Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường đhbk đhqg hcm trong giai đoạn hiện nay

30 4 0
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường đhbk   đhqg hcm trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -o0o - BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHBK - ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nhóm 05 – L09 STT Tên thành viên MSSV Phân công nhiệm vụ Mức độ 1 2 Huỳnh Đình Nhân Vị 201243 Mở đầu + Kết luận + Biên tập 7 3 4 5 6 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2024 MỤC LỤC A Phần mở đầu: 3 I Lý do chọn đề tài: .3 II Mục đích nghiên cứu: 3 III Đối tượng và phạm vi nghiêng cứu: 4 IV Phương pháp nghiêng cứu: .4 B Phần nội dung: .5 I Chương 1 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức : .5 1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức: 5 2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng: 7 3 Quan điểm về những nguyên tắc trong việc xây dựng đạo đức cách mạng: .13 II Chương 2 - Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại Học Bách khoa- ĐHQG.HCM: 17 1 Mặt tích cực: 17 2 Mặt tiêu cực: 19 III Chương 3 - vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên Trường Đại Học Bách khoa: .23 1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý đạo đức: .23 2 Một số giải pháp xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên Đại học Bách khoa: 26 C Phần kết luận: 26 I Tóm tắt nội dung chính: .26 II Kết quả nghiêng cứu: 26 III Hạn chế và kiến nghị: .27 D Tài liệu tham khảo: 27 A Phần mở đầu: I Lý do chọn đề tài: Sinh viên là thế hệ trẻ, lực lượng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm, luận điểm toàn diện, sâu sắc về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa quan trọng Giúp sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp, góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh II Mục đích nghiên cứu: 1 Mục đích chung: Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 2 Mục đích cụ thể: Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Xác định những nội dung cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay III Đối tượng và phạm vi nghiêng cứu: 1 Đối tượng nghiêng cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2 Phạm vi nghiên cứu:  Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức  Các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng đạo đức cho sinh viên  Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức sinh viên  Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh IV.Phương pháp nghiêng cứu:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Phương pháp điều tra xã hội học  Phương pháp phân tích, tổng hợp B Phần nội dung: I Chương 1 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức : Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và được coi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân Hồ Chí Minh coi đạo đức là một yếu tố quan trọng để đạt được sự phát triển toàn diện của con người và xã hội Bác Hồ tin rằng đạo đức không chỉ áp dụng cho các lĩnh vực chính trị và xã hội mà còn tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả kinh doanh, kỹ thuật và các lĩnh vực khác Đạo đức được định nghĩa là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với xã hội nhằm đảm bảo quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội Đạo đức nảy sinh do nhu cầu xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và hình thức biểu hiện là nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đạo đức được xem là tiến bộ khi nó phản ánh xu hướng tiến bộ của xã hội 1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức: i Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng: Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng thế giới đã đề cập rất nhiều về vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng của Người về đạo đức luôn tồn tại trong tiềm thức của con người Việt Nam Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực, tiêu biểu nhất để toàn dân noi theo Suốt đời hoạt động cách mạng, Người đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Như vậy, có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1 Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”2 Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng ii Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội: Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không nằm ở lý tưởng cao đẹp, mức sống vật chất phong phú, hệ tư tưởng giải phóng tự do, mà trên hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản tinh hoa, tấm gương và những hành động sống động của nó nhằm hiện thực hóa lý tưởng này đang gặp khó khăn Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản quốc tế của công nhân đã trở thành một lực lượng Số phận của nhân loại sẽ được quyết định không chỉ bởi chiến lược và chiến thuật xuất sắc của cách mạng vô sản, mà còn bởi những phẩm chất đạo đức cao đẹp đã làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một thế lực bất khả chiến bại 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.292-293 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.354 Tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh về một nhân cách vĩ đại nhưng rất bình thường có sức hấp dẫn to lớn và mạnh mẽ không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn với nhân dân toàn thế giới Tấm gương này từ lâu đã là nguồn động viên tinh thần quan trọng để nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội 2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng: i Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Trong Nho giáo, khái niệm “trung-hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ phong kiến ở Việt Nam Thái độ ứng xử văn hoá trong xã hội phong kiến phải tuân theo cái trục cơ bản đó, nếu không, sẽ bị vi phạm tư cách, đạo đức làm người Từ đó Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”3 Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau Trong chữ “trung” như vậy, có cả trung với những ông vua anh minh, nhưng cũng có cả trung với ông vua hèn kém, mà có thể gọi đó là “ngu trung” Bởi vì, Nho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (tức vua – tôi) rất cứng nhắc và sai lầm: “Quân xử thần tử, thần bất tử, 3 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.19, tr.619 bất trung” (Nghĩa là vua bắt bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết, nếu không chết thì là không trung với vua) Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết Trung với nước ở Hồ Chí Minh trở thành lẽ sống tự nhiên và Người ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, kể cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực Hồ Chí Minh không bị quyền lực làm cho mờ mắt Người cho rằng, từ người chủ tịch nước cho đến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà làm tròn nhiệm vụ của mình thì đều là người cao thượng, là người làm tròn chữ “trung” Mỗi một người trong xã hội đều ứng với một công việc cụ thể, một nhiệm vụ cụ thể hễ người nào hoàn thành và hoàn thành tốt việc đó, nhiệm vụ đó thì đó là trung Chữ trung đó được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu quả công tác, chứ không phải bằng lời nói, bằng việc hô khẩu hiệu cho to, cho lớn, cho dõng dạc, lời lẽ khẩu hiệu cho mỹ miều Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong cái cặp chỉnh thể “Trung với nước, hiếu với dân”, trong đó có hiếu với cha mẹ mình, và nói rộng ra là tình thân, họ hàng Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí ii Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động Cần kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu Tháng 6- 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương Bác viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người”4 Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, 4 Minh Thu (09/01/2014) Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định Từ đó Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: trung với nước, hiếu với dân yêu thương con người Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư tinh thần quốc tế trong sáng Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu Cần, tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học Theo Bác, con người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn Bác lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc Kiệm, tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí Cần và Kiệm viên, các công dân trong các giai tầng khác nhau, thì cùng với việc xây dựng,bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những cái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới Trong đời sống hằng ngày những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen, hòa trộn với nhau Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống "xây" là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức Cách mạng cho con người Việt Nam, "Chống" là chống những biểu hiện hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cường quyền, hách dịch "Xây đi đôi với chống" nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức Xây phải đi đôi với chống, loại bỏ cái sai, cái xấu cái vô đạo đức hằng ngày Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân: “Chống chủ nghĩa cá nhân và xây dựng chủ nghĩa tập thể” iii Tu dưỡng đạo đức suốt đời: Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc,trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hằng ngày Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"9 Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người Tinh thần này đã được thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh "Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta".10 Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.612 10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.96 “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo II Chương 2 - Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại Học Bách khoa- ĐHQG.HCM: 1 Mặt tích cực: Một tác động tích cực đối với đạo đức sinh viên là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của cộng đồng sinh viên Việt Nam với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế Với ưu thế của tuổi trẻ, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên Việt Nam ngày nay đã hoà kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, đạo đức sinh viên Việt Nam nói riêng Sự tác động của các yếu tố trên không chỉ mang tính tích cực, mà còn hàm chứa cả tính tiêu cực Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh viên, được tăng lên; họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả Họ cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức Quan niệm đó dẫn đến một biểu hiện nguy hiểm là thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng Một số sinh viên so đo sự hy sinh và quan tâm đến người khác là việc làm đưa lại lợi ích gì cho chính mình Ngày 19/5, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Sinh hoạt công dân chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho sinh viên toàn trường nhằm mục tiêu giáo dục đạo đức cách mạng và lý tưởng sống cho sinh viên Ý nghĩa hơn, hôm nay là sinh nhật Bác Buổi sinh hoạt diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của đông đảo sinh viên toàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội vinh dự tự hào được đón Bác Hồ 3 lần về thăm Ghi nhớ những lời căn dặn ân cần của Bác, thầy trò Nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học và đã ghi danh trường trên bản đồ Giáo dục Đại học thế giới Không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức văn hóa, kỹ năng mềm mà nhà trường rất chú trọng đến việc giáo dục truyền thống cho sinh viên, để mỗi sinh viên Bách khoa khi bước ra đời đều được trang bị đầy đủ năng lực, đạo đức và phẩm chất Hồ Chủ tịch đã dạy: "Có tài mà hông có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường từng nói: “Không tuyển đâu được những sinh viên tốt hơn nữa ở Việt Nam như sinh viên Bách khoa Hà Nội” Bởi lẽ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tự hào là môi trường giàu truyền thống đào tạo ra rất nhiều thế hệ sinh viên có quyết tâm, ý chí và bản lĩnh Để có tương lai tốt, bên cạnh năng lực của bản thân, sinh viên cần rèn luyện, trau dồi, phát triển phẩm chất Thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo, người thành công, các công dân có ích

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan