Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên: đánh giá thực trạng nhiễm hiv trên các đối tượng đến xét nghiệm tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hải phòng

24 1 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp  kỹ thuật viên: đánh giá thực trạng nhiễm hiv trên các đối tượng đến xét nghiệm tại trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau khi kết thúc “Chương trình học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y”, thì việc đi nghiên cứu thực tế là hết sức quan trọng để củng cố những kiến thức trong bài giảng của giáo viên. Bên cạnh đó việc đi nghiên cứu thực tế tại các đơn vị chuyên môn sẽ giúp trau dồi các kỹ năng làm việc của các công chứcviên chức, kỹ năng làm việc nhóm và những kiến thức thực tế khác. Nghiên cứu thực tế là một trong những hoạt động cơ bản và cần thiết sau mỗi chương trình học tập, nó giúp học viên biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, là quá trình không thể thiếu để rèn luyện cho các cán bộ viên chức tích lũy thêm các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; thông qua việc nghiên cứu thực tế có thể trau dồi kiến thức về trình độ, chuyên môn tại đơn vị nghiên cứu cả về khả năng làm việc nhóm và phân công công việc. Sau chuyến đi nghiên cứu thực tế tại đơn vị công tác, thông qua việc nghiên cứu thực tế học viên chúng em đã tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm về khả năng làm việc nhóm và phân công công việc, từ đó sẽ chắt lọc và áp dụng những kinh nghiệm đó để xử lý công việc của bản thân giúp nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình công tác tại đơn vị mình.

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  - TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ Chủ đề : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHIỄM HIV TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ Thuật Y Họ và tên học viên: Đơn vị công tác : Hải Phòngi Phòng tháng 9 năm 2023 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Liễu , học viên lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tại Trường Đại học Trà Vinh, xin cam đoan: Đây là tiểu luận của riêng tôi, các số liệu, kết quả và các thông tin được sử dụng nêu trong tiểu luận là trung thực Bài viết được tham khảo có trích dẫn rõ ràng và chưa được từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này! Hải Phòng, ngày 12 tháng 9 năm 2023 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 1 Lý do nghiên cứu thực tế 4 2 Khái quát về mục tiêu, nội dung nghiên cứu 4 2.1 Mục tiêu .4 2.2 Nội dung 4 PHẦN I TỔNG QUAN 5 1.1 Một số vấn đề cơ bản về HIV/AIDS .5 1.2 Dịch tễ học 9 PHẦN II: NỘI DUNG .11 2.1 Đối tượng nghiên cứu 11 2.2 Vật liệu nghiên cứu 11 2.3 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… …….….11 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 3.1 Tỉ lệ nhiễm HIV …………… ………………………………………………………12 3.2 Tỉ lệ nhiễm HIV theo giới 13 3.3 Tỉ lệ nhiễm HIV theo đường lây 13 3.3 Tỉ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi 14 3.3 Tỉ lệ nhiễm HIV theo đối tượng nguy cơ 14 PHẦN IV: BÀN LUẬN 16 4.1.Thực trạng HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng 16 4.2 Đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua .17 4.3.Những khó khăn thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng 18 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .19 5.1 Kết luận 19 5.2 Kiến nghị 19 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………… 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 23 4 LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do nghiên cứu thực tế: Sau khi kết thúc “Chương trình học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y”, thì việc đi nghiên cứu thực tế là hết sức quan trọng để củng cố những kiến thức trong bài giảng của giáo viên Bên cạnh đó việc đi nghiên cứu thực tế tại các đơn vị chuyên môn sẽ giúp trau dồi các kỹ năng làm việc của các công chức/viên chức, kỹ năng làm việc nhóm và những kiến thức thực tế khác Nghiên cứu thực tế là một trong những hoạt động cơ bản và cần thiết sau mỗi chương trình học tập, nó giúp học viên biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, là quá trình không thể thiếu để rèn luyện cho các cán bộ viên chức tích lũy thêm các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; thông qua việc nghiên cứu thực tế có thể trau dồi kiến thức về trình độ, chuyên môn tại đơn vị nghiên cứu cả về khả năng làm việc nhóm và phân công công việc Sau chuyến đi nghiên cứu thực tế tại đơn vị công tác, thông qua việc nghiên cứu thực tế học viên chúng em đã tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm về khả năng làm việc nhóm và phân công công việc, từ đó sẽ chắt lọc và áp dụng những kinh nghiệm đó để xử lý công việc của bản thân giúp nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình công tác tại đơn vị mình 2 Khái quát về mục tiêu, nội dung nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu: Bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tế, trau dồi các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và củng cố những kiến thức trong các bài giảng của giảng viên 2.2 Nội dung: Đánh giá thực trạng nhiễm HIV trên các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng năm 2021 5 PHẦN I TỔNG QUAN 1.1 Một số vấn đề cơ bản về HIV/AIDS 1.1.1 Lịch sử phát hiện HIV Tháng 6 năm 1981 Trung tâm phòng chống bệnh tật CDC-Atlanta của Mỹ đã xác định những bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải đầu tiên trên thế giới dựa vào phát hiện mô tả vào ngày 5/6/1981của bác sĩ Michael- Gottlich về 5 thanh niên đồng tính bị viêm phổi nặng do Pneumocystis carinii ở Los Angeles (Mỹ) Một điều đặc biệt là ở những bệnh nhân này, người ta thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nặng cả về chức năng và số lượng các tế bào làm nhiệm vụ đáp ứng miễn dịch Trước khi bị bệnh, họ là những người khoẻ mạnh Tuy chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm có liên quan đến hệ thống miễn dịch Cũng trong năm 1982 tại nhiều nơi trên thế giới cũng lần lượt công bố những ca bệnh tương tự gặp ở những người phải truyền máu nhiều lần, những người nghiện chích ma tuý, những người mẹ và những đứa con của họ điều này củng cố thêm giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây bệnh là một loại virus truyền qua đường máu, đường tình dục và đường mẹ truyền cho con trong thời kì mang thai Tháng 5 năm 1983 Luck Montagnie và cộng sự (viện Pasteur Paris) đã phân lập được một loại virus có liên quan đến bệnh và đặt tên là ALV (Associated Lymphadenopathy Virus) Tháng 5 năm 1984 Robert Gallo và cộng sự phân lập được virus có ái tính với tế bào lympho T ở người và đặt tên là HTLV-III (Human T Lymphocytrotopic Virus type III - tức là vi rút gây bệnh bạch cầu tế bào T ) 6 Cũng trong năm đó Levy phân lập được virus liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch, đặt tên là ARV (AIDS Rerated Virus – vi rút liên quan AIDS) Năm 1986, hội nghị định danh quốc tế đã thống nhất tên gọi cho virus này là HIV-I ( Human Immunodeficiency Virus ) Virus gây suy giảm miễn dịch ở người gây bệnh ở hầu hết các châu lục Cùng năm đó Motagnie và cộng sự cũng phân lập được HIV-II ở Tây Phi có cùng phương thức lây truyền như HIV-I nhưng thời gian ủ bệnh dài hơn Tháng 3/1985 người ta bắt đầu sử dụng các bộ sinh phẩm để phát hiện KT kháng HIV, khi sinh phẩm phát hiện kháng thể HIV được bán rộng rãi trên thị trường, thì nhiều nơi cũng lần lượt công bố đã phát hiện ra những trường hợp nhiễm HIV Khi cho xét nghiệm các mẫu máu bảo quản từ những năm 1959 người ta thấy một số mẫu đã dương tính với HIV Từ kết quả đó người ta cho rằng HIV đã xuất hiện từ thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ này hoặc sớm hơn nữa và cho rằng nó có nguồn gốc từ Châu Phi, nhưng phải đến thập kỷ 80 mới bùng nổ thành đại dịch 1.1.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới Theo báo cáo của UNAIDS và WHO đã nêu rõ kể từ khi phát hiện vào năm 1981 đến nay HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 25 triệu người trên trái đất và trở thành một trong những đại dịch tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử nhân loại Dù trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống AIDS, bao gồm cả việc tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS ở nhiều khu vực trên thế giới Đại dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX nhưng đã nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu Virus HIV tấn công tất cả mọi đối tượng như: Thanh niên, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi Dịch phát triển cả về không gian, thời gian và đang trở thành đại dịch làm ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia 7 Đại dịch này gồm có các vụ dịch xảy ra ở từng quốc gia, châu lục phương thức lây truyền và biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào nguồn gốc virus, đối tượng nhiễm, đời sống xã hội và tập quán riêng của từng quốc gia Thời gian ủ bệnh kéo dài 5-10 năm hoặc lâu hơn, khó phát hiện, phương thức lây truyền đa dạng, phức tạp, thiếu biện pháp phòng chống hữu hiệu nên một số người nhiễm HIV và một số bệnh nhân tử vong do AIDS ngày càng nhiều, dịch không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ mà còn gây tác hại lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nòi giống và phải được coi trọng đòi hỏi sự liên kết, hợp tác quốc tế liên ngành và tiến tới xã hội hoá công tác phòng chống HIV/AIDS Theo số liệu của chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho thấy dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới Tính đến cuối năm 2020 số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là khoảng 37,7 triệu người, trong số đó có trên 1,8 triệu trẻ em dưới 15 tuổi Chỉ tính riêng năm 2020 đã có khoảng 1,5 triệu người nhiễm mới HIV trong đó 150 nghìn là trẻ em và khoảng 680 nghìn người nhiễm HIV tử vong Châu Phi là khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới Số người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ở Châu Mỹ và Châu Âu tương đối cao nhưng có xu hướng giảm dần do làm tốt công tác giáo dục sức khoẻ và triển khai có hiệu quả các hoạt động khống chế dịch Thế giới đã tìm ra được thuốc kháng virus HIV (ARV) để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, nó có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus HIV; do đó có khả năng kéo dài thêm cuộc sống của bệnh nhân HIV Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ Châu Phi sang Châu Á Theo dự báo của UNAIDS trong những năm đầu thế kỷ XXI dịch sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại khu vực này Đặc biệt là các nước Nam Á và Đông Nam Á như: Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Việt nam Như vậy HIV/AIDS là một thách thức không chỉ bó hẹp ở một quốc gia mà thực sự đã trở thành vấn đề toàn cầu Nhận thức được điều đó, vấn đề AIDS đã được đưa ra bàn bạc và thảo luận ngày càng nhiều tại nhiều cuộc họp của 8 Liên Hiệp Quốc, các Hội nghị Thượng đỉnh quốc gia, và gần đây được đưa vào một trong các vấn đề ưu tiên, cấp bách của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Cùng với sự hiện diện của chương trình phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc (UNAIDS), các quốc gia đã liên kết và hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến chống lại dịch AIDS Hàng loạt các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cũng đã triển khai một loạt các hoạt động chăm sóc, dự phòng nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tác hại của dịch AIDS lên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi dịch đang bùng nổ Cùng các xu hướng chung của toàn cầu và của khu vực, Việt Nam đang là một trong các điểm nóng của đại dịch AIDS 1.1.3 Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam Tháng 12/1990 phát hiện người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên tại Việt Nam là ở thành phố Hồ Chí Minh Năm 1991 không phát hiện thêm ca mới nhiễm nào, năm 1992 phát hiện mới thêm 11 người, nhưng đến năm 1993 thì số người nhiễm mới phát hiện nhảy vọt lên 1148 người Từ năm 1993 đến nay con số người nhiễm mới phát hiện và số người phát triển thành AIDS liên tục tăng, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây Theo thông tin của cục phòng chống HIV/AIDS: Tính đến hết năm 2021 toàn quốc có khoảng 230.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, số người nhiễm HIV tử vong lũy tích từ đầu vụ dịch đến nay là 108.900 trường hợp Năm 2021 cả nước phát hiện mới trên 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2000 trường hợp tử vong Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có khoảng 84,7% là nam giới, độ tuổi chủ yếu từ 16-29 (46%) và 30-39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%) So với năm 2020 số người nhiễm HIV năm 2021 được phát hiện có xu giảm, có thể do đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận xét nghiệm HIV của các quần thể có nguy cơ lây nhiễm cao Hiện nay, nam quan hệ tình dục đồng giới đang được cảnh báo là một trong nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam Đặc biệt tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam QHTD đồng giới (MSM) tăng lên một cách đáng lo ngại: 9 Năm 2014: MSM nhiễm HIV chiếm 6,7% Năm 2017: MSM nhiễm HIV chiếm 12,2% Năm 2020: MSM nhiễm HIV chiếm 13,3% Trước đây hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường TCMT thì những năm gần đây đường lây nhiễm chính lại là đường tình dục, đặc biệt là nhóm đối tượng MSM, đồng thời dịch HIV có xu hướng trẻ hóa tập trung ở nhóm tuối dưới 30 1.1.4 Tình hình HIV/AIDS ở Hải Phòng Hải Phòng là thành phố cảng giao lưu quốc tế cả đường biển và đường hàng không với dịch vụ du lịch phát triển, Hải Phòng là một thành phố công nghiệp kinh tế, xã hội phát triển Cũng đi kèm theo đó là các tệ nạn xã hội như: Tiêm chích ma tuý, mại dâm ngày một gia tăng, kèm theo là đại dịch HIV/AIDS Ở Hải Phòng 14/15 các quận, huyện đều có người nhiễm HIV/AIDS Mới đầu chỉ ở các quận nội thành, sau đó lan sang các huyện ở vùng sâu vùng xa Theo bản tin HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS Thành phố Hải Phòng, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS đến 31/12/2021 Hải Phòng có tổng số 11.538 trường hợp nhiễm HIV, 6.330 bệnh nhân AIDS, trong đó có 5.361 người chết do AIDS, số nhiễm mới hàng tháng là 12 người 1.2 Dịch tễ học 1.2.1 Đường lây truyền của HIV Hiểu biết đường lây truyền của HIV là những kiến thức trung tâm của dịch tễ học Đến nay nhờ những nghiên cứu về labo và dịch tễ học người ta biết HIV có ba cách truyền bệnh qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ qua con - HIV truyền qua đường tình dục chiếm khoảng 70% tổng số nhiễm HIV trên thế giới Nói một cách khác HIV là bệnh của đường tình dục Phần lớn sự nhiễm HIV của thế giới xảy ra qua dường tình dục giữa nam và nữ hoặc đồng giới Nguy cơ lây nhiễm từ nam sang nữ cao hơn do cấu tạo, giải phẫu, sinh lý 10 cơ quan sinh dục của hai giới khác nhau Sự nhiễm HIV theo đường này tiếp tục tăng lên Sự lây nhiễm qua QHTD đồng giới nam có ở phần lớn các nước trên thế giới Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn qua âm đạo, quan hệ tình dục qua đường miệng nguy cơ thấp hơn Nhiễm trùng hoặc STDs tăng nguy cơ lây truyền từ 2-10 lần - HIV có thể lây truyền theo đường máu hoặc các sản phẩm của máu Tuy ít gặp nhưng HIV có thể truyền qua các dụng cụ tiêm chích không vô trùng, vấn đề này xảy ra ở các cơ quan y tế và cả bên ngoài cơ quan y tế Nguy hiểm hơn cả là ở các nước đã phát triển và đang phát triển là HIV lây truyền qua các dụng cụ tiêm chích bị nhiễm trùng do dùng các chất ma túy - Đường lây truyền từ mẹ qua con xảy ra cả ở trong lúc mang thai, đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ Khoảng 1/3 con của các bà mẹ nhiễm HIV không được điều trị đã bị nhiễm virus này Các kết quả nghiên cứu khẳng định rằng HIV không lây nhiễm bởi sự tiếp xúc hàng ngày như bắt tay, hôn, hắt hơi HIV cũng không lây qua nước, thực phẩm hoặc muỗi đốt 1.2.2 Đối tượng nguy cơ HIV tấn công mọi đối tượng như phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người có tuổi làm các nghề khác nhau, người đồng tính, nghiện chích ma túy Đại dịch này bao gồm nhiều vụ dịch xảy ra ở từng phần của từng nước, từng lục địa, có phương thức lây truyền, biểu hiện lâm sàng đặc trưng riêng phụ thuộc vào nguồn gốc virus, đối tượng nhiễm, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán của từng nước Ở Việt Nam nhiễm HIV tập trung ở nam giới, trên đối tượng TCMT, MSM, NMD và có xu hướng trẻ hóa, lứa tuổi dưới 30 tăng từ 34,3% năm 1997 lên 61,45% năm 2001 Tuy nhiên gần đây dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở nhóm có nguy cơ thấp như học sinh, sinh viên 11 PHẦN II NỘI DUNG 2.1 Đối tượng nghiên cứu Những người được xét nghiệm huyết thanh học để tìm kháng thể kháng HIV (từ 01/1/2021- 30/12/2021) tại phòng TVXNTN- VCT01 Hải Phòng tại địa chỉ: 190 Cát Bi , Hải An, Hải Phòng 2.2 Vật liệu nghiên cứu: 2.2.1 Bệnh phẩm: là huyết thanh ( lấy 3ml máu tĩnh mạch, đảm bảo vô trùng, máu được chắt huyết thanh theo đúng quy cách) 2.2.2 Trang thiết bị, dụng cụ: - Máy li tâm - Bộ pipet man, đầu côn phù hợp, hộp đựng đầu côn - Dụng cụ lấy bệnh phẩm: Bơm kim tiêm, bông vô trùng, cồn 70o, ống nghiệm, dây ga rô, panh, bút dạ và một số dụng cụ khác - Trang thiết bị bảo hộ cá nhân 2.2.3 Sinh phẩm xét nghiệm HIV: - Determine HIV 1/2 - SD Bioline HIV1/2 3.0 - Vikia HIV1/2 2.3 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu và thu thập số liệu - Thời điểm nghiên cứu từ 01/1/2021 - 30/12/2021 2.3.1 Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 12 - Cách chọn mẫu và tiến hành thực thi, sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, liên hệ với cán bộ phòng TVXNTN-VCT01 TP Hải Phòng - Số mẫu: 301 mẫu của những đối tượng khách hàng đến làm xét ( đây là những mẫu không trùng lặp) 2.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: - Thu thập kết quả xét nghiệm HIV tại phòng TVXNTN –VCT01 TP Hải Phòng - Số liệu được thu thập từ các bảng hỏi phỏng vấn và được phân tích trên phần mềm PDMA PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Năm 2021 tại PTVXNTN VCT01 Hải Phòng có 301 khách hàng đến làm xét nghiệm HIV Trong đó có 63 người có kết quả HIV dương tính, chiếm 20,9% số người được làm xét nghiệm Tỉ lệ nhiễm HIV được phân tích cụ thể như sau: 3.1 Tỷ lệ nhi lệ nhiễm nhiễm HIV m HIV XN HIV Số lượng Tỷ lệ % HIV + 63 20,9% HIV (- ) 238 79,1% Tổng số 301 100% Nhận xét: Năm 2021 lượng khách hàng đến làm xét nghiệm HIV ít do trên địa bàn TP có thêm nhiều cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện, ngoài ra Hải phòng cũng mở rộng đa dạng các hình thức xét nghiệm như: Xét nghiệm tại cộng đồng và tự xét nghiệm 3.2 Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới Giới Số ca nhiễm Tỉ lệ % 13 Nam 57 90,5% Nữ 6 9,5% Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm HIV ở nam giới cao hơn ở nữ rất nhiều , do nam giới thường di chuyển nhiều, giao tiếp rộng, nam QHTD đồng giới những năm gần đây có tỉ lệ nhiễm cao, số người nam có lối sống buông thả cao, người tiêm chích ma túy cũng cao hơn nữ 3.3 Tỉ lệ nhiễm HIV theo đường lây Đường lây Số ca nhiễm Tỉ lệ % Đường máu 2 3,2% Đường tình dục 59 93,6% Mẹ sang con 2 3,2% Nhận xét: Năm 2021 tỉ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục là cao nhất và trở thành đường lây chính khó kiểm soát Lây truyền qua đường máu giảm rõ rệt so với các năm về trước do đối tượng tiêm chích ma túy trong những năm gần đây đã được tiếp cận với dịch vụ điều trị methadone và họ đã cũng được tuyên truyền nâng cao nhận thức không còn sử dụng chung bơm kim tiêm Tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con giảm đáng kể so với những năm về trước do áp dụng tốt biện pháp phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con 3.4 Tỉ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số ca nhiễm Tỉ lệ phần trăm 59 0 0% Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi 20-29, đứng thứ 2 là nhóm 30-39 tuổi Tỉ lệ này cho thấy người HIV có xu hướng trẻ hóa, 2 nhóm này có nguy cơ cao tiếp xúc với nhiều tệ nạn xã hội, hoạt động tình dục nhiều và sử dụng ma túy Đây là lứa tuổi sinh viên và lao động trẻ và là nguồn nhân lực chính của xã hội Tỉ lệ nhiễm HIV cao ở 2 nhóm tuổi này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 3.6 Tỉ lệ nhiễm HIV theo nhóm đối tượng nguy cơ Nhóm đối tượng Số ca nhiễm Tỉ lệ phần trăm Mại dâm 2 3% 46 73% Nam QHTD đồng giới 4 6% Người có nhiều bạn 2 3% tình 2 3% Người mua dâm 2 3% Tiêm chích ma túy Con đẻ lây từ mẹ có 5 8% HIV Bạn tình người có HIV Nhận xét: Tỉ lệ nam QHTD đồng giới nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm đối tượng nguy cơ và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, nhóm này đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Hải Phòng, đây là đối tượng phức tạp, tiềm ẩn, khó kiểm soát Tiếp đến là nhóm 15 bạn tình người nhiễm HIV và nhóm người có nhiều bạn tình, sau đó là các nhóm còn lại Nhóm ma túy những năm gần đây cơ bản đã kiểm soát được nên tỉ lệ giảm đáng kể, đây cũng là thành công của công tác phòng chống dịch 16 PHẦN IV BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng Qua kết quả nghiên cứu ta nhận thấy đại dịch HIV/AIDS tại Thành Phố Hải Phòng năm 2021 diễn biến phức tạp, 14/15 quận, huyện đều có người nhiễm HIV/AIDS Tính đến 31/12/2021 Hải Phòng có tổng số 11.538 trường hợp nhiễm HIV, 6.330 bệnh nhân AIDS, trong đó có 5.361 người chết do AIDS, số nhiễm mới hàng tháng là 12 người Ở Việt Nam tính đến tháng 30/9/2021 toàn quốc có: 212.769 người nhiễm HIV hiện còn sống, số người nhiễm HIV tử vong lũy tích từ đầu vụ dịch đến nay là 108.849 trường hợp Qua các số liệu trên ta thấy tình hình dịch bệnh HIV tại Hải Phòng nói riêng và toàn quốc nói chung vẫn đang tăng và diễn biến hết sức phức tạp Qua số liệu này ta nhận thấy việc chăm sóc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người nhiễm bệnh là hết sức quan trọng Cộng đồng chúng ta hiện nay vẫn còn một phần lớn người dân còn xa lánh, kỳ thị với người nhiễm HIV Do đó công tác truyền thông, tuyên truyền, chống xa lánh, kỳ thị người nhiễm để người nhiễm sống chung với cộng đồng là rất cần thiết Nam giới đa số là những người nghiện chích ma tuý, do đó tỷ lệ nam mắc bệnh HIV nhiều hơn nữ Tuy nhiên những năm trở lại đây tỷ lệ người TCMT nhiễm HIV đã giảm đáng kể do họ được tiếp cận với điều trị Methadone và được tuyên truyền nâng cao hiểu biết tự bảo vệ mình Những năm gần đây đường lây chính là đường tình dục không an toàn, đặc biệt là nhóm MSM, đường lây này khó kiểm soát, ở thành thị nhiễm HIV nhiều hơn nông thôn, tập trung nhiều ở nhóm tuổi 20-29 và 30-39 Để làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cần đi sâu vào tuyên truyền, vận động các đối tượng có nguy cơ cao như: Dùng bơm tiêm 1 lần khi tiêm 17 chích, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục Tuyên truyền sâu rộng trong tất cả tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu rõ về HIV/AIDS và cách phòng chống 4.2 Đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua - Ngoài chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia Hải Phòng còn có sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như: Dự án EPIC, Quỹ toàn cầu về HIV/AIDS, Dự án DRIVE, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến và phát triển cộng đồng (SCDI) - Công tác truyền thông, tập huấn phòng chống HIV/AIDS: Trong những năm qua công tác truyền thông đã tuyên truyền rộng khắp trên đài phát thanh truyền hình, báo Hải Phòng, trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, … nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, để mọi người dân nắm và hiểu biết về HIV/AIDS, truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12) hàng năm - Phối hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế và các dự án mở các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông cho các ban, ngành, đoàn thể, các cán bộ y tế chuyên trách và các cộng tác viên trên địa bàn toàn Thành phố - Dự án EPIC, Quỹ Toàn cầu về HIV/AIDS: + 15 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các quận huyện, các điểm nóng về HIV/AIDS và các bệnh viện chuyên khoa trong toàn thành phố + Triển khai mở rộng các cơ sở điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone + Mở các phòng khám và điều trị kháng virut (ARV) miễn phí cho những bệnh nhân AIDS góp phần nâng cao sức khoẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ + Xây dựng nhóm các câu lạc bộ: Hải Đăng, Vòng tay bè bạn, Cát trắng, Rubic, 7 day … + Thành lập các nhóm tư vấn và chăm sóc hỗ trợ người nhiễm 18 4.3 Những khó khăn và thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng 1, Do HIV/AIDS là một căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vacxin phòng, sợ bị kì thị nên một số người nhiễm thường giấu tên, tuổi, địa chỉ, chưa mạnh dạn công nhận mình đã bị nhiễm HIV do đó việc quản lý khám chữa bệnh cho những người nhiễm còn gặp nhiều khó khăn 2, Công tác tuyên truyền còn nặng về bề rộng, chưa chú trọng tuyên truyền về bề sâu cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao (người nghiện chích ma tuý, gái mại dâm, nhóm MSM ) tuy người dân đã nắm được các đường lây và cách phòng chống nhưng vẫn còn vấn đề kỳ thị, xa lánh người bị nhiễm, do đó ngày càng khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS 3, Sự chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp chính quyền ở một số địa phương còn chưa được thật sự coi trọng, việc phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các dự án đã được triển khai nhưng sự phối hợp còn chưa chặt chẽ 4, Một số cán bộ chuyên trách xã, phường ngoài làm việc chuyên môn còn làm công tác chuyên trách phòng chống HIV/AIDS, công việc nhiều nên trong các hoạt động chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc tiếp cận người bị nhiễm, việc nắm bắt cũng như vận động đối tượng nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn 5, Thách thức của cơ quan chức năng là tiếp cận với nhóm nam QHTD đồng giới Họ phần lớn là người có địa vị xã hội, yêu cầu bảo mật danh tính Do đó cơ quan chức năng cần có giải pháp quyết liệt và đặc thù hơn Trong số những người nhiễm mới, có người mang tải lượng virus cao, họ cũng không biết mình bị nhiễm nên tiếp tục có hành vi lây HIV cho bạn tình bạn chích, trở thành nguồn lây nhiễm HIV cấp (F0) Nếu không truy vết và cắt đứt được chuỗi lây truyền từ F0 sang những bạn tình của họ thì mục tiêu kiểm soát đại dịch khó hoàn thành 19 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Nhiễm HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng đang có sự thay đổi về đổi rõ rệt về đường lây truyền (chủ yếu là QHTD không an toàn) - Nhóm đối tượng nguy cơ cao chủ yếu là nam QHTD đồng giới (MSM) chiếm tỷ lệ 73%.( điều này cũng phù hợp với báo cáo tại Hội nghị tổng kết hành trình 30 năm phòng chống HIV AIDS và cơ hội kết thúc đại dịch vào năm 2030 ngày 14/1/2022 là 50-60% người nhiễm HIV mới tại TPHCM là nam QHTĐG - Những người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở nhóm người có độ tuổi 20 - 29 và 30 – 39, nhóm này là nhóm lao động chính của xã hội vì vậy tỉ lệ nhiễm cao ở nhóm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước - Nam giới nhiễm HIV chiếm 90% nhiều hơn nữ giới vì phần lớn nam giới thường di chuyển nhiều, giao tiếp rộng, tỉ lệ người có lối sống phức tạp cao, đặc tỉ lệ nhiễm HIV cao ở đối tượng nam MSM, đây là nhóm đối tượng ẩn, phức tạp,khó kiểm soát - Hiện nay lây nhiễm HIV/AIDS đang có xu hướng trẻ hóa,đã và đang xuất hiện ở nhóm người có nguy cơ thấp như: Học sinh – sinh viên, lực lượng lao động trẻ - Đường lây HIV qua đường tình dục là 93,7% - Các biện pháp can thiệp trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS đã và đang được triển khai tại Thành phố Hải Phòng đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ lây nhiễm 5.2 Kiến nghị : Qua kết quả nghiên cứu thu được đề xuất những giải pháp để làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tại Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới: 20 - Chìa khóa quan trọng nhất là dự phòng lây nhiễm và điều trị ARV Đặc biệt tập trung dự phòng cho nhóm nguy cơ lây nhiễm chính (MSM) bằng thuốc PrEP Cơ quan chức năng và mạng lưới tổ chức cộng đồng cần chủ động tiếp cận, tăng cường xét nghiệm phát hiện ca nhiễm mới Khi một người phát hiện dương tính, họ phải được tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV ngay trong ngày, duy trì điều trị bền vững, tránh lây truyền cho người khác - Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền trong công tác phòng chống HIV/AIDS Các cấp đảng ủy chính quyền phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS Thành phố cần liên kết vùng với các tỉnh thành lân cận, phối hợp chấm dứt đại dịch HIV - Cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, thông tin phải chính xác, khách quan Để người dân hiểu đúng, đủ về HIV/AIDS, nâng cao ý thức của cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS, cần đặc biệt chú trọng tuyên truyền sâu rộng đến các trường học, các khu công nghiệp - Đưa giáo dục giới tính vào trường học kết hợp tuyên truyền nâng cao hiểu biết về phòng chống HIV đến các em học sinh, sinh viên - Đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cần phải tuyên truyền cho họ hiểu hành vi của mình: dùng bơm tiêm một lần, tình dục an toàn Công tác này phải được làm thường xuyên không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà phải tổ chức thành nhóm nhỏ, trao đổi với nhau về những kiến thức phòng nhiễm cho bản thân, gia đình, cộng đồng Giáo dục cho họ hiểu quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Xã hội hoá công tác phòng chống HIV/AIDS, đẩy mạnh hoạt động tham gia của các ngành, các cấp, tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, trong công tác phòng chống HIV/AIDS - Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS: Cần triển khai các hoạt động phong phú như: Tiếp cận phải phù hợp với người nhiễm HIV/AIDS,

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan