Skkn Bóng đá Trường Tiểu học Thông Bình 2

9 0 0
Skkn Bóng đá Trường Tiểu học Thông Bình 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong tập luyện các giải pháp chiến thuật và thi đấu bóng đá, tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn của một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau: Cái này là cơ sở tiền đề của cái kia. Hai mặt ấy dực vào nhau, thúc đẩu nhau phát triển. Vì vậy, trong việc bố trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật người giáo viên, huấn luyện viên phải đặt biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn công và phòng thủ. Phải lấy các bài tập tấn công để nâng cao hiệu quả phòng thủ và ngược lại nâng cao trình độ phòng thủ là tiền đề đưa ra khả năng tấn công lên một mức cao hơn. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy hay huấn luyện đội tuyển phải kết hợp một cách hài hòa các nội dung với nhau. Bên cạnh đó củng phải lòng ghép các trò chơi bổ trợ, tổ chức thi đấu cọ sát với nhau nhằm tăng cường nắm bắt kỹ chiến thuật một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn và kỉ luật hơn. Vì thế trong quá trình huấn luyện, người huấn luyện viên phải hướng dẫn thật chi tiết để các em tập luyện kỹ chiến thuật, các miếng đánh một cách thuần thục, tạo thành kỹ năng, kỹ sảo. Khi đó các em thi đấu mới tự tin thực hiện ý đồ chiến thuật mà huấn luyện viên đề ra.

Trang 1

Tân Hồng, ngày 12 tháng 4 năm 2023

Tên: SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUẤN LUYỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ HỌC SINH

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2

Phần I

Khái quát về bản thân

1 Họ và tên: NGUYỄN VĂN ĐIỀN , sinh năm: 1982 2 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thông Bình 2

3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHSP Giáo dục thể chất 4 Chức vụ: Giáo viên

5 Nhiệm vụ được giao: Dạy Giáo dục thể chất, huấn luyện viên Bóng đá.

Phần II

Nội dung sáng kiến, giải pháp

1 Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến,giải pháp.

1.1 Thực trạng tình hình đơn vị.

- Trường Tiểu học Thông Bình 2 được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II với cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực vững vàng, nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc, đoàn kết và an tâm công tác.

- Trường có hai điểm là Điểm Chính và Điểm Cà Vàng với tổng số học sinh là 696 trên 26 lớp, là một trong những trường có qui mô về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đứng tóp đầu trong toàn huyện

1.2 Thực trạng của bản thân.

- Là một giáo viên Giáo dục thể chất, bản thân được nhà trường phân công giảng dạy và phụ trách công tác tuyển chọn, huấn luyện đội tuyển Bóng đá của trường tham gia các giải thể thao do các cấp tổ chức.

- Hàng năm Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức giải Bóng đá học đường hay định kỳ tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp huyện đã thu hút sự tham gia của các trường tiểu học trong toàn huyện Tuy nhiên Trường Tiểu học Thông Bình 2 nói riêng và các Trường Tiểu học trong toàn huyện nói chung phần lớn các đội còn thi đấu một cách bộc phát chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu

Trang 2

chủ yếu còn dựa vào cảm hứng và khả năng của cá nhân, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, phối hợp không theo chiến thuật của huấn luyện viên giữa các cầu thủ vì thế mà chất lượng trận đấu chưa cao Bên cạnh đó bản thân củng thường xuyên tuyên dương, khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của từng cá nhân, tạo được niền tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội Đồng thời củng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn hạn chế yếu kém của từng vận động viên để các em hiểu và khắc phục - Song song với những thuận lợi và khó khăn trên bản thân viết sáng kiến

kinh nghiệm đề cập đến vấn đề đó là “ Một số giải pháp huấn luyện nâng caochất lượng đội tuyển bóng đá học sinh trường Tiểu học Thông Bình 2” nhầm

mục đích đáp ứng cho học sinh về kĩ thuật chiến thuật thi đấu, từ đó năng cao chất lượng cho từng trận đấu và đạt thành tích cao trong các giải đấu.

* Bảng khảo sát về các nội dung huấn luyện:

Trước khi huấn luyện, giáo viên cho học sinh thực hiện khảo sát về sự hiểu biết và năng khiếu tự có của 10 học sinh trong đội tuyển của trường như

Trang 3

2.1 Giải pháp kỹ thuật cơ bản đá bóng:

Đặc điểm chung của các phương pháp đá bóng là các kỹ thuật đều được thực hiện thông qua 5 gia đoạn: Chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và giai đoạn kết thúc Trong đó giai đoạn tiếp xúc bóng là quan trọng nhất, bởi vì nó quyết định việc dùng kĩ thuật nào để đá bóng ( Đá bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bầng mu chính diện hay mu ngoài bàn chân) và đá bóng như thế nào cho chuẩn, cho đúng như chiến thuật của huấn luyện viên và từng cá nhân mong muốn thể hiện pha đá bóng.

- Giai đoạn chạy đà: Khi đá bóng, chạy đà có tác dụng điều tiết khoảng cách giữa người và bóng, tạo ra tốc độ nhất định, làm tăng sức đá bóng Chạy đà trong đá bóng chia làm 2 loại là chạy đà thẳng và chạy đà đường chéo Tùy từng kĩ thuật cụ thể mà có các phương pháp chạy đà thích hợp Nếu hướng chạy đà và hướng đá bóng đi trùng nhau thì gọi là chạy đà thẳng, còn hướng chạy đà và hướng đá bóng đi cắt nhau thì gọi là chạy đà đường chéo.

- Đặt chân trụ: Khi đá bóng, một chân phải đứng chắc chắn trên mặt đất, đở trọng lượng của toàn thân, chân này được gọi là chân trụ Đặt chân trụ ở vị trí có đúng hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động tác kỹ thuật đá bóng và hiệu quả đá bóng Thực hiện kĩ thuật đá bóng khác nhau thì yêu cầu vị trí đặt của chân trụ củng không giống nhau Do vậy, khi đá bóng phải căn cứ vào phương pháp và vận dụng kỹ thuật đá bóng để chọn vị trí đặt chân trụ sao cho chính xác, mới có thể đá bóng tốt, đá chuẩn vào bóng.

Vị trí đứng của chân trụ chủ yếu chỉ là khoảng cách và phương hướng giữa chân trụ và bóng, bởi vì trong thực hiện có kỹ thuật đá bóng bắt buộc chân trụ đặt ở phía trước bóng, cách bóng khoảng 10-15 cm đối với đá bóng bằng mu giữa bàn chân Vị trí đặt cách bóng 25-30 cm về phía bên và lùi về sau của bóng đối với đá bóng bằng mu trong bàn chân và có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải đặt ngang với bóng vì do mỗi kỹ thuật đá bóng thì phải đặt trân trụ khác nhau.

- Giai đoạn vung chân lăng: Là giai đoạn phát lực chủ yếu, tạo tốc độ vung chân lăng lớn nhất để tác dụng lực vào bóng mạnh Tốc độ vung chân lăng kết hợp với tốc độ chạy đà quyết định sức mạnh của động tác đá bóng Do vậy khi đá bóng cần lưu ý tới động tác kỹ thuật sao cho có lợi tới việc tăng biên độ chuyển động và tăng nhanh tốc độ chuyễn động của chân khi đá bóng.

- Giai đoạn kết thúc: Sau khi đá bóng, do quán tính vận động của cơ thể củng tự nhiên sẽ chuyễn về phía trước, điều này không chỉ có lợi cho tính chính xác khi đá bóng, mà còn bảo vệ cho cơ thể người đá.

Nắm vững được 5 giai đoạn này thì có thể học được tất cả các động tác kỹ thuật đá bóng cơ bản của bóng đá, chính vì thế mà trong quá trình huấn luyện giáo viên cần phải truyền đạt cho vận động viên tất cả những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đá bóng, dựa vào khả năng của từng vận động viên và vốn kỹ thuật đã có để giáo dục và huấn luyện năng cao.

2.2 Giải pháp chiến thuật cơ bản bóng đá: Chia làm 2 loại tấn công,

phòng thủ.

Trang 4

2.2.1 Chiến thuật tấn công:

Là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức thi đấu để tấn công về hướng cầu môn đối phương Trong tấn công phải nắm được các nguyên tắc cơ bản như sau: Tạo ưu thế về số lượng trong tấn công, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển khai tấn công và chiếm lĩnh các vị trí có lợi.

Tấn công nhanh và bắt ngờ là yếu tố rất quan trọng, điều này làm cho đối phương không kịp tổ chức phòng ngự hoặc phòng ngự không chặt chẽ.

Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho hàng phòng ngự đối phương phải dàn mỏng và phòng thủ thiếu chiều sâu.

Lôi kéo đối phương tạo khoảng trống Nghĩa là trong tấn công phải liên tục di chuyển nhằm lôi kéo đối phương để đồng đội hành động.

Tổ chức tấn công có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn công trung lộ và hai biên.

Tận dụng các tình huống cố định để tổ chức tấn công như: Đá những quả phạt gần vạch 6m, đá biên hay đá phạt gốc.

* Một số sơ đồ tấn công như:

- Tấn công biên phải, trái:

Trang 5

2.2.2 Chiến thuật phòng thủ:

Chiến thuật phòng thủ là các biện pháp, phương pháp tổ chức thi đấu được sử dụng để phòng thủ và phải nắm được các nguyên tắc cơ bản trong mọi trường hợp, phải đặt sự an toàn cho khung thành đội nhà là trên hết.

Phòng thủ toàn đội, phòng thủ tích cực, phòng thủ nhiều lớp, bọc lót hỗ trợ và nhắc nhở nhau trong phòng thủ Tranh cướp ngay khi đối phương mới giành được quyền khống chế bóng.

Thu hẹp khu vực phòng thủ, phòng thủ chặt ở những khu vực nguy hiểm, kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm, giử vững cự ly trong phòng thủ.

Tạo ưu thế về số lượng trong phòng thủ: Khi đối phương có ưu thế về số lượng nên thu hẹp khu vực phòng thủ, còn khi có ưu thể về số lượng thì tích cực tranh cướp bóng.

Chiếm lĩnh vị trí trong khu cầu môn khi đối phương sút bóng, sử dụng lợi thế để tấn công mà luật cho phép.

* Sơ đồ phòng thủ biên phải, biên trái

2.3 Giải pháp chiến thuật đá phạt:

Trong quá trình tập luyện hàng ngày huấn luyện viên phải đưa ra nhiều giải pháp chiến thuật đá phạt để hướng dẫn cho các em phối hợp thực hiện một cách nhuần nhuyễn trở thành kỹ năng , kỹ xảo từ đó giúp các em đủ bản lĩnh, đủ tự tin để thực hiện một số chiến thuật đá phạt như:

Trang 6

2.3.1 Chiến thuật đá biên: Trong mỗi trận đấu, đá biên rất thường

xuyên xảy ra vì thế khi được đá biên các em sẽ có một lợi thế không nhỏ nên bản thân rất quan tâm và đưa ra giải pháp tập luyện cho các em một số tình huống đá biên như:

- Một là đá thẳng vào cầu môn, các cầu thủ phía trong lao vào đánh đầu ghi bàn thắng hoặc tạo sức ép cho thủ môn hay cầu thủ đối phương chạm vào bóng, bóng bay vào lưới, bàn thắng được công nhận.

- Hai là các em có thể phối hợp với nhau giống như tình huống tấn công biên phải, biên trái để ghi bàn thắng cho đội nhà.

2.3.2 Chiến thuật đá phạt góc: Đối với quả đá phạt góc, thường thì đội

bạn tập trung vào khu vực 6m để phòng thủ Do đó quả đá phạt gốc có thể đá trực tiếp vào khung thành đối phương để ghi bàn thắng hay chuyền bóng căng ngang khung thành đối phương, các cầu thủ phía trong di chuyển lôi kéo, chạy cắt mặt đối phương đệm bóng vào khung thành hoặc chuyền về tuyến hai cho cầu thủ tuyến hai băng lên sút bóng ghi bàn.

2.3.3 Chiến thuật đá phạt trực tiếp: Khi đối phương phạm lỗi trực tiếp,

vận động viên có nhiều tình huống để đưa ra quyết định hợp lí để thực hiện phối hợp hay đá trực tiếp vào khung thành đối phương để ghi bàn thắng cho đội nhà Qua nghiên cứu chiến thuật đá phạt tôi sắp xếp vị trí của từng vận động viên và đưa ra một số tình huống như sau:

- Vị trí vận động viên: Em số 1 đứng ngay hàng rào đối phương mục đích để đè người, em số 2 đứng ngay tại chỗ đặt bóng, em số 3, số 4 đứng vị trí lấy đà góc 450 so với bóng.

- Các tình huống đá:

+ Nếu có khoảng trống em số 3 hoặc số 4 chạy đà đá trực tiếp vào khung thành đối phương.

+ Em số 3 chạy đà làm động tác giả bỏ bóng xuống cột 2 của khung thành, em số 4 chạy sau có thể đá thẳng vào khung thành hoặc chuyền bóng em số 3, em số 3 đệm bóng vào khung hoặc chuyền bóng về em số 2, em số 2 chạy xuống dứt điểm.

+ Em số 3 chạy đà làm động tác giả bỏ bóng xuống cột 2 của khung thành, em số 2 dùng mũi chân đưa bóng về sau lưng tránh hàng rào đối phương, em số 4 di chuyển ngang, chạy đà xuống đá thẳng vào khung thành ghi bàn.

Trong các trường hợp trên tôi cho các em tập phối hợp một cách thuần thục và hiểu ý nhau, khi vào trận đấu, gặp tình huống này các em thường ghi được bàn thắng Lưu ý các em nên vận dụng các tình huống linh hoạt, trong một trận đấu cần sử dụng nhiều chiến thuật đá khác nhau nếu không sẽ bị đối phương bắt bài, khó thành công ghi bàn.

2.3.4 Chiến thuật đá phạt gián tiếp:

Đá quả gián tiếp tương tự như quả trực tiếp chỉ lưu ý vận động viên phải thực hiện qua hai lần chạm bóng bàn thắng mới được công nhận.

Trang 7

2.4 Giải pháp trò chơi bổ trợ:

- Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong công tác huấn luyện củng như việc tập luyện của vận động viên, nhằm kích thích khả năng hưng phấn, tư duy và sáng tạo Thông qua trò chơi các em thể hiện được khả năng tiếp thu, khám phá và hiểu biết thêm về phương thức, hình thức thi đấu.

- Để đảm bảo tốt cho việc lồng ghép trò chơi vào công tác huấn luyện bản thân đưa ra một số giải pháp như sau:

+ Bản thân huấn luyện viên phải chuẩn bị tốt cho mình về kiến thức cơ bản nhất của trò chơi.

+ Chuẩn bị dụng cụ và chọn vị trí thích hợp tổ chức trò chơi + Phải nêu được mục đích, ý nghĩa và hình thức của trò chơi + Huấn luyện viên làm mẫu phối hợp giải thích rõ trò chơi.

+ Tổ chức chơi, nhận xét tuyên dương, sửa chữa trong quá trình chơi - Một số trò chơi bỗ trợ cho các em khả năng tư duy, sáng tạo, sức nhanh, mạnh và khéo léo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu bài tập như:

+ Trò chơi “ Gọi tên chuyền bóng” + Trò chơi “ Chuyền bóng có chủ đích” + Trò chơi “ Đuổi bắt bóng”

2.4 Giải pháp thi đấu:

Trong quá trình tập luyện tôi thường kết hợp một cách khoa học giữa các bài tập và tổ chức thi đấu tập luyện để tránh sự nhàm chán cho các em Bên cạnh đó tôi củng thường xuyên tạo điều kiện cho các em tham gia giao lưu với các trường bạn nhằm cọ sát, đồng thời tôi củng thử nghiệm được đội hình thi đấu Sau mỗi trận thi đấu, dù thắng hay thua tôi đều tập trung các em tuyên dương tinh thần thi đấu và rút kinh nghiệm, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của đội mình củng như của đội bạn để các em tự học hỏi lẫn nhau về những yêu cầu cần đạt được và cần phát huy hơn nữa Đây cũng là một phần không thể thiếu khi tập luyện cho các em vì chỉ có thi đấu mới đánh giá đúng thực lực của các em và nghiên cứu sắp xếp đội hình môt cách hợp lý.

Khi thi đấu các em phải linh hoạt trong di chuyển, thực hiện tốt đấu pháp, chiến thuật mà huấn luyện viên đề ra như: Khi đội mình có bóng cần di chuyển tới các vị trí thuận tiện nhận bóng, tách khỏi cầu thủ đối phương Khi mất bóng cần áp sát cầu thủ đối phương để hạn chế tấn công và triển khai tấn công Từ đó hình thành thói quen cho học sinh, khi có bóng củng di chuyển, khi không có bóng củng di chuyển.

Phần III

Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả1 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:

Trang 8

Sáng kiền này mang tính khả thi rất cao, có thể áp dụng cho giáo viên dạy lớp năng khiếu bóng đá trọng điểm của Tỉnh hay tập luyện cho đội bóng của Trường để tham gia các giải Bóng đá học đường, Hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục tổ chức.

2 Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến,giải pháp

Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào tập luyện thực tiễn cho học sinh về kỹ thuật, chiến thuật một cách linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng chất lượng mỗi buổi tập ngày được nâng lên một cách rỏ rệt, từ đó giúp các em hưng phấn luyện tập, không mệt mỏi Qua đó đã thay đổi được ý nghĩ của các em từ việc tham gia bóng đá chỉ là trò chơi giải trí, đến nay môn bóng đá được tập luyện một cách bài bản, đúng kỹ thuật, chiến thuật giúp các em phát huy tốt năng khiếu bản thân, giúp các em rèn luyện tốt về phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật cao làm cơ sở nền tảng cho đội bóng của trường tham gia các giải đấu.

Đến nay học sinh không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia tập luyện, thi đấu mà thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn phối hợp giữa chiến thuật tấn công, phòng thủ một cách nhịp nhàng và hiểu biết rõ luật trong quá trình thi đấu

Qua đó những bài tập mà tôi đưa ra các em đều thực hiện tốt được kiến thức cơ bản, áp dụng vào thực tế tập luyện và thi đấu thông qua bảng khảo sát

Trang 9

6 Chiến Thuật tấn công 10/10 100% 0/10 0%

7 Chiến thuật phòng thủ 10/10 100% 0/10 0%

Kết quả giải thi đấu thể thao truyền thống học sinh phổ thông huyện Tân Hồng năm 2023 môn Bóng đá Trường Tiểu học Thông Bình 2 vinh dự đạt giải nhất trong toàn huyện.

Phần IV

Kết luận và kiến nghị1 Kết luận:

Trong tập luyện các giải pháp chiến thuật và thi đấu bóng đá, tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn của một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau: Cái này là cơ sở tiền đề của cái kia Hai mặt ấy dực vào nhau, thúc đẩu nhau phát triển Vì vậy, trong việc bố trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật người giáo viên, huấn luyện viên phải đặt biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn công và phòng thủ Phải lấy các bài tập tấn công để nâng cao hiệu quả phòng thủ và ngược lại nâng cao trình độ phòng thủ là tiền đề đưa ra khả năng tấn công lên một mức cao hơn Chính vì thế trong quá trình giảng dạy hay huấn luyện đội tuyển phải kết hợp một cách hài hòa các nội dung với nhau Bên cạnh đó củng phải lòng ghép các trò chơi bổ trợ, tổ chức thi đấu cọ sát với nhau nhằm tăng cường nắm bắt kỹ chiến thuật một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn và kỉ luật hơn.

Vì thế trong quá trình huấn luyện, người huấn luyện viên phải hướng dẫn thật chi tiết để các em tập luyện kỹ chiến thuật, các miếng đánh một cách thuần thục, tạo thành kỹ năng, kỹ sảo Khi đó các em thi đấu mới tự tin thực hiện ý đồ chiến thuật mà huấn luyện viên đề ra.

2 Kiến nghị (nếu có)

Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2022 – 2023.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến

Nguyễn Văn Điền

Ngày đăng: 30/03/2024, 12:54

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan