Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022”

27 6 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH …………… TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………… - - TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022” BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ Họ và tên: Ngày sinh: LỜI CẢM ƠN LẠNG SƠN, NĂM 2023 Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Trà Vinh đã đưa môn học Chức danh nghề nghiệp y tế (CDNNYT) vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy/cô, em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bộ môn CDNNYT là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của nhân viên ngành y tế Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy/cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Trân trọng ! Lạng Sơn, ngày 14 tháng 9 năm 2023 Sinh viên thực hiện I.ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh do nguyên nhân lây nhiễm đang giảm mạnh thì ngược lại tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm lại đang gia tăng đến mức báo động Trong đó, ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc bệnh Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này Bệnh tiểu đường vẫn được coi là “đại dịch không lây nhiễm” đáng báo động trên toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới ĐTĐ được coi là một căn bệnh “giết người thầm lặng”, gây tỉ lệ tử vong cao như ung thư hay HIV; những nguy hiểm mà tiểu đường gây ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy rõ triệu chứng thì đã quá muộn Theo ước tính, số người trưởng thành tử vong toàn cầu liên quan tới ĐTĐ là khoảng 5 triệu người, trong khi con số tử vong do HIV/AIDS chỉ 1,1 triệu người; do lao là 1,4 triệu người và do sốt rét là 438 nghìn người.Trong năm 2012, ĐTĐ là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu người chết Hơn 80% người tử vong do bệnh ĐTĐ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Ở Việt Nam, năm 2015 có 3,5 triệu người trưởng thành mắc ĐTĐ, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc ĐTĐ, tăng 74% “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới” Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, cá biệt có bệnh nhân tiểu đường dưới 10 tuổi Tại Lạng Sơn, trong những năm gần đây, cùng sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tại các cơ sở khám chữa bệnh ngày một gia tăng Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời Đứng trước thực trạng đó, tôi xin tiến hành làm đề tài: “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022” I, MỤC TIÊU 1.Mô tả thực trạng mắc bệnh đái tháo đường ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng 2.Đưa ra một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường của các bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng II, NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin” Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch” 1.2 Chẩn đoán bệnh ĐTĐ Năm 2010, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: The American Diabetes Association) và được sự đồng thuận của WHO, chẩn đoán ĐTĐ khi có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau: * Tiêu chuẩn 1: HbA1c > 6,5% Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn * Tiêu chuẩn 2: Đường huyết đói > 126mg/dl (≈7.0mmol/l) Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ * Tiêu chuẩn 3: Đường huyết 2 giờ > 200mg/dl (≈11.1mmol/l) khi làm test dung nạp glucose Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng dung dịch 75g glucose * Tiêu chuẩn 4: Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dl (≈11,1mmol/l) - Triệu chứng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được - Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ không liên quan tới bữa ăn 1.3 Phân loại bệnh ĐTĐ 1.3.1 Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 1 chiếm tỷ lệ 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ trên thế giới Nguyên nhân do tế bào bê – ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường typ 1 ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen (di truyền) và thường được phát hiện trước 40 tuổi Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh ĐTĐtýp 1 thường là người có thể trạng gày, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn 1.3.2 Đái tháo đường typ 2 Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40 Do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào bê - ta hoặc do suy giảm chức năng tế bào bê - ta kèm theo kháng insulin của cơ quan đích ĐTĐ týp 2 không phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, và thường được phát hiện sau 40 tuổi 1.3.3 Đái tháo đường thai nghén Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau Biến chứng bệnh đái tháo đường ĐTĐ không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này 1.4 Một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường - Tuổi - Giới tính - Địa dư - Béo phì - Thuốc lá và rượu bia 1.5 Điều trị bệnh ĐTĐ 1.5.1 Mục tiêu điều trị - Giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng - Tăng cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1, giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có béo phì - Đưa đường huyết về mục tiêu với cả ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2: Đường huyết lúc đói: 3,9 -5,6 mmol/l; đường huyết sau ăn 2 giờ 4 kg với nữ - Tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường: bố, mẹ, anh, chị em ruột đã phát hiện bệnh đái tháo đường - Thói quen uống rượu, hút thuốc lá 2.4 Phân tích và xử lý số liệu - Phiếu phỏng vấn được xử lý qua 2 giai đoạn: + Làm sạch số liệu: Mới đầu kiểm tra từng phiếu, nếu phiếu nào chưa được hoàn thiện hoặc thông tin chưa rõ ràng sẽ được cán bộ nghiên cứu mang đến địa bàn phỏng vấn lại đối tượng Nếu phiếu nào không đủ số liệu hoặc số liệu không đúng yêu cầu do đối tượng không hợp tác để hoàn thiện phiếu thì sẽ bị loại khỏi nghiên cứu + Nhập phiếu phỏng vấn vào máy tính, xử lý phân tích số liệu theo chương trình Epidata, SPSS 20.0 - Kết quả được biểu thị bằng số trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD) và tỷ lệ % với độ tin cậy 95% 2.5 Phương pháp khống chế sai số và khắc phục sai số - Khắc phục sai số trong quá trình thu thập số liệu: + Các điều tra viên được tập huấn kĩ trước khi điều tra về nội dung, ý nghĩa đề tài, cách thu thập thông tin + Bộ phiếu điều tra được điều tra thử, chỉnh sửa phù hợp và hoàn thiện trước khi đưa vào điều tra chính thức + Trước khi phỏng vấn phải giải thích rõ cho các đối tượng về ý nghĩa của đề tài, cách hỏi cần logic nhằm hạn chế sai số nói dối và sai số do không trả lời - Khắc phục sai số trong quá trình xử lý số liệu: + Trước khi nhập số liệu phải xem lại toàn bộ phiếu đã thu thập được để chỉnh sửa các lỗi do không điền đầy đủ thông tin, thiếu phiếu, trùng lặp,… + Mã hóa phiếu với thiết lập ràng buộc chắc chắn Cẩn thận khi nhập số liệu và phân tích số liệu 2.6 Đạo đức trong nghiên cứu  Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc  Đối tượng nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên cứu  Khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu mới được đưa đối tượng vào mẫu nghiên cứu  Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng và mục đích nâng cao sức khỏe, hạn chế sự xuất hiện và tiến triển của bệnh cho cộng đồng  CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới Giới Nam Nữ Tổng số Nhóm tuổi n % n % n % < 40 7 1,8 4 1 11 2,8 40 – 49 74 18,7 50 – 59 42 10,6 32 8 114 28,8 60 – 69 109 27,5 53 13,4 61 15,4 88 22,2 ≥ 70 396 100 Tổng 58 14,6 51 12,9 Tuổi trung bình 41 10,4 47 11,9 X´ ± SD 201 50,8 195 49,2 Nhận xét: p > 0,05 59,3 ± 11,6 - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 59,3 ± 11,6 - Tỷ lệ nam, nữ tương đương (p > 0,05) - Số đối tượng nghiên cứu trên 50 tuổi chiếm 78,5%, tập trung chủ yếu nhóm tuổi từ 50-69 Bảng 3.2 Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số trường hợp Tỉ lệ Làm ruộng 132 33,3 Cán bộ hưu 78 19,7 Cán bộ 47 11,9 Khác 139 35,1 Tổng 396 100 Nhận xét: Qua bảng 3.2 ta thấy, số đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ khá cao là 33,3% Bảng 3.3 Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi Thời gian < 1 năm 1 – 5 năm ≥ 5 năm Nhóm tuổi n % n % N % < 40 (n= 11) 4 1 5 1,3 2 0,5 40 – 49 (n= 74) 50 – 59 (n= 114) 37 9,3 25 6,3 12 3 60 – 69 (n= 109) 38 9,6 57 14,4 19 4,8 ≥ 70 (n= 88) Tổng 24 6,1 47 11,9 38 9,6 Nhận xét: 17 4,3 24 6 47 11,9 120 30,3 158 39,9 118 29,8  Thời gian phát hiện bệnh từ 1 – 5 năm cao nhất, chiếm 39,9%  Nhóm tuổi từ 50 – 59 có thời gian phát hiện bệnh từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 14,4%  Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm ≥ 5 năm có xu hướng tăng dần theo thời gian Bảng 3.4 Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu Triệu chứng Số trường hợp Tỷ lệ Uống nhiều (n =396) (%) Đái nhiều 257 64,9 Gày sút cân 268 67,7 Ăn nhiều 315 79,6 Có đủ 4 nhiều 276 69,7 Mệt mỏi 117 29,5 Tê tay chân 312 78,8 Đau ngực 175 44,2 Mắt nhìn mờ 265 66,9 Tình cờ phát hiện 251 54,3 Nhận xét: 128 45,9  Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: Uống nhiều 64,9%; đái nhiều 67,7%; gày sút cân 79,6%; ăn nhiều 69,7%  29,5% đối tượng nghiên cứu có đủ bốn nhiều trên lâm sàng Bảng 3.5 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Có biến chứng Không có biến chứng < 40 N % n % 40 – 49 50 – 59 5 45,45 6 54,55 60 – 69 42 58,76 32 43,24 ≥ 70 Tổng 49 42,98 65 57,02 Nhận xét: 62 56,88 47 43,12 67 76,14 21 23,86 225 56,82 171 43,18  Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ít nhất một bến chứng là 56,82%  Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến tăng theo nhóm tuổi; cao nhất là ở nhóm tuồi ≥ 70 (76,14%) Bảng 3.6 Chỉ số Glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu: Nhóm tuổi Glucose máu trung bình < 40 (X´ ± SD) Đơn vị: mmol/l 40 – 49 50 – 59 8,3 ± 2,6 60 – 69 8,5 ± 3,1 7,8 ± 2,4 ≥ 70 7,1 ± 2,2 Chỉ số chung 8,1 ± 2.8 7,9 ± 2,6 Nhận xét:  Chỉ số glucose máu trung bình ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 7,9 ± 2,6 mmol/l  Chỉ số glucose máu trung bình ở nhóm tuổi 40 – 49 cao hơn ở các nhóm tuổi khác  Chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức kiểm soát kém 3.2 Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường Bảng 3.7 Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu Tiền sử, thói quen Số trường hợp Tỉ lệ ( n = 396) (%) Gia đình có người bị ĐTĐ 78 19,6 Sinh con > 4kg 5 1,3 Uống rượu 178 44,9 Hút thuốc lá 162 40,9 Nhận xét:  Số đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan là 19,6%  Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tiền sử sinh con > 4kg là 1,3%  Đối tượng nghiên cứu có thói quen uống rượu và hút thuốc lá chiếm tỷ lệ tương đối cao (44,9% và 40,9%) Bảng 3.8 Thể trạng đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI Thể trạng Số trường hợp (n = 396) Tỉ lệ (%) Gầy 96 24,2 Bình thường 147 37,1 153 38,7 Béo Nhận xét:  Thể trạng thừa cân, béo phỳ chiếm tỷ lệ cao là 38,7%  Thể trạng gày chiếm 24,2 % CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ĐTĐ đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được coi là "Kẻ giết người thầm lặng" Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến chứng cấp tính và mạn tính ở người bệnh ĐTĐ đã giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao Đó là nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh ĐTĐ tăng lên nhanh chóng Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại TTYT huyện Chi Lăng Từ kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau: 4.1 Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ 4.1.1 Đặc điểm lâm sàng * Đặc điểm chung - Tuổi, giới Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh ĐTĐ Hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thi tỷ lệ mắc ĐTĐ càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,3 ± 111,6 Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 78,5%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59, chiếm 28,8% Nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh theo tuổi từ 50 trở lên Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3% Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình là 52 ± 7,6 Đào Thị Dừa nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, tuổi trung bình là 56,9 ± 16,4 Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của các tác giả trên Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là ĐTĐ Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2 Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng Tuy nhiên, hiện nay ĐTĐ týp 2 ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành đang là thực tại đáng lo ngại Nghiên cứu của chúng tôi có 2,8% bệnh nhân dưới 40 tuổi Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh ĐTĐ rộng rãi trong

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan