Nhóm tq logistics và qtcuu

35 2 0
Nhóm tq logistics và qtcuu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Slide logistics và quản trị chuỗi cung ứng,nghiên cứu tóm tắt môn học, khái niệm, định nghĩa, ví dụ, tập tài liệu từng mục phụ lục theo chương trình 20222023.Có giải thích, ghi chú, tài liệu thu nhỏ của tập sách, đầy đủ, chất lượng, đẹp mắt, độc lạ

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Gv: Phạm Thị Bích Hạnh

Đề tài: Trình bày các loại kho bãi hiện nay đang vận hành tại thị trường Việt Nam và nêu những ưu – khuyết điểm của các loại kho

NHÓM 7

( 2023 – 2024 )

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU -4

I QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG LOGISTICS - 6

1 Khái niệm Logistics và quản trị chuỗi cung ứng - 6

a Logistics là gì? - 6

b Chuỗi cung ứng là gì? - 6

2 Tầm quan trọng của “ Quản trị kho bãi “ - 6

II KHÁI NIỆM VỀ KHO BÃI - 7

1 Định nghĩa - 7

2 Vai trò - 7

3 Chức năng - 8

4 Nhiệm vụ - 9

III THỰC TRẠNG KHO BÃI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM - 9

IV CÁC LOẠI KHO BÃI - 9

Trang 4

THÀNH VIÊN

1 Bùi Thị Kim Huệ 9 Nguyễn Minh Thư

2 Nguyễn Đoàn Khánh Ly 10 Nguyễn Phạm Phương Thảo 3 Nguyễn Minh Khuê 11 Trần Đức Thái

4 Bùi Hà Phương Phúc Ân 12 Nguyễn Nhi Jessica 5 Trần Đăng Quyền 13 Huỳnh Thụy Thùy Khuyên 6 Nguyễn Thanh Truyền 14 Phạm Trần Phương Nghi 7 Hoàng Tuấn Kha 15 Nguyễn Hoàng Beckham 8 Lâm Minh Trí

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu sắc, hoạt động

thương mại hóa ngày càng tăng Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội khi tham gia vào thị trường quốc tế, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội là sự cạnh tranh mạnh mẽ Các doanh nghiệp thường sẽ quan tâm nhiều hơn về nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hoàn thiện hoạt động Logistics của mình như hoạt động mua hàng, quản lý nhà cung ứng, các yếu tố vận chuyển đầu vào, lưu kho bảo quản hàng… vừa tạo ra sự khác biệt vừa tạo ra ưu thế chiếm lĩnh thị trường Với xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế việc hàng hóa các doanh nghiệp ngoại tràn vào nước ta nhiều vô kể, với mẫu mã đa dạng, phong phú chủng loại, chất lượng tốt, giá thành rẻ… để thành công đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức đúng đắn về bản chất, phương thức kinh doanh và hiểu rõ, nghiên cứu kĩ về thị trường, về đối thủ cạnh tranh từ đó có những chiến lược phù hợp để phát triển Nếu các doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường sản phẩm có thể cạnh tranh được về giá với hàng ngoại buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí tối đa Trong đó hoạt động Logistics nói chung và quản trị kho bãi nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và đúng địa điểm nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra theo đúng nhịp độ, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh cho doanh nghiệp Đi đôi là việc hàng hóa phải được đảm bảo tốt, đúng chất lượng, tránh hàng tồn kho làm đọng vốn,… Do vậy, quản trị kho hàng giữ vai trò trọng yếu trong quá trình lưu trữ, bảo quản hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng Hoạt động này tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 6

I QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG LOGISTICS

1 Khái niệm Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

a Logistics là gì?

 Logistics ra đời từ thế kỷ 19 ở Anh và đến cuối thế kỷ 20 được ghi nhận như một chức năng kinh tế, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp Trải qua các giai đoạn phát triển đến nay có nhiều khái niệm cũng như định nghĩa khác nhau về Logistics Sau đây là khái niệm cụ thể hóa về Logistics

 Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm vận chuyển, dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng thông qua khâu sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí hợp lý

 Logistics là một phần của chuỗi cung ứng gồm tổng thể những công việc liên quan đến quản l{ và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa như: Đóng gói – Vận chuyển – Lưu kho – Bảo quản cho đến khi hàng hóa được giao đến người tiêu thụ cuối cùng

 Chi phí chuyên chở thấp - Tính hoạt động Logistics càng cao

b Chuỗi cung ứng là gì?

 Chuỗi cung ứng cung cấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách khoa học và nghệ thuật của sự phối hợp hoạt động nhằm đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng

 Chuỗi cung ứng còn là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguyên vật liệu, cung cấp thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của tổ chức đó  Chuỗi cung ứng cần Logisticsc để sắp xếp, hoạt định thực hiện một

cách trơn tru

2 Tầm quan trọng của “ Quản trị kho bãi “

Trang 7

Trong thời đại ngày nay, con người luôn mong muốn những dịch vụ hoàn hảo và điều đó đang thực hiện và phát triển tốt tại Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Vì sao?

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hiện nay.Nói một cách tóm gọn là Logistics làm cách nào đó để thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp, thuận tiện và nhanh chóng nhất Do đó, logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang dần khẳng định được vai trò lớn của mình đối với nền kinh tế và quan trọng là đối với người tiêu dùng

Như chúng ta biết thì nhu cầu con người ngày càng tăng, ngày càng thiết yếu việc Logistics được người tiêu dùng tin tưởng thì khả năng mong muốn được sử - áp dụng của họ ngày càng cao Khi khách hàng phát sinh nhu cầu thì những doanh nghiệp, công ty hay nhà máy nên làm gì đầu tiên? Điều cơ bản đầu tiên là phải có sản phẩm, hàng hóa, tất nhiên là nhà máy,các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa hoặc nhập từ nơi khác, nước khác, Nhưng điều đáng nói là khi có sản phẩm, hàng hóa rồi thì việc cất giữ, lưu trữ, bảo quản ở đâu?

Và đây chính là cốt lõi quan trọng và không thể thiếu trong 8 chức năng chính của Logistics và chuỗi cung ứng Đó chính là ‘’ QUẢN TRỊ KHO BÃI’’ Vậy ‘’ QUẢN TRỊ KHO BÃI’’ là gì?

II KHÁI NIỆM VỀ KHO BÃI 1 Định nghĩa

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho

Kho đóng một vai trò không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ cung ứng Logistics và cũng như một số doanh nghiệp muốn tối ưu hóa các hoạt động quản trị và vận chuyển hàng hóa bằng việc chuyên môn hóa hoạt động kho bãi của mình

2 Vai trò

Trang 8

 Giúp các tổ chức tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có kho các tổ chức có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận chuyển một lần  Tiết kiệm chi phí trong sản xuất: kho giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu,

bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng Đồng thời kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng… nhờ đó giảm được chi phí sản xuất

 Giúp duy trì nguồn cung ứng ổn định

 Hỗ trợ chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức

 Giúp tổ chức có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường: do tính thời vụ, nhu cầu thay đổi, cạnh tranh

 Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng: áp dụng cho các sản phẩm ngoại, mua hàng nước ngoài

 Giúp thõa mãn được nhu cầu của khách hàng với chi phí Logistics thấp nhất

 Hỗ trợ cho các chương trình JIT ( Just – In – Time ) của các nhà cung cấp và của khách hàng: Kho được vận hành giao hàng đúng thời gian – đúng số lượng – đúng chất lượng

 Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ, chứ không phải chỉ là những sản phẩm đơn lẻ, giúp phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng

 Kho là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận, sản phẩm thừa… trên cơ sở tiến hành phân loại, xử lý, tái chế

3 Chức năng

 Nếu xét về công dụng của kho thì kho chia thành hai loại:

 Kho nguyên, vật liệu, phụ tùng… để cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất

 Kho thành phẩm, phân phối hàng hóa cho sản phẩm đầu ra

 Chức năng chính của nhà kho là:

 Tiếp nhận hàng hóa

 Tồn trữ và bảo quản hàng hóa

Trang 9

4 Nhiệm vụ

 Duy trì sự sẵn có, đảm bảo cung cấp hàng hóa thường xuyên liên tục, ổn định về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thời gian

 Điều hòa lưu lượng hàng hóa trong kinh doanh phân phối  Đưa hàng hóa đến gần nơi tiêu thụ

 Bảo vệ hàng hóa

III THỰC TRẠNG KHO BÃI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Kho bãi trong Logistics và chuỗi cung ứng là bộ phận không thể thiếu giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí cũng như vận hành kho tốt nhất Hiện nay nhu cầu kho bãi vẫn đang có xu hướng tăng mạnh bất chấp những biến động của nền kinh tế với lý do là các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất Mặt khác giá thuê kho cũng được dự báo là sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 1,5% - 4% mỗi năm

Hệ thống kho bãi ở Việt Nam phân bố không đều Theo báo cáo của Bộ Công Thương có hơn 70% diện tích kho bãi phân bố tại các trung tâm kinh tế phía Nam Hơn nữa thị trường Logistics phía Nam được đánh giá là sôi nổi hơn nhờ hệ thống đường cao tốc và các cảng biển, cảng thủy được kết nối sâu rộng Tại khu vực Hà Nội, hệ thống kho bãi và lưu trữ hàng hóa sẽ tập trung chủ yếu xung quanh Hà Nội và các thành phố ven biển như Hải Phòng Tuy nhiên miền Bắc đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều từ chủ đầu tư nước ngoài

Hiện nay Việt Nam đang gặp tình trạng thiếu kho bãi ( Do các khu đất công nghiệp hiện nay vẫn ở mức cho thuê cao và nhu cầu thuê hiện nay tăng mạnh làm cho các quỹ đất cho thuê tại các khu Công Nghiệp trở nên khan hiếm.Nếu nguồn cung kho vẫn hạn chế như hiện nay thì giá thuê sẽ tăng lên và tỷ lệ trống giảm đi)

IV CÁC LOẠI KHO BÃI

Trước kia, kho bãi ở Việt Nam tồn tại ở hình thức riêng lẻ với quy mô nhỏ chỉ phục vụ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.Tuy nhiên, hiện nay xu thế là các doanh nghiệp bắt tay với nhau hoặc các doanh nghiệp đầu tư những kho quy mô lớn, tích hợp nhiều chức năng kho lưu trữ trong một trung tâm được gọi là Trung tâm Logistics Theo dự đoán của SSI, nghành kho bãi sẽ tiếp tục tăng trưởng Đến thời điểm hiện

Trang 10

tại, thị trường Logistics Việt Nam đang phát triển ở giai đoạn cơ bản,, tuy nhiên các trung tâm Logistics hiện đại, chất lượng cao sẽ sớm phát triển trong vài năm tới Thực tế là số lượng công trình các trung tâm Logistics tại Việt Nam đang tăng ngày một nhanh và sẽ phát triển rộng trong tương lai

Một doanh nghiệp, tổ chức không nhất thiết phải xây dựng một hệ thống kho riêng của mình Có nhiều loại kho, nên nhu cầu có thể lựa chọn, sử dụng loại kho nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Sau đây là một vài kho bãi có tại thị trường Việt Nam:

1 CROSS – DOCKING

a Khái niệm

Còn được gọi là kho đa năng phân loại tổng hợp, hoàn thiện hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng Cross – Docking là hệ thống phân phối hàng hóa đóng vai trò như một trung tâm phân phối, nhà cung cấp chuyển hàng đến kho Cross – Docking, hàng không lưu trữ ở đây lâu, tại đây nhận hàng sắp xếp, phân loại chuyển đến các cửa hàng bán lẻ

Mô hình này đòi hỏi sự kết hợp hài hòa và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng ( Đầu vào – Inbound ) với hoạt động giao hàng ( Đầu ra – Outbound)

Ta sẽ thấy điều khác biệt giữa Cross – docking và kho hàng truyền thống để từ đó rút ra một khái niệm cụ thể, dễ hiểu hơn:

 Đối với kho hàng truyền thống: Thì hàng sẽ được gửi vào các kho lưu trữ ở đó và chờ cho đến khi đơn hàng của khách đặt thì mới chọn sản phẩm đóng gói và chuyển đi Mà trong quá trình lưu trữ hàng tồn kho thì các doanh nghiệp sẽ bị tính phí lưu kho mỗi ngày, còn phải tính đến chi phí rủi ro cao trong trường hợp mà sản phẩm bị lưu quá lâu có thể bị quá hạn tồn kho mà không bán được

 Đối với mô hình Cross – Docking: Thì khi khách hàng đặt hàng thì phải đợt thêm một thời gian ngắn nữa để hàng sẽ được chuyển từ supplier đến kho trung chuyển rồi mới chuyển đến tay khách hàng Tuy nhiên hàng khi đến kho trung chuyển sẽ không mất quá nhiều thời gian để chuyển đến khách hàng Mặc dù điều này có thể mất thêm một chút thời gian vì kho, hàng không nằm sẵn trong kho

Trang 11

b Mục đích

Như ta biết, trong hoạt động kho hàng sẽ có 4 chức năng chính: Tiếp nhận – Lưu trữ - Thu gom đơn hàng – Gửi hàng đi

Trong đó có 2 khâu là tốn kém nhất:

 Thứ nhất là khâu lưu trữ, do các chi phí lưu trữ hàng tồn kho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, buôn bán mà cần lưu trữ thì sẽ rõ hơn ai hết Ngoài ra còn có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình thuê và lưu kho thì các doanh nghiệp sẽ tốn không ít chi phí liên quan đến việc bảo quản đặc biệt khi mà hàng không bán kịp nữa  Thứ hai là khâu thu gọn đơn hàng, do các chi phí lao động cao đáng

kể Vì mục đích chính của Cross – Docking đó là nhằm loại bỏ 2 chức năng lưu trữ và thu gom hàng hóa mà vẫn cho phép thực hiện tiếp nhận và gửi hàng đi ( Nghĩa là kho hàng tiếp nhận hàng vào để phân loại, sắp xếp rồi chuyển hàng đi luôn , bỏ qua luôn quá trình lưu trữ dài hạn Thông thường các lô hàng chỉ mất khoảng 1 ngày, đôi khi chưa tới 1 tiếng khi lưu trữ ở Cross – Docking)

c Tầm quan trọng – Tác dụng

 Cross – Docking phải đảm bảo tuân thủ theo một lịch trình giao hàng, đảm bảo nghiêm ngặt, giao hàng đúng lead time ( Thời gian từ lúc khách hàng đặt hàng, doanh nghiệp triển khai đơn hàng, đến lúc khách hàng nhận hàng)

 Trong quá trình vận chuyển nếu có rủi ro xảy ra thì các đơn vị vận chuyển sẽ phải bù đắp chi phí đó như là vượt quá thời gian quy định, sản phẩm bị hư hỏng…

 Ngược lại nếu mô hình Cross – Docking được thực hiện đúng cách và hiệu quả thì các công ty, doanh nghiệp có thể loại bỏ được các chi phí lưu kho, giảm chi phí vận chuyển

 Khi không có mô hình Cross – Docking thì một supplier phải cần nhiều nguồn lực để phân phối đến từng khách hàng khác nhau, mà khách hàng ở đây có thể là một khu vực sản xuất hay cửa hàng bán sĩ, lẻ hay khách lẻ hoặc thậm chí là một Cross – Docking khác Tuy

Trang 12

nhiên khách hàng cũng phải nhận hàng liên tục từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau điều này làm tăng nguồn lực, tăng chi phí cũng như mất thời gian…Nếu có Cross – Docking thì hàng hóa lúc này sẽ phải tập trung tại một kho trung chuyển và ở đây, thì họ sẽ có đủ nguồn lực để giúp các bạn phân chia hàng hóa của các nhà cung cấp và phân phối ngay lập tức tới tay khách hàng

d Áp Dụng

Các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị Hàng hóa sẽ được chuyển đến kho Cross – Docking, ở đây hàng hóa sẽ được phân loại, chuẩn bị

VD: Treo lên mắc, xếp vào thùng hay hộp,… Và được chuyển thẳng đến cửa hàng

e Chứa loại sản phẩm gì?

Để sử dụng loại kho này cần định hướng đúng 2 tiêu chí:  Biến động đủ thấp

 Khối lượng đủ lớn

Nếu nhu cầu không chắc chắn sẽ không áp dụng được mô hình này Vì có thể sẽ gây khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu ( Nếu đảm bảo được lô hàng thì sẽ được giao thường xuyên nhưng nếu hàng đặt quá ít mà hoạt động giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến việc tăng chi phí vận tải) Đây là một số sản phẩm phù hợp:

 Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi vận chuyển ngay lập tức

 Những mặt hàng chất lượng cao ( áp dụng trong trường hợp không đòi hỏi khắt khe trong việc kiểm tra chất lượng khi nhận hàng )

 Các sản phẩm được gắn thẻ (Barcode RFID), dán nhãn và đã sẵn sàng để bán cho khàng hàng khi có nhu cầu

 Những mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng khác được tung ra thị trường

 Một số sản phẩm bán lẻ được coi là chủ lực đáp ứng nhu cầu ổn định và khả năng biến động thấp

 Các đơn hàng đã được chọn bởi khách hàng và thực hiện đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng giờ cần vận chuyển

f Ưu – khuyết điểm

Trang 13

 Ưu điểm

 Giúp làm giảm thiểu không gian nhà kho và lượng hàng tồn kho;  Giữ tất cả các hàng hóa cần thiết trong cùng một kho Từ đó giúp

việc tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều;  Giảm chi phí vận chuyển;

 Giảm rủi ro về sản phẩm bị hư hỏng;

 Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng,…

 Khuyết điểm

 Tiêu tốn nhiều thời gian: Nếu ban quản l{ và giám sát không đảm bảo quy trình hoạt động hiệu quả, mô hình Cross Docking sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian nếu gặp trục trặc trong lúc vận chuyển Việc này đòi hỏi trình độ quản lý của doanh nghiệp tốt và có sự hỗ trợ từ công nghệ

 Cần lượng lớn vốn đầu tư: Các công ty chỉ có thể tiết kiệm chi phí sau khi mô hình quản l{ này đi vào hoạt động trơn tru Nhưng khi mới bắt đầu, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập cấu trúc vận hành hàng hóa trơn tru, không sai sót

 Bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp: Nếu liên tục xuất hiện vấn đề trong quá trình tiếp nhận hàng hóa vì sự chậm trễ hay sai sót từ phía nguồn cung cấp, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và giao hàng chậm trễ Điều này khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất uy tín với đối tác

 Mô hình này khá phức tạp đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ trong mạng lưới Logistics giữa các bên, nếu doanh nghiệp có thể kết hợp và thực hiện tốt thì mang lại nhiều lợi ích kinh tế Vậy nên tùy vào mục đích các doanh nghiệp mà có thể chọn Cross – Docking phù hợp nhất

g Ví Dụ

Trang 14

 Giới thiệu chung về Walmart

Wal-mart là công ty hoạt động trong ngành bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, được thành lập bởi Sam Walton vào năm 1962 Đến khi Walton nhận ra xu hướng mới là giảm giá bán lẻ, dựa vào việc bán những khối lượng lớn hàng hóa thông qua các cửa hàng bán lẻ chi phí thấp Đến năm 1969, công ty Walmart Stores Inc chính thức ra đời Vào năm 1991, Walmart bắt đầu thâm nhập vào thị trường quốc tế bằng việc liên doanh với Cifra trên thị trường Mexico Tiếp đến vào năm 1971, công ty gia nhập thị trường Canada bằng việc mua lại 122 cửa hàng từ Woolworth

Năm 1997, Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất tại Canada và

Mexico Walmart tiếp tục mở rộng thị trường qua việc mua lại chuỗi 21 đại siêu thị Wertkauf của Đức Trở thành tập đoàn xuyên quốc gia khi công ty liên tiếp mua lại hoặc liên doanh với các nhà phân phối địa phương ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Brazil, … Walmart đã trở thành công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo bình chọn của tạp chí Fortune vào năm 2002 và đồng thời là tập đoàn bán lẻ đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng Fortune Trong nhiều năm

qua, Walmart luôn duy trì vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp bán lẻ thế giới

 Ứng dụng mô hình Cross – Docking tại Walmart

Đổi mới chuỗi cung ứng của Walmart bắt đầu bằng việc công ty loại bỏ một vài mắt xích trong chuỗi Vào những năm 1980, Walmart bắt đầu làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất (Vendor Managed Inventory-VMI) để cắt giảm chi phí và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn

Họ triển khai cross-docking như một phần của sáng kiến VMI Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý trong chính các nhà kho của Walmart bằng cách theo dõi mức độ tồn kho trong kho thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung Điều này giúp họ xác định chính xác các mặt hàng sắp hết, sau đó hàng hóa sẽ ngay lập tức

được bổ sung

Kết quả là, Walmart có thể kz vọng gần như hoàn thành 100% đơn đặt hàng đối với hàng hóa Năm 1989, thương hiệu này được mệnh danh là nhà bán lẻ của thập

Trang 15

kỷ, với chi phí phân phối ước tính chỉ bằng 1,7% chi phí bán hàng, vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Kmart (3,5%) và Sears (5%)

Nhờ VMI, các nhà cung cấp của Walmart chỉ cần đưa trực tiếp đến các kho của Walmart, nơi chúng được đóng gói và phân phối ngay lập tức mà không cần lưu kho Ví dụ trường hợp của các sản phẩm P&G, tại các trung tâm phân phối của Walmart, hàng hóa sẽ được bốc dỡ trực tiếp từ xe tải lên phương tiện vận chuyển của

Walmart rồi đi thẳng đến các cửa hàng

Việc gần như loại bỏ việc lưu trữ hàng tồn kho đã giảm đáng kể chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng hạn sử dụng ngắn, dễ hỏng Bên cạnh đó, cross-docking cũng làm giảm chi phí vận chuyển bằng cách giảm thời gian vận chuyển (vì mỗi kho phân phối cách bất kz cửa hàng Walmart nào trong vòng 130 dặm) và cho phép Walmart thương lượng biên giá tốt hơn với các nhà cung cấp

Thêm nữa, bộ phận logistics lên tới 75.000 người, với 7.800 lái xe, gần 7.000 xe tải, đã tạo nền tảng phân phối hàng hóa lớn cùng với khoảng 114 trung tâm phân phối trải rộng khắp nước Mỹ Những đội xe tải chuyên dụng cho phép công ty vận chuyển hàng hóa từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần Thời gian vận chuyển nhanh chóng giúp Walmart có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng

Chiến lược này đã giảm đáng kể chi phí, cho phép công ty chuyển những khoản tiết kiệm đó cho khách hàng với mức giá cạnh tranh cao và trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới

2 KHO BẢO THUẾ

a Khái niệm

Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế

Nhà kho được xây dựng bởi các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hoặc các doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất, xuất khẩu

Điều kiện thành lập kho bảo thuế:

Trang 16

 Để xây dựng kho bảo thuế cần xin phép, không được tùy tiện và phải bỏ ra chi phí lớn

 Có đầy đủ hệ thống sổ sách chứng từ để theo giỏi việc xuất nhập kho  Vị trí xây dựng nằm trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp nơi cơ

quan hải quan có thể quan sát, quản lý

 Hàng hóa được lưu trữ trong kho bảo thuế theo quy định là không quá 12 tháng

b Mục đích

 Mục đích kho bảo thuế của doanh nghiệp thường để thuận tiện trong cho việc sản xuất các loại hàng hóa xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế

 Các nguyên vật liệu, vật tư (chưa nộp thuế) được lưu kho trong kho bảo thuế nhằm mục đích sản xuất để xuất khẩu

c Tầm quan trọng – Tác dụng

Kho bảo thuế chuyên dùng để chứa các loại nguyên, vật liệu khác nhau (chưa được nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều cần phải lưu { là cơ chế hoạt động của kho bảo thuế phải chịu sự giám sát của hải quan và tuân thủ các quy định của pháp luật

d Áp dụng

Lưu trữ được đa dạng và không có giới hạn về chủng loại, mẫu mã tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

Hàng hóa lưu trữ trong kho không giới hạn – đương nhiên là hàng hóa được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm

e Chứa sản phẩm gì?

Cũng giống như các nhà kho khác, hàng hóa lưu trong kho bảo thuế đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Có nghĩa

Trang 17

hàng hóa lưu trữ trong kho bảo thuế là không giới hạn – đương nhiên là hàng hóa được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm

f Ưu – khuyết điểm

 Ưu điểm:

 Vì doanh nghiệp không cần phải nộp thuế khi thông quan nên mang lại nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn nguyên liệu, vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu

 Việc sử dụng kho bảo thuế, sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ được lượng nguyên vật liệu nhập khẩu lớn thuận tiện cho việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ quá trình hay dây chuyền sản xuất (mà chưa cần nộp thuế khi nhập khẩu ngay).Từ lợi ích trên có thể là tiêu chí giúp dây chuyền sản xuất được hoạt động liên tục Do nguyên vật liệu được lưu trữ, có sẵn trong kho

 Chủ doanh nghiệp có thể tự xây dựng kho bảo thuế (trong trường hợp được phép như điều kiện thành lập kho bảo thuế như trên)  Khuyết điểm:

 Theo quy định, doanh nghiệp sử dụng kho bảo thuế sẽ phải báo cáo định kz về tình hình hàng hóa trong kho và lượng hàng hóa xuất nhập theo từng quý (3 tháng/lần) Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần gửi kế hoạch trong thời gian kế tiếp về việc đưa hàng hóa vào kho bảo thuế để sản xuất

g Ví Dụ

Do tính đặc thù của kho bảo thuế nên các hoạt động trong kho bảo thuế chỉ liên quan đến việc nhập và xuất khẩu

 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại điện tử nên có nhiều hoạt động đối ngoại như: xuất khẩu Alibaba, nhập khẩu từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan,…Hiện nay công ty

Ngày đăng: 28/03/2024, 22:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan