi tự nhiên (rau muống bè, rau rút) hoặc trồng trên các lồng, bè nhân tạo trong vụ Mùa.

- Vùng ven biển: chuyển vụ lúa Mùa sang nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi thủy sản chuyên kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả chịu gió bão (dừa, chà là …) , trồng rừng chắn gió, chắn cát bay, cây thức ăn chăn nuôi…

b/ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp

- Về giống: sử dụng các giống lúa cứng cây, cao cây, chịu ngập úng tốt; các giống cây ăn quả chịu gió bão, chịu ngập úng: dừa, nhãn, mít , xoài …

- Bố trí thời vụ gieo trồng để né tránh thiên tai: căn cứ vào quy luật bão, lũ lụt nhiều năm ở từng địa phương và thời gian sinh trưởng của từng loại cây trồng, loại giống để tính toán thời vụ giao trồng hợp lý, đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển trong khung thời vụ tương đối an toàn, đặc biệt các thời kỳ sinh trưởng, phát triển quan trọng của cây trồng (giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa, trổ bông và giao đoạn chín) tránh cac cao điểm bão, lũ lụt.

2

Trang 3

- Chăm sóc, quản lý cây trồng: Bón cân đối các loại phân N- P- K; bón bổ sung các các loại phân trung, vi lượng như Can xi, Magie, Silic… để tăng khả năng cứng cây, chịu gió bão, ngập úng

Khi có dự báo có bão, mưa lớn cần chủ các phương án tiêu nước đệm, khẩn trương thu hoạch lúa, hoa mùa vụ Đông Xuân, Hè Thu, vụ Mùa theo phương châm

“xanh nhà hơn già đồng”; đối với vườn cây lâu năm: trước khi bão vào cần tỉa cắt

bớt cành, thực hiện các biện pháp chằng, chống bảo vệ cây chống gió giật gây gãy cành, đổ cây.

Sau khi mua bão, cần khẩn trương tiêu thoát úng ngập, vệ sinh đồng ruộng, vườn cây; bón bổ sung (qua đường rễ và phun lên lá) các loại phân Lân, Kali, dễ tiêu, các chế phẩm kích thích ra rễ, nảy chồi để cây sớm phục hồi Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: thực hiện tỉa, cắt cành, chằng chống để hạn chế cây bị gãy cành, trốc rễ, rụng quả

c/ Chủ động phương án sản xuất dự phòng thiên tai: Chuẩn bị đủ lượng

giống, lúa, rau màu ngắn ngày dự phòng để gieo trồng lại kịp thời khi bị ngập úng nặng, cây trồng không thể phục hồi và thời vụ còn cho phép.

1.2 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Chủ động bố trí sản xuất né tránh thiên tai: (1) Vùng đầu nguồn các sông Tiền, sông Hậu và vùng rốn lũ và không có đê bao chủ động: chỉ bố trí 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu), không làm lúa vụ Thu Đông (Vụ 3); có thể bố trí trồng sen, súng, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chăn nuôi vịt trong mùa lũ để tăng thu nhập cho nông dân (2) Vùng phù sa ngọt, cù lao ven các sông Tiển, Sông Hậu: chuyển 1 phần đất lúa sang trồng cây ăn trái (lên liếp) kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt; tằng cường củng cố các bờ bao ngăn lũ để bảo vệ vườn cây (3) Đối với vùng cửa các sông lớn và vùng ven biển: chuyển trồng dừa hoặc cây ăn quả lâu năm; các cây rau màu, ngắn ngày, cây thức ăn phục vụ chăn nuôi (bò, dê, heo, gà, vịt ), nuôi trồng thủy sản chuyên hoặc kết hợp 1 vụ lúa (mùa mưa) và 1 vụ Thủy sản (mùa khô)

Hướng dẫn nông dân cơ cấu giống và thời vụ xuống giống lúa, màu tập trung phù hợp với thời gian lũ về và lũ rút của từng địa phương để đảm bảo an toàn với lũ, đồng thời né tránh các cao điểm sâu bệnh có thể xảy ra trong từng vụ

2 Giải pháp về thủy sản

Trong mùa bão, lũ đối với đối tượng nuôi thuỷ sản nếu không có các biện pháp và phương án thích hợp sẽ gây hậu quả thiệt hại nặng nề Đối với nuôi biển cần có những giải pháp về kỹ thuật nào để thích ứng:

a) Trước khi có mưa bão

- Chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, tránh, khắc phục hậu quả của thiên tai (lưới, đăng chắn, dụng

3

Trang 4

cụ, cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, tàu thuyền, phao cứu sinh…);

- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cz thương phẩm; - Tổ chức nắm bắt tình hình nuôi trồng thủy sản; rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, hóa chất xử lý môi trường phục vụ công tác phục hồi sản xuất thủy sản sau mưa bão;

- Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao; gia cố bờ ao, đầm, các công trình phụ trợ tại cơ sở nuôi, đảm bảo an toàn khi mưa, bão đến;

- Kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng Xây dựng phương án di dời lồng bè vào khu vực kín gió, an toàn, có dòng chảy phù hợp, độ mặn ổn định (đối với nuôi ven biển) khi cần thiết Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài;

- Sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người khi xảy ra thiên tai.2

b) Biện pháp khắc phục sau mưa bão

- Xả bớt nước trên tầng mặt, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước, nhất là đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao;

- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước đảm bảo an toàn (nếu cần thiết);

- Bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời;

- Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm);

- Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.

3 Giải pháp về chăn nuôi

Thiên tai bão, lũ lụt, ngập úng gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi Trước tình hình đó cần có những giải pháp kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm thiểu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.

- Đảm bảo chuồng trại vững chắc Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.

4

Trang 5

- Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng và đặc tính, lứa tuổi của đàn vật nuôi.

- Khi có dự báo bão, lũ cần kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án sơ tán, cứu hộ vật nuôi khi bị ngập lụt.

- Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất: Từng hộ gia đình cần chủ động chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò (cỏ, rơm khô, thức ăn ủ chua, …) Dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo, không bị ẩm mốc, ngập úng Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn tinh đã bị nấm mốc.

- Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi… để giữ ấm cho vật nuôi

- Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm lớn thì nên xuất bán trước khi có bão, lũ đến vì trong và sau thời gian bão, ngập lụt sẽ khan hiếm thức ăn và dễ phát sinh dịch bệnh.

- Sau bão, lũ cần chủ động vệ sinh chuồng trại, đảm bảo thức ăn, nước uống an toàn và phòng cho gia súc, gia cầm

B Đối với loại hình thiên tai rét đậm, rét hại, sương muối (thường xảyra trong vụ Đông Xuân ở miền Bắc )

1 Giải pháp về trồng trọt

a/ Sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu lạnh tốt: các giống lúa lai,

ngô lai F , các giống lúa thuần thuộc dòng Japonica có gen chịu lạnh; các giống1 rau, cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới, ôn đới Đối với khu vực núi cao và nơi có nguy cơ xuất hiện băng giá, sương muối cao trong mùa Đông, không bố trí trồng các loại cây lâu năm kém chịu lạnh như: cà phê, cao su, cây ăn quả nguồn gốc nhiệt đới Nếu trồng các loại rau, hoa cao cấp cần xây dựng nhà lưới, nhà màng để hạn chế thiệt hại do rét hại, sương muối

b/ Bố trí gieo trồng trong khung thời vụ an toàn, tránh các cao điểm rétđậm, rét hại: lúa, hoa màu vụ Xuân bố trí gieo xung quanh Tiết Lập Xuân (đầu

tháng 2 Dương Lịch), cấy sau Lập xuân và kết thúc trước 10 tháng 3 Dương lịch để cây trồng trỗ bông, thụ phấn vào thời điểm từ Tiết Cốc Vũ (20 - 21/4 Dương lịch) đến Lập hạ (5- 6/5 Dương lịch) sẽ tương đối an toàn (không còn rét đậm và chưa gặp năng nóng; Chân ruộng thấp trũng cần thu hoạch trước tiết Tiểu mãn (20-21/5) để tránh bị ngập úng

5

Trang 6

c/Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp: Khi gặp thời tiết rét hại (< 13 C), cần0 giữ đủ ẩm cho cấy trồng, tăng cường bón phân lân, ka li cho cây Đối với mạ Xuân, các loại rau, hoa cao cấp, cây con trong vườn ươm … cần che phủ nilon hoặc trồng trong nhà màng, nếu có điều kiện thắp điện sưởi ấm Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, cao su ) cần tủ gốc giữ ấm và ẩm cho cây; những vườn cây mới trồng nếu dự báo có rét hại kéo dài, hoặc băng giá, sương muối cần dùng màng nilon trong suốt phủ lên tán để chống sương muối, nếu không có điều kiện che phủ, cần tưới nước rửa lá, chồi non vào buổi sáng để giảm thiệt hại; nếu sau rét hại cây bị khô lá, chết đọt non cần cắt bỏ phần bị cành, ngọn cây bị chết, chăm sóc, bón phân hữu cơ kết hợp với lân, kali và chất kích thích ra rễ, ra lá để cây sớm phục hồi

d/ Chủ động nguồn giống ngắn ngày dự phòng để gieo trồng lại khi lúa, hoa

màu bị chết do rét và thời vụ còn cho phép

2 Giải pháp về thủy sản

Rét đậm, rét hại dài ngày làm cho nhiều loài cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng đặt ra cho cả người nuôi lẫn chỉ tiêu của ngành thuỷ sản.

Các loài cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn chỉ thích ứng tốt với điều kiện nhiệt đới, thường từ 25 - 30 C Ở nhiệt độ 10 - 20 C, cá chỉ tồn tại được00 trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, cá sẽ bị chết do rét.

Cá chim trắng, rô phi, ếch Thái Lan là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp Nhưng nếu trời rét kéo dài 6 - 7 ngày ở nhiệt độ 8 - 10 C, cá sẽ chết0 nhanh hơn các loài thuỷ sản khác Để chống rét, cá rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ my phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và rất nhiều chứng bệnh khác phát sinh… Để hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, xin giới thiệu với bà con một số biện pháp phòng chống rét cho các loài thủy sản.

Với đàn cá giống đang lưu giữ:

Thả bèo 2/3 ao về phía Bắc để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ cho cá trú đông Riêng với cá chim trắng, cá rô phi, ếch Thái Lan, do chịu rét kém nên bà con cần quan tâm nhiều hơn Độ sâu nước ao 1,4 - 1,5m, kín gió, ở các góc ao làm những bó rơm rạ hoặc các túm bao tải dứa để cá trú đông Trên mặt ao thả 2/3 bèo tây để chắn gió hoặc xếp gạch xung quanh bằng mặt đáy ao, khi nhiệt độ 8 - 10 C0 cá sẽ xuống đó trú ẩn.

Với ếch: Làm hang cho ếch trú ẩn, hang làm bằng đất hoặc bằng các ống

nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0,5 0,6m, đường kính 0,15 -0,16m, bó thành từng bó 5 - 6 cái cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch.

6

Trang 7

Với các loài thủy sản nuôi thương phẩm: Che kín ao bằng bạt nilon, lá

dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ Dưới ao bơm nước sâu 1,4 - 1,5m Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió.

Làm sọt tránh rét: Tạo một góc ao sâu về phía bắc, dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao Lúc trời rét cá, lươn… chui vào sọt tránh rét Thường xuyên bơm nước giữ cao 1,4 -1,5m cũng có tác dụng chống rét.

Xung quanh ao, bể nuôi cũng phải che kín bằng bạt nilon, lá dừa… Mặt ao, bể nuôi thả bèo tây chiếm 2/3 diện tích về phía hướng gió Dùng lá dừa khô tạo thành những ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch vào tránh rét.

Chế độ chăm sóc: Cần có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi thì phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưzng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao hoặc bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để các loài cá có đủ sức đề kháng bệnh tật cũng như khả năng chịu rét.

Lưu ý: Thời gian từ tháng 2-3 hàng năm, khi thời tiết thay đổi từ mùa đông

sang mùa xuân, từ mùa thu sang mùa đông, cá dễ bị bệnh cần phải cho ăn thuốc phòng bằng loại thuốc Tiên Đắc I có bán ở các cơ sở trạm, trại cá với lượng 10g thuốc trộn với thức ăn là cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2 - 3 ngày liền, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa xuân Ngoài cho ăn thuốc phòng, những tháng 2, tháng 3 cần dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5 - 7 kg/sào, nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắp ao với lượng 8 - 10kg/sào Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột và sunphat đồng cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá phát triển đầu vụ xuân Tất cả các biện pháp trên là phòng bệnh cho cá là chính, không để cho bệnh cá xảy ra Nếu bệnh cá xuất hiện thì phải bắt, cách ly sớm những con cá bị bệnh để chữa trị, tránh lây lan ra đàn cá trong ao.

3 Giải pháp về chăn nuôi

* Giải pháp về chuồng trại

- Chuồng nuôi đại gia súc: đảm bảo ấm và đủ độ thông thoáng, có mái che

không để mưa hắt vào chuồng nuôi (Những chuồng không xây tường bao quanh, cần dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi, đặc biệt hướng gió lùa).- Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để lưu thông không khí Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ thoát ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.

- Chuồng gia cầm: Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt che chắn, chống gió lùa; bổ

sung thêm bóng điện ( bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong 7

Trang 8

những ngày rét đậm, rét hại Quây úm gia cầm cầm được kiểm tra thường xuyên đảm bảo nhiệt độ trong chuồng theo hướng dẫn kỹ thuật quy định cho từng độ tuổi

- Chuồng chăn nuôi lợn: Gia cố, che chắn tránh gió lùa trực tiếp đối với chăn

nuôi lợn ở các chuồng trại hở Chăn nuôi lợn trong các chuồng kín cần duy trì tốc độ quạt gió vừa phải đảm bảo lưu thông và độ thông thoáng không khí vừa phải Duy trì nhiệt độ các ổ úm đàn lợn con trong giai đoạn theo mẹ và nhiệt độ chuồng nái sinh sản, tăng cường dinh dưzng cho lợn nái nuôi con so với những ngày có biên độ thời tiết bình thường Làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ

* Chuẩn bị vật liệu chống rét

- Đối với gia súc: Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng Trấu, củi để

đốt sưởi Bạt, bao ni-lông, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng - Chăn, áo, bao tải gai (chất liệu bông, thấm nước) để làm áo chống rét cho trâu, bò Không dùng chất liệu ni-lông vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm tăng độ rét cho trâu, bò).

- Với gia cầm: vật liệu cho chất độn chuồng cần giữ khô có thể tăng khối

lượng so với những ngày bình thường

* Giải pháp về thức ăn:

- Thức ăn cho gia súc: Việc dự phòng thức ăn rất quan trọng vì cung cấp

thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét, không bị chết rét Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phòng chống đói, rét cho trâu, bò mùa đông Nên dự trữ thức ăn cho trâu bò như phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp, ủ chua một số loại cỏ, chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để cung cấp thức ăn thô xanh cho trâu, bò trong vụ đông Ngoài thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, cần bổ sung vitamin và khoáng chất (Đá liếm).

- Thức ăn cho gia cầm và lợn: Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưzng,

phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi

- Nước uống: Chú ý cung cấp đủ nước uống đảm bảo vệ sinh cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 15 C nên cho trâu, bò uống nước ấm, cần bổo sung 0,3 % muối ăn vào trong nước uống cho trâu bò Với gia cầm và lợn: Cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh.

* Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Đối với đại gia súc: Có chế độ chăm sóc nuôi dưzng tốt cho trâu, bò trong

những ngày rét đậm, rét hại, luôn kiểm tra chuồng trại (đảm bảo khô, ấm và đủ thông thoáng), cung cấp thức ăn, nước uống đủ về số lượng và chất lượng Không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ dưới 51 C Nếu thả gia súc thì khi thời tiết ấm (ngoàio 9h), thời tiết không mưa nên mặcáo chống rét cho trâu, bò Không thả gia súc non Đặc biệt chăm sóc gia súc non và những con cao sản.

8

Trang 9

- Đối với gia cầm và lợn: Có chế độ chăm sóc nuôi dưzng tốt trong những

ngày rét đậm, rét hại, luôn kiểm tra chuồng trại (đảm bảo khô, ấm và đủ thông thoáng), cung cấp thức ăn, nước uống đủ về số lượng và chất lượng.

* Phòng bệnh:

Vệ sinh thú y phòng bệnh, tẩy ký sinh trùng: ngoại ký sinh trùng: Ve, rận, ruồi trâu…; nội ký sinh trùng: Giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của cơ quan thú y địa phương.

C Đối với loại hình thiên tai hạn hán, nắng nóng kéo dài, gió Lào ( ởmiền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên)

1 Giải pháp về trồng trọt

1.1 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ :

- Ở những vùng đồng bằng, ven biển: chuyển lúa sang trồng các cây rau màu ngắn ngày có khả năng chịu hạn, chịu nóng (ngô, khoai lang, khoai sọ, đậu lạc, vừng, các cây họ bầu, bí, cây làm thức ăn gia súc … ) Bố trí thời vụ để né tránh thiên tai: tính toàn thời vụ gieo trồng, chăm sóc phù hợp để tránh cho cây ra hoa, thụ phấn vào các cao điểm năng nóng, gió Lào (theo quy luật nhiều năm ở địa phương) Riêng vùng ven biển bố trí trồng rừng chăn gió và cát bay, kết hợp trồng cây ăn quả có khả năng chịu hạn, nóng như dừa, mít, nhãn, thanh long, táo, nho, chà là … kết hợp trồng xen cây che phủ đất có khả năng chịu hạn, giũ ẩm như : đậu, lạc, khoai lang, cây thức ăn chăn nuôi …

- Ở vùng đồi, núi: bố trí trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có khả năng chịu nóng, hạn kết hơp trồng rừng chắn gió nóng, lập các vành đai cản lửa và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống cháy rừng

1.2 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp:

- Đối với lúa, rau màu, trong giai đoạn khô hạn, năắg nóng gay gắt: tận dụng mọi nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm để duy trì độ ẩm đất, nhất là giai đoạn cây trồng đễ tổn thương ( ra hoa, trổ bông, kết hạt…); ngừng bón phân đạm, tăng cường bón phân kali, trong điều kiện khô hạn, cây hấp thụ phân qua đường rễ khó khăn, cần tăng cường sử dụng phân bón trên lá Đối với cây rau màu, sử dụng màng phủ nông nghiệp hoặc làm nhà lưới, nhà màng để hạn chế tác hại của thiên tai và sâu bệnh

- Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: cần đào hố sâu, rộng, bón đủ phân hữu cơ kết hợp sử dụng các vật liệu che phủ đất (xác thực vật khô, màng phủ nông nghiệp …để giũ ẩm đất; thực hiện tỉa cành, tạo tán hợp lý để hạn chế thoát hơi nước; Tăng cương bón phân kali, hạn chế bón đạm khi thời tiết nắng nóng, khô hạn, tăng cường bốn phân qua lá Nếu có điều kiện dùng lưới che nắng cho tán cây,

9

Trang 10

bọc quả non vào những thời điểm nắng nóng gay gắt kéo dài để giảm thiểu thiệt hại.

- Tăng cường các biện pháp khai thác, lưu trữ các nguồn nước tưới đadạng: Bên cạnh việc đầu tư các công trình hồ, đập , kênh mương phuc vụ tưới tiêu

quy mô lớn và vừa, cần chú trong các công trình chưa nước quy mô nhỏ phuc vụ tưới tại chỗ: (1) Vùng đồng băng, ven biển xây dựng các hồ đập, ao, giếng phủ bạt để trữ nước mặt, cần quản lý và khai thác hợp lý nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt; (2) Vùng đồi, núi: thiết kế các ao, bể trên các nương rẫy (bê tông hoặc phủ bạt) để chứa nước vào mùa mưa, tưới vào mùa khô; quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm;

- Áp dụng kỹ thuật tưới nước hợp lý, tiết kiệm:

+ Đối với lúa, hoa màu: thực hiện giảm lượng nước tưới và số lần tưới (theo kỹ thuật canh tác 1 Phải 5 Giảm);

+ Đối với cây công nghiệp cây ăn quả : đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm: tưới phun mưa tại gốc, tưới nhỏ giọt, kết hợp tưới nước và bón phân ; đặc biệt đối với cà phê, cần theo dõi sát diên biết thời tiết, sinh trưởng của cây để bố trí số lần tưới và lượng nước tưới với mức hợp lý nhất, tránh lãng phí nguồn nước

2 Giải pháp về chăn nuôi:

2.1 Đối với lợn:

- Xây dựng chuồng trại thoáng mát, nên chọn hướng Đông Nam Có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên), nền chuồng sạch sẽ, có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt Trong chuồng lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 – 4 con/m , lợn thịt là 2 m /con Cần22 tắm cho lợn 1 – 2 lần / ngày, cho uống đủ nước cho uống Bcomplex, chất điện giải (đặc biệt là Vitamin C) vào thức ăn để giải nhiệt Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin: Phó thương hàn lợn con, dịch tả, tụ huyết trùng để tăng khả năng miễn dịch, chống bệnh xâm nhập vào cơ thể.

2.2 Đối với trâu, bò, dê:

- Về giống: sử dụng một số vật nuôi có khả năng chống chịu với nắng nóng,

phù hợp với khí hậu của địa phương như: Dê Bách Thảo, Dê lai Boer, Cừu Phan Rang

- Về chuẩn bị nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc: Ở vùng ven biển miền

Trung, Tây Nguyên thường gặp hạn hán gay gắt, nắng nóng kéo dài vào mùa khô Do đó việc chủa động trồng, chế biến, dự trữ nguồn thức ăn (nhất là thức ăn thô, xanh) và tích trưc đủ nước là vấn đề sống còn cho đàn gia súc Trường hợp nắng

10

Ngày đăng: 31/03/2024, 02:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan