BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO VÀ KHO BẢO QUẢN NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH GFC

62 0 0
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO VÀ KHO BẢO QUẢN NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH GFC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt Quy trình hoạt động chung của dự án: Thuyết minh quy trình: Lúa nguyên liệu được vận chuyển đến dự án sẽ được c

Trang 3

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1 Tên chủ dự án đầu tư 1

2 Tên dự án đầu tư 1

2.1 Tên dự án đầu tư 1

2.2 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 1

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 3

3.1 Công suất của dự án đầu tư 3

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 3

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 7

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 7

4.1 Trong quá trình thi công xây dựng 7

4.2 Trong quá trình hoạt động 8

5 Các thông tin liên quan khác của dự án 10

5.1 Tiến độ thực hiện của dự án 10

5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 11

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 12

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): 12

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) 12

CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13 1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 13

Trang 4

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt ii

1.1 Hiện trạng môi trường nước 13

1.2 Hiện trạng môi trường không khí 13

1.3 Hiện trạng môi trường đất 13

1.4 Tài nguyên sinh vật 14

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 14

2.1 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 14

2.2 Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 18

2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực dự án: 19

2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: 19 3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 20

CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 22

1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 22

1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 25

1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 26

1.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 28

1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 31

2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 33

2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 33

2.2 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 35

2.3 Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn 40

2.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 42

2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 43

3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 46

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 46

3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 47

Trang 5

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt iii 3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 47

4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 48

CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 50

1.Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 50

2.Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): 50

3.Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): 51

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 52 1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 52 1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 52

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 52

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 52

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 52

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 53

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 53

3.Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 53

CHƯƠNG VII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯError! Bookmark not defined

PHỤ LỤC BÁO CÁO Error! Bookmark not defined.

Trang 6

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của dự án 2

Bảng 1.2 Danh mục sản phẩm của dự án 7

Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công dự án 7

Bảng 1.4 Danh mục nguyên liệu sử dụng cho dự án 8

Bảng 1.5 Danh mục vật liệu, máy móc và trang thiết bị chính của dự 9

Bảng 3.3 Lượng mưa các tháng trong năm 17

Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu chất lượng nước mặt kênh tưới tiêu 19

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 20

Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án 21

Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 23

Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 24

Bảng 4.3 Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị 29

Bảng 4.4 Mức rung của máy móc và thiết bị thi công 30

Bảng 4.5 Mức rung gây phá hoại các công trình 30

Bảng 4.6 Danh mục trang thiết bị thu bụi trong dây chuyền 40

Bảng 4.7 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường 46

Bảng 4.8 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 47

Bảng 4.9 Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá đã áp dụng 48

Bảng 5.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 50

Bảng 5.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 50

Bảng 5.3 Giá trị tối đa cho phép tiếng ồn 51

Bảng 5.4 Giá trị tối đa cho phép về độ rung 51

Trang 7

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí dự án trên bản đồ google map 2

Hình 1.2 Quy trình hoạt động chung của dự án 4

Hình 1.3 Quy trình bóc vỏ của dự án 5

Hình 1.4 Quy trình xát trắng, lau bóng, tách màu 6

Hình 4.1 Sơ đồ quản lý nước mưa chảy tràn tại nhà máy 33

Hình 4.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại ba ngăn 34

Hình 4.3 Quy trình công nghệ xử lý bụi của nhà máy 36

Hình 4.4 Mô hình Cyclone xử lý bụi 38

Hình 4.5 Hệ thống lọc bụi tay áo 39

Trang 8

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt vi

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QCXD : Quy chuẩn xây dựng

Trang 9

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH GFC

– ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH NHÀ MÁY GẠO NHƯ NGỌC

- Địa chỉ văn phòng: 76 Lê Văn Sô, phường An Thới, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: (Bà) Huỳnh Thị Chính - Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0961 8901 4354

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1801049665 đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 08 năm 2009, cấp thay đổi lần thứ 9 ngày 16 tháng 01 năm 2023 Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sản xuất: 00001 đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 07 năm 2022 do Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp

2 Tên dự án đầu tư 2.1 Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA, GẠO VÀ KHO BẢO QUẢN NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH GFC

2.2 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Đường Tôn Đức Thắng (Quốc lộ 91), Khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Tổng diện tích dự

án là 3.500 m2, trong đó dự án được cấp phép xây dựng: 974 m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), phần diện tích còn lại là đất thuê Dự án có tứ cận tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông: giáp với quốc lộ 91; + Phía Tây: giáp với kênh KH6;

+ Các phía còn lại giáp với dự án sản xuất, kinh doanh và nhà dân trong khu vực - Các đối tượng tự nhiên: Dự án có hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, dự án tiếp nối với tuyến đường chính QL91 lưu thông qua các tỉnh An Giang, hướng về trung tâm thành phố Cần Thơ đi các tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau hệ thống giao thông rất thuận tiện cho dự án khi hoạt động

- Các đối tượng kinh tế - xã hội: Dự án đóng trên địa bàn nông thôn có mật độ dân cư tương đối, xung quanh khu vực của dự án chủ yếu là các dự án sản xuất, kinh doanh… tại khu vực không có công trình văn hóa và di tích lịch sử nào

- Vị trí dự án như sau:

Trang 10

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí dự án trên bản đồ google map

Quy mô của dự án đầu tư: Tổng mức đầu tư của dự án: khoảng 25 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm C của Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 – Phụ lục I Phân loại Dự án đầu tư; dự án có loại hình hoạt động không thuộc phụ lục II của nghị định 08/2022/NĐ-CP, do vậy dự án có qui mô thuộc nhóm III: Khoản 5 điều 28 Luật BVMT

5 Khu để lúa bao và khu để gạo thành phẩm 664,97 19,00

7 Khu văn phòng và trưng bày sản phẩm 59,92 1,71

II Các hạng mục công trình phụ trợ 1.673,34 Vị trí dự án

Trang 11

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

12 Cây xanh, đường giao thông nội bộ 1.265,71 36,16

III Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường 385.9

15 Kho chứa rác thải rắn thông thường 8 0,23

(Nguồn: Công ty TNHH GFC, 2023) (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất đính kèm phần phụ lục)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 3.1 Công suất của dự án đầu tư

Công suất thiết kế: bóc vỏ, xát trắng: 4-6 tấn/giờ, lau bóng: 4-6 tấn/giờ

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Chủ dự án đầu tư các dây chuyền bóc vỏ - xát trắng, lau bóng với quy trình hoạt động của nhà máy được thể hiện như sau:

Trang 12

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Quy trình hoạt động chung của dự án:

Thuyết minh quy trình:

Lúa nguyên liệu được vận chuyển đến dự án sẽ được chứa vào khu vực chứa nguyên liệu Tiếp theo, lúa được vận chuyển vào dây chuyền bóc vỏ, từ dây chuyền bóc vỏ được chuyển qua quá trình xát trắng tiếp theo lau bóng Gạo sau khi lau bóng trở thành gạo bán thành phẩm và được đưa qua quy trình tách màu - đánh bóng thành gạo thành phẩm sau đó đóng bao sản phẩm Trấu phát sinh trong quá trình bóc vỏ sẽ được thu gom và định kì bán lại cho đơn vị thu mua

Quy trình sản xuất của dự án gồm các dây chuyền sau: + Dây chuyền bóc vỏ-xát trắng

+ Dây chuyền lau bóng

Quy trình bóc vỏ lúa tại nhà máy:

Dây chuyền bóc vỏ lúa với công suất 4-6 tấn/giờ, làm việc trung bình 8 giờ/ngày, hoạt động tối đa 300 ngày/năm, tương đương 14.400 tấn lúa khô/năm Tỷ lệ thu hồi sản phẩm (nguyên liệu/gạo lức thành phẩm) là 80%, tương đương công suất hoạt động

khoảng 11.520 tấn gạo lức thành phẩm/năm

Nguyên liệu (lúa khô)

Trang 13

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Hình 1.3 Quy trình bóc vỏ của dự án

Thuyết minh quy trình bóc vỏ:

Lúa nguyên liệu sau khi nhập về dự án sẽ được chứa tại khu vực chứa nguyên liệu và kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu sẽ đưa qua quy trình tách vỏ Trong lúa thường có lẫn các tạp chất, tùy vào kích cỡ tạp chất sẽ có 02 thiết bị tách tạp chất phù hợp Các tạp chất to thường là rơm, rác, gỗ, đá to, dây, kim loại các tạp chất nhỏ như bụi, cát, đất vụn, hạt cỏ dại, côn trùng, sạn Các tạp chất có cùng kích thước với cỡ hạt lúa như các hạt lửng, hạt lép và vụn kim loại

Lúa sau khi tách tạp chất được đưa qua máy bóc tách vỏ trấu Tại đây, vỏ trấu được tách ra khỏi hạt lúa tạo ra gạo, trấu và lúa còn sót chưa tách vỏ Bước tiếp theo các sản phẩm từ máy tách vỏ trấu được đưa qua công đoạn phân ly gồm 2 máy là máy phân ly thóc – gạo và máy tách trấu, tách ra thành 2 nhóm: nhóm 1 - lúa chưa tách vỏ và nhóm 2 – gạo Sau quá trình này, trấu được loại ra khỏi quá trình chế biến và được tách riêng từng loại Gạo lứt và lúa (chưa tách vỏ) tiếp tục đi vào máy phân ly thóc (lúa) – gạo Lúa được hồi lưu về máy tách vỏ trấu Sản phẩm của quá trình này là gạo lứt, gạo lứt được tiếp tục đưa qua dây chuyền xát trắng - lau bóng

Nhận xét: Từ sơ đồ quy trình sản xuất trên thấy rằng các khâu phát sinh ô nhiễm môi trường chủ yếu từ băng tải chuyền lúa, sàng tạp chất, máy tách vỏ, tại bàn gằng,… chủ yếu phát sinh bụi, trấu, tạp chất và tiếng ồn

Quy trình xát trắng, lau bóng:

Dây chuyền xát trắng – lau bóng với công suất 4-6 tấn/giờ, làm việc trung bình 8 giờ/ngày, hoạt động tối đa 300 ngày/năm, tương đương 14.400 tấn gạo/năm Tỷ lệ thu

Trang 14

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

hồi sản phẩm (nguyên liệu/gạo thành phẩm) là 70%, tương đương công suất hoạt động khoảng 10.000 tấn gạo thành phẩm/năm

Hình 1.4 Quy trình xát trắng, lau bóng, tách màu

Thuyết minh quy trình:

Sản phẩm từ quy trình bóc vỏ là gạo lức được tiếp tục đưa qua công đoạn xát, lau bóng; trường hợp không đủ lượng nguyên liệu đầu vào thì nhà máy tiến hành mua thêm nguyên liệu là gạo lứt Đầu tiên, gạo được đưa vào máy bóc cám có tác dụng tách lớp vỏ hạt và phôi của gạo Máy tách cám sử dụng nguyên lý đá xát thẳng đứng theo nguyên tắc gạo từ trên xuống dưới Gạo được đưa vào buồng xát thông qua hai cửa nạp và một vít tải Trong buồng xát, bề mặt của gạo được làm trắng nhờ chuyển động quay của đá xát và cám được hút qua các lỗ lưới từ trong tâm trái đá ra ngoài Trái đá được cân bằng đảm bảo máy vận hành tốt Hạt gạo sau khi được tách cám sẽ được đưa qua máy lau bóng làm nhẵn bề mặt hạt gạo xát, loại bỏ các mảnh cám bám trên bề mặt hạt gạo Máy lau bóng được thiết kế theo phương pháp dùng dao và lưới kết hợp với luồng nước phun sương, làm cho hạt gạo sạch, trắng và bóng Để đạt được độ đồng đều về màu sắc và đạt chuẩn chất lượng, gạo tiếp tục được đưa qua máy tách màu để loại bỏ các hạt kém chất lượng Các hạt gạo mang mầm bệnh như các hạt bị nấm móc, hạt bị đổi màu (hạt vàng), hạt gạo nếp, các mảnh nhựa, thủy tinh trong suốt… sẽ được tách ra Sản phẩm sau quá trình này sẽ được đưa qua hệ thống cân định lượng và đóng bao thành phẩm Gạo sau quá trình này được cân định lượng và đóng bao tùy theo đơn đặt hàng, thông thường có bao lớn 50kg và bao nhỏ 25kg, 1kg và 5kg

Nhận xét: Từ quy trình lau bóng trên cho thấy các chất gây ô nhiễm phát sinh chủ yếu là các vấn đề môi trường không khí như bụi và tiếng ồn ở các khâu bóc vỏ, lau bóng và tách tấm Bên cạnh đó, còn phát sinh tấm, cám… các chất thải rắn này sẽ được thu gom và bán cho đơn vị thu mua

Trang 15

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án thuộc lĩnh vực chế biến lương thực từ lúa khô qua dây chuyền xay xát, lau bóng và đánh màu Sản phẩm của dự án như sau:

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Trong quá trình thi công xây dựng 4.1.1 Nguyên liệu

- Nguyên liệu: chủ yếu sử dụng các loại vật liệu xây dựng gồm cát, đá các loại, xi măng, thép, thép tiền chế, tole, gạch ceramic, đường ống thép và ống PVC các loại, ước

tính tổng khối lượng sử dụng 150 tấn 4.1.2 Nhiên liệu

- Nhiên liệu: dầu DO với khối lượng sử dụng ước tính 350 lít Phục vụ cho hoạt động của máy móc, trang thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng dự án

4.1.3 Danh mục máy móc, thiết bị

Các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công đảm bảo thi công các hạng mục công trình của dự án hoàn thành đúng tiến độ, an toàn trong quá trình vận hành và giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường, cụ thể một số máy móc thiết bị chính như sau:

Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công dự án STT Loại thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng sử

dụng (%)

Trang 16

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

4.1.4 Nhu cầu sử dụng điện năng

Điện năng: Điện cung cấp cho dự án được lấy từ mạng lưới điện của địa phương, ước tính nhu cầu tiêu thụ điện khoảng 200 kwh/tháng

4.1.5 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước:

- Nguồn cung cấp nước cho dự án được sử dụng từ hệ thống cấp nước tại địa phương thuộc quận Ô Môn

- Nước phục vụ cho quá trình xây dựng chủ yếu để vệ sinh, rửa dụng cụ, rửa nền ước tính khoảng 5 m3/ngày.đêm

4.2 Trong quá trình hoạt động 4.2.1 Nguyên liệu

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho dự án chủ yếu từ các quận huyện trên địa thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận Tùy thuộc vào quá trình kinh doanh và mùa vụ, Chủ dự án sẽ lập kế hoạch thu mua đảm bảo cho hoạt động của dự án được thuận lợi

Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động:

Bảng 1.4 Danh mục nguyên liệu sử dụng cho dự án

STT Dây chuyền Nguyên liệu Số lượng (tấn/năm)

2 Dây chuyền xát trắng - lau bóng Gạo lứt 14.400

(Nguồn: Công ty TNHH GFC, 2023)

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Dầu DO được sử dụng cho quá trình vận hành máy phát điện dự phòng trong trường hợp lưới điện quốc gia gặp sự cố (hoạt động này diễn ra không liên tục), nhu cầu sử dụng tối đa là 103,7 lít dầu DO/giờ

4.2.3 Danh mục máy móc, thiết bị

Danh mục máy móc, trang thiết bị chính của dự án được trình bày như sau:

Trang 17

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Bảng 1.5 Danh mục vật liệu, máy móc và trang thiết bị chính của dự TT Tên thiết bị/máy móc Đơn vị Số

chuyền 1 Việt Nam 2023 100%

2 Hệ thống silo chứa gạo Toàn

6 Dây chuyền cân và đóng gói Dây

chuyền 1 Việt Nam

4.2.4 Nhu cầu sử dụng hóa chất

Hóa chất sử dụng tại dự án chủ yếu phục vụ cho quá trình sinh hoạt của nhân viên như rửa tay và vệ sinh nhà vệ sinh với các loại hóa chất cơ bản như sau:

Bảng 1.6 Danh mục hóa chất sử dụng

STT Tên hóa chất Công thức hóa học Đơn vị Lượng sử dụng/tháng

3 Tẩy toilet Hỗn hợp NaOH và

Nguồn cung cấp: chủ yếu từ các cửa hàng cung cấp hóa chất, siêu thị

4.2.5 Nhu cầu sử dụng điện

Hệ thống cung cấp điện cho dự án được được nối từ mạng lưới điện quốc gia do Công ty Điện lực Cần Thơ – Điện lực Ô Môn cấp Điện được sử dụng để chiếu sáng và

Trang 18

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

các hoạt động sản xuất của dự án Mức tiêu thụ điện năng của dự án ước lượng là khoảng 5.000 kWh/ngày, tương đương 125.000 kWh/tháng (mỗi tháng làm việc 25 ngày)

Ngoài ra, để đề phòng sự cố mất điện lưới quốc gia, dự án sẽ trang bị 1 máy phát điện dự phòng

4.2.6 Nhu cầu sử dụng nước

- Nước cấp và nguồn cấp nước cho dự án:

Nhu cầu sử dụng nước chủ yếu: nước phục vụ sinh hoạt; nước phục vụ sản xuất; nước tưới cây, rửa đường và sân bãi; nước PCCC… Nguồn cung cấp nước cho dự án được sử dụng từ hệ thống cấp nước tại địa phương thuộc quận Ô Môn Lượng nước ước tính trung bình 6 m3/ngày.đêm Cụ thể như sau:

+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân của người lao động: Số lượng công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 65 người/ngày (thời điểm tập trung nhiều công nhất nhất, bao gồm công nhân thời vụ) Theo QCXDVN 01:2021/BXD, tiêu chuẩn dùng nước là 180L/người/ngày; tuy nhiên, do nhân viên làm việc theo giờ hành chính và theo ca 8h/ngày, không có phục vụ ăn uống, tắm giặt nên ước tính khối lượng sử dụng là: 60 lít/người/ngày, thì lượng nước cấp tối đa khoảng:

65 người x 60 lít/người/ngày = 3.900 lít/ngày, tương đương 3,9 m3/ngày.đêm + Nhu cầu cấp nước cho cây xanh, đường giao thông:

Lượng nước tưới cây, rửa đường trung bình 1 ngày của cơ sở khoảng 2 m3/ngày.đêm

+ Nước cấp PCCC:

Ngoài nhu cầu cấp nước liên tục là 7 m3/ngày đêm, cơ sở còn cần nhu cầu cấp nước cho các hoạt động không mang tính chất liên tục như PCCC

5 Các thông tin liên quan khác của dự án 5.1 Tiến độ thực hiện của dự án

Tháng 6 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022: thực hiện thủ tục hành chính

Tháng 11 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023: thực hiện xây dựng các hạng mục công

Trang 19

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Chủ đầu tư: Công ty TNHH GFC

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp điều hành thực hiện dự án

Hình thức thi công: Chủ đầu tư trực tiếp thuê đơn vị thi công thực hiện các hạng mục đầu tư

Nhu cầu nhân sự trong giai đoạn thi công dự án tối đa 20 người Trong giai đoạn dự án đi vào vận hành nhân sự thường xuyên là 15 người, nhân sự thời vụ khoảng 50 người

Trang 20

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):

Dự án “Nhà máy xay xát lúa, gạo và kho bảo quản nông sản của Công ty TNHH GFC” hoạt động tại Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ theo Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh 00001 lần đầu ngày 05 tháng 07 năm 2022 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp

Hiện tại, chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường địa phương Tuy nhiên, trên cơ sở các căn cứ pháp lý của công ty và trong quá trình triển khai thực hiện dự án công ty cam kết thực hiện đầy đủ các thủ tục, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định nên tác động đến môi trường từ quá trình hoạt động của công ty được kiểm soát và đảm bảo

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

Hoạt động của dự án là hoạt động sản xuất, có phát sinh các loại chất thải sau: - Nước thải: Nước thải phát sinh chủ yếu tại dự án là nước thải sinh hoạt tối đa khoảng 3,9 m3/ngày (65 người*60 lít/người/ngày; lượng công nhân tối đa trong ngày) được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 03 ngăn kèm nhà vệ sinh sau đó dẫn vào nguồn tiếp nhận là kênh KH6

- Bụi, khí thải: Các hoạt động phát sinh bụi, khí thải từ hoạt động của dự án bao gồm: hoạt động vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm; hoạt động của quy trình xay xát, lau bóng Tuy nhiên, dự án đầu tư công nghệ theo quy trình khép kín với các dây chuyền xay xát, lau bóng… đều được tích hợp hệ thống hút và xử lý bụi, khí thải ở các nơi phát sinh bụi, gồm: quạt hút, đường ống dẫn bụi và cyclon lắng bụi trong dây truyền sản xuất cùng lúc với việc lắp đặt dây chuyền sản xuất Các thiết bị xử lý bụi này là 1 phần của dây chuyền công nghệ nhằm thu gom lượng bụi cám để bán và tránh phát tán ra xung quanh Do đó bụi và khí thải phát sinh tại dự án đều được kiểm soát tốt

- Chất thải rắn:

+ Chất thải sinh hoạt: được thu gom, quản lý và xử lý theo qui định của chính quyền địa phương

+ Chất thải rắn thông thường (phế liệu): như bao bì hỏng, dây nilong… được thu gom, quản lý và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu đúng qui định

+ Chất thải là phụ phẩm (tro, trấu) được lưu giữ sau đó cho hoặc bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua, sử dụng

+ Chất thải nguy hại: được thu gom, quản lý và chuyển giao cho đơn vị xử lý CTNH đúng qui định

Các loại chất thải rắn được quản lý tốt theo qui định của chính quyền địa phương hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý đúng qui định Khí thải và nước thải được xử lý tại chổ đạt qui chuẩn môi trường sau đó xả thải ra nguồn tiếp nhận, thuộc danh mục có lưu lượng rất nhỏ căn cứ điều 97 và Phụ lục XXIX Nghị định 08/2022/NĐ-CP Từ đó cho thấy dự án đầu tư hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 21

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật được tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2015 – 2020 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

1.1 Hiện trạng môi trường nước

- Môi trường nước mặt:

Chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, cụ thể các thông BOD5, COD, TSS, Amoni và DO đều vượt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - cột A1 Qua kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ô nhiễm tập trung giai đoạn 2015 - 2020 cho thấy chất lượng nước ở giai đoạn này đã có dấu hiệu cải thiện so với giai đoạn 2010 - 2015 Chỉ số WQI có sự biến đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua

- Môi trường nước dưới đất:

Theo kết quả quan trắc nước ngầm tại khu vực dân cư những năm gần đây có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, hàm lượng coliform trung bình vượt so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT từ 1,66 đến 4,6 lần Tuy nhiên, so sánh với kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm khu vực dân cư giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy chất lượng nước ngầm nhìn chung đã có sự cải thiện hơn

1.2 Hiện trạng môi trường không khí

Trong giai đoạn 2015 - 2020, chất lượng không khí nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước; các nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp có đặc thù phân bố cục bộ quanh khu vực sản xuất Số lượng phương tiện giao thông gia tăng qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng môi trường không khí Trong đó, các khí CO, VOC, TSP là các thông số ô nhiễm chủ yếu Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cũng là một nhân tố gây áp lực lớn đến môi trường không khí do nhà thầu và các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp BVMT tại công trường xây dựng

Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020 có nồng độ các chất ô nhiễm theo xu hướng giảm hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 và kết quả quan trắc nằm trong ngưỡng giới hạn quy định của QCVN 05:2013/BTNMT

1.3 Hiện trạng môi trường đất

Các nguồn gây ô nhiễm đất chủ yếu được kể đến là do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và các chất hóa học tồn lưu Trong hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc BVTV Tuy nhiên, kết quả quan trắc hiện trạng môi trường đất tại TP Cần Thơ cho thấy đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, các thông số ô nhiễm điều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn áp dụng và không có sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước

Trang 22

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

1.4 Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên sinh vật:

Hệ thực vật: Thảm thực vật của phường Long Hưng nói riêng tập trung trên đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, rau má, rau dền lửa, các loại bèo, rong đuôi chồn, bình bát…

- Hệ động vật:

+ Hệ động vật trên cạn là các loại vật nuôi của dân cư xung quanh, chủ yếu là các loại gia súc nhỏ: chó, mèo , ngoài ra còn có le le, trích nước, giẽ giun, trăn, rắn, rùa… + Dưới nước: các loài cá như cá lóc, cá mè, cá lăng, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất,… Mặt khác nguồn tài nguyên thủy sinh vật của khu vực dự án chủ yếu là loài tảo, động vật phù du, động vật đáy

Khu vực dự án không có các loài thực động vật quý hiếm phải bảo vệ, không thuộc khu dự trữ sinh quyển/không thuộc khu vùng sinh thái nhạy cảm, không thuộc khu đa dạng sinh học biển

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

2.1 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất

Dự án tọa lạc tại Đường Tôn Đức Thắng (quốc lộ 91), khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ với tổng diện tích đất thực hiện dự án là 3.500 m2, trong đó dự án được cấp phép xây dựng: 974m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), phần diện tích còn lại là đất thuê Vị trí dự án được xác định qua mốc tọa độ theo hệ tọa độ VN 2000 (kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30): X = 1123078; Y = 561964 Dự án có tứ cận tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông: giáp với quốc lộ 91; + Phía Tây: giáp với kênh KH6;

+ Các phía còn lại giáp với dự án sản xuất, kinh doanh và nhà dân trong khu vực Địa mạo, địa hình, địa chất của vị trí dự án mang tính chất chung của thành phố bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ Cao trình phổ biến từ + 0,8 -1,0m, thấp từ Đông Bắc sang Tây Nam Khi tiến hành xây dựng cần san lấp để đạt độ cao cho phép

2.1.2 Điều kiện về khí tượng

Điều kiện khí tượng khu vực dự án mang đặc điểm chung của thành phố Cần Thơ, nằm trong khu vực mang tính chất nhiệt đới gió mùa tương đối ôn hòa, có đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long Khí hậu trong năm được chia hành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có đặc điểm: + Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc

+ Lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa cả năm + Lượng bốc hơi lớn

Trang 23

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

+ Độ ẩm không khí nhỏ

- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có đặc điểm như sau: + Gió chủ đạo là hướng gió Tây Nam

+ Lượng mưa chiếm khoảng 95% lượng mưa cả năm

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình trên địa bàn TP Cần Thơ qua các năm dao động từ 27,5 – 27,8 0C Nhiệt độ cao nhất trong năm 2021 là vào tháng 5 là 30,1 oC và thấp nhất vào tháng 12 là 26,4 oC

Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 4 0C Sự thay đổi nhiệt độ các tháng trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua các

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Cần Thơ, 2021)

Nhận xét: Nhiệt độ trung bình của thành phố Cần Thơ có xu hướng tăng do tác

động của hiện tượng biến đổi khí hậu

Nhiệt độ là yếu tố tự nhiên quan trọng trong việc phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí cũng như có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ, nhiệt độ càng cao thì thúc đẩy tốc độ phản ứng phân hủy các chất ô nhiễm.Do nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ không khí luôn ở mức cao, đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ hoạt động

Trang 24

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Nhiệt độ cao hay thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân xây dựng từ đó làm giảm năng suất lao động

Chế độ gió

Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm dao động 2,5 - 3,6 m/s, trong năm có các hướng gió khác nhau, bao gồm:

- Hướng gió Đông - Bắc: từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau - Hướng gió Đông - Nam: từ tháng 2 đến tháng 6

- Hướng gió Tây - Tây Nam: từ tháng 6 đến tháng 10 (đây là thời kỳ mưa bão, tốc độ gió đạt ở mức cao)

Độ ẩm

Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, năm 2021 độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2 độ ẩm là 72%, độ ẩm trung bình lớn nhất vào tháng 10 với độ ẩm khoảng 88% Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tại dự án

Bảng 3.2 Độ ẩm trung bình các tháng trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua các

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Cần Thơ năm, 2021)

Nhận xét: Do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu nên nhiệt độ trung bình của thành phố Cần Thơ tăng lên Vì thế ẩm độ trung bình của thành phố Cần Thơ có xu hướng tăng, giảm qua từng năm

Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa và phân hủy các chất ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trong

Trang 25

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi lơ lửng trong không khí bay đi xa, làm lan truyền dịch bệnh Khi môi trường không khí có độ ẩm cao, hơi nước kết hợp với các chất khí NOx, SOx hình thành các acid H2SO3, H2SO4, HNO3 gây hại cho sự sống Ngoài ra, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ

Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11 hàng năm, chiếm từ 95% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa ở thành phố Cần Thơ thuộc loại trung bình như được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 3.3 Lượng mưa các tháng trong năm

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Cần Thơ, 2021) Ghi chú: (-) không mưa

Nhận xét: dưới ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, lượng mưa trung bình qua các năm ở thành phố Cần Thơ luôn

Trang 26

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

có xu hướng giảm Lượng mưa năm 2021 cao nhất vào tháng 09 (396,7mm) và thấp nhất vào tháng 02, 03 không mưa

Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa rơi xuống sẽ mang theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất, nước Quan hệ giữa lượng mưa và mực nước dưới đất là quan hệ tỷ lệ thuận Khi lượng mưa tăng thì mực nước dưới đất dâng cao và chúng cùng pha Trong mùa mưa mực nước dưới đất dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của nước dưới đất trong vùng, ngược lại, mùa khô mực nước dưới đất hạ thấp làm giảm đáng kể trữ lượng động của nước dưới đất

Bức xạ mặt trời

Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô Số giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều qua các năm

Nhận xét: số giờ nắng trung bình của thành phố Cần Thơ năm 2021 giảm so với

năm 2020 Số giờ nắng cao nhất trong năm 2021 là vào tháng 3 (300,3h), thấp nhất là tháng 10 (130,8h)

2.1.3 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải

Sông Hậu là nhánh phía Tây của sông Mekong trong lãnh thổ Việt Nam, vừa là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và thành phố Cần Thơ, vừa là ranh giới tự nhiên của thành phố Cần Thơ với 02 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long Sông Hậu cũng là thủy lộ quốc tế cho các tàu đi về Camphuchia,…sông Hậu là con sông lớn nhất cùng vùng với tổng chiều dài chảy qua thành phố Cần Thơ là 55km, tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mekong), lưu lượng nước bình quân tại sông Cần Thơ là 14.800m3/giây Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần ½ tổng lượng phù sa sông Mekong)

Đặc điểm cơ bản nhất của dòng chảy sông Hậu là vừa chịu tác động của dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Đông, tác động này tùy theo thời gian trong năm Từ tháng 7 đến tháng 12 dòng chảy trên sông Hậu chịu tác động mạnh của chế độ dòng chảy lũ thượng nguồn, vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 do lượng nước thượng nguồn giảm dần, trong khi bán nhật triều ở biển Đông hoạt động mạnh hơn, trên sông Hậu bắt đầu có dòng chảy ngược Biên độ triều lớn nhất vào tháng 10 là 16 cm, tháng 11 là 8 cm, tăng dần lên 101 cm trong tháng 1 và đạt đến 126 cm trong tháng 5

Khu vực thực hiện dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của Biển Đông Trong một ngày có 2 đỉnh (1 thấp, 1 cao) và 2 chân triều (1 thấp, 1 cao) Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6 giờ và thời gian triều xuống khoảng 6 giờ 45 phút đến 7 giờ Trong tháng có 2 lần nước lớn (ngày rằm và mồng một âm lịch) và 2 lần nước kém (giữa 2 ngày trên) Trong năm, thủy triều cao nhất vào ngày rằm hay 30 âm lịch kế cận hay trùng vào ngày Xuân phân (21/3 dương lịch) hay Thu phân (22/9 dương lịch) Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều, vào những ngày triều lớn, có thể từ 2,5 - 3,5m Chênh lệch giữa đỉnh và chân triều vào những ngày triều kém thường dưới 1m Biên độ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém

2.2 Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải

Để đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải của dự án Đơn vị tư vấn đã kết hợp với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Phân tích Môi trường Phương Nam thu và phân tích mẫu nước mặt Kênh tưới tiêu Kết quả phân tích được trình bày như sau:

Trang 27

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu chất lượng nước mặt kênh tưới tiêu

STT Thông số Đơn vị Kết quả

Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt tại kênh tưới tiêu cho thấy, hầu hết các thông số phân tích đều có kết quả nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A Từ đó có thể nhận xét, chất lượng nước mặt khu vực kênh tưới tiêu tiếp giáp tại dự án còn khá tốt

2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực dự án:

Qua kết quả khảo sát thực tế trong bán kính khoảng 1,0 km tại khu vực thực hiện dự án cho thấy người dân khu vực này chủ yếu khai thác, sử dụng nguồn nước để phục vụ quá trình tưới tiêu trong nông nghiệp, thủy lợi, nuôi thủy sản nước ngọt, giao thông thủy phục vụ cho hoạt động của người dân trong khu vực

2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: 2.4.1 Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực

Các đối tượng xả nước thải trong khu vực cách vị trí xả thải của dự án trong bán kính từ 1 - 5 km gồm dân cư sinh sống trong khu vực, hoạt động kinh doanh, mua bán vừa và nhỏ lẻ…

2.4.2 Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực

Nguồn nước thải phát sinh từ dân cư sinh sống trong khu vực, hoạt động kinh doanh, mua bán vừa và nhỏ lẻ… Chủ yếu là nước thải sinh hoạt Một số ít hộ dân sử dụng nước để tưới cây, làm vườn

Theo Lâm Minh Triết (2008), thành phần nước thải sinh hoạt gồm có 2 loại: Nước thải nhiễm bẩn do các chất bài tiết của con người từ các nhà vệ sinh và nước nhiễm bẩn

Trang 28

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

do các hoạt động sinh hoạt như là cặn bã từ nhà bếp, các chất tẩy rửa trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm 50 % - 60 % tổng các chất hữu cơ gồm hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật, rau, hoa, quả và chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết con người và động vật, xác động vật Nồng độ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt dao động từ 150 - 450 mg/L theo trọng lượng khô, từ 20 % - 40 % chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học; các chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm từ 40 % - 42 % gồm chủ yếu cát, đất sét, các axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng; còn lại là các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm rong tảo, trứng giun sán gây các bệnh nguy hiểm như bệnh lỵ, thương hàn Các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt: pH, BOD5, TSS, tổng chất rắn hòa tan, sunfua, N-NH4+, N-NO3-, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, P-PO43-, tổng Coliforms

Kênh tưới tiêu tiếp giáp với khu vực dự án là nguồn tiếp nhận nước thải phát sinh sau khi đã được xử lý tại dự án và cũng là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong khu vực; nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tưới cây, làm vườn… với quy mô nhỏ lẻ Ngoài ra, do trong khu vực này diễn ra rất ít hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nên lượng nước thải này thải vào kênh tưới tiêu không đáng kể

3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và vùng lân cận, đơn vị tư vấn đã kết hợp với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Phân tích Môi trường Phương Nam để tiến hành khảo sát, thu mẫu và phân tích chất lượng các loại môi trường (nước mặt, không khí) qua 03 đợt khảo sát, kết quả được trình bày cụ thể như sau:

a Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án:

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án

Trang 29

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

Nhận xét:

Khu vực xây dựng dự án khá rộng và thoáng nên thông số tiếng ồn và một số thông số không khí xung quanh đều có giá trị và nồng độ đo đạc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT Qua đó cho thấy chất lượng không khí xung quanh tại khu vực dự án còn khá tốt

b Hiện trạng môi trường nước tại khu vực dự án

Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A)

Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các thông số ô nhiễm đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2008/BTNMT, cột A Nhìn chung, chất lượng nước mặt khu vực kênh tười tiêu tiếp giáp dự án còn khá tốt chưa bị ô nhiễm cho nên chủ dự án cần thực hiện xử lý nước thải phát sinh tại dự án đạt quy chuẩn cho phép trước khi thoát vào nguồn tiếp nhận

Trang 30

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH,

BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải a Nước mưa chảy tràn

- Nguồn phát sinh:

Nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xây dựng thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác

Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng có thể gây tác động xấu đến nguồn nước mặt, nước dưới đất Nếu không có biện pháp thoát nước tốt, tại khu vực thi công sẽ gây nên tình trạng ngập úng tạm thời, ảnh hưởng đến công tác thi công cũng như hoạt động sản xuất hiện hữu

Theo TCVN 7957:2008 (Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế), lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khuôn viên dự án trong quá trình thi công xây dựng được tính toán theo công thức sau:

Q = q x C x F (4) Trong đó:

+ C: hệ số dòng chảy Trong phạm vi dự án có mái nhà, mặt phủ bê tông (c1=0,75) (C chọn theo bảng 5, TCVN 7957:2008);

+ F: diện tích khu vực (ha) (0,2109 ha); + P: Chu kỳ lặp lại của mưa (P = 2 năm); + t: thời gian mưa (t = 180 phút = 10.800 s);

+ A = 9210; C = 0,48; b = 25; n = 0,92 (tham số chọn theo bảng B1, phụ lục B, TCVN 7957:2008);

+ q: cường độ mưa tính toán (l/s.ha), q = A(1+ClgP)/(t+b)n = 2,05 l/s.ha Vậy Q = 2,05 x 0,75 x 0,2109 = 0,32 l/s

Nước mưa chảy tràn có thể gây tình trạng ngập úng cục bộ tại một số nơi trũng thấp Tuy nhiên, chủ dự án sẽ thực hiện các giảm thiểu và thu gom đúng quy định đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường

- Biện pháp giảm thiểu:

Thành phần nước mưa chảy tràn tại dự án qui ước là sạch có thể thải thẳng ra nguồn tiếp nhận là kênh KH6 mà không cần xử lý Tuy nhiên, chủ dự án kết hợp với nhà thầu xây dựng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn như sau:

- Bố trí rãnh và đấu nối thu nước mưa chảy tràn về hố gom để lắng cặn, cát,… trước khi thải vào kênh KH6 tiếp giáp khu vực dự án;

- Áp dụng trình tự thi công hợp lý giữa các hạng mục công trình cơ bản để đảm bảo rút ngắn thời gian thi công và hạn chế các tác động do nước mưa chảy tràn gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy, ;

Trang 31

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Công nghệ và Giải pháp Môi trường Tín Việt

- Hạn chế dầu, xăng, nhớt rơi vãi từ các phương tiện vận chuyển, thường xuyên kiểm tra động cơ xe tải, xe máy, các bộ phận động cơ có sử dụng đến dầu bôi trơn; thu dọn vật liệu xây dựng, tránh hiện tượng nước cuốn trôi dầu, nhớt và vật liệu xây dựng vào các rãnh thu nước mưa và khu vực xung quanh;

- Khu vực chứa vật liệu xây dựng có nền cao hơn so với khu vực xung quanh, đồng thời che đậy các kho bãi chất vật liệu xây dựng bằng vải nhựa hay bạt cao su

b Nước thải sinh hoạt

- Nguồn và lưu lượng phát sinh:

Nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), thành phần dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) và vi sinh (Coliform, E.coli)

Lượng nước cấp cho nhu cầu vệ sinh của 20 công nhân tại công trường khoảng 3 m3/ngày (20 người*150 lít/người/ngày; lượng công nhân đông nhất trong ngày) Theo quy định 100% lượng nước cấp này sẽ trở thành nước thải Do đó, lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này là 3 m3/ngày

Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

- Nhận xét: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt rất cao và vượt QCVN 14:2008/BTNMT – Cột B nhiều lần, do đó nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom xử lý thích hợp để không gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực dự án

- Biện pháp thu gom và xử lý:

Chủ dự án sẽ bố trí nhà vệ sinh lưu động để thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn này

c Nước thải xây dựng

- Nguồn và lưu lượng phát sinh:

Nước thải xây dựng phát sinh chủ yếu là do quá trình vệ sinh dụng cụ, thiết bị của công nhân sau khi kết thúc ngày làm việc (bai, thước vuông, bàn chà, giá xúc,…), nước thải từ quá trình rửa xe cơ giới, lượng nước thải này phát sinh tối đa ước tính khoảng 2,0 m3/ngày

Ngày đăng: 29/03/2024, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan