Báo cáo seminar đề tài bệnh newcastle trên gà

28 0 0
Báo cáo seminar đề tài bệnh  newcastle trên  gà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 chủng này khi tiêm cho phôi gà 10-11 ngày tuổi làm chết phôi thai và xuất huyết toàn phôi.Thời gian chết phôi từ 60-90 giờ.- Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp , không có khả

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI

CLB CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI – ASC

BÁO CÁO SEMINAR

Đề tài: BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 4

PHẦN II: NỘI DUNG 4

1.Virus gây bệnh Newcatle (Avivan paramyxovirus-1/ NewcatleDisaese virus –NDV) 4

2.Đặc điểm hình thái và cấu trúc 4

3 Các chủng gây bệnh 5

4 Đặc tính nuôi cấy 6

4.1 Nuôi cấy phôi trên gà 6

4.2 Nuôi cấy trên môi trường tế bào tổ chức 7

4.3 Nuôi cấy trên động vật 7

Trang 3

9.2 Bệnh tích mổ khám 11

9.3 Các dạng thể của bệnh Newcatle trên gà 11

11.Chẩn đoán bệnh 12

11.1.Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh lý 12

11.2.Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 15

Trang 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Bệnh Newcatle hay gà rù là một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên các loài chim,gà do tác nhân là virus Newcatle gây ra.Bệnh thường xảy ra quanh năm nhất là vào mùa đông Khi gặp điều kiện thuận lợi sức đề kháng gia cầm suy giảm, virus tăng sinh và xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành ổ dịch lớn.Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao gây thiệt hại lớn về kinh tế Với những cá thể không chết vì vì bệnh Newcatle có di chứng thần kinh mổ không trúng thức ăn và cuối cùng chết vì đói Những con không chết chậm lớn mặc dù tiêu tốn nhiều thức ăn và thuốc bổ.

Virus gây bệnh Newcatle phân bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Do tính chất nguy hiểm của bệnh, Newcatle là bệnh thuộc danh sách các bệnh bắt buộc phải khai báo của Tổ chức Thú y Thế giới.

PHẦN II: NỘI DUNG

1.Virus gây bệnh Newcatle (Avivan paramyxovirus-1/ NewcatleDisaese virus –NDV)

Virus Newcatle thuộc họ Paramyxoviridae, giống Avulavirus.Bệnh Newcatle được phát hiện lần đầu tiên năm 1927 ở thành phố Newcatle nước Anh do virus Newcatle gây ra ở gia cầm và các loài chim.

2.Đặc điểm hình thái và cấu trúc

Virus Newcatle có ARN sợi đơn , kích thước phân tử lớn (khoảng 500Kb), bộ gen gồm 15.186 nucleotid Virus đa dạng về hình thái , chủ yếu có hình tròn, đường kính khoảng 100-300 nm Virus có vỏ bọc capsid hình xoắn ốc ,đối xứng nhau dạng hình sin nên virus có hình trụ, hình sợi hoặc hình tròn Kích thước virus từ 120-130 nm ,dài từ 600-800 nm.

Virion gồm lõi ARN được bọc trong các nucleocapsid protein và phức hợp ARN polymerae Lõi virus được bộc trong protein M và phủ ngoài cùng là 2 lớp

Trang 5

lipit và glycoprotein F và HN 2 protein này nhô ra khỏi bề mặt virus có chức năng nhận biết thụ thể và xâm nhiễm tế bào

Bộ gen ARN chứa 6 gen mã hóa 6 protein cấu trúc chính :

- Protein lõi (Nucleocapsid protein : NP) là một protein kiềm có tác dụng bảo vệ ARN của virus

- Protein phosphoryl hóa ( Phosphoprotein : P) gốc phosphorul hóa liên kết nucleocapsid.

- Protein cấu trúc khung mạng ( Matrix : M ) có tác dụng gắn ARN của Virus với vỏ bọc.

- Protein hòa màng ( Fusion : F) là phần nhô ra nhỏ trên bề mặt virus, có vai trò liên hợp các tế bào nhiễm virus lại với nhau tạ nên tế bào đa nhân khổng lồ.

- Protein enzym ngưng kết hồng cầu ( Hemagglutinin-neuraminidase : HN ) có đặc tính ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính của men Neuramidaza có tác dụng cắt đứt các thụ thể hồng cầu , loại protein này tạo thành 2 chỗ nhô ra lớn trên bề mặt hạt virus.

- ARN polymerase ( Large protein : L) là một ARN polymerase liên kết với nucleocapsid

Thứ tự các protein này là 3’N-P-M-F-HN-L5’.

3 Các chủng gây bệnh

NDV có nhiều chủng, các chủng này có độc lực khác nhau.Căn cứ vào độc lực và khả năng gây bệnh, thời gian gây chết phôi sau khi ttieem vào xoang liệu mô , người ta chia virus thành 3 nhóm:

- Nhóm Velogen: gồm các chủng có độc lực cao, cường độ độc cao Đây là những chủng virus gây bệnh Newcatle trong tự nhiên Thời gian gây chết phôi dưới 60 giờ

Ví dụ: chủng GB Texas, Italien ,Milano

- Nhóm Mesogen: gồm các chủng có độc lực vừa , có khả năng gây bệnh nặng cho gà con nhưng chỉ gây bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi Ví dụ: chủng H (Herfoshire), chủng M (Mukteswar) 2 chủng này khi tiêm cho phôi gà 10-11 ngày tuổi làm chết phôi thai và xuất huyết toàn phôi.Thời gian chết phôi từ 60-90 giờ.

- Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp , không có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở Thời gian gây chết phôi trên 90 giờ

Trang 6

Ví dụ: Chủng Lasota , chủng F, chủng Qeensland V4.

Chỉ số đánh giá độc lực của NDV:

- MDT (Mean Death Time -hr): thời gian gây chết phôi trung bình phôi gà với liều gây chết nhỏ nhất của virus.

- EID50 (Embryo index Dose): Liều gây nhiễm cho 50% phôi gà - ICPI (Intracerebral pathogenicity index in day – old chicks): chỉ số gây chết khi tiêm vào gà con 1 ngày tuổi,

- IVPI (Intravenous pathogenicity index in 6 – week – old chickens): chỉ số gây chết khi tiêm vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi.

- Các chủng virus Newcastle có ICPI ≥ 1,6 và IVPI có giá trị gần bằng 3 thì được xếp vào các nhóm Velogen.

4 Đặc tính nuôi cấy

4.1 Nuôi cấy phôi trên gà

Nuôi cấy trên phôi gà 10-12 ngày tuổi bằng cách tiêm vào xoang niệu mô Tùy theo độc lực của chủng virus mà phôi thai gà có thể chết sau 49-96 giờ, trung bình 60 giờ đối với các chủng có độc lực cao và vừa ,chủng độc lực thấp thường 100 giờ mới gây chết phôi

Kiểm tra bệnh tích thấy xuất huyết điểm ở đầu và cánh, có khi tụ máu và xuất huyết toàn bộ phôi thai, phôi còi cọc, xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da, màng phổi thùy thũng, sưng dày lên Phôi càng non thì khả năng lây nhiễm và thời gian chết phôi nhanh hơn, tỉ lệ chết thôi cũng nhanh hơn.

Nếu là chủng virus có độc lực cao thì thời gian gây chết phôi gà nhanh Đặc điểm quan trọng là sau khi cấy truyền nhiều đời qua phôi gà sẽ thu được giống virus nhược độc dùng để chế tạo vaccine phòng bệnh , gọi là vaccine Newcatle.

Trang 7

4.2 Nuôi cấy trên môi trường tế bào tổ chức

Dùng các môi trường tế bào thận lợn, thận khỉ, tế bào xơ phôi gà một lớp Sau 24-72h gây nhiễm, virus gây hủy hoại tế bào, làm tế bào biến đổi hình thái, tế bào bị co tròn hoặc vỡ ra hoặc tạo thành các tế bào khổng lồ đa nhân.

4.3 Nuôi cấy trên động vật

Có thể dùng gà giò để tiêm truyền nuôi cấy , virus sẽ phát triển và gây bệnh cho gà giống như gà mà bệnh tự nhiên.

5 Sức đề kháng của virus

Virus Newcatle có sức đề kháng tương đối yếu đối với các yếu tố ngoại cảnh Ở nhiệt độ cao, virus dễ dàng bị tiêu diệt Ở 60℃ virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 100℃ trong vòng 1 phút Ở 4-20℃ virus tồn tại trong 1 tháng Ở nhiệt độ âm virus tồn tại hàng năm.

Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.

Ở độ pH < 2 hoặc pH > 10 virus mất khả năng gây nhiễm Ở dung dịch Glyxerin 50% có thể giữ virus trong bệnh phẩm được 7 ngày ở 37 ℃

Mặt khác, do virus có vỏ bọc ngoài là lipit nên dễ mẫn cảm với các chất như ether, choloroform, fomol, phenol Các chất này làm mất khả năng gây nhiễm nhưng không làm ảnh hưởng tới tính miễn dịch của virus.

6.Tính gây bệnh

6.1.Trong tự nhiên

- Gà cảm thụ nhất với mầm bệnh Mọi lứa tuổi , loại giống đều có khả năng mắc bệnh.

Trang 8

- Bồ câu, chim sẻ và 1 số loài chim trời khác cũng cảm thụ bệnh Trong các loài thủy cầm, vịt và ngỗng có thể nhiệm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng , đây là nguồn lây bệnh trong tự nhiên - Ngoài ra, người và một số động vật có vú như chó, chuột, cũng có

thể mắc bệnh Các chủng virus có độc lực cao đều có thể gây bệnh cho người.

6.2.Trong phòng thí nghiệm

- Dùng gà giò để gây bệnh.Sau khi tiêm truyền virus, gà sẻ có triệu chứng và bệnh tích giống như gà mắc bệnh trong tự nhiên.

- Có thể dùng chim bồ câu gây bệnh bằng cách tiêm virus vào bắp thịt, sau 6-8 ngày bồ câu bị tê liệt và chết sau 15-16 ngày.

- Ngoài ra, cũng có thể dùng chuột bạch tiêm vào óc hay phúcmạc,chuột chết sau 3-6 ngày.

7 Con đường truyền lây

7.1.Loài vật cảm nhiễm

- Gà ở mọi lứa tuổi đều cố nguy cơ bị nhiễm bệnh Gà con mới nở sẽ được bảo hộ nhờ có kháng thể mẹ truyền ( gà mẹ được tiêm phòng vaccine đầy đủ).

- Trong tự nhiên, các loài chim cũng thụ cảm với bệnh

- Vịt và ngỗng có thể bị nhiễm virus chủng độc lực cao nhưng gần như không có biểu hiện, triệu chứng của bệnh.

- Người: thời gian nung bệnh từ 1-4 ngày, biểu hiện: viêm kết mạc mắt, đôi khi có sốt và đau đầu.

Trang 9

7.2.Đường lây lan

- Virus xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gia cầm thông qua phân, dịch tiết, đường hô hấp, lây lan từ con bệnh sang con khỏe mạnh hoặc gián tiếp qua phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống.

- Virus cố thể lây qua vỏ trứng có lẫn phân gà bị nhiễm bệnh.

7.3.Cơ chế gây bệnh

- Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoặc hoặc hô hấp qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết Sau đó, virus theo máu đi đến các cơ quan, tổ chức của cơ thể , tấn công vào các mạch quản gây xuất huyết, hoại tử.

- Virus tấn công gây rối loạn hệ tuần hoàn, ảnh hưởng tới trung khu hô hấp, hệ thần kinh trung ương gây các biểu hiện thần kinh, khó thở.

8 Khả năng tạo miễn dịch

Trong 6 loại kháng nguyên của virus Newcatle thì chỉ có kháng nguyên HN và F nằm ở lớp vỏ của virus có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu Kháng thể đặc hiệu HN và F có tác dụng trung hòa khả năng gây bệnh của Avulavirus -1 nên còn gọi là kháng thể trung hòa Riêng kháng thể HN còn gọi là kháng thể ức chế ngưng kết bởi nó có khả năng gây ức chế khả năng ngưng kết hồng cầu của Virus.

Kháng thể đặc hiệu do virus Newcatle tạo ra phụ thuộc vào loại kháng nguyên virus đưa vào cơ thể:

- Nếu kháng nguyên là virus Newcatle vô hoạt thì kháng thể sinh ra chậm, thường 10-14 ngày sau khi gây nhiễm và thời gian tồn tại kháng thể ngắn từ 3-4 tháng.

Trang 10

- Nếu kháng nguyên là virus Newcatle nhược độc thì kháng thể sinh ra nhanh hơn và thường từ 7 ngày sau khi gây nhiễm và thời gian tồn tại kháng thể lâu, từ 6-12 tháng.

9 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám

9.1 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh trung bình 5-6 ngày nhưng có thể thay đổi 2-15 ngày Tỷ lệ chết phụ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và sức đề kháng của từng cá thể vật nuôi Gà thịt tỷ lệ chết lên tới 90% , gà đẻ tỷ lệ thấp hơn 1-5% nhưng tỷ lệ đẻ giảm 60%.

 Thể cấp tính

- Ủ rũ, lông xù, sã cánh, mắt lim dim, đứng co ro một chỗ, đứng 1 chân, kém ăn hoặc không ăn, uống nước nhiều Sốt cao từ 42-43℃

- Tiêu chảy, phân màu trắng,trắng xanh có bọt sau chuyển sang màu nâu sẫm => thường chẩn đoán nhầm lẫn với E.coli,CRD,KST đường máu, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

- Niêm mạc hậu môn xuất huyết.

- Miệng đầy nước dãi quánh dính, nếu cầm chân dốc ngược gà sẽ có chất nhớt từ mũi chảy ra.

- 4-5 ngày sau khi mắc bệnh gà khó thở, thở trầm trọng, khò khè , hay rướn cổ lên để thở, ngáp, mào và yếm tím bầm

- Ngày thứ 6-7 thân nhiệt giảm, gà chết  Thể quá cấp tính

- Bệnh tiến triển rất nhanh, gà ủ rũ, sau vài giờ rồi chết đột ngột mà không thể hiện rõ triệu chứng bệnh.

 Thể mãn tính

Trang 11

- Con vật có triệu chứng rối loạn thần kinh: ngoẹo đầu, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, co giật khi có kích thích - Nếu chăm sóc tốt, gà có thể khỏi bệnh nhưng triệu chứng thần kinh

vẫn còn.

9.2 Bệnh tích mổ khám

- Tích dịch viêm ở thanh quản, khí quản - Xung huyết, xuất huyết khí quản - Có thể viêm ở phổi

- Túi khí dày đục, tích dịch viêm và casein

- Bệnh tích điển hình của bệnh Newcatle là xuất huyết dạ dày tuyến, các điểm xuất huyết này nhiều tạo thành vành đai ở đoạn đầu hay đoạn cuối cuống mề, cạy ra có vết loét Ở dạ dày cơ, nếu bóc lớp màng bên màu vàng bên trong ra sẽ thấy những đám màu đỏ có chất nhớt

- Niêm mạc ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn tụ máu, xuất huyết từng mảng dài.

9.3 Các dạng thể của bệnh Newcatle trên gà

 Thể tiêu hóa – thể Doytle

- Bệnh ở dạng cấp tính, gây chết 100% ở mọi lứa tuổi - Gà bị tiêu chảy, mất nước, liệt chân

Trang 12

11.1.Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh lý

Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học Gia cầm nghi ngờ mắc bệnh Newcastle khi có các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, có các bệnh tích như sung huyết, xuất huyết hay loét đường tiêu hóa ở dạ dày tuyến, hạch amygdale, manh tràng Tính chất dịch tễ thể hiện qua tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tử số cao, lây lan mạnh (Phan Chí Thông, 2015) Cần phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác có một vài triệu chứng và bệnh tích tương tự, như bệnh tụ huyết trùng, bệnh thương hàn gà và bệnh cúm (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007).

Bệnh Newcastle dễ phân biệt với các bệnh khác bởi bệnh lây lan rất mạnh, cảm thụ với mọi lứa tuổi của gà và tỷ lệ chết cao Triệu chứng lâm sàng thể hiện chủ yếu ở sự rối loạn cơ năng hô hấp và tiêu hoá (Nguyễn Văn Hành, 1983) Bệnh tích đặc trưng là hiện tượng xuất huyết cuống mề và viêm loét ruột Thể cấp tính thường ủ rũ, buồn ngủ khó thở và ngạt, vùng họng có màng giả Thể dưới cấp ho hen, loặc xoặc kèm theo tiếng “toóc, toóc”, miệng hé mở để hít khí Thể mãn tính hoặc không điển hình trong đàn có nhiều gà ho hen, gầy dần và chết rải rác Trong bệnh thương hàn, phó thương hàn, bệnh xoắn trùng (spirochetosis) và bệnh giả lao lá lách thường sưng to hơn bình thuờng nhiều lần Ngoài ra ở gan

Trang 13

còn có thể phát hiện thấy các ổ hoại tử màu trắng Nếu làm xét nghiệm có thể thấy spirochetosis trong máu (Lê Văn Năm, 2004).

Ở bệnh tụ huyết trùng gà: lách không sưng nên có thể gây nên ít nhiều nhầm lẫn, song phần lớn các trường hợp ở gan có thể dễ dàng tìm thấy những điểm hoại tử lấm tấm màu trắng xám bằng đầu đinh ghim Nếu kiểm tra vi trùng học sẽ dễ dàng tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn Pasteurella trong bệnh phẩm.

Ở bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: tuy cũng có triệu chứng hô hấp nhưng không có hiện tượng viêm ruột và xuất huyết niêm mạc đường hô hấp Nếu kiểm tra vi thể niêm mạc đường hô hấp sẽ tìm thấy thể bao hàm ưa axit (Nguyễn Văn Hành, 1983) Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm khác bệnh Newcastle ở mức độ trầm trọng thấp hơn, không có triệu chứng thần kinh và tiêu hóa Ở gà con 01 tháng tuổi bị viêm khí quản truyền nhiễm không có dấu hiệu viêm loét, xuất huyết đường ruột và cũng không có triệu chứng thần kinh như bệnh Newcastle Ở gà đẻ, tuy có giảm đẻ trứng nhưng gà vẫn trông khỏe mạnh bình thường, vỏ trứng xù xì, dị dạng Ở bệnh Newcastle thì gà giảm đẻ trứng có thể ngừng đẻ, đẻ nhiều trứng non, trứng dễ vỡ (Lê Văn Năm, 2004).

Trong bệnh đậu thể yết hầu: bệnh tích màng giả khá giống với bệnh Newcastle nhưng không có các dấu hiệu xuất huyết (Nguyễn Văn Hành, 1983).

Bệnh Marek thể hiện triệu chứng liệt và bán liệt ở cánh hoặc động kinh, ngoẹo đầu Sau khi mổ khám bệnh không có bệnh tích đường ruột điển hình như bệnh Newcastle, mà thay vào đó là biến đổi khối u ở gan, lách, thận ở bệnh Marek và xuất huyết não ở bệnh viêm não truyền nhiễm (Lê Văn Năm, 2004).

Trong bệnh thiếu vitamin A và E: niêm mạc dạ dày tuyến không xuất huyết mà bị sừng hóa, phủ một lớp bã đậu dày (Nguyễn Văn Hành, 1983), chúng ta dễ phân biệt do chúng không có triệu chứng và bệnh tích của đường tiêu hóa và thần kinh như bệnh Newcastle (Lê Văn Năm, 2004) Trong bệnh thiếu

Trang 14

vitamine B1: có biểu hiện thần kinh, nhưng không sốt, không rối loạn hô hấp, tiêu hoá, không có bệnh tích trên đường tiêu hoá và hô hấp (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).

Trước đây bệnh Newcastle đã từng bị coi là bệnh dịch tả gà (một bệnh khác mà ngày nay gọi là cúm gia cầm – Avian Influenza) (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002) Vì vậy, để phân biệt hai bệnh này không phải dễ Nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì hai bệnh này cũng có những triệu chứng và bệnh tích khác biệt (Lê Văn Năm, 2009) Một số đặc điểm khác biệt như sau:

Đối với bệnh cúm gia cầm thì cũng sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, mào tích thâm, phù nề, sưng phù đầu và mắt, những chỗ da không có lông thường tím tái, chân xuất huyết, trước năm 2008 rất phổ biến thì nay ít thấy phù nề mào tích mà thấy phổ biến là mào thâm, tụt và quăn, còn bệnh Newcastle thì cũng sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, miệng, mào tích không sưng, không phù nề mà chỉ thâm, tụt xuống và quăn lại.

Bệnh cúm: ho hen, trước đây hay bị ngạt, vảy mỏ khạc đờm lẫn máu, hay ho hen sặc khoét giống như CRD, bệnh lây lan nhanh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của bệnh như khi gia cầm có miễn dịch sẽ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, kháng thể mẹ truyền giúp gà con kháng được bệnh trong thời gian đầu Nếu gia cầm không có đáp ứng miễn dịch với bệnh thì dễ mẫn cảm với virus có độc lực cao, gia cầm khỏi bệnh có thể bài thải một lượng lớn virus và khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine kém Những gà nhiễm bệnh Gumboro bị suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng mức độ trầm trọng trong bệnh này, gia cầm nhiễm độc tố aflatoxin thì đáp ứng miễn dịch kém và

Ngày đăng: 31/03/2024, 02:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan