Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko”

59 0 0
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định: Không thuộc đối tượng .... Nguồn cấp nước từ Cô

Trang 3

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 2

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở: 2

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở: 3

3.3 Sản phẩm của cơ sở 4

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất 4

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 14

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 14

1.1 Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch bảo vệ môi trường 14

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 14

Chương III 16

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 16

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 16

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: 16

1.2 Thu gom, thoát nước thải: 16

1.3 Xử lý nước thải: 17

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 20

2.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải 20

2.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải chung trong nhà xưởng từ máy phát điện 22 2.3 Khí thải từ phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật

Trang 4

liệu và sản phẩm 24

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 24

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt: 24

3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 25

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 26

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 27

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 32

6.1 Biện pháp đối với sự cố của hệ thống xử lý nước thải: 32

6.2 Biện pháp phòng ngừa vỡ ống nước: 37

6.3 Các biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố khác: 37

7 Các nội dung thay đổi so với bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường 41

8 Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) 41

9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): Dự án không thuộc đối tượng 41

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 42

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 42

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 42

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 43

4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có): Không thuộc đối tượng 43

5 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có): Không thuộc đối tượng 43

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 44

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 44

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 44

3 Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định): Không thuộc đối tượng 45

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 46

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 46

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 46 1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

Trang 5

xử lý chất thải: Nước thải 47 2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 47 2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 47 2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không thuộc đối tượng 48 2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở 48 3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm: 48 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 49 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 50

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hoá đo trong 5 ngày ở 200C BTCT : Bê tông cốt thép

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR CNTT : Chất thải rắn công nghiệp thông thường CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KT-XH : Kinh tế - xã hội

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh mục nguyên liệu phục vụ sản xuất 4

Bảng 2 Các loại nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại cơ sở 5

Bảng 3 Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở 6

Bảng 4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở 11

Bảng 5 Các hạng mục công trình 12

Bảng 6 So sánh các thông số và giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (CỘT B) và QCVN 14:2008/BTNMT (CỘT B) 15

Bảng 7 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý 15

Bảng 8 Tải lượng các thông số ô nhiễm có trong khí thải phát điện 23

Bảng 9 Các loại CTRCNTT phát sinh tại cơ sở 25

Bảng 10 Danh mục và số lượng CTNH thường phát sinh 6 tháng đầu năm 2022 26

Bảng 11 Kết quả đo tiếng ồn tại cơ sở 28

Bảng 12 Các sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải 33

Bảng 13 Các sự cố có thể xảy ra tại bể Aerotank trong HTXLNT 34

Bảng 14 Bảng phân loại các loại hóa chất, nhiên liệu sử dụng tại cơ sở 40

Bảng 15 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 42

Bảng 16 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 43

Bảng 17 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 43

Bảng 18 Giá trị giới hạn đối với gia tốc rung 43

Bảng 19 Kết quả quan trắc nước thải 44

Bảng 20 Dự toán kinh phí quan trắc môi trường hằng năm 48

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Vị trí cơ sở trên sơ đồ vị trí các doanh nghiệp Khu công nghiệp Trà Nóc 2 2

Hình 2 Sơ đồ quy trình hoạt động 3

Hình 3 Hệ thống làm mát cho nhà xưởng tại cơ sở 11

Hình 4 Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom và thoát nước mưa 16

Hình 5 Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom và thoát nước thải 17

Hình 5 Mô hình xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn 17

Hình 6 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 18

Hình 7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió tự nhiên 21

Hình 8 Khu vực kho chứa CTNH 27

Trang 9

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1 Tên chủ cơ sở:

CÔNG TY TNHH KWONG LUNG – MEKO

- Địa chỉ văn phòng: Lô 28, khu công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận

- Giấy chứng nhận đầu tư số 572043000019, chứng nhận thay đổi lần thứ ba ngày 26 tháng 05 năm 2015 do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1800156167; đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 09 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 30 tháng 10 năm 2018

Thông tin về chủ sở hữu :

+ Tên tổ chức : KWONGLUNG ENTERPRISE CO., LTD

+ Mã số doanh nghiệp : 33111800 do Bộ kinh tế Đài Loan cấp ngày 04/03/1966 + Địa chỉ trụ sở chính : 16th Fl.No105, Tun-Hwa S.Rd, Sec.2, Taipei, Taiwan, R.O.C, Trung Quốc

2 Tên cơ sở:

PHÂN XƯỞNG 2 KWONG LUNG MEKO

- Địa điểm cơ sở: Lô 2.20C, đường số 8, Khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, với các vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Tây Bắc: Đất trống;

+ Phía Đông Bắc : Công ty TNHH MTV Thủy Sản Song Trang; + Phía Đông Nam : Đường số 8, khu công nghiệp Trà Nóc + Phía Tây Nam: Công ty phân bón hóa chất Cần Thơ

- Tọa độ vị trí cơ sở (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3º): X = 1118723 ; Y = 575667

Trang 10

Hình 1 Vị trí cơ sở trên sơ đồ vị trí các doanh nghiệp Khu công nghiệp Trà Nóc 2 - Quy mô của cơ sở:

+ Diện tích: 31.515 m2

+ Vốn đầu tư: 111.306.000.000

Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 “ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”

Căn cứ, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Cơ sở đã được chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 128/TB-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 do UBND quận Ô Môn cấp, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko là UBND quận Ô Môn

- Số lượng công, nhân viên làm việc tại cơ sở: 1.136 người - Thời gian làm việc: 7:00-16:00 (Từ thứ 2 đến thứ 7) 3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

Công suất hoạt động của cơ sở 300.000 – 1.800.000 sản phẩm/năm Vị trí cơ sở

Trang 11

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Công nghệ may sản xuất quần áo của công ty là công nghệ sản xuất khép kín bán tự động

Sơ đồ quy trình sản xuất tại cơ sở như sau:

Hình 2 Sơ đồ quy trình hoạt động Thuyết minh quy trình:

Công nghệ may sản xuất quần áo của Công ty là công nghệ sản xuất khép kín bán tự động, tương đối đơn giản Trước hết, vải và các nguyên liệu khác sau khi mua sẽ được kiểm tra rồi nhập vào kho Sau đó, vải nguyên liệu sẽ qua các công đoạn trải, cắt, may, Vải thừa, bụi

Hơi nước, nhiệt

Trang 12

vô nhung, đính nút, cắt chỉ, ủi và đóng gói thành phẩm

Trong đó, sau các công đoạn may và vô nhung đều kiểm tra sản phẩm Sản phẩm đạt sẽ tiếp tục đưa vào các công đoạn sau đó sản xuất thành phẩm Sản phẩm không đạt đưa về các công đoạn trước để sửa chữa, khắc phục hạn cho đến mức thấp nhất các phế phẩm phát sinh trong quá trình hoạt động

Trong quá trình sản xuất có phát sinh thùng giấy, bụi, tiếng ồn, vải vụn, một ít kim may bị gãy, khuy bị vỡ từ các khâu nhập nguyên liệu, cắt, may và đính nút Ngoài ra còn có một ít nhiệt và hơi nước phát sinh trong công đoạn ủi

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Các sản phẩm hàng may mặc để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước 4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất

- Nguyên liệu: Nguyên liệu được cung cấp bởi khách hàng sau đó tiến hành may gia công các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất với công suất tối đa 1.800.000 sản phẩm/năm được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 1 Danh mục nguyên liệu phục vụ sản xuất

Trang 13

Lượng nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại cơ sở được trình bày trong bảng sau: Bảng 2 Các loại nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại cơ sở

lượng/tháng

Ghi chú

1 Cồn y tế Lít 10 Tẩy quần áo, sát khuẩn

Trang 14

2 Chlorine Kg 8 Dùng để vận hành HTXLNT 3 Dầu Diesel Lít 18 Dùng vận hành/bảo trì máy phát

điện Dự trữ 500 lít để sẵn sàng sử dụng khi cần

Phục vụ hoạt động nấu ăn cho nhân viên Cơ sở không lưu chứa bình gas

Các loại nhiên liệu, hóa chất có tính ăn mòn, dễ gây cháy nổ và gây hại cho môi trường nên cơ sở đã xây dựng kho hóa chất riêng biệt diện tích 10m2 để lưu chứa các loại nhiên liệu, hóa chất trên Kho chứa hóa chất được xây dựng đúng quy định của Luật Hóa chất 06/2007/QH12 với các yêu cầu kỹ thuật như sau:

+ Cách xa nơi sản xuất và khu vực dễ gây cháy nổ;

+ Trang bị các cảnh báo cần thiết tại nơi cất giữ, bảng nội quy về an toàn hóa chất; cảnh báo phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì nhãn cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó

+ Có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố phù hợp với các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

+ Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình bày trong mục 6.3.c Chương III báo cáo này

- Máy móc thiết bị:

Danh mục các máy móc thiết bị tại cơ sở như sau:

Bảng 3 Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở

Trang 15

4 Bàn hút chân không Đài Loan ZHENSONG-HP-1500 6

6 Bộ trợ lực máy 1 kim Nhật Bản JUKI DDL-9000BMS 22

12 Máy 1 kim điện tử Nhật Bản BROTHERS S-7300A-433P 772 13 Máy 1 kim điện tử Trung

18 Máy cắt dao thẳng,máy

19 Máy cắt đầu bàn Trung

20 Máy cắt dây đai Trung

26 Máy đánh bông đế băng Nhật Bản PEGASUS W562PV 3

Trang 17

52 Máy may 2 kim Nhật Bản BROTHER T-8450C-003-N64 62 53 Máy may công nghiệp 1

60 Máy nén khí trục vít Việt Nam HANBELL AA6-75A 1

62 Máy sang chỉ cn Trung

64 Máy thêu vi tính Trung

66 Máy thùa khuy điện tử Nhật Bản BROTHER HE-800B-2 1

68 Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ Nhật Bản JUKI MO6816D-AA1 35

70 Máy nén khí trục vít Việt Nam HANBELL AA3-55W 1

- Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ theo trên hóa đơn tiền điện tháng gần nhất, lượng điện năng tiêu thụ trung bình tại cơ sở khoảng 276.000 kWh/tháng

+ Nguồn điện sử dụng: Sử dụng lưới điện quốc gia – Điện lực quận Bình Thủy + Điện chủ yếu được sử dụng cho đèn, quạt

+ Cơ sở có trang bị máy phát điện dự phòng, công suất 400KVA Điện dự phòng từ máy phát điện sẽ được cung cấp cho các phân khu sản xuất của xưởng khi cơ sở mất điện, ngoại trừ tầng 3 xưởng may

- Nhu cầu sử dụng nước: Căn cứ theo hóa đơn tiền nước tháng gần nhất, lượng

Trang 18

nước tiêu thụ tại cơ sở với trong một tháng khoảng 2.678m3/tháng, tương đương 103m3/ngày Nguồn cấp nước từ Công ty cổ phần cấp nước Trà Nóc – Ô Môn, trong đó nước được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau:

+ Sinh hoạt của công nhân viên:

Theo quyết định số 279/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khu vực đô thị nội thành các quận Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt,… tiêu chuẩn cấp nước là 150-180 lít/người.ngày.đêm Do nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên bao gồm các nhu cầu vệ sinh, ăn uống (không bao gồm tắm, giặt) và nhân viên chỉ làm việc 8 giờ/ngày, lượng nước bằng 1/3 lượng nước cấp cho một người sinh hoạt bình thường nên nhu cầu sinh hoạt cho mỗi nhân viên là 50lít/người/ngày

50lít/người/ngày x 1.500 người = 75 m3/ngày + Nước cấp cho máy lọc nước uống cho công nhân viên tại cơ sở:

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày đối với nam giới là 3,7 lít nước và nữ giới cần 2,7 lít nước Lấy lượng nước trung bình cho một người khoảng 3,2 lít nước/người/ngày

3,2lít x 1.500 người = 4,8 m3/ngày + Tưới cây, rửa đường:

Theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu cấp nước phải đảm bảo tối thiểu như sau: tưới vườn hoa, công viên 3 lít/m2/ngày đêm; rửa đường 0,4lít/m2/ngày đêm

Tưới cây: (3 lít/m2/ngày đêm x 204m2) = 0,6m3/ngày

Rửa đường: (0,4 lít/m2/ngày đêm x10.165m2) = 4,066m3 ≈ 4m3/ngày

+ Giải nhiệt cho xe hàng ra vào cơ sở: khoảng 3m3/ngày cho 6 chuyến xe/ngày + Cung cấp bể lọc hơi nước của các khung nước làm mát: chỉ khoảng 1m3/ngày do lượng nước này sau khi thấm một phần vào cái tấm làm ẩm, lượng còn lại sẽ được tuần hoàn, lọc và tái sử dụng nên lượng nước cấp cho nhu cầu này không nhiều Hình ảnh minh họa về hệ thống làm mát tại cơ sở như sau:

Trang 19

Hình 3 Hệ thống làm mát cho nhà xưởng tại cơ sở + Nước bơm cho ao thủy sinh tại cơ sở: 13,6 m3/ngày

Ao thủy sinh có diện tích mặt nước khoảng 2.000m2, trong ao trồng các loại rau muống, lục bình Bộ rễ của chúng có khả năng phân hủy chất hữu cơ và hấp thụ chất dinh dưỡng dư thừa để ngăn chặn sự phát triển quá mức của các loài rong, tảo và khử mùi hiệu quả

Chức năng của ao thủy sinh: điều hòa nhiệt độ, cung cấp nước cho nhu cầu PCCC và tạo cảnh quan trong khuôn viên cơ sở

Bảng 4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở

(m3/ngày)

5 Cung cấp bể lọc hơi nước của các khung nước làm mát 1

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 5.1 Các hạng mục công trình của cơ sở

- Các hạng mục công trình của dự án: Tổng diện tích mặt bằng khu đất là 31.515m2

Trang 20

và tổng diện tích sử dụng là … Các công trình được phân chia thành các hạng mục công trình chính, phụ trợ và bảo vệ môi trường như sau:

rào, lối đi nội bộ, 10.165 32,27 III Các công trình bảo vệ môi trường

Trang 22

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

1.1 Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch bảo vệ môi trường

Cơ sở tọa lạc tại Lô 2.20C, đường số 8, Khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Khu công nghiệp Trà Nóc II là một trong 4 khu công nghiệp thí điểm thuộc Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững” do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2015 – 2019 Ngoài việc mang lợi ích đến hiệu quả kinh tế - xã hội , môi trường, nâng cao nhận thức và thực hiện các giải pháp hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn, nghiên cứu và hỗ trợ thực hiện các mạng lưới cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp nhằm góp phần phổ biến phương thức sản xuất sạch hơn, phát thải ít cacbon, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, các chất gây ô nhiễm nước, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng chất thải

Cơ sở đã được Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cấp : + Giấy chứng nhận đầu tư số 572043000019, chứng nhận thay đổi lần thứ ba ngày 26 tháng 05 năm 2015;

- Phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội: Quyết định 1533/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất: Công ty TNHH Kwong Lung Meko có hợp đồng thuê đất với Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ số 11/HĐ/TLĐ.KCN ngày 29 năm 12 năm 2014 Thời gian thuê: 33 năm Mục đích sử dụng: đất khu công nghiệp

Từ các phân tích trên thấy rằng cơ sở “Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko” phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường và định hướng phát triển của Khu công nghiệp Trà Nóc 2 nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nước thải của cơ sở sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT loại B, sẽ xả 50m3/ngày.đêm ra cống thoát nước chung của KCN, 10m3/ngày.đêm ra ao thủy sinh cho

Trang 23

mục đích điều hòa nhiệt độ và phòng cháy chữa cháy tại cơ sở

Thực hiện thu mẫu nước thải sau xử lý để đánh giá mức độ tác động của nước thải tới nguồn tiếp tiếp nhận

Theo Cam kết bảo vệ môi trường của Phân xưởng 2 Kwong Lung Meko được xác nhận bởi UBND Quận Ô Môn, chương trình quan trắc nước thải định kỳ của cơ sở được so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, tuy nhiên do yêu cầu trong Hợp đồng xử lý nước thải số 01/HD/XLNT.KCN ký kết ngày 12 tháng 05 năm 2015 giữa Công ty TNHH MTV Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ và Công ty TNHH Kwong Lung Meko, chất lượng nước thải sau xử lý cục bộ phải đạt loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp

Bảng 6 So sánh các thông số và giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT tương đương nhau

Kết quả quan trắc nước thải sau HTXL ngày 18/11/2022 như sau: Bảng 7 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý

STT Thông số Đơn vị Kết quả thử nghiệm

Nhận xét: Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước thải của cơ sở có các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (cột B)

Trang 24

Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

+ Hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn: Nước mưa trên mái nhà theo độ dốc mái (i=15%) chảy xuống qua ống PVCØ90 (đối với văn phòng, nhà xưởng, nhà kho) và PVCØ114 (đối với nhà ăn và nhà xe), nước mưa trên nền bãi theo độ dốc nền (i = 3%) chảy vào các mương thoát nước hở BTCT kích thước 40x80cm được bố trí dọc theo các đường nội bộ bao quanh các hạng mục công trình Mương thoát nước có lắp song chắn rác để giữ lại chất thải rắn có kích thước lớn, tránh gây tắc nghẽn Mương thoát nước dẫn nước mưa đến hố ga có kích thước 80x80cm lắng cặn trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp Trà Nóc 2 theo hình thức tự chảy Cơ sở thường xuyên vét cặn, vệ sinh mương thoát nước và hố ga để tránh tắc nghẽn

Hình 4 Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom và thoát nước mưa 1.2 Thu gom, thoát nước thải:

Nước thải cần xử lý tại cơ sở phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhân viên và nước thải từ nhà bếp nấu ăn cho nhân viên Lượng nước cấp cần thiết cho quá trình này là 75m3/ngày

Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu phát sinh nước thải bằng 80% chỉ tiêu nước cấp Theo đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở sẽ là: 75m3/ngày x 80% = 60m3/ngày Hiện tại cơ sở đã lắp đặt đồng hồ lưu lượng để theo dõi chính xác lưu lượng nước thải hàng ngày

- Công trình thu gom nước thải: Cơ sở chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại và nước thải từ nhà ăn được thu gom bằng ống PVCØ27 sau đó theo đường ống PVCØ90 dẫn ra cống thoát nước thải BTCT kích thước 40x80cm, có nắp đan, phân bố dọc theo các hạng mục công

Nước mưa chảy tràn

Trang 25

1.200m3 để chờ xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 60m3/ngày.đêm Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, sẽ xả 50m3/ngày.đêm ra cống thoát nước chung của KCN, 10m3/ngày.đêm ra ao thủy sinh cho mục đích điều hòa nhiệt độ và phòng cháy chữa cháy tại cơ sở

- Công trình thoát nước thải và điểm xả nước thải sau xử lý:

+ 50m3/ngày.đêm nước thải sau xử lý dẫn theo ống nhựa PVC Ø114 thoát vào nguồn tiếp nhận là cống thoát chung của khu công nghiệp Trà Nóc 2

+ 10m3/ngày.đêm nước thải sau xử lý dẫn theo ống nhựa PVC Ø60 thoát vào ao thủy sinh của cơ sở

Lưu lượng nước thải xả ra cống chung của khu công nghiệp được kiểm soát bằng đồng hồ đo lưu lượng

- Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước thải nêu trên:

Hình 5 Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom và thoát nước thải 1.3 Xử lý nước thải:

* Bể tự hoại

Nước thải sinh phát sinh từ nhà vệ sinh của nhân viên làm việc tại cơ sở được đưa qua bể tự hoại 03 ngăn theo quy định ngành xây dựng

Hình 6 Mô hình xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn

Thuyết minh: Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải

Cống thoát nước chung của Khu công nghiệp

Trang 26

Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axít và lên men kiềm) Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước Sử dụng bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu ôxy hoá học COD và nhu cầu ôxy sinh hoá BOD từ 70 - 75%) Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung để tiếp tục xử lý

* Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 60m3/ngày.đêm: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt tại cơ sở như sau:

Hình 7 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ bếp nhà ăn sau khi được sơ lắng bằng hố ga để loại bỏ bớt chất rắn sẽ cũng với nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà vệ sinh đi qua song chắn rác thô để loại bỏ các chất bẩn có kích thước lớn, sẽ được tập trung vào trạm bơm nước thải

Trang 27

chế đến mức tối đa tải lượng ô nhiễm của chất thải trước khi vào hệ thống xử lý sinh học Hiệu quả có thể đạt được từ 10-40% COD có trong nước thải

Cấu tạo: sản phẩm máy tách rác tinh tự động có kết cấu hết sức chắc chắn, khung thép chống gỉ, thiết kế gọn gàng, vận hành lâu dài ổn định

Ngăn tiếp nhận của hệ thống vi sinh có chức năng làm ổn định dòng thải vào và phân bố đều các loại chất rắn lắng được trên toàn bộ bề mặt sàn rác Các chất rắn được đưa đến bề mặt sàn rác do dòng chảy tràn ở cửa vào và phân bố trên toàn bộ diện tích bề mặt nhờ vào một tấm dẫn Nước thải đi xuống vào ngăn thoát nước và ra ngoài qua ống dẫn nước ra Rác được tập trung tại trên đỉnh của bề mặt sàng rác và được chuyển từ từ đến vị trí xả để tách ra sau đó, Dòng chảy nhỏ giọt ở đáy sàng rác tạo điều kiện thuận lợi để tách hoàn toàn nước thải và đưa nước thải trở lại ngăn lọc

Bể hiếu khi Aerotank: Ngăn phản ứng sinh học hiếu khí aerotank là công trình bê tông cốt thép hình chữ nhật Nước thải chạy qua suốt chiều dài ngăn và được sục khí nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan giúp cho Vi sinh vật hiếu khí có trong nước thải hoạt động và phát triển Nước thải sau khi đã xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào aerotank Các chất lơ lửng này là một số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan Các chất lơ lửng là nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước Các bông cặn này cũng chính là bùn hoạt tính Hoạt động sống của vi sinh vật gồm 2 quá trình: dinh dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, các nguồn nito và photpho cùng những ion kim loại khác với mức dộ vi lượng để xây dựng tế bào mới, phát triển tăng sinh khối, phục vụ sinh sản; phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và nước

CxHyOzNt + Vi sinh vật + O2  CO2 + H2O + tế bào mới

Tại đây, không khí được tăng cường bằng máy thổi khí Khí được dẫn vào hệ thống dẫn khí inox 304 Ø60 và qua hệ thống các thiết bị phân phối kí bố trí dưới đáy bể lên, đảm bảo lượng oxygen hòa tan trong nước thải từ 2-4mg/L để đảm bảo cung ứng đủ lượng oxy cho vi sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ có trong nước thải Sau khi oxy hóa được 80-95% BOD trong nước thải Một khối lượng bùn hoạt tính được hình thành trong quá trình xử lý sẽ trôi theo nước qua ngăn lắng bằng ống UPVCØ140

Trang 28

Bể lắng: Nước thải từ ngăn aerotank chảy vào ngăn lắng đẻ lắng bùn lơ lửng Một phần bùn trong ngăn lắng được bơm trở lại ngăn hiếu khí bằng một bơm bùn 0.5hp chạy theo timer thời gian được cài đặt sẵn Phần bùn còn lại bơm qua ngăn chứa bùn Sau thời gian lắng, một phần nước trong sẽ theo máng tràn tự chảy vào bể khử trùng

Bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học được chứa trong bể chứa bùn được thu gom định kỳ Nước dư từ bể chứa bùn được dẫn về bể cân bằng để tiếp tục quá trình xử lý

Bể khử trùng: có nhiệm vụ loại bỏ các thành phần hữu cơ độc hại Quá trình xử lý bằng clo bằng hệ thống bơm định lượng được điều chỉnh lưu lượng phù hợp với nồng độ hóa chất giúp cho quá trình xử lý sinh học đạt hiệu quả cao Đồng thời còn giúp quá trình khử khuẩn, khử độc tính của nước, giải quyết mùi phát sinh từ quá trình sinh học, khử trừng nước

Nước sau xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), kiểm soát lưu lượng, sau đó:

+ 50m3/ngày.đêm nước thải sau xử lý dẫn theo ống nhựa PVC Ø114 thoát vào nguồn tiếp nhận là cống thoát chung của khu công nghiệp Trà Nóc 2

+ 10m3/ngày.đêm nước thải sau xử lý dẫn theo ống nhựa PVC Ø60 thoát vào ao thủy sinh của cơ sở

1.3.1 Quy trình vận hành và chế độ vận hành của hệ thống xử lý nước thải Hệ thống xử lý nước thải tập trung sử dụng điện năng được nối từ lưới điện quốc gia về cơ sở và có tủ điều khiển điện riêng và chỉ sử dụng Clorine khoảng 8kg/tháng để vận hành bể khử trùng Hệ thống xử lý nước thải được theo dõi bởi một nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải

(Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước thải được đính kèm tại phần Phụ lục của báo cáo)

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

2.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải a Trong khu vực nhà xưởng

Hoạt động cắt, may tại nhà xưởng chủ yếu phát sinh bụi vải Để giảm thiểu bụi gây ô nhiễm môi trường không khí, nhà xưởng được thiết kế thông thoáng, lắp các quạt hút, khung màn nước làm mát và dụng cụ, bảo hộ an toàn lao động trong các không gian làm việc

Trang 29

nhà xưởng trên tường khu vực các nhà xưởng để hút toàn bộ không khí nóng, ô nhiễm và bụi công nghiệp trong xưởng thải ra ngoài Bố trí 80 khung màn nước làm mát ở đầu nhà xưởng, kích thước 1800x600x150mm các tấm làm mát này được máy bơm thường xuyên cung cấp nước bằng cách tưới đều trên đỉnh bền mặt của tấm phân phối sau đó thấm ẩm trên toàn bộ bề mặt của các tấm làm mát

Nước sau khi qua tấm làm mát về hệ ống máng nước và đường ống thu hồi trở về bể để tiếp tục vòng tuần hoàn mới Không khí nóng và khô từ bên ngoài qua các tấm làm mát, trao đổi nhiệt trực tiếp với nước và trở thành không khí sạch và mát, tạo độ ẩm thích hợp và giảm nhiệt độ không khí trong nhà xưởng

Quạt hút gió được lắp đặt có tấm lưới và khung bằng thép bảo vệ, không khí từ xưởng qua quạt hút, bụi có kích thước lớn sẽ được giữ lại tại tấm lưới Định kỳ 1tuần/lần kiểm tra và làm sạch bụi bám trên bề mặt tấm lưới để quạt hút gió hoạt động hiệu quả

Sơ đồ bố trí quạt hút được mô tả trong hình sau:

Hình 8 Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió tự nhiên Các biện pháp khác:

+ Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng sau mỗi ca làm việc + Trang bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động cho công nhân;

+ Thường xuyên cung cấp nước mát cho công nhân đặc biệt là công nhân làm việc; + Kiểm tra định kỳ sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy 1lần/năm

b Đối với khu vực nhà ăn

Nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động đun nấu chủ yếu là mùi phát sinh do

Ngày đăng: 29/03/2024, 09:47

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan