Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế với bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh

12 39 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ  kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế với bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn Website: http://ctec.tvu.edu.vn Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP NGÀNH Y TẾ (BÁC SĨ HẠNG II) Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Trà Vinh Địa điểm học: Trung tâm Đào tạo và Hợp tác doanh nghiệp BÀI THU HOẠCH KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỚI BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN LẠNG SƠN, năm 2023 1 MỤC LỤC PHẦN I: Đặt vấn đề PHẦN II: MỤC TIÊU 1 Tầm quan trọng của giao tiếp, ứng xử trong cơ sở khám chữa bệnh 2 Một số quy định chung về giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế 3 Ứng dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản tại các đơn vị 4 Các biện pháp nâng cao KNGT của NVYT với người bệnh PHẦN III : Kết luận và kiến nghị 1 : Kết luận 2: Kiến nghị PHẦN IV: Tài liệu tham khảo PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Người bệnh (NB) và người nhà người bệnh (NNNB) khi vào viện luôn mang tâm trạng buồn, lo lắng, đau đớn, thậm chí chán nản nên đòi hỏi CBYT ngoài việc phải có trình độ về chuyên môn còn cần phải có kỹ năng,có nghệ thuật giao tiếp,ứng xử Ngày nay giao tiếp cũng là một trong ba yếu tố làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị NB vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế (sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,…) mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với NB Ngoài sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc và trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị thì khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tố quan trọng, góp phần làm cho NB yên tâm, hợp tác điều trị và trong 2 nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho NB Tính nhạy cảm, lòng nhân ái, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của CBYT nói chung, bác sĩ và điều dưỡng nói riêng thể hiện nhân cách, trình độ và sự tin cậy của NB để NB yên tâm, tin tưởng giao phó tính mạng cho chúng ta Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với NB và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắt buộc để tạo sự đồng cảm, chia sẻ Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và NB giải tỏa nỗi lo bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa NB và thầy thuốc Đó cũng là nét văn hóa trong ứng xử, để NB cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện khi chẳng may bị đau ốm Vì vậy giao tiếp, ứng xử với NB trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà các thầy thuốc cần quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh 1 PHẦN II: MỤC TIÊU 1 Tầm quan trọng của giao tiếp, ứng xử trong các cơ sở khám chữa bệnh 1.1: Đối với Cán bộ y tế: -Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ chuyên môn - Giúp hoàn thành sứ mệnh của người thầy thuốc mà xã hội và nhân dân trao gửi - Giúp người thầy thuốc khẳng định vị thế của mình trước NB và người nhà NB 1.2: Đối với người bệnh: -Giúp tạo dựng được niềm tin của NB, người nhà NB với CBYT - Giúp tăng cường được hiệu quả điều trị; I Tầm quan trọng của giao tiếp, ứng xử trong các cơ sở KCB (tt) - Đảm bảo được quyền của NB được chăm sóc toàn diện và quyền được tôn trọng 1.3 Đối với cơ sở y tế: - Tăng cường sự hài lòng của NB và nhân dân với bệnh viện - Nâng cao chất lượng phục vụ - Xây dựng thương hiệu bệnh viện 3 - Góp phần giúp bệnh viện phát triển ngày càng vững mạnh 2 Một số quy định chung về giao tiếp, ứng xử của CBYT Mỗi một nhân viên y tế, từ Bảo vệ cho tới Giám đốc bệnh viện cần phải học về kỹ năng giao tiếp trong y khoa từ việc chào hỏi thế nào, thái độ, ánh mắt, cường độ giọng nói ra sao,… để tạo sự thiện cảm với NB và thân nhân của NB; bệnh viện cần tuyên truyền, giáo dục nhân viên của mình về những hình ảnh nào là văn minh, lịch sự, hình ảnh nào không đẹp khi giao tiếp 2.1 Giao tiếp không lời: - Những giao tiếp không lời bao gồm: Tác phong, thái độ, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt, điệu bộ, nét mặt Tất cả sẽ khiến NB cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và cảm giác ấm áp - Các kỹ năng giao tiếp không lời cần phải được sử dụng thường xuyên và kết hợp linh hoạt với giao tiếp có lời để tăng hiệu quả a : Môi trường giao tiếp: + Địa điểm: thường là nơi làm việc của CBYT (phòng bác sĩ, phòng khám hoặc phòng bệnh, thủ thuật, ) + Phòng giao tiếp phải được trang bị đầy đủ về chuyên môn: bàn làm việc của CBYT, giường NB, ghế ngồi, xe dụng cụ, tủ thuốc, bồn rửa tay,… - Đèn sáng, cửa đóng kín - Phòng cần được cách âm để tránh tiếng ồn b : Hình thức, tác phong: - Nghiêm túc nhưng dễ gần, mặc đồng phục sạch đẹp đúng quy định, không nhàu nát và đeo biển tên đầy đủ - Trang phục phù hợp với chức danh theo quy định, phải được là phẳng - Móng tay cắt ngắn, tóc gọn gàng, không nhuộm tóc với những màu rực rỡ - Không trang điểm quá đậm khi tiếp xúc vói NB; - Không mang đồ trang sức quá lòe loẹt, phô trương c : Thái độ giao tiếp, cử chỉ, động tác: 4 - Khi tiếp đón NB thái độ phải lịch sự, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, hòa nhã biểu hiện sự quan tâm, yêu thương, cảm thông, chia sẻ - CBYT cần quan sát NB một cách kín đáo và lịch sự để tìm hiểu và phát hiện mọi biểu hiện không lời và biểu hiện phản ứng của NB, Sẵn sàng giúp đỡ NB: Luôn nhớ tới thông điệp: “Hãy để tôi giúp bạn một tay” Dù chỉ là những hành động, cử chỉ giúp đỡ rất nhỏ đối với NB như: dìu NB từ trên xe xuống hay đơn giản là mở cửa giúp, … 1 Giao tiếp không lời d : Nét mặt: - Thân thiện và phù hợp với hoàn cảnh Nét mặt vui vẻ khi NB được điều trị và có tiến triển tốt - Không tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu, mệt mỏi hay thờ ơ với NB trong bất kỳ hoàn cảnh nào Không nên cười đùa khi NB có diễn biến xấu - Tránh bộ mặt lạnh lùng như tiền, vô cảm xúc, hay nóng nảy, quát nạt hoạnh họe, nguyên tắc cứng đờ máy móc e : Ánh mắt: - Ánh mắt nhìn NB phải đàng hoàng, lịch sự, chân thành, chia sẻ CBYT cần nhìn thẳng vào mắt NB khi giao tiếp và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt trong suốt cuộc nói chuyện - Tránh những ánh mắt thiếu sự tôn trọng và chia sẻ, cảm thông với NB (nhìn trừng trừng, nhìn chằm chằm hoặc trợn mắt, …) f : Đi lại: nhẹ nhàng, nhanh nhẹn nhưng tránh bước chân quá mạnh hoặc gây tiếng động nhiều g : Lắng nghe : Tránh ngắt lời nói chen ngang khi NB đang nói Nghe một cách chủ động và tích cực thể hiện bằng sự tập trung, chú ý lắng nghe: Nét mặt vui, gật đầu, trả lời các câu ngắn: vâng, nhất trí, … - Nhìn về hướng người nói; không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe; nếu có ghi chép thì chỉ nên ghi chép nhanh, vắn tắt rồi tiếp tục lắng nghe Thể hiện sự cảm thông, đồng cảm với vui buồn, khó khăn của NB, cần lắng nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng cả trái tim 5 - Trong trường hợp người bệnh nói lan man dài dòng quá thì cần để cho NB nói hết câu rồi khéo léo chuyển cuộc đối thoại sang hướng của CBYT mong muốn h : Sử dụng từ tượng thanh phù hợp: Có thể kết hợp các từ tượng thanh uhm, ah thể hiện sự đồng ý và chăm chú lắng nghe i : Tiếp xúc về mặt thể chất khi thăm khám, chăm sóc: - Trước khi thăm khám, cần phải thông báo cho NB biết là CBYT sẽ tiến hành thăm khám, chăm sóc và đề nghị NB đồng ý (Đối với bệnh nhân nhi hoặc người mất kiểm soát hành vi, phải có sự đồng ý của người giám hộ hoặc bố mẹ) - Tuyệt đối không được tiếp xúc thể chất với NB khi không được sự đồng ý của NB (trừ trường hợp cấp cứu, hoặc người bệnh bắt buộc phải điều trị) Cần thể hiện sự tôn trọng NB và tôn trọng ý kiến của NB trong giao tiếp và thăm khám k : Khoảng cách giữa CBYT và NB: Cần phải giữ một khoảng cách vừa phải và hợp lý giữa CBYT và NB khi giao tiếp thông thường Không thể hiện sự quá thân mật, hay có những cử chỉ không lịch sự với NB 2.2 : Giao tiếp có lời a : Âm điệu: vừa đủ nghe, giọng nhẹ nhàng lịch sự dễ đi vào lòng người Tốc độ: Nói vừa phải, không quá nhanh, quá chậm hay nói nhát gừng… b : Cách dùng từ: - Câu nói phải có chủ ngữ, không nói trống không, cộc lốc, không nói bỏ lửng câu nói,… - Không dùng từ mơ hồ, chung chung, không rõ ràng: hình như là vậy, không biết thế nào,… - Khi NB cần yêu cầu giúp đỡ, tránh trả lời theo kiểu: “Việc này không có ở bệnh viện/khoa của chúng tôi”, “Làm sao tôi biết được” - CBYT cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể, thay vào đó, hãy nói: tôi sẽ trả lời Bác sau; Tôi cần kiểm tra lại thông tin này trước khi có câu trả lời chính xác cho bác… 6 - Nói đúng chỗ, đúng lúc, dùng từ phổ thông đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, không nên dùng từ cầu kỳ, hoa mỹ Tránh dùng từ, thuật ngữ trong chuyên môn - Phải giới thiệu tên, chức danh của bản thân và xưng hô đại từ nhân xưng với thái độ lịch sự và phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội khi tiếp xúc với NB *** Đặc biệt: Cố gắng nhớ tên NB, luôn xưng hô với tên riêng của NB trong lúc giao tiếp, nhất là khi CBYT nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt c : Thời gian giao tiếp: Chú ý thời gian giao tiếp cho phép để hướng NB đi vào chủ đề chính, nội dung cần thiết, nhưng tránh ngắt câu 2.3 : Mối liên hệ giữa giao tiếp không lời và giao tiếp có lời - Trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của CBYT với NB và NNNB, giao tiếp có lời và không lời không thể tách rời nhau Luôn luôn phải có sự kết hợp hài hòa giữa giao tiếp có lời và giao tiêp không lời để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh - Cần kết hợp giữa giao tiếp có lời và không lời phù hợp Tránh nói một ý nhưng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt lại thể hiện một ý khác - Khi nghe, cần kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời và có lời phù hợp Cần lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả ánh mắt và trái tim - Sau khi hỏi NB, phải dành thời gian cho NB trả lời Không hỏi dồn dập nhiều ý trong một câu hỏi, và không hỏi liên tục nhiều câu một lúc Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp để khuyến khích NB tiếp tục cung cấp thông tin, hoặc dừng mạch nói chuyện của NB lại khi cảm thấy đã đủ lượng thông tin - Sau khi trả lời các câu hỏi của NB, phải kiểm tra xem NB có hiểu và hài lòng với câu trả lời của CBYT không? Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp để tăng hiệu quả giao tiếp với NB 3 Ứng dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản tại một số đơn vị dễ xảy ra các tình huống bất cập về vẫn đề giao tiếp ứng xử 3.1: Khoa Khám bệnh – Cấp cứu 7 - Cần khẩn trương phân loại bệnh và xử lý ngay trường hợp cấp cứu - Luôn chú ý tới các đối tượng ưu tiên - Động viên và luôn luôn nhắc nhớ tới sự chờ đợi của các người bệnh - Giải thích cặn kẽ, ôn tồn và kiên trì nhẫn nại - Tác phong nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, thanh thoát - CBYT có hình thức, tác phong giao tiếp tốt, có khả năng ứng biến trong những tình huống bất thường có thể xảy ra 4 Các biện pháp nâng cao KNGT của NVYT với người bệnh 4.1 : Biện pháp1: Tổ chức tuyên truyền, thảo luận trao đổi về các nội dung trong quy tắc ứng xử cho NVYT bệnh viện, Tổ chức tập huấn những tình huống mà thực tiễn thường gặp, thường xảy ra tại các khoa phòng trong bệnh viện Mục tiêu: Giúp NVYT nâng cao các KNGT với người bệnh trên cơ sở đó giúp cho NVYT rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp cơ bản Nội dung: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và hành vi, kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu Cách thực hiện: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: Tập nở nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với người bệnh, cho NVYT thảo luận về cách làm cho người bệnh thân thiện, tin tưởng và gần gũi mình sau đó yêu cầu NVYT trình bày cách giao tiếp làm cho người bệnh tin tưởng, thân thiện, gần gũi khi giao tiếp Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và hành vi: Khi giao tiếp với người bệnh, đôi khi người bệnh xúc phạm NVYT cần phải biết tự chủ cảm xúc và hành vi của mình bằng cách hít thở thật sâu, hít bằng mũi, thở bằng miệng một cách từ từ chậm rải, suy nghĩ theo hướng tích cực vì những người bệnh là những người bất bình thường họ là người đáng thương hơn là đáng ghét Qua thực tế trong công việc của bản thân và tìm hiểu từ nhiều đồng nghiệp trong bệnh viện cho thấy rằng NVYT có khả năng tự chủ cảm xúc và hành vi ở mức thấp khi có một sự cố xảy ra liên quan đến bản thân thì NVYT thường thể hiện qua giọng nói run, mặt thì ửng đỏ, tay thì nắm lại… Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự chủ cảm xúc là: Chúng ta cần để cho mỗi cá nhân chia sẽ kinh nghiệm từ bản thân về việc tự chủ được và không tự chủ được cảm xúc của mình và từ đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu: Yêu cầu NVYT khi giao tiếp với người bệnh cần nói ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, chú ý đến cách phát âm, ngữ điệu, nhịp độ, âm sắc của giọng nói Thông qua tổ chức các cuộc thi về kỹ năng giao tiếp với quy mô cấp khoa, phòng và cấp bệnh viện Trong thực tế cho 8 thấy rằng, trong giao tiếp NVYT chưa chú trọng trau chuốt và lựa chọn ngôn từ đẹp, còn giao tiếp theo phong cách tự phát và sử dụng từ địa phương còn nhiều trong giao tiếp với người bệnh NVYT cần rèn luyện thêm KNGT ngắn gọn, dễ hiểu thông qua một số tình huống cụ thể thường xảy ra trong công việc khám, chăm sóc và điều trị người bệnh 4.2 : Biện pháp 2: Phát động phong trào thi đua trong bệnh viện, xây dựng tiêu chí thi đua xử lý các trường hợp vi phạm trong giao tiếp với người bệnh, khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình Mục tiêu: Giúp NVYT có môi trường thuận lợi để giao lưu, học tập, thực hành về kỹ năng giao tiếp với người bệnh Nội dung: Tạo điều kiện cho NVYT giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về các kỹ năng giao tiếp Cách thực hiện: Phát động phong trào thi đua trong bệnh viện, xây dựng cơ quan văn minh, hiện đại, giao tiếp, ứng xử có văn hóa, phong cách phục vụ tận tình tạo nên thương hiệu bệnh viện Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học cho NVYT giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân 4.3 : Biện pháp 3: Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về bệnh viện tập huấn cho NVYT về KNGT với người bệnh, cung cấp thông tin, kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế Mục tiêu: Giúp cho nhân viên y tế nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh Nội dung: Cung cấp đầy đủ có hệ thống các kiến thức, quy định về giao tiếp trong bệnh viện Cách thực hiện: Thành lập tổ truyền thông phụ trách công tác tuyên truyền, tập huấn toàn bộ nội dung của quyết định về chế độ giao tiếp được ban hành kèm theo quyết định số 4031/QĐ-BYT ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng Bộ y tế - Tổ thông tin phụ trách phát thanh hằng ngày về quyết định chế độ giao tiếp trong bệnh viện hay niêm yết các nội dung của quyết định về chế độ giao tiếp tại những nơi có nhiều người qua lại, phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện - Cung cấp tài liệu về kỹ năng giao tiếp - Tổ chức lồng ghép trong các buổi họp toàn thể cán bộ công nhân viên bệnh viện hay các buổi họp tại các khoa phòng Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 1 Kết luận 1.1 Nghiên cứu lý luận cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về KN, KNGT GT có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực mà các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu như: lĩnh vực sư phạm, lĩnh vực quản lý, lĩnh vực đời sống…Tuy nhiên, ở lĩnh vực y tế GT vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu KNGT với người bệnh tâm thần, để có một cái nhìn tổng thể nhằm hướng đến chăm lo sức khỏe cho người bệnh tâm thần ngày càng tốt hơn KNGT là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân của chủ thể giao tiếp; là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá trình GT nhằm đạt mục đích GT Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế là khả năng hiểu biết nhanh chóng và vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của bản thân tác động lên người bệnh, nhằm đạt mục đích giao tiếp Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của NVYT, đó là tri thức và tầm hiểu biết của NVYT, ý thức cá nhân, môi trường làm việc, nhận thức của bệnh nhân 1.2 Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNGT với người bệnh của NVYT Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn chúng tôi đưa ra các kết luận sau: Nhìn chung, NVYT đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của các kĩ năng giao tiếp; Kết quả so sánh KNGT của NVYT theo giới tính, trình độ chuyên môn, độ tuổi cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê Thực trạng trên xuất phát từ một số yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng như: Ý thức cá nhân; kĩ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp; môi trường làm việc độc hại và nguy hiểm; nhận thức của bệnh nhân Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao KNGT với người bệnh cho NVYT bệnh việnĐK tỉnh Lạng Sơn: Cung cấp thông tin, kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế; Tổ chức rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho NVYT thông qua các tình huống cụ thể trong thực tiễn thường gặp; Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học về kỹ năng giao tiếp để góp phần rèn luyện KNGT cho NVYT bệnh viện 2 Kiến nghị Nhằm góp phần nâng cao KNGT cho NVYT Bệnh viện trong hoạt động khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh tâm thần thiết nghĩ cần có sự phối 10 hợp đồng bộ giữa chính quyền, các ban ngành cũng như ở đơn vị của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho nhân dân 2.1 Đối với Bộ y tế Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời kiến nghị với Lãnh đạo Bộ y tế về chính sách thu hút nhân tài cho ngành y tế nhất là lĩnh vực chuyên khoa tâm thần, đặc biệt là bệnh viện tâm thần, tránh để chảy máu chất xám trong ngành y tế Bộ y tế cần đưa vào chương trình kiểm tra, chấm điểm xếp loại Bệnh viện cuối năm Cần chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện về chế độ giao tiếp trong các đơn vị sự nghiệp y tế 2.2 Đối với bệnh viện Ban giám đốc bệnh viện cần đưa ra những quy định chung về văn hóa GT trong bệnh viện, tạo môi trường văn hóa GT lịch thiệp, văn minh giữa NVYT với NVYT, giữa NVYT với người bệnh và thân nhân người bệnh… chính điều này giúp cho NVYT có ý thức cao hơn trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Ban giám đốc bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về chuyên môn, tổ chức các buổi nói chuyên đề về kỹ năng giao tiếp thường xảy ra trong cuộc sống cũng như trong công việc, hay tổ chức các cuộc thi kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên bệnh viện với nội dung phong phú, đa dạng và gần gũi trong công việc Thông qua đó, nhằm tạo điều kiện cho NVYT rèn luyện KNGT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh ngày càng tốt hơn 2.3 Đối với nhân viên y tế NVYT cần nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của KNGT đối với công việc, thường xuyên bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để vận dụng các KNGT một cách linh hoạt, uyển chuyển vào thực tiễn công việc NVYT cần tự giác rèn luyện KNGT cho mình một cách thường xuyên để có một khả năng giao tiếp tốt và hoàn thiện hơn NVYT cần chủ động hơn trong GT với người bệnh, trong quá trình GT luôn ý thức rút ra những bài học thực tiễn về GT để hoàn thiện KNGT cho bản thân 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Bộ Môn Y tế Cộng cộng Tâm lý học Y học – Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 2 Khoa Y- Nha- Dược, Đại học Cần Thơ Tài liệu huấn luyện kỹ năng giao tiếp tại Skillslab 3 Nguyễn Văn Lê Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện – Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, 2000 4 Tổ chức Y tế thế giới Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em - Bộ môn Nhi dịch 12

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan