Tăng cường giáo dục tài chính trong giáo dục toán học phổ thông

80 1 0
Tăng cường giáo dục tài chính trong giáo dục toán học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời số

Trang 1

1

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN——————————————–

THIỀU KHÁNH LINH

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TÀI CHÍNHTRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN——————————————–

THIỀU KHÁNH LINH

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TÀI CHÍNHTRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành đào tạo: Đại học Sư phạm Toán họcMã ngành: 7140209

Người hướng dẫn khoa học:ThS Nguyễn Thị Thu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố.

Người cam đoan

Thiều Khánh Linh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tăng cường giáo dục tài chính tronggiáo dục Toán học phổ thông” đã được hoàn thành tại Trường Đại học Hồng

Đức Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận.

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp K22 – Đại học Sư phạm Toán và K22 – Đại học sư phạm Toán CLC đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô và các em học sinh Trường THPT Đông Sơn 1 đã nhiệt tình tham gia thử nghiệm sư phạm giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

Do thời gian và năng lực hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và bạn đọc đóng góp, cho ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng của đề tài Em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, tháng 4 năm 2023

Thiều Khánh Linh

Trang 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về Tăng cường giáo dụctài chính trong giáo dục toán học phổ thông. 3

3.2 Điều tra thực trạng dạy học Tăng cường yếu tố tài chínhtrong dạy học môn Toán ở phổ thông. 3

3.3 Đề xuất phương pháp tổ chức dạy học nhằm Tăng cườngyếu tố tài chính trong dạy học môn Toán ở phổ thông. 3

3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khảthi của các phương pháp đã đề xuất. 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Phạm vi nghiên cứu 4

4.2 Đối tượng nghiên cứu. 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 4

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

5.3 Phương pháp thống kê toán học 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Cấu trúc của khóa luận 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ GIÁO DỤC TÀI CHÍNH6 1.1 Một số vấn đề chung về giáo dục tài chính 6

Trang 7

1.1.1 Giáo dục tài chính 6

1.1.2 Hiểu biết tài chính 7

1.1.3 Hành vi tài chính 9

1.1.4 Toán tài chính 10

1.1.5 Toán tài chính cá nhân 10

1.1.6 Năng lực tính toán tài chính 11

1.2 Mục tiêu, nội dung giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 12

1.2.1 Mục tiêu của giáo dục tài chính trong môn Toán là hình thành và phát triển năng lực tính toán cho học sinh 12

1.2.2 Nội dung giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 13

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG YẾU TỐ TÀI CHÍNHTRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC22 2.1 Các định hướng cho việc xác định một số biện pháp sư phạm 22

2.2 Một số biện pháp tăng cường yếu tố tài chính trong giáo dục môn Toán 22

2.2.1 Biện pháp 1: Tăng cường xây dựng, thiết kế một số bài học, chủ đề môn Toán tích hợp những kiến thức về tài chính ở các cấp 23

2.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập và tận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn chủ đề tài chính gắn với cuộc sống thường ngày của học sinh 31

2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, các trò chơi có lồng ghép nội dung về tài chính 39

2.2.4 Biện pháp 4: Sử dụng các hình ảnh trực quan và các phần mềm tin học để học sinh hình thành và rèn luyện các năng lực tư duy Toán học trong lĩnh vực tài chính 42

Trang 8

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM47

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 47

3.2 Tổ chức và nội dung của thực nghiệm sư phạm 47

3.2.1 Tổ chức thực nghiệm 47

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 47

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 48

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, Việt Nam đang hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện

đại, ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới và trong đó “học để làm”

là một trong bốn trụ cột của giáo dục Chương I, điều 8, khoản 2 của Luật Giáo

dục năm 2019 nêu rõ “Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và

thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiệncho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hìnhthức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáodục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bìnhđẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảmchất lượng giáo dục toàn diện” Và trong chương II, mục 1, điều 30, khoản 1

Luật Giáo dục năm 2019 quy định “Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm

tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thựctiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêugiáo dục ở mỗi cấp học” Những quy định trên đã khẳng định giáo dục Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đảm bảo học đi đôi với hành, nội dung dạy học

gắn liền với thực tiễn cuộc sống Giáo dục cần chuyển từ giúp người học “học

được cái gì”sang học thì phải “làm được cái gì” Bên cạnh đó, Chương trìnhgiáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 nhấn mạnh “Chú trọng tìm ứng dụng,

gắn kết với thực tiễn hay các môn học khác, gắn với xu hướng phát triển hiệnđại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tínhtoàn cầu như giáo dục tìa chính ” Nói cách khác giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục

Trang 10

với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần đảm bảo sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.

Giáo dục tài chính là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học Đối với cá nhân, giáo dục tài chính giúp các cá nhân tăng cường hiểu biết về sản phẩm dịch vụ tài chính, đánh giá đúng cơ hội và rủi ro tài chính, có khả năng đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn để tăng phúc lợi gia đình và có tương lai tài chính tốt đẹp Đối với xã hội, giáo dục tài chính là yếu tố then chốt thúc đẩy phổ cập tài chính toàn dân, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm là một việc làm cấp thiết trong bối cảnh trẻ em phải đối mặt với những quyết định về tài chính phức tạp hơn với các thế

Trang 11

hệ trước đây Các yếu tố như thị trường lao động thay đổi, khoa học công nghệ phát triển, thị trường tài chính và sản phẩm tài chính phức tạp hơn, các rủi ro tiềm ẩn về tài chính càng làm cho việc giáo dục tài chính cho trẻ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Giáo đục tài chính sẽ giúp trẻ xây đang được kĩ năng quản lý tài chính và tăng cường năng lực tài chính, có khả năng đưa ra các quyết định tài chính trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi không ngừng, Các lựa chọn và quyết định tài chính này sẽ ảnh hưởng tới tình trạng tài chính trong tương lai của trẻ.

Tại thông báo số 261/TB-VPCP ngày 23/8/2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về tài chính đã nêu rõ cần đẩy nhanh tiến độ lồng ghép giáo dục tài chính vào giáo dục phổ thông quốc gia, vì vậy nghiên cứu về giáo dục tài chính là vấn đề cấp thiết hiện nay Với mục tiêu góp phần vào việc giúp học sinh tăng cường kiến thức, kĩ năng và và thái độ liên quan tới các quyết định tài chính cá nhân

sau khi dạy học môn Toán nên tôi lựa chọn đề tài khóa luận là: “Tăng cườnggiáo dục tài chính trong giáo dục toán học phổ thông”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tăng cường giáo dục

tài chính trong giáo dục toán học phổ thông Từ đó đề xuất phương án tổ chức dạy học tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học Toán nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh đối với các vấn đề tài chính, góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học toán ở trường phổ thông hiện nay.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về Tăng cường giáo dục tài chính trong giáo dục toán học phổ thông.

3.2 Điều tra thực trạng dạy học Tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học môn Toán ở phổ thông.

3.3 Đề xuất phương pháp tổ chức dạy học nhằm Tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học môn Toán ở phổ thông.

Trang 12

3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các phương pháp đã đề xuất.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 4.2 Đối tượng nghiên cứu.

- Yếu tố tài chính trong giáo dục phổ thông môn Toán.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài

liệu, sách chuyên khảo, trang thông tin điện tử, công trình khoa học của các tác giả trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề giáo dục tài chính Các tài liệu tham khảo được tác giả lựa chọn và sắp xếp theo ba chủ đề chính, đó là - Khái niệm giáo dục tài chính và vai trò của giáo dục tài chính.

- Giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam - Các biện pháp tăng cường giáo dục tài chính.

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực

tiếp các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Toán ở trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông để tổng hợp, phân tích và đưa ra một số định hướng tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học môn Toán Đồng thời tổ chức thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông mà tác giả tham gia thực tập.

5.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học

để xử lí kết quả thu được trong quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm.

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề ra được các biện pháp tăng cường giáo dục tài chính trong dạy học môn Toán thì sẽ góp phần trang bị những kiến thức cho học sinh về các vấn đề tài chính, đồng thời giúp các em thấy được ứng dụng của Toán học trong đời sống hằng ngày và môn Toán sẽ trở nên hữu ích và thú vị hơn.

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được trình bày theo ba chương:

Trang 13

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục tài chính.

Chương 2 Một số biện pháp tăng cường yếu tố tài chính trong giáo dục toán học

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.

Trang 14

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀGIÁO DỤC TÀI CHÍNH

1.1Một số vấn đề chung về giáo dục tài chính

1.1.1Giáo dục tài chính

Theo từ điển Tiếng Việt, tài chính được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất,

tài chínhlà việc quản lý xã hội tính bằng tiền, theo những mục đích nhất định.

Thứ hai, tài chính là tiền nong và sự thu chi (nói khái quát)[12].

Theo Wikipedia - bách khoa toàn thư mở trực tuyến thì "tài chính là phạm

trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định" Như vậy, tài chính tổng hợp những mối quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối những nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng những quỹ tiền tệ với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của tất cả chủ thể trong xã hội Tài chính có mặt trong mọi lĩnh vực diễn ra trong xã hội Ở góc độ kinh tế học thì khái niệm tài chính là khoa học tiền tệ và các hoạt động về tiền tệ, cung ứng tiền tệ cho các đòi hỏi cần thiết Tùy vào tiêu chuẩn, mục tiêu, đặc điểm thì có thể phân định tài chính thành ba lĩnh vực tài chính là tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công Một số hoạt động tài chính có thể kể đến như giao dịch ngân hàng, gửi tiết kiệm, gửi bảo hiểm, đầu tư.

Giáo dục tài chínhlà một quá trình mà trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư (+) Nâng cao sự am hiểu của họ về sản phẩm tài chính, khái niệm và rủi ro tài chính, thông qua thông tin, hướng dẫn và/ hoặc tư vấn khách quan; (+) Phát triển các kỹ năng và sự tự tin (+) nhận thức rõ hơn về các rủi ro và cơ hội tài chính, từ đó có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, đưa ra lựa chọn sáng suốt và thực hiện

Trang 15

các hành động hiệu quả khác để dần cải thiện trạng thái an tâm tài chính của họ.

Trải qua quá trình giáo dục tài chính (trong lớp, nhờ tư vấn – huấn luyện,

học trên nền tảng công nghệ, tự học ), một cá nhân thu nhận thông tin, rèn luyện kỹ năng, cải thiện sự tự tin và được hình thành động lực tích cực để hành

động Kết quả mong đợi của quá trình giáo dục tài chính là ổn định trạng thái

an tâm tài chính, đáp ứng đầu đủ các nghĩa vụ tài chính cho hiện tại và tương

lai, có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc Giáo dục tài chính, nói một cách

chung nhất quá trình phát triển khả năng ra quyết định tài chính một cách hiệu quả, có trách nhiệm trong cuộc sống hằng ngày của cá nhân và cộng đồng.

Như vậy, giáo dục tài chính ở nhà trưởng phổ thông là dạy kiến thức, rèn

kỹ năng, điều chỉnh hành vi, hình thành thái độ và giá trị về tài chính hợp lý, hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi họ trưởng thành.

1.1.2Hiểu biết tài chính

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của giáo dục tài chính là tăng cường

hiểu biết tài chính của mỗi cá nhân Theo chương trình đánh giá học sinh quốc

tế [13], [14], hiểu biết tài chính là kiến thức và hiểu biết về khái niệm tài chính,

những rủi ro, và các kỹ năng, động lực và sự tự tin để áp dụng kiến thức và hiểu biết của mình để đưa ra quyết định hiệu quả trên một loạt các bối cảnh tài chính, để cải thiện tình trạng tài chính của cá nhân và xã hội, và có khả năng tham gia vào đời sống kinh tế Ba yếu tố chính để có thể hỗ trợ một cá nhân đưa ra một quyết định hiệu quả trong các bối cảnh tài chính là:

+ Kiến thức và sự am hiểu khái niệm tài chính, rủi ro: đòi hỏi kiến thức cơ bản của một số hoạt động tài chính liên quan đến mục tiêu, tính năng cơ bản của sản phẩm tài chính, những rủi ro có thể xảy ra khi đưa ra các quyết định tài chính.

+ Kỹ năng tài chính: bao gồm quá trình nhận thức chung như truy cập thông tin, so sánh, đối chiếu, ngoại suy, đánh giá được áp dụng trong bối cảnh tài chính; năng lực tính toán cơ bản như tính toán tỉ lệ phần trăm, quy đổi tiền

Trang 16

tệ và các kỹ năng ngôn ngữ như khả năng đọc hiểu và giải thích quảng cáo, hợp đồng.

+ Động lực và sự tự tin: được hiểu là những hoạt động không liên quan đến nhận thức góp phần xây dựng kiến thức và kỹ năng tài chính, là yếu tố về cảm xúc và tâm lý thúc đẩy quyết định tài chính hiệu quả.

Nội dung của hiểu biết tài chính: Chủ đề này tập trung vào khả năng quản lí các vấn đề tài chính cá nhân một cách hiệu quả, bao gồm:

+ Kiến thức và sự am hiểu tài chính để đưa ra quyết định phù hợp về tài chính cá nhân như đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, trả học phí cho đại học, ngân sách, hưu trí và lập kế hoạch thuế.

+ Kỹ năng tài chính: đánh giá nguồn lực tài chính; tính toán tài chính; thiết lập hồ sơ và quản lý tài chính; tạo ra giá trị tốt trong giao dịch tài chính xác định, quản lý rủi ro tài chính.

+ Hiểu biết và thái độ tài chính: Tự tin tham gia các hoạt động tài chính, có ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng và người kinh doanh; chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính của bản thân đối với cộng đồng.

+ Hiểu biết tài chính cũng liên quan đến sự thành thạo các nguyên tắc và khái niệm tài chính như lập kế hoạch tài chính, lãi kép, quản lí nợ, kĩ thuật tiết kiệm sinh lãi và giá trị thời gian của tiền.

Các bước chính để đạt được hiểu biết tài chính bao gồm học các kĩ năng để tạo ngân sách, khả năng theo dõi chi tiêu, học các kĩ thuật để trả nợ và lập kế hoạch nghỉ hưu hiệu quả Những bước này cũng có thể bao gồm nhận tư vấn từ một chuyên gia tài chính, giáo dục về chủ đề liên quan đến việc hiểu cách thức hoạt động của tiền, tạo ra và đạt được các mục tiêu tài chính và đối phó với các thách thức tài chính.

Một người có hiểu biết tài chính là người am hiểu vấn đề tiền bạc (cách vận động của tiền, cách kiếm tiền và tiết kiệm, cách quản lý tiền và đầu tư); vận dụng kiến thức để đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả và có trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày, trong bối cảnh tài chính khác nhau, kể cả trong môi

Trang 17

trường trực tuyến và kỹ thuật số Người hiểu biết tài chính có khả năng áp dụng kiến thức, sự am hiểu, kỹ năng và các giá trị trong nhiều bối cảnh tiêu dùng và tài chính để đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả có tác động tích cực đến bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường rộng lớn hơn.

Hiểu biết tài chính giúp các cá nhân trở nên tự lập để đạt được ổn định tài chính Những người hiểu tài chính sẽ có thể trả lời một số câu hỏi về việc mua hàng, chẳng hạn như liệu một mặt hàng có cần thiết không, liệu nó có giá phải chăng và liệu nó là tài sản hay là nghĩa nợ Hiểu biết về tài chính cho thấy cách một cá nhân đưa ra quyết định tài chính Kĩ năng này có thể giúp một người phát triển lộ trình tài chính để xác định những gì anh ta kiếm được, những gì chi tiêu và những gì anh ta nợ Chủ đề này cũng ảnh hưởng đến các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định.

Thiếu hiểu biết tài chính có thể dẫn đến việc đưa ra các lựa chọn tài chính kém, gây ra hậu quả tiêu cực đối với tình hình tài chính của một cá nhân Thiếu hiểu biết tài chính ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và tầng lớp kinh tế xã hội, khiến nhiều người trở thành nạn nhân của việc cho vay nặng lãi, thế chấp dưới chuẩn, lừa đảo, lãi suất cao có khả năng dẫn đến tín dụng xấu, phá sản hoặc bị tịch thu tài sản Việc thiếu hiểu biết về tài chính có thể dẫn đến các khoản nợ lớn và đưa ra các quyết định tài chính kém Ví dụ, những lợi thế hoặc bất lợi của lãi suất cố định và là suất thả nổi là những khái niệm dễ hiểu hơn và đưa ra nhận định rõ ràng về việc một người có kĩ năng hiểu biết về tài chính hay không.

Như vậy, việc bổ sung các kiến thức về tài chính và nâng cao hiểu biết tài chính là việc làm quan trọng, nhất là bắt đầu từ đối tượng học sinh.

1.1.3Hành vi tài chính

Theo lý thuyết hành vi, hành vi tài chính có thể được định nghĩa là tất cảcác hành vi của con người liên quan đến quản lý tiền bạc Hành vi tài chính làmột trong những thành phần cốt lõi và cho phép đo lường hiểu biết tài chính,một người có hiểu biết tài chính ở mức cao sẽ có những hành vi tài chính ít rủi

Trang 18

ro Có thể phân loại một cách tương đối hành vi tài chính thông qua các hành

vi cụ thể hoặc theo nhóm phụ thuộc vào bối cảnh tài chính cụ thể Ví dụ, hành vi quản lý dòng tiền có thể bao gồm thu nhập hóa đơn, ghi chép hóa đơn, tính toán số tiền đã tiêu, số tiền thu được .

1.1.4Toán tài chính

Toán tài chínhlà một ngành toán học ứng dụng nghiên cứu thị trường tài chính Nói chung, tài chính toán học sẽ thừa kế và mở rộng các mô hình toán học hay con số mà không cần phải thiết lập một liên kết đến lý thuyết tài chính, bằng cách lấy giá cả thị trường quan sát như đầu vào Tính thống nhất toán học là cần thiết, chứ không phải là tính phù hợp với lý thuyết kinh tế Môn học này có nhiều liên hệ đến tài chính kinh tế, nhưng nó hẹp hơn và trừu tượng hơn Ví dụ, một nhà kinh tế học tài chính có thể nghiên cứu lý do tại sao một công ty có giá cổ phiếu như thế, còn một nhà toán học tài chính thì sử dụng giá cổ phiếu cho sẵn, rồi dùng giải tích thống kê để tìm giá trị cho chứng khoán phái sinh của cổ phiếu Thực chất, toán học dùng cho nghiên cứu về tài chính gồm nhiều bộ môn, nhưng trong đó, đóng vai trò lớn là các phép vi tích phân ngẫu nhiên và phương trình vi phân ngẫu nhiên.

1.1.5Toán tài chính cá nhân

Ta có thể so sánh cặp [ Toán tài chính – Toán tài chính cá nhân] có quanhệ giống như cặp [ Toán cao cấp (bậc đại học) – Toán phổ thông] Toán tài

chính cá nhânvận dụng những mô hình toán chỉ đòi hỏi kiến thức từ bậc Trung học trở xuống, phù hợp với lứa tuổi – lớp học: Bốn phép toán (cộng, trừ, nhân, chia) trên tập số tự nhiên, số thập phân, tỉ số phần trăm, biểu thức và phương trình đại số, một số yếu tố giải tích Các chủ đề được trình bày gồm có: Kiến thức chuẩn bị về bài toán; Bài toán lãi kép; Vay nợ và tiết kiệm; Thế chấp; Trả góp; Thẻ tín dụng; Thuế và lạm phát; Bảo hiểm và niên kim; Thế chấp; Đầu tư; Xổ số và may rủi; Bảng tính.

Trang 19

1.1.6Năng lực tính toán tài chính

Nhằm nhấn mạnh đến khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng Toán học trong các hoạt động liên quan đến tài chính.

Ở nước ta, mặc dù xác định giáo dục tài chính là một trong những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu, nhưng chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 lại hoàn toàn không nhắc tới giáo dục tài chính trong Mục tiêu chương trình Môn Toán được chương trình tổng thể giao nhiệm vụ phát triển năng lực tính toán, có biểu hiện đặc trưng nhất là năng lực Toán học với năm thành phần là năng lực tư duy và lập luận Toán học, năng lực giải quyết vấn đề Toán học, năng lực mô hình hóa Toán học, năng lực giao tiếp Toán học và năng lực sử dụng công cụ - phương tiện Toán học, như vậy hình thành nên thuật ngữ “năng lực tính toán tài chính”.

Năng lực tính toán tài chínhlà khả năng huy động kiến thức, kỹ năng về Toán học và về tài chính, với tâm thế, thái độ, niềm tin, giá trị cá nhân tương xứng để đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách tối ưu trong khuôn khổ Cụ thể hơn:

+ Nói tới tài chính là nói tới tiền tệ - vật chất, cân nhắc – đánh đổi, lỗ lãi – hơn thua, cho nên giải quyết vấn đề một cách tối ứu chính là bỏ ra ít nhất (công sức, trí tuệ, tiền bạc) để thu về hiệu quả cao nhất.

+ Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm trên cả hai phương diện pháp luật và đạo đức, cho nên, năng lực tính toán tài chính phải gắn với hai phạm trù này, nghĩa là hợp pháp, hợp lý, không vi phạm các chuẩn mực chung.

+ Cái gốc của năng lực tính toán tài chính là kiến thức Toán học, kiến thức tài chính đã được trang bị cùng với kỹ năng Toán học và kỹ năng tài chính đã được rèn luyện Để có thể huy động hiệu quả những tiềm năng này, cần có năng lực trí tuệ và tâm thế, thái độ, niềm tin, giá trị cá nhân phù hợp.

+ Năng lực tính toán tài chính có biểu hiện cuối cùng, cao nhất là làm được nguồn lực tiền bạc, vật chất của mình hoặc do mình huy động được đẻ sinh sống và phát triển mang lại giá trị cho xã hội.

Trang 20

1.2Mục tiêu, nội dung giáo dục tài chính trong chươngtrình giáo dục phổ thông môn Toán

1.2.1Mục tiêu của giáo dục tài chính trong môn Toán là hình thành vàphát triển năng lực tính toán cho học sinh.

Giáo dục tài chínhcó vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế-xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới Hiện nay, giáo dục tài chính ngày càng phổ biến trên thế giới Theo khảo sát của OECD (tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), có 59 quốc gia đã xây dựng chiến lược quốc gia để giáo dục tài chính, khu vực Đông Nam Á có Singapore và Malaysia đã xây dựng chiến lược này Việt Nam là đất nước có tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt hướng tới xây dựng quốc gia khởi nghiệp nên cần giáo dục để học sinh hiểu biết về tài chính trong nước và thế giới, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

Từ năm 2012, kiến thức về tài chính là một phần tùy chọn trong chương trình để đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD Theo OECD, giáo dục tài chính cá nhân trong trường học được định nghĩa là: “Việc giảng dạy về kiến thức tài chính, sự hiểu biết, kỹ năng, hành vi, thái độ và giá trị mà sẽ giúp cho học sinh đưa ra quyết định tài chính khôn ngoan và hiệu quả trong cuộc sống

hằng ngày và khi trở thành người lớn” Giáo dục tài chính có vai trò to lớn đối

với việc tăng cường hiểu biết của cá nhân về sản phẩm tài chính, cơ hội và rủi ro tài chính, cải thiện năng lực ra quyết định, tăng cường phúc lợi gia đình, bảo

vệ người tiêu dùng Đối với xã hội, giáo dục tài chính là một yếu tố then chốt

để thúc đẩy phổ cập tài chính, phát triển thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng.

Trang 21

Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục tài chính như đã nêu ở trên, khi

xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục đích của Bộ Giáo dục và

Đào tạo (GD & ĐT) khi tích hợp nội dung giáo dục tài chính với các môn học,

rõ nhất là môn Toán, là nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học

sinh, nâng cao năng lực tài chính (như một kĩ năng sống thiết yếu từ khi còn

nhỏ); phát triển các kĩ năng và hành vi tài chính tích cực; xây dựng cách tiếp cận, thái độ và phương pháp giải quyết các vấn đề tài chính và tiền tệ một cách phù hợp Là chủ biên chương trình môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông mới mới – Giáo sư Đỗ Đức Thái cho biết, mạch giáo dục tài chính trong chương trình môn Toán được thực hiện từ lớp 2 đến lớp 12, trong đó tập trung nhiều ở các lớp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Theo đó, chương trình sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết và năng lực tài chính cốt lõi Ví dụ, học sinh sẽ được tìm hiểu về tiền tệ và tài chính, trong đó giới thiệu các khái niệm, phương tiện, công cụ cơ bản trong tài chính và tiền tệ; giá trị sử dụng và giá trị đạo đức của tiền Chương trình môn Toán cũng giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống tài chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính; biết đánh giá nguồn tài chính; xác định rủi ro và lợi nhuận liên quan đến tiết kiệm và đầu tư Học sinh cũng được giáo dục để biết cách lập kế hoạch và quản lí tài chính cá nhân hiệu quả Đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực tính toán cho học sinh.

1.2.2Nội dung giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổthông môn Toán.

Năng lực toán học và hiểu biết tài chính có mối quan hệ với nhau Một người có khả năng về tài chính thường cũng có năng tính toán Chính vì vậy,

giáo dục tài chính cung cấp một bối cảnh tốt để phát triển năng lực toán học.

Có rất nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục tài chính trong chương trình môn Toán

ở trường phổ thông, thông qua các chủ đề nội dung liên quan như: Tiền tệ, giá cả - Chi tiêu, thu nhập - Tiết kiệm và các hoạt động thực hành giải quyết vấn

Trang 22

đề liên quan đến sử dụng tiền trong bối cảnh thực tiễn Bối cảnh liên quan đến tài chính cung cấp những cơ hội giúp giáo viên tổ chức những hoạt động vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết vấn đề cuộc sống phong phú, đa dạng Thông qua đó, học sinh không những nắm vững các kiến thức toán học trong chương trình mà còn có nhiều cơ hội để phát triển các thành tố của năng toán học như tư duy lập luận, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, thuật ngữ “giáo

dục tài chính” được chính thức đề cập đến ở lớp 4, lớp 5 trong hoạt động thực hành và trải nghiệm (Bộ GD-ĐT, 2018a, tr 40, tr46) Chương trình không có

chủ đề độc lập về giáo dục tài chính, nhưng nội dung về giáo dục tài chính

được tích hợp trong chương trình xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12 Cụ thể như sau :

Bảng 1 Nội dung Giáo dục tài chính thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán

1 ,2 ,3 Đo lường Nhận biết tiền mặt Việt Nam đồng

Mua bán, trao đổi, chi tiêu hợp lý; tính tiền lãi, lỗ trong mua bán; tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn; Chơi trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa;

Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng )

Trang 23

Thống kê -Xác suất

Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học trong chương trình lớp 6, ví dụ như giá cả thị trường.

Thực hành -Trải nghiệm

Làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn Trả số tiền theo hóa đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép, cất giữ hóa đơn trong trường hợp cần sử dụng đến.

Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận (bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động)

Thống kê -Xác suất

Giải thích được tính hợp lý của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giải (tính hợp lý, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn; tính hợp lý của các quảng cáo); Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong tài chính.

Thực hành -Trải nghiệm

Thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng hoặc một kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Làm quen với giao dịch ngân hàng; Làm quen với thuế và việc tính thuế.

Thống kê -Xác suất

Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nguồn thực tiễn (tài chính, giá cả thị trường); Chứng tỏ được tính hợp lý của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lý

Trang 24

trong các số liệu điều tra, tính hợp lý của các quảng cáo, )

Thực hành -Trải nghiệm

Lập kế hoạch chi tiêu của bản thân

Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định vốn đầu tư để được lãi suất mong đợi) Hiểu được các bản sao kê của ngân hàng (bảng sao kê thật hoặc ví dụ) để xác định giao dịch và theo dõi thu nhập và chi tiêu; lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp.

-Trải nghiệm

Thực hành lập kế hoạch đầu tư cá nhân Làm quen với bảo hiểm.

Làm quen với bài toán về tăng trưởng (xác định vốn đầu tư để đạt được tỉ lệ tăng trưởng mong đợi).

Vận dụng được kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xây dựng hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi x đối với một gói cước điện thoại; )

Thực hành -Trải nghiệm

Thực hành tổng hợp các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường (tính tiền khi đi taxi theo khung giá: dưới 1km, từ 1 – 10km, từ 10 – 31km, trên 31km, );

Chuyên đề

Vận dụng cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để giải quyết một số vấn đề thực tiễn cuộc sống (ví dụ: bài toán lập kế hoạch sản xuất, mô hình cân bằng thị trường, phân bố vốn đầu tư )

Trang 25

11 Đại số

Giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính lũy thừa (ví dụ: bài toán về lãi suất, sự tăng trưởng ); Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hóa lãi suất ngân hàng.

Thực hành -Trải nghiệm

Vận dụng kiến thức về đạo hàm để giải thích các quy luật của Vật lý (quy luật âm học, quang học), Hóa học và giải quyết bài toán tối ưu về kinh tế.

Chuyên đề

Vận dụng được các kiến thức về đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu trong kinh tế (ví dụ: bài toán tối ưu hóa chi phí sản xuất; bài toán tối ưu hóa lợi nhuận, ); Vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết một số vấn đề về lãi suất và vay nợ của các tổ chức tín dụng; Vận dụng kiến thức toán học việc giải quyết một số vấn đề về đầu tư.

Bảng trên cho thấy, mặc dù Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 không thiết kế chủ đề độc lập về giáo dục tài chính nhưng có rất nhiều cơ hội để dạy giáo dục tài chính cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 Chẳng hạn:

Ở lớp 2, khi tổ chức hoạt động dạy học giúp học sinh nhận biết tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền, giáo viên có thể tích hợp các hoạt động giúp học sinh làm quen với một số kiến thức tài chính đơn giản gắn với đời sống như: Nhận biết đúng mệnh giá các tờ tiền trong phạm vi các số đã học; đếm tiền và chọn để lấy ra đúng số tiền cần thiết; hiểu được tiền là phương tiện để trao đổi, giao dịch khi mua bán; trong cuộc sống, làm gì để có thu nhập, có tiền.

Trang 26

Ở lớp 3, khi tổ chức các hoạt động giúp học sinh nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu học sinh đọc, viết số chỉ mệnh giá) Các nội dung về thực hành tính toán, đổi tiền, giải quyết một số vấn đề thực tế liên quan, có thể tích hợp các thuật ngữ của giáo dục tài chính như: thu nhập, mua bán, trao đổi, chi tiêu, tiết kiệm thông qua các tình huống thực tiễn Giáo viên cũng có thể giới thiệu đồng tiền của một số nước rồi tổ chức cho học sinh vận dụng các kĩ năng đã học để tính toán, đổi tiền, giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan.

Ở lớp 4, lớp 5 học sinh tham gia các hoạt động thực hành và trải nghiệm liên quan đến các hoạt động thực tiễn như: thực hành mua bán, trao đổi, chi tiêu hợp lí; thực hành tính tiền lãi, lỗ trong mua bán; tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn để học sinh hiểu được các “trụ cột lớn”của hiểu biết tài chính như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, chia sẻ và đầu tư.

Ở lớp 6, học sinh thông qua các kiến thức được học về số và các hoạt động trải nghiệm có thể tính toán được số tiền lãi, lỗ khi mua sắm; làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn Biết cách trả số tiền theo hóa đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép, cất giữ hóa đơn trong trường hợp cần sử dụng đến như: rà soát lại chi tiêu, kiểm kê lại số tiền đã chi tiêu và đang còn dư.

Tiếp đến ở các lớp 7, 8, 9 thông qua các các hoạt động thực hành trải nghiệm, học sinh được làm quen và tìm hiểu về các giao dịch, các bản sao kê của ngân hàng để giao dịch và theo dõi thu nhập và chi tiêu, lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp; làm quen với bảo hiểm và các bài toán về đầu tư cá nhân, tăng trưởng; thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của mặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh; thực hành lập kế hoạch chi tiêu của bản thân và kế hoạch đầu tư cá nhân để hiểu và xác định được lượng vốn đầu tư để có được lãi suất mong đợi Ngoài ra, giáo viên còn đưa ra những khái niệm

Trang 27

về thuế và cho học sinh thực hành việc tính thuế giúp học sinh hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật và Nhà nước đối với các công việc, dự án tài chính tiền tệ.

Ở các lớp 10, lớp 11, lớp 12, học sinh được thực hành giải quyết một số bài toán và vấn đề thực tiễn liên quan (ví dụ như bài toán về sự tăng trưởng) Bên cạnh đó là thực hành việc xây dựng và lập kế hoạch đầu tư để hiểu rõ sự khác nhau của đầu tư và tiết kiệm Ngoài ra, ở lớp 11, học sinh sử dụng kiến thức về lũy thừa, hàm số mũ để tính toán các bài toán tiền tệ.

Có thể tóm tắt những cơ hội dạy giáo dục tài chính trong môn Toán từ lớp 2 đến lớp 12 trong các mạch kiến thức môn Toán như sau :

- Giai đoạn lớp 2, lớp 3: học sinh học về tiền và đưa ra những lựa chọn thực sự về chi tiêu và tiết kiệm tiền trong bối cảnh cuộc sống của các em, bao gồm cả cách giải các bài toán về số tự nhiên liên quan đến tiền Học sinh biết rằng tiền đến từ các nguồn khác nhau và có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau Học sinh hiểu ở mức đơn giản về giá trị của đồng tiền Học sinh học được rằng mọi người sẽ đưa ra những lựa chọn khác nhau khi chi tiêu tiền Học sinh có cơ hội tiếp cận với các vấn đề xã hội và đạo đức về sử dụng tiền trong cuộc sống hàng ngày của các em.

- Giai đoạn lớp 4, lớp 5: học sinh có cơ hội thực hành trao đổi, mua bán, chi tiêu, tiết kiệm thông qua các tình huống cụ thể Thông qua đó, các em biết đưa ra quyết định hay cân nhắc cách tiêu tiền kể cả tiền tiêu vặt và các khoản đóng góp, chia sẻ, trao tặng, từ thiện Học sinh hiểu rằng nguồn tiền có thể được phân bổ theo những cách khác nhau và những quyết định này mang tính cá nhân Học sinh học cách tiết kiệm tiền và nhận ra rằng các mong muốn và nhu cầu trong tương lai có thể được đáp ứng thông qua tiết kiệm Học sinh có cơ hội suy nghĩ đến các lí do để tiết kiệm và giải thích lợi ích của kế hoạch tiết kiệm trong cuộc sống Học sinh biết cách xác định chi phí khi mua hàng bằng công thức: giá × số lượng = chi phí Học sinh có cơ hội giải quyết các dạng vấn đề khác nhau để tìm ra giá cả, số lượng và giá trị của hàng hóa Thông qua

Trang 28

những tình huống thực tế, học sinh nắm được những thông tin về giá cả một số mặt hàng thông dụng như: thực phẩm, văn phòng phẩm, quần áo, giầy dép Học sinh có thể kể được một số khoản mục chi tiêu và thu nhập của gia đình, ngân sách gia đình, kế hoạch hóa ngân sách gia đình.

- Giai đoạn từ lớp 6 đến lớp 9: học sinh được học các kiến thức về lãi suất, thực hiện các bài toán tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm vay vốn, dư nợ Thông qua những tiết học thực hành trải nghiệm, học sinh được quan sát và tìm hiểu các giao dịch ngân hàng và đọc hiểu các bản sao kê, từ đó theo dõi các giao dịch của ngân hàng và chọn hình thức thanh toán phù hợp cho bản thân Bên cạnh đó, cuối lớp 9, giáo viên đã đưa ra những khái niệm mới như bảo hiểm và bài toán tăng trưởng Từ đó, học sinh hiểu thêm về các công việc trong tương lai, lựa chọn những hình thức phù hợp để sử dụng tiền trong cuộc sống.

- Giai đoạn từ lớp 10 đến lớp 12: chương trình môn Toán ở cấp Trung học phổ thông không chỉ đào tạo thuần túy lý thuyết mà được thực hiện thông qua hình thức trò chơi Học sinh sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai thành một gia đình Các thành viên sẽ cùng thảo luận và đưa ra các quyết định về việc làm, thu nhập, mua sắm, chi tiêu, tiết kiệm, vay mượn, đầu tư, sử dụng các sản phẩm tài chính và ứng phó với các tình huống bất ngờ để đạt được mục tiêu cuối cùng là số điểm chất lượng cuộc sống tối đa khi kết thúc trò chơi Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ được truyền tải kiến thức một cách dí dỏm, nhẹ nhàng, tổng quát về tài chính, chi tiêu, đầu tư, giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngân sách một hộ gia đình và các quyết định về thu chi Đồng thời, các em sẽ có những bài học theo cảm nhận của riêng mình về tài chính cá nhân và có thể thấu hiểu hơn các khó khăn của cha mẹ trong các vấn đề tài chính của gia đình.

Trang 29

Kết luận chương 1

- Việc giáo dục tài chính cho học sinh trong dạy học là cần thiết, khả thi, nhất là thông qua dạy học môn Toán Bằng việc cung cấp kiến thức và định hướng trong ứng dụng kiến thức, kỹ thuật xây dựng câu hỏi và thiết kế các hoạt động thực hành trải nghiệm sẽ giúp học sinh nâng cao hiểu biết tài chính ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, hiểu được ý nghĩa và vai trò của các phép toán trong đời sống Như vậy sẽ giúp tạo động cơ học tập cho học sinh, cung cấp các kiến thức xã hội để học sinh học tập theo hướng phát triển năng lực, tạo nên một thế hệ học sinh có tiềm năng trong một xã hội đang trên đà phát triển.

- Trong chương này, tôi đã nghiên cứu về các thuật ngữ trong giáo dục tài chính và chỉ ra các mục tiêu chính trong chương trình dạy học môn Toán ở các cấp học Đồng thời trong chương 1 cũng phân tích các nội dung của mục tiêu trong dạy yếu tố tài chính thông qua môn Toán.

- Ngoài ra, trong chương này, tôi cũng đã hệ thống lại các nội dung trong chương trình môn toán có liên quan đến yếu tố tài chính.

- Qua việc tìm hiểu các khái niệm và mục tiêu của chương trình môn toán đối với dạy học các yếu tố tài chính sẽ là cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường yếu tố tài chính trong giáo dục toán học ở chương 2.

Trang 30

Chương 2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNGYẾU TỐ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC

2.1Các định hướng cho việc xác định một số biện pháp sưphạm

Định hướng 1: Các biện pháp sư phạm tập trung vào tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong lĩnh hội các tri thức, kỹ năng toán học và vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến tài chính.

Định hướng 2: Các biện pháp phải thể hiện rõ tư tưởng tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học môn Toán.

Định hướng 3: Xây dựng các biện pháp sư phạm dựa trên nền tảng vốn văn hóa toàn diện của người học Giáo viên dạy Toán phải biết khả năng của người học và dạy học các vấn đề liên quan một cách phù hợp Ngoài ra, cần phối hợp với giáo viên bộ môn khác, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những tình huống điển hình, tạo điều kiện cho học sinh kết nối các yếu tố thực tiễn với các ý tưởng của toán học.

Định hướng 4:Các biện pháp cần phải khả thi và góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán.

2.2Một số biện pháp tăng cường yếu tố tài chính trong giáodục môn Toán.

Dựa vào những định hướng đã được xác định trong mục 1 để đề xuất một số biện pháp giúp bồi dưỡng cho học sinh năng lực tài chính Các giải pháp này được thực hiện trong dạy học các kiến thức, các tình huống toán học khác nhau và có mức độ tác động riêng đến năng lực tài chính của mỗi người học.

Trang 31

2.2.1Biện pháp 1: Tăng cường xây dựng, thiết kế một số bài học, chủđề môn Toán tích hợp những kiến thức về tài chính ở các cấp.

2.2.1.1Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp 1 là giúp giáo viên định hình một kế hoạch giảng dạy toán tích hợp với các kiến thức tài chính, nhằm cung cấp, nâng cao nhận thức và tăng cường về hiểu biết trong lĩnh vực tài chính cho học sinh, giúp họ trở thành những người quản lý tài chính thông thạo và thành công.

2.2.1.2Cơ sở và vai trò của biện pháp

- Nhận thức rằng, tài chính là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh để có thể quản lý tài chính cá nhân và gia đình trong tương lai Ngoài ra, môn Toán cũng là một môn học cơ bản và quan trọng trong chương trình giáo dục, có tính ứng dụng cao và có thể tích hợp được với nhiều lĩnh vực khác, trong đó có tài chính Do đó, việc tăng cường thiết kế bài học, chủ đề tích hợp kiến thức về tài chính vào giảng dạy môn Toán là một biện pháp hiệu quả giúp học sinh học tập môn Toán một cách thực tế và ứng dụng hơn, đồng thời cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và gia đình.

- Biện pháp 1 có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường yếu tố tài chính trong dạy học Toán, bởi nếu xây dựng thêm nhiều các bài học, chủ đề có chứa yếu tố tài chính, học sinh sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các bài tập và ví dụ có liên quan đến tài chính, từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức một cách thực tế và ứng dụng vào cuộc sống Bên cạnh đó, biện pháp góp phần giúp nâng cao chất lượng giáo dục trong tương lai.

2.2.1.3Hướng dẫn thực hiện biện pháp

Giáo viên có thể thiết kế, xây dựng các hoạt động học tập tích hợp giáo dục tài chính phù hợp với các kiến thức toán học quy định trong chương trình Chẳng hạn, với những bài tập đã có trong sách giáo khoa, giáo viên có thể lồng

Trang 32

ghép những câu hỏi, hoặc tổ chức thành những hoạt động bám sát những yếu tố của giáo dục tài chính Đặc biệt, với hoạt động vận dụng, giáo viên có thể gợi ý để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng vào gải quyết những vấn đề liên quan đến tài chính gắn bó với đời sống thực tiễn Cụ thể như sau:

a) Ở cấp tiểu học

Ví dụ 1:Ở lớp 4, khi học chủ đề “Cộng, trừ, nhân, chia các số có nhiều chữ số”, học sinh thực hành giải quyết ván đề thông qua tình huống sau: Dung có 80 000 đồng, Đức có 100 000 đồng Với số tiền đó, mỗi bạn có thể mua được nhiều

nhất mấy đồ vật dưới đây (Hình 1)

Hình 1

Như vậy, ở hoạt động trên, học sinh được vận dụng kiến thức cộng, trừ các số có nhiều chữ số để giải quyết tình huống thực tiễn đặt ra Qua đó, học sinh có cơ hội hiểu biết thêm một số kiến thức về giáo dục tài chính như: tiền dùng để trao đổi, mua bán; giá trị của tiền; khi mua bán cần căn cứ trên nhu cầu và khả năng để đưa ra những quyết định hợp lý, giáo viên cũng có thể đặt thêm các câu hỏi như:

- Một quyển truyện cổ tích có giá 29 000 đồng thì 5 cuốn có giá bao nhiêu?

- Chị Lan có 200 000 đồng thì chị Lan có đủ tiền mua hết các mặt hàng không?

- Đức mua một chiếc ô tô và một hộp chì màu thì cô bán hàng phải trả lại Đức bao nhiêu tiền nếu Đức đưa cho cô bán hàng 3 tờ 20 000 đồng?

Trang 33

Ví dụ 2: Ngày thứ nhất, cửa hàng nhập về 4 000 000 đồng tiền hàng hóa, sau khi bán hết thu về 5 000 000 đồng Ngày thứ hai, cửa hàng bán được ít hơn ngày thứ nhất 1 000 000 đồng với số tiền nhập hàng hóa là 2 500 000 đồng Theo em, trong hai ngày đó, ngày nào cửa hàng thu được tiền lời nhiều hơn?

b) Ở cấp trung học cơ sở

- Ở lớp 6, khi học bài “Số thập phân”, học sinh thực hành giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tế “Mua hàng giảm giá” sau:

Ví dụ 3: Một loại táo được bán với giá trong siêu thị là 69 900 đồng/kg, nay được giảm còn 41 500 đồng/kg.

i) Tính số tiền được giảm nếu mua 2kg táo.

ii) Tính tỉ số phần trăm giữa số tiền được khuyến mại và số tiền ban đầu.

Có thể thấy, dựa vào kiến thức tính tỉ số phần trăm và việ thực hiện hoạt động trên, học sinh đã có thêm hiểu biết về vấn đề tài chính như: nhận biết được các khái niệm như khuyến mại, giá niêm yết, giá bán lẻ; cách tính số tiền khuyến mại tiền khuyến mại.

Ngoài ra, giáo viên còn có thể cung cấp thêm kiến thức cho học sinh thông qua việc để học sinh quan sát hóa đơn và giải thích được cách tính tiền trên hóa đơn mua hàng của sản phẩm được giảm giá.

- Ở chương trình Toán lớp 7, khi học nội dung “Số thực” trong mạch số, học sinh học được các nội dung liên quan đến tài chính, có thể lập được kế hoạch chi tiêu thông qua các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch; một số yếu tố thống kê (một số bảng biểu, biểu đồ thống kê về chi phí, lợi nhuận, ) Cụ thể như sau:

Ví dụ 4:Có 102 tờ giấy bạc loại 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng Tổng số tiền của mỗi loại trên đều bằng nhau Hỏi mỗi loại có bao nhiêu tờ tiền và có tất cả bao nhiêu tiền?

Ví dụ 5:Quan sát biểu đồ dưới đây (Hình 2) và đưa ra nhận xét tháng nào trong

quý II, trung tâm Kinh doanh Hà Nội thu được lợi nhuận cao nhất?

Trang 34

Hình 2 Biểu đồ biểu diễn doanh thu, chi phí và lợi nhuận quý II năm 2017 củaTrung tâm Kinh doanh Hà Nội

Qua hai ví dụ trên, học sinh được biết thêm kiến thức về tính toán tiền tệ, các khái niệm mới như chi phí, lợi nhuận, doanh thu và cách tính lợi nhuận khi kinh doanh Thông qua đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành lập kế hoạch kinh doanh độc lập hoặc theo nhóm, tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận khi thực hiện kế hoạch này.

- Ở chương trình toán lớp 8, thông qua kiến thức về “Hàm số bậc nhất” trong mạch Đại số, giáo viên đưa ra một số bài toán để học sinh thực hiện như sau:

Ví dụ 6:Viết biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng sau đây:

i) y là số tiền nợ và x là số ngày nếu một người vay 1 000 000 đồng và phải trả lãi 1 000 đồng/ngày.

ii) y là số tiền thu được và x là số quả dừa xiêm nếu mỗi quả dừa bán ra cửa hàng lãi được 5 000 đồng

iii) y là số tiền còn dư và x là số lít xăng nếu một người trả 50 000 đồng để đổ loại xăng có giá 23 300 đồng mỗi lít.

Qua bài toán trên, học sinh có thể vận dụng các kiến thức về “Hàm số

Trang 35

bậc nhất” để nhận biết được doanh thu, chi phí, lợi nhuận Ngoài ra, giáo viên có thể đưa thêm một số bài toán liên quan để giúp học sinh xác định được điểm hòa vốn của kế hoạch kinh doanh, phân biệt được một số loại chi phí và doanh thu, lựa chọn công việc phù hợp với tiêu chí của cá nhân.

c) Ở cấp trung học phổ thông.

Ở cấp trung học phổ thông, trong chương trình lớp 11, thông qua việc giáo viên cung cấp kiến thức về “Dãy số” gồm các bài toán về cấp số cộng, cấp số nhân (các bài toán tiết kiệm – lãi đơn, tiết kiệm – lãi kép), học sinh biết thêm được các khải niệm lãi đơn, lãi kép, tiết kiệm, đầu tư và cách tính tiền lãi sau thời gian gửi tiết kiệm, đầu tư.

Ví dụ 7: (bài toán về tiết kiệm – lãi đơn) Trung muốn mua một chiếc áo giá 3 000 000 đồng tặng mẹ nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ Trung quyết định bắt đầu từ ngày 01/02/2023 tiết kiệm bỏ heo đất 5000 đồng, cứ thế ngày sau hơn ngày trước 5000 đồng Vậy, đến đúng ngày 08/03/2023 thì Trung có đủ tiền để mua áo tặng mẹ hay không?

Ví dụ 8: (bài toán tiết kiệm – lãi kép) Mẹ của Hoàng vừa bán lợn thu được 5 000 000 đồng, mẹ muốn gửi tiết kiệm để đầu năm lớp 12 của Hoàng sẽ có đủ tiền để trang trải học phí, các khoản phải nộp khác, mua quần áo và sách vở Mẹ nhờ Hoàng tìm hiểu và tính toán xem nếu gửi tiết kiệm ngân hàng chu kì 3 tháng kể từ ngày gửi 01/03/2023 đến 02/09/2023 với lãi suất 3 tháng là 3,7% Hãy giúp Hoàng tính toán cho mẹ.

Nếu là Hoàng hãy tư vấn cho mẹ nên gửi tiết kiệm theo hình thức lãi đơn (cứ sau 3 tháng rút tiền lãi về để dành) hay lãi kép (sau 3 tháng lãi được cộng vào tiền gốc để tính lãi chu kì tiếp theo) thì mẹ sẽ tiết kiệm được tổng số tiền nhiều hơn?

Bằng cách đưa ra các ví dụ như trên, giáo viên có thể giúp học sinh học sinh so sánh mức độ lỗ, lãi và tính toán, lập kế hoạch hợp lý để tiết kiệm và đầu tư.

Trang 36

2.2.1.4Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp

Khi thực hiện biện pháp này, cần chú ý tới việc bám sát vào chương trình dạy học môn Toán, vận dụng triệt để các kiến thức học sinh đã được học Bên cạnh đó, cần chú ý tới đối tượng học sinh để lựa chọ các bài toán, chủ đề phù hợp khi giảng dạy, tránh gây nhàm chán hoặc quá tải cho học sinh.

Các chủ đề Toán có thể được sử dụng để tích hợp giáo dục tài chính

LớpChủ đềNội dung và mục đích giáo dục tài chính

Nội dung tích hợp: giải các bài toán tối ưu dựa trên việc biểu diễn hình học miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Mục đích giáo dục tài chính: lựa chọn giải pháp kinh doanh sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất.

Hàm số và đồ thị

Nội dung tích hợp: xác định hàm số (bậc nhất, bậc hai), tìm giá trị của hàm số tại giá trị của đối số và ngược lại, xét tính đơn điệu của hàm số, thông qua việc giải quyết các bài toán tính tiền taxi, tiền điện, bài toán rào vườn .

Mục đích giáo dục tài chính: học sinh phải thực hiện được các tính toán để ra quyết định đúng đắn cho việc dùng điện tiết kiệm, chọn hãng taxi rẻ hơn, tính toán khi rào vườn, .

Trang 37

Hoạt động thực hành và trải nghiệm

Nội dung tích hợp: Vận dụng kiến thức toán học được học vào để tìm hiểu và quyết định phương án tiết kiệm đầu tư.

Mục đích giáo dục tài chính: học sinh biết các hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư, có thể thực hiện được lập kế hoạch đầu tư cá nhân hiệu quả

Chuyên đề “Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn”

Nội dung tích hợp: vận dụng giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong việc giải quyết bài toán sản xuất, bài toán đầu tư trong kinh doanh .

Mục đích giáo dục tài chính: biết tính toán một số yếu tố trong sản xuất, kinh doanh, biết được kinh doanh có hiệu quả hay không.

Hàm số mũ và hàm số logarit

Nội dung tích hợp: vận dụng kiến thức về chủ đề để giải quyết một số bài toán về gửi tiết kiệm, đầu tư .

Mục đích giáo dục tài chính: học sinh biết được một số cách thức tính lãi suất và so sánh được cùng một số tiền gửi và thời gian gửi như nhau thì phương thức gửi của ngân hàng nào lợi hơn, hoặc gửi theo kì hạn nào lợi hơn, .

Trang 38

Hoạt động thực hành và trải nghiệm

Nội dung tích hợp: vận dụng kiến thức về mũ và logarit để thực hiện tính toán trong tình huống gửi tiết kiệm, lập kế hoạch trong quản lý thu nhập, .

Mục đích giáo dục tài chính: tìm hiểu một số kiến thức về thu nhập, tích lũy; vận dụng kiến thức về mũ và logarit để thực hiện tính toán, lập kế hoạch trong quản lý thu nhập, tích lũy hiệu quả, tránh rủi ro.

Nội dung tích hợp: vận dụng một số kiến thức về xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc để giải quyết các bài toán thực tiễn về năng suất lao động, sản phẩm đạt hay không đạt yêu cầu, lựa chọn sản xuất các loại mặt hàng .

Mục đích giáo dục tài chính: học sinh tính toán và lường trước được các khả năng trong sản xuất, kinh doanh từ đó quyết định phương án sản xuất sao cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao nhất, lựa chọn mặt hàng tiêu thụ tốt, giảm rủi ro trong sản xuất và kinh doanh.

Trang 39

Chuyên đề “Ứng dụng toán học để giải quyết một số bài toán tối ưu”

Nội dung tích hợp: Giải các bài toán tối ưu dựa trên việc biểu diễn hình học miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất; Vận dụng kiến thức về đạo hàm để giải quyết các bài toán tối ưu về khoảng cách, thời gian, Mục đích giáo dục tài chính: lựa chọn giải pháp kinh doanh sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất, lựa chọn phương án sao cho đạt được khoảng cách mong muốn trong thời gian tối ưu hoặc ngược lại .

Chuyên đề “Ứng dụng toán học trong một số vấn đề liên quan đến tài chính”

Nội dung tích hợp: Vận dụng các kiến thức Toán học để lập kế hoạch tài chính, tính lãi suất tiết kiệm, tín dụng .

Mục đích giáo dục tài chính: thông qua chuyên đề, học sinh sẽ có những hiểu biết về tiền tệ, về lãi suất, vay nợ của các tổ chức tín dụng, từ đó có thể có những quyết định trong tình huống lãi suất, vay nợ sao cho phù hợp với khả năng của người tham gia hoạt động tín dụng.

2.2.2Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập và tận dụng các bài toáncó nội dung thực tiễn chủ đề tài chính gắn với cuộc sống thườngngày của học sinh.

2.2.2.1Mục tiêu của biện pháp

Giúp học sinh có thêm nhiều nguồn tài liệu để học tập, nghiêm cứu về lĩnh vực tài chính thông qua việc học Toán.

Trang 40

2.2.2.2Cơ sở và vai trò của biện pháp

Hệ thống bài tập là một công cụ đắc lực trong việc dạy học môn Toán Qua việc làm bài tập, học sinh được thực hành vận các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề, tình huống mà bài toán đưa ra.

Việc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn giúp phát triển năng lực mô hình hóa toán học của học sinh, giúp học sinh hình dung rõ ràng về vai trò, cách vận hành của các vấn đề tài chính trong cuộc sống.

2.2.2.3Hướng dẫn thực hiện biện pháp

Để xây dựng được một hệ thống bài tập, giáo viên cần nắm rõ các kiến thức trong chương trình, bên cạnh đó, yêu cần sự sáng tạo và biết chọn lọc những nội dung phù hợp với các đối tượng người học Dưới đây là một số bài tập cụ thể:

Bài tập 1:Mẹ nhờ Hoa đi chợ nên đưa cho Hoa 100 000 đồng Hoa đi chợ mua rau, cà rốt và cá thu ở cùng một cửa hàng hết 78 000 đồng Hoa đưa cho cô bán hàng tờ 50 000 đồng, tờ 20 000 và tờ 10 000 đồng Hỏi cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền cho Hoa?

Lời giải:

Do50000 + 20000 + 10000 = 80000(đồng)

Như vậy cô bán hàng phải trả lại cho Hoa: 80000 - 78000 = 2000 (đồng) Đáp số: 2000 đồng

Bài tập 2:Bạn Lan mua 2 quyển sách và 1 quyển vở hết tất cả 12000 đồng Bạn Phượng mua 2 quyển sách và 2 quyển vở như thế thì hết tất cả 14000 đồng Tính giá tiền một quyển sách.

Lời giải:

Giá tiền của một quyển vở là:14000 − 12000 = 2000(đồng) Giá tiền của một quyển sách là: (12 000 - 2000) : 2 = 5000 (đồng) Đáp số: 5000 đồng

Bài tập 3: (Bài toán tìm 1000) Bạn muốn mua một cái váy giá 97.000 nhưng

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan