Một Số Biện Pháp Xây Dựng Trường Mầm Non Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.doc

29 146 2
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Trường Mầm Non Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một Số Biện Pháp Xây Dựng Trường Mầm Non Lấy Trẻ Làm Trung Một Một Số Biện Pháp Hay Xây Dựng Trường Mầm Non Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.docMột Số Biện Pháp Xây Dựng Trường Mầm Non Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.doc

Trang 1

PHẦN I: LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

Như chúng ta đã biết, con người chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá những điều chưa hiểu, trẻ em cũng thế, chỉ tích cực khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa có Vì vậy, muốn trẻ học tập tích cực, giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết mà phải dạy trẻ cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ, trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn Tuy nhiên vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ hầu như chưa có, trẻ chưa thể tự khám phá được nên người lớn là cầu nối giúp đỡ, tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ làm quen, khám phá các sự vật hiện tượng về môi trường Qua đó giúp trẻ được giao tiếp, chia sẽ với bạn và học từ mọi người, suy ngẫm để suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống, tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm và dần hình thành những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực.

Trẻ mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo ngay từ những lớp đầu cấp như 3- 4 tuổi, 4-5 tuổi trẻ đã tiếp thu những kiến thức sơ đẳng thông qua các trò chơi Ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng Khác với người lớn trẻ em thực sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội tri thức tiền khoa học ở trường mầm non Trẻ được học tập, vui chơi dưới nhiều hình thức qua các giờ sinh hoạt, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Với nhiều loại trò chơi khác nhau như trò chơi đóng vai mô phỏng, tái tạo lại những hành động của người lớn hay nói cách khác cuộc sống của người lớn được trẻ thu nhỏ và thể hiện qua những trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian, trò chơi có luật, trò chơi học tập…

Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc thực hiện chuyên đề: “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện chương trình giáo dục Mầm non hiện nay Xây dựng môi trường giáo dục tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm với môi trường tốt; Thông qua việc cho trẻ được trải nghiệm với môi trường, giáo viên sẽ cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Môi trường giáo dục trong trường Mầm non, gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học Cả hai môi trường này đều rất quan trọng cho việc dạy và học của cô và trẻ, ở đó trẻ được tham gia vào các hoạt động với các loại trò chơi khác nhau; tùy vào môi trường mà trẻ đang hoạt động để cô giáo cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục Mầm non, giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng tốt nhất Vì vậy cần có các điều kiện cho trẻ được trải nghiệm nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.

Trang 2

Giáo viên chưa biết tận dụng môi trường của nhà trường, của lớp, nhóm đã có để bổ sung, bố trí môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm Một số giáo viên tạo môi trường và tổ chức các hoạt động với môi trường chưa tích cực; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau

Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại

Đứng ở góc nhìn tổng thể có thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v… nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất.

Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo Cùng với thời gian thực hiện, chương trình GDMN gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ Mỗi giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ không đơn thuần do thực thi nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội, tự nhà trường nhận thấy cần thiết phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nâng cao chất lượng chuyên môn Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ của lớp, trường Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo

Trang 3

Là giáo viên trực tiếp tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở rằng: Mình cần phải làm gì? và làm như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5- 6 tuổi”.

PHẦN II: NỘI DUNG

I Thực trạng

Để thực hiện tốt về chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân để luôn có những đổi mới, những sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ

Với vai trò, trách nhiệm là người giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp, xây dựng kế hoạch và tiến hành triển khai thực hiện để việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường ngày càng được nâng lên, đạt kết quả tốt trong nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Nhà trường thường xuyên chú trọng đến lĩnh vực giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các năm học qua thường xuyên bồi dưỡng kịp thời các chương trình đổi mới luôn tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngày nay báo chí, truyền thanh truyền hình, mạng Internet có nhiều chuyên mục bổ ích tôi thường xem chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non, chương trình thiếu nhi…Tôi cho rằng đây là biện pháp tiếp cận cập nhật thông tin, làm giàu vốn kiến thức hiểu biết sâu về về thế giới tự nhiên nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân Qua quá trình tìm hiểu thấy những điều tâm đắc tôi ghi chép vào sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình thật cẩn thận để tích lũy Tôi chưa dừng ở đây mà vẫn tiếp tục học hỏi các chuyên mục bổ ích như: Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non trên kênh VTV2,VTV6 như chương trình khoa học vui, chương trình khám phá khoa học thế giới đó đây, du lịch qua màn ảnh nhỏ, chương trình dành cho thế giới trẻ thơ như: cách làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên chương trình “thử sức của bé” “Góc sáng tạo” hay bé tự lập đối với trẻ thơ ở đất nước Nhật bản “Trẻ 3 tuổi đi siêu thị mua sắm”, “Mầm non Nhật dạy trẻ như thế nào” … Tôi nghĩ rằng đây là biện pháp cập nhật thông tin nhanh, làm giàu vốn hiểu biết, hiểu biết sâu về chuyên môn.

1 Thuận lợi:

Trang 4

- Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát sao việc đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ.

- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

- Bản thân tôi có nhiều năm dạy lớp 5 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.

- Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, tích cực hưởng ứng phối hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ.

2 Khó khăn:

- Bản thân trong những năm qua còn nhận thức chưa sâu về phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, việc tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi còn hạn chế

- Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình chưa sáng tạo, còn cứng nhắc.

- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ.

- Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập Phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo.

- Việc tiếp thu kiến thức ở trẻ lớp tôi phụ trách cũng khác nhau, có trẻ khi mới bắt đầu cô cho làm quen trẻ đã có một số kĩ năng chơi nhất định vì trẻ mới chỉ được tham gia chơi những trò chơi khác nhau như trò chơi đóng vai mô phỏng, tái tạo lại những hành động của người lớn hay nói cách khác cuộc sống của người lớn được trẻ thu nhỏ và thể hiện qua những trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian, trò chơi có luật, trò chơi học tập…nhưng cũng có rất nhiều trẻ chưa biết thế nào là trò chơi hoạt động mở; kĩ năng chơi, tạo các trò chơi bằng nguyên vật liệu mở còn nhiều hạn chế.

Trang 5

3 Khảo sát:

Trước thực trạng tổ chức giáo viên, học sinh và quan hệ gia đình trong việc “nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”

Là một giáo viên tôi luôn trăn trở về công tác thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ là hết sức quan trọng trong việc thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển giáo dục toàn diện phù hợp với từng thời điểm, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, nhằm thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự an toàn của trẻ, sự an tâm của phụ huynh, bên cạnh đó là sự học hỏi xây dựng cho bản thân kiến thức cơ bản về các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cơ bản từ đó xây dựng và các tình huống để giải quyết mọi vấn đề một cách chính xác, nhanh chóng có hiệu quả và tạo niềm tin cho BGH, giáo viên trong nhà trường, phụ huynh và các em học sinh.

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, trình bày đẹp mắt giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau

Môi trường vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân Trong qua trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng chơi xây dựng, gia đình, bác sỹ….trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng Qua đó trẻ học cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè Đó là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.

Trang 6

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp về“dạy học lấy trẻ làm trung tâm”.

- Xác đinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực hoạt động nhận thức (hoạt động khám phá trải nghiệm với môi trường tự nhiên).

- Xác định nội dung khám phá trải nghiệm nhằm phát triển nhận thức cho trẻ - Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển nhận thức.

- Thực hành phương pháp dạy học tích cực thích hợp nội dung phát triển nhận thức.

- Ngoài ra tôi còn tham khảo một số tài liệu, sách báo, mạng internet để lựa chọn và vận dụng các trò chơi dân gian, hình thức tổ chức, phương pháp vào quá trình hoạt động, tìm ra các bài tập bổ trợ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi do mình phụ trách.

Qua dự giờ của đồng nghiệp tôi rút ra những kinh nghiệm, những điểm mới, cái hay, cái sáng tạo để áp dụng vào phương pháp giảng dạy của mình, các nội dung, chi tiết tôi đều ghi chép, tích lũy vào sổ nhật ký Tham khảo trên mạng về chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non để học hỏi những tiết dạy tốt Tham khảo từ một số tài liệu sách, báo để làm đồ dùng đồ chơi, lựa chọn và vận dụng các trò chơi, hình thức tổ chức vào quá trình hoạt động phù hợp với nhận thức của trẻ.

Đây là những yếu tố cần thiết, giúp giáo viên có vốn kiến thức, kinh nghiệm về nghệ thuật sư phạm Để làm được điều này ngoài giờ ở lớp tôi đã tranh thủ các thời gian rảnh rỗi trong ngày để đọc các tài liệu dành cho giáo viên mầm non trong và ngoài chương trình đó là các loại sách, tập san, Tạp chí giáo dục mầm non của BGD và ĐT, “Bé khám phá môi trường xung quanh” của Nhà xuất bản Giáo dục Điều tôi tâm đắc nhất là chuyên đề hè 2015- 2016 về việc xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm; Ví dụ: xây dựng về Mục tiêu của bài học lấy trẻ làm trung tâm: Trẻ sẽ đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ trở nên như thế nào.

Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được như:

Trang 7

Các phần bài học Mục đích

Giới thiệu bài - Củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài.

- Cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết đủ để hỗ trợ cho trẻ học trong phần phát triển bài.

Phát triển bài - Tạo cơ hội cho trẻ tiến hành các hoạt động để lĩnh hội phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Kết luận - Củng cố hệ thống lại những ND trẻ thu nhận được trong quá trình học.

Các phầnHoạt động của giáo viênHoạt động của trẻ

Giới thiệu bài - Kích thích tư duy của trẻ bằng cách đưa ra tranh, ảnh, tình huống, câu chuyện

- Đặt câu hỏi (câu hỏi mở), nêu

Trang 8

“Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, tôi chú trọng mô đun 22, Khám phá và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ của “Nhà xuất bản Giáo dục”, Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường dành cho trẻ mẫu giáo, Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non( theo chương trình giáo dục mầm non mới), Giúp bé tìm hiểu môi trường xung quanh (nhà XBGD),… hoặc xem những bài soạn gợi ý hay xem những tiết dạy ở trên mạng Internet …

Ngày nay báo chí, truyền thanh truyền hình, mạng Internet có nhiều chuyên mục bổ ích tôi thường xem chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non, chương trình thiếu nhi… Tôi cho rằng đây là biện pháp tiếp cận cập nhật thông tin, làm giàu vốn kiến thức hiểu biết sâu về về thế giới tự nhiên nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân Qua quá trình tìm hiểu thấy những điều tâm đắc tôi ghi chép vào sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình thật cẩn thận để tích lũy Tôi chưa dừng ở đây mà vẫn tiếp tục học hỏi các chuyên mục bổ ích như: Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non trên kênh VTV2,VTV6 như chương trình khoa học vui, chương trình khám phá khoa học thế giới đó đây, du lịch qua màn ảnh nhỏ, chương trình dành cho thế giới trẻ thơ như: cách làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên chương trình “thử sức của bé” “Góc sáng tạo” hay bé tự lập đối với trẻ thơ ở đất nước Nhật bản “Trẻ 3 tuổi đi siêu thị mua sắm”, “Mầm non Nhật dạy trẻ như thế nào” Tôi nghĩ rằng đây là biện pháp cập nhật thông tin nhanh, làm giàu vốn hiểu biết, hiểu biết sâu về chuyên môn.

Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi trao đổi, thảo luận những buổi dã ngoại để trẻ biết thêm về những điều mới lạ, về chuyên đề “nâng cao chất lượng dạy học lấy trẻ làm trung tâm”, xem các chủ điểm có thể lựa chọn những đề tài nào cho phù hợp” để dạy trẻ ? Cần phải làm gì ? Chuẩn bị những gì? Tiến hành ra sao? trẻ được thực hành, khám phá trãi nghiệm những gì? Và dạy thể nghiệm tại lớp tôi Sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra cho các lớp.

Là giáo viên mầm non để giúp trẻ toàn diện nhân cách trẻ nói chung và phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng, tôi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt được sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu, đáp ứng yêu cầu ham học hỏi tìm tòi, khám phá của trẻ Luôn có ý thức tìm tòi và sưu tầm những hình ảnh, đồ vật đẹp, hấp dẫn phù hợp với chủ đề, chủ điểm,

Trang 9

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để trẻ được tự do trải nghiệm bằng các giác quan theo ý thích của trẻ.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.

Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động Giáo viên phải hình dung được rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp.

Cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm cụ thể để xác định các nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong nhóm lớp mình Qua đó, tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tác động phù hợp

Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết cần hiểu

rõ:

- Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung.

- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:

+ Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi + Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người

+ Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống.

+ Trao đổi: diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn.

Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy học Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau:

* Xác định mục tiêu:

- Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu và cách viết mục tiêu Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau:

Trang 10

+ Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng…

+ Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non) Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với vùng miền, với trường lớp của tôi

- Việc viết mục tiêu luôn tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày) Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa

Ví dụ: Mục tiêu giáo dục lĩnh vực Phát triển nhận thức

Đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong các góc được sắp xếp gọn gàng, khoa học, dễ lấy, dễ cất, tiện cho trẻ khi sử dụng; phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với thực tế ở phương Thực tế trường tôi đã trang bị các đồ dùng đồ chơi cần thiết cho các lớp như gạch để xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau củ quả nhưng số lượng còn hạn chế Sưu tầm các loại vật liệu có thể dùng hoạt động trong các góc: Vỏ hộp kem đánh răng thay thế gạch làm hàng rào, đá sỏi làm các loại quả, xếp đường đi.v.v…; Hộp bánh kẹo dùng chơi bán hàng ở góc phân vai; Ống nhựa, xốp màu, lá cây cho trẻ xếp, gấp các con vật ở góc nghệ thuật Có những loại vật liệu được sử dụng nhiều lần cho các góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên phế liệu cô hướng dẫn trẻ làm ra một số sản phẩm và trưng bày tại góc lớp để phục vụ cho trẻ hoạt động học, hoạt động chơi của

Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiện tượng đá tan ra thành nước

Trẻ có khả năng quan sát, so sánh,

Quan sát, phán đoán một số hiện tượng tự

- Kiến thức: - Giúp trẻ nhận biết được sự tan ra của đá khi nhiệt độ ấm

Trang 11

lên ( quá trình đá tan thành nước ) - Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiện tượng đá tan ra thành nước, khả năng so sánh và đưa ra kết luận

- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: không nên uống nhiều nước đá và tránh xa nước sôi nóng.

* Lựa chọn nội dung giáo dục:

- Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vì nội dung giáo dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản Ví dụ nội dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức - phần khám phá khoa học: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhau của 2,3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm công dụng một số phương tiện giao thông dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và giống nhau thì phải xác định so sánh đồ dùng/đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công dụng của phương tiện giao thông nào? xe máy hay ô tô

- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền

- Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung

* Lựa chọn hoạt động giáo dục.

- Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì:

+ Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.

+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm.

+ Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình bày ý kiến

Trang 12

Quan tâm đến hệ thống câu hỏi

Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

+ Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài

+ Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời Câu hỏi này đòi hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài

Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ

Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: - Con nghĩ thể nào?

- Làm sao con biết?

- Tại sao con lại nghĩ như vậy?

- Nếu thì sao? Nếu không… thì sao?

- Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra các câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ:

+ Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ + Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu

+ Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra

+ Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ là việc làm cần thiết và rất quan trọng do đó bản thân tôi luôn thực hiện tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường và quan tâm đến cơ sở vật chất trang thiết bị trong và ngoài lớp học sao cho vừa đẹp, vừa an toàn cho trẻ hoạt động từ đó giúp cho trẻ phát triển cân đối hài hòa về thể lực, vui vẻ về tinh thần, thông qua biện pháp này là giáo viên đứng lớp tôi luôn quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục đồng hành cùng với phụ huynh trong lớp nhờ sự đồng thuận của phụ huynh để đóng góp đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị đẹp, an toàn trên tiết học và các hoạt động Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với

Trang 13

việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ Chính vì vậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp và trường của trẻ.

Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện Thiết kế các hoạt động, trò chơi trong mỗi góc là một việc làm thường xuyên, được thay đổi theo nội dung các chủ đề vừa gây sự hứng thú, tích cực hoạt động vừa phát triển được kiến thức, khả năng tìm hiểu, nắm bắt các nội dung của trẻ Thông qua hoạt động chơi tại góc trẻ được thực hiện các bài tập mở, được khám phá trải nghiệm, trao đổi…giúp trẻ hình thành các ý tưởng mới Do vậy trong quá trình dạy trẻ tôi luôn chú trọng đến việc thiết kế, tạo môi trường lớp học cho trẻ Tôi khai thác tối đa các trò chơi trong chương trình Kidsmart để thiết kế nhiều dạng bài tập khác nhau trên mảng tường, mặt sau của các quầy và dưới sàn nhà.

* Môi trường trong lớp học yêu cầu:

- Tổ chức cho trẻ hoạt động với môi trường trong lớp

Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với môi trường trong lớp giáo viên phải khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực: Ở góc xây dựng, Phân vai, học tập, nghệ thuật trẻ tích cực trải nghiệm với các đồ dùng, đồ chơi của lớp, ở đó cô giáo sẽ cung cấp được cho trẻ kỹ giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ.v.v ; Từ những nguyên vật liệu của cô, phụ huynh, trẻ, đã sưu tầm được, cô hướng dẫn trẻ cắt, gấp, xé, dán, đan, tết thành những đồ vật con vật, đồ chơi, đồ dùng Ở các góc chơi cô còn có một số mẫu mà cô và trẻ đã làm dở hôm trước khi cho trẻ hoạt động cô giáo hướng dẫn, gợi ý cho trẻ làm hoàn thiện và trẻ có thể sáng tạo ra cách làm của mình từ đó sẽ tạo cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và tính kiên trì.

Đối với những trẻ nhút nhát, ít giao tiếp thì cô khuyến khích trẻ chơi các trò chơi trong thời gian ngắn và cô tham gia chơi cùng để gần gũi với trẻ Khi trẻ thấy cô chơi cùng trẻ sẽ bắt chước làm theo cách chơi, cách giao tiếp của cô.

Đối với đầu năm học tôi tổ chức theo hướng gợi mở để trẻ thực hiện các hoạt động chơi trong các góc hoặc cô nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung gian, cô quan sát, gợi ý, tạo tình huống để kích thích trẻ chơi; mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi, làm cho nội dung chơi của trẻ thêm phong phú

Trang 14

Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp.

Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.

- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.

- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động Bên cạnh đó tôi luôn thay đổi đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo chủ đề chủ điểm, phù hợp theo lứa tuổi để tạo sự mới mẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá.

Tôi thường xuyên tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu gần gũi, dễ

tìm, các đồ chơi đều mang tính sáng tạo, có hướng phát triển Tôi luôn bổ sung đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm có thể sử dụng cho giờ hoạt động chung và các hoạt động khác trong lớp.

Ngoài ra tôi còn chú ý sáng tạo đồ dùng đồ chơi với các nguyên liệu đơn giản, gần gủi xung quanh trẻ như: dùng những vỏ chai rửa bát sunlight, dầu gội đầu để làm những cái phễu, cái cốc, thìa xúc , cỏc chai, lọ để pha màu nước, tận dụng những thùng xốp để bỏ đất làm bồn gieo hạt với chất lượng và hiệu quả cao trong giờ dạy, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Trong năm học tôi còn tham gia vào các đợt làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề chủ điểm, phục vụ cho việc giảng dạy đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ và

được nhà trường đánh giá cao.

* Môi trường ngoài lớp học:

+ Tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi vận động như thang leo, cầu trượt,v.v trẻ được leo, trèo, trượt, nhảy cơ thể trẻ được vận động với các đồ chơi trẻ sẽ phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo hơn.

+ Tổ chức cho trẻ thực hiện trên sân, thềm nhà, cầu thang với các trò chơi: “ô ăn quan”, bật chụm tách, đi theo đường ngoằn ngoèo, chơi bóng rổ, bóng đá, bò chui qua cổng v.v…Trẻ được chơi với các bài tập sẽ hình thành ở trẻ kỹ năng chơi, ý thức kỷ luật khi tham gia các trò chơi.

+ Với các bức tranh vẽ trên tường nhà, bờ bao về các câu chuyện, bài thơ, các con vật, các loại hoa, các chữ số, chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi trong các giờ đón, trả trẻ cô hoặc phụ huynh có thể cùng trẻ quan sát, trò chuyện để nhận biết, đọc, kể các câu

Ngày đăng: 30/03/2024, 22:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan