Nguồn nhan lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi

56 1 0
Nguồn nhan lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của cơ quan QLNN về CTDT. 2. Thực trạng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT hiện nay. 2.2. Thực trạng về trình độ nhân lực CQ QLNN về CTDT .

1 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị (Nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD nhân lực CQ QLNN về CTDT) TS.Hoàng Hữu Bình ThS.Nguyễn Thị Thuận (Giảng viên Trường Cán bộ dân tộc) Mở đầu Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải vừa có bản lĩnh vững vàng vừa phải có năng lực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén với sự thay đổi Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đến hoạt động của bộ máy nhà nước Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đã và đang ngày càng được tăng cường, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Đảng và Nhà nước đã chú ý rất nhiều đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là khi xây dựng chính sách dân tộc và triển khai chính sách dân tộc Do đó, đội ngũ cán bộ này ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, có một thực tế là trong đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc có không ít người được thuyên chuyển từ các ngành khác về hoặc được tuyển dụng mới, hầu hết chưa qua đào tạo, chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về công tác dân tộc Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở đã và đang được đặt ra như là một trong số những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn 1 2 Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay là hết sức cấp thiết Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là vấn đề rộng và phức tạp Nói rộng là bởi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là kết quả của các cấp học (I, II, III, trung cấp, đại học, sau đại học ) và sau đó mới là của Ủy ban Dân tộc Nói phức tạp là bởi công tác dân tộc là loại hình công tác tổng hợp, đa lĩnh vực, đa ngành nên đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cũng xuất phát từ những quá trình đào tạo, chuyên môn đào tạo rất khác nhau Trước hết, đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương tới địa phương (Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh; Phòng Dân tộc các huyện, cán bộ chuyên trách công tác dân tộc ở cơ sở), tiếp theo là các cán bộ ở các bộ, ngành có liên quan, cán bộ chủ chốt công tác ở các cấp thuộc vùng miền núi và dân tộc cũng như các đối tượng khác.Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chưa có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, còn yếu, chưa cập nhật thường xuyên nhận thức về CTDT, am hiểu về các dân tộc nhất là các DTTS Đặc biệt là ở cấp xã, đội ngũ cán bộ CTDT chưa được chú ý đúng mức, chủ yếu là bố trí cán bộ kiêm nhiệm, mỗi địa phương làm một khác, khá tuỳ tiện Để nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì cần thiết phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán làm CTDT, cán bộ, công chức QLNN về CTDT có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động QLNN của cả hệ thống Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH vùng miền núi và DTTS hiện nay, chúng ta cần đổi mới công tác cán bộ làm CTDT, trong đó vấn đề có tính then chốt là tăng cường công 2 3 tác đào tạo, bồi dưỡng cho họ cả về lý luận lẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân tộc là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài để phục vụ vùng dân tộc thiểu số của đất nước phát triển Chính vì vậy, cần nghiên cứu “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay Đề xuất giải pháp, kiến nghị” là cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của cơ quan QLNN về CTDT Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh – quốc phòng của Tổ quốc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Đối với công tác dân tộc và nguồn lực làm công tác dân tộc nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thường xuyên và liên tục, không chỉ trước mắt mà còn có kế hoạch, mục tiêu lâu dài Mới đây nhất, trong Quyết định số 449/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 ngày 12 tháng 3 năm 2013, văn bản đã đề cập nhiều vấn đề nhưng trong đó có nội dung nhấn mạnh đến “Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số: trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính vùng dân tộc thiểu số phải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số; ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ người dân tộc thiểu số; 100% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, trong đó 70% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên” Với mục tiêu Chiến lược đưa ra thì nhiệm vụ đầu tiên văn bản đề cập là phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, quan tâm phát hiện nguồn, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ 3 4 Trong những năm trước mắt, cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở các địa bàn dân tộc thiểu số, nhất là những nơi xung yếu về quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt chính sách động viên, khuyến khích già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; vận động quần chúng nhân dân vùng dân tộc thiểu số chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngăn chặn âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch Như vậy, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, nội dung nguồn nhân lực được đề cập một cách trọng điểm theo kế hoạch phát triển trước mắt và lâu dài Trước mắt cần những người có năng lực, thu hút những người có năng lực, có đạo đức lên công tác những vùng trọng yếu về an ninh, quốc phòng Kế tiếp sau đó phải xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững chắc trong đó đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số là chủ yếu Phấn đấu đến năm 2020 có 60% cán bộ công tác trong lĩnh vực công tác dân tộc là người dân tộc thiểu số Quyết định 86/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực hệ thống cơ quan công tác dân tộc giai đoạn 2012 – 2020 ngày 25 tháng 4 năm 2012 Trong đó, quan điểm quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc phải đặt trong điều kiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Quy hoạch phát triển nhân lực phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh – quốc phòng Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu vùng miền, trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo; đồng bộ về các giải pháp tổ chức thực hiện, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu học tập, khả năng cống hiến và thăng tiến của đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn hệ thống Từng bước xây dựng nguồn nhân lực 4 5 có chất lượng cao, toàn diện về thể lực, trí lực, tâm lực phục vụ lâu dài trong cơ quan công tác Dân tộc Ủy ban Dân tộc ý thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết về quy hoạch phát triển nhân lực của hệ thống cơ quan công tác Dân tộc Đây là yếu tố cần thiết nhằm tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp lãnh đạo quản lý đến nhân viên phục vụ trong toàn hệ thống, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của địa phương đang cần đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống tốt phục vụ lâu dài trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc 2 Thực trạng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT hiện nay 2.1 Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực CQ QLNN về CTDT * Cấp trung ương Cơ quan QLNN về CTDT ở nước ta hiện nay là Uỷ ban Dân tộc và hệ thống cơ quan CTDT các cấp Tiền thân của cơ quan QLNN về CTDT đầu tiên ở nước ta là Nha Dân tộc thiểu số (DTTS) - được thành lập theo Sắc lệnh số 58 ngày 3/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trải qua một quá trình phát triển lâu dài theo tiến trình cách mạng, đến ngày 16/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2003/NĐ - CP qui định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc Theo đó, ở trung ương có Uỷ ban Dân tộc – là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, có chức năng QLNN về lĩnh vực CTDT trong phạm vi cả nước Ủy ban Dân tộc hiện nay có 18 vụ và đơn vị trực thuộc và có tổng số 348 công chức viên chức, trong đó, có 45 lãnh đạo cấp vụ và tương đương [17] Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS cũng được tăng cường; ngoài dân tộc Kinh với 171 người, chiếm 65,26%; còn lại 34,14 % là thuộc 15 DTTS: Tày (38 người), Thái (13), Mường (12), Nùng (9), Khmer (8), Mông (2), Dao (1), Giarai 5 6 (1), Lôlô (1), La ha (1), Chăm (1), Khơmú (1), Sán Chay (Nhóm Cao Lan) (1), Ê đê (1), Pa kô (1) [17] Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của tập thể ban cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc được tăng cường về số lượng và nâng chất lượng, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc Khắc phục từng bước những bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ về thành phần, giới tính, chuyên môn được đào tạo và cơ cấu vùng miền, tạo ra một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức vươn lên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đã xuất hiện những cán bộ, mặc dù không nhiều, tận tâm, thạo việc, có năng lực quản lý, điều hành và tự chủ trong công việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Ủy ban Dân tộc đã có những bước phát triển hết sức quan trọng Đặc biệt là việc thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước cũng như tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt kết quả khá tốt Nhiều chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân hưởng ứng, phấn khởi, tin tưởng; được các tổ chức quốc tế đánh giá cao Các chính sách dân tộc của ta đã góp phần ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, tạo ra một môi trường an ninh, chính trị ổn định *Cấp địa phương Ngày 18/2/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2004/NĐ - CP về kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về CTDT thuộc Uỷ ban Nhân dân (UBND) 6 7 các cấp – thì hệ thống cơ quan QLNN về CTDT đã có một bước phát triển mới về chất cả ở phương diện tổ chức bộ máy lẫn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ở cấp tỉnh, Nghị định 53/2004/NĐ - CP quy định rõ: * Thành lập Ban Dân tộc – là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực CTDT trong phạm vi tỉnh, có con dấu, tài khoản riêng, khi có một trong các điều kiện sau: + Có trên 20.000 người DTTS sinh sống tập trung thành cộng đồng làng, bản + Có trên 5.000 người DTTS đang cần được Nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ phát triển + Có đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào DTTS nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại * Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhưng chưa đáp ứng các quy định nêu trên thì tổ chức làm CTDT thực hiện theo 1 trong 2 mô hình sau: - Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh về công tác chuyên môn; Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện và điều kiện làm việc - Sở có chức năng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có CTDT và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến CTDT thuộc UBND tỉnh Tính đến năm 2010, cả nước ta đã có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập cơ quan QLNN về CTDT với một số tên gọi khác nhau (Ban Dân tộc, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Ban Tôn giáo – Dân tộc, Ban Dân tộc – Miền núi, Ban Dân tộc – Miền núi - Định canh định cư, ) 51 Ban Dân tộc có 983 công chức viên chức, trong đó có 127 lãnh đạo Ban Dân tộc cấp tỉnh trong cả nước Ở cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Nghị định 53/2004/NĐ - CP quy định: 7 8 * Thành lập Phòng Dân tộc thuộc UBND huyện khi có 1 trong 2 tiêu chí: + Có ít nhất 5.000 người DTTS đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển + Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào DTTS nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại * Đối với những huyện có đồng bào DTTS sinh sống nhưng chưa đủ các tiêu chí nêu trên thì tổ chức làm CTDT thực hiện theo 1 trong 2 mô hình sau: + Thành lập Phòng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó có CTDT và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến CTDT trực thuộc UBND huyện nhưng phải đảm bảo số phòng ở cấp huyện theo quy định của Nghị định số 12/2001/NĐ - CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ + Bố trí cán bộ chuyên trách CTDT trong Văn phòng HĐND và UBND hoặc phòng chuyên môn khác hiện có của UBND huyện Năm 2011, trên địa bàn cả nước đã có 389 Phòng Dân tộc trực thuộc cấp huyện với tên gọi khác nhau (Phòng Dân tộc, phòng Dân tộc – Tôn giáo, phòng Tôn giáo – Dân tộc, ), có tổng số công chức viên chức là 1370 người, trong đó có 428 người là Lãnh đạo cấp Phòng Dân tộc ở huyện Ở cấp xã (phường, thị trấn), Nghị định 53/2004/NĐ - CP quy định: ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống không thành lập tổ chức riêng, nhưng phân công 1 uỷ viên UBND xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện CTDT Tính chung cả nước hiện nay có 10.751 đơn vị, trong đó có 5.900 đơn vị ở vùng miền núi có đồng bào DTTS sinh sống Mỗi xã có đủ tiêu chí cử 1 người theo dõi CTDT Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cuộc điều tra, khảo sát nào để đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ này Qua số liệu của các cơ quan CTDT địa phương, chúng ta thấy: 8 9 - Về số lượng, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về CTDT đã và đang ngày một được tăng cường, đặc biệt là kể từ sau khi có Nghị định 51/2003/NĐ - CP và Nghị định 53/2004/NĐ - CP của Chính phủ Công chức viên chức cơ quan công tác dân tộc ở địa phương (cấp tỉnh và huyện) có nhiều thành phần tộc người tham gia, trong đó người Kinh có 1338 người chiếm 56,86%, người Tày có 208 người chiếm 8,84%, Khmer có 155 người chiếm 6,59%, Thái có 104 người chiếm 4,42%, Mường có 112 người chiếm 4,76%, Mông có 70 người chiếm 2,97%, Nùng 61 người chiếm 2,59% Có 30 tộc người là Dao, Ê đê, Gia Lai, Chăm, Hrê, Mnông, Sán Dìu, Hoa, Cơ Ho, Bru Vân Kiều, Co, Cơ Tu, Xơ Đăng, Sán Chay, Ba Na, Giẻ Triêng, Thổ, Chơ Ro, Dáy, Raglay, Xtiêng, Chu Ru, Lào, Tà Ôi, mạ, Phù Lá, Khơ Mú, Hà Nhì, Bố Y, Rơ Măm, La Chí có từ 1 đến gần 50 người của tộc người làm CCVC trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương Còn lại các tộc người khác chưa có cán bộ công chức viên chức làm trong cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương Như vậy, hơn 25 Đổi mới, công tác dân tộc đã có những bước phát triển quan trọng thể hiện qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong QLNN về CTDT đã và đang ngày một được tăng cường, đặc biệt là kể từ sau khi có Nghị định 51/2003/NĐ - CP và Nghị định 53/2004/NĐ - CP của Chính phủ Nhưng nếu chỉ đề cập đến số lượng thì chưa nói nên điều gì Muốn công tác dân tộc có hiệu quả, vùng dân tộc và miền núi có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh – quốc phòng được đảm bảo, môi trường được bảo vệ thì cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, trong đó có một phần không nhỏ là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc 9 10 2.2 Thực trạng về trình độ nhân lực CQ QLNN về CTDT *Cấp Trung ương Hơn 25 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp được tăng cường cả số lượng và chất lượng Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nhận thức và năng lực thực tiễn từng bước được nâng cao, một bộ phận được đào tạo cơ bản Bức tranh chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan công tác dân tộc Cơ quan Ủy ban Dân tộc có 348 cán bộ, công chức, trong đó trình độ tiến sĩ có 11 người, thạc sỹ có 24 người, cử nhân đại học có 279 người, trung cấp có 7 người, 12/12 có 65 người Trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 65 người, trung cấp có 224 người [17] *Cấp địa phương (Ban DT và phòng DT) Cấp tỉnh, tính đến năm 2010 có tổng số 983 cán bộ, công chức trong đó trình độ tiến sỹ có 1 người, thạc sỹ có 35 người, đại học có 785 người, cao đẳng 97 người, trung cấp 76 người Trình độ chuyên môn của cán bộ địa phương trong cơ quan làm công tác dân tộc đến nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đa số có trình độ từ đại học trở lên, cao đẳng và trung cấp chỉ còn 173 người Trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 139 người, trung cấp có 410 người Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công chức tại các Ban dân tộc tỉnh cần được đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt các tỉnh vùng biên giới, địa bàn xung yếu chính trị cần có công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị kịp thời, thường xuyên để nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đúng đắn Cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ công chức cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh: dưới 30 tuổi có 169 người chiếm 17,19%, từ 30 tuổi đến 50 tuổi có 578 người chiếm 58,79%, từ 50 tuổi đến 60 tuổi có 278 ngời chiếm 21,62% Về độ tuổi, đã có sự kế tiếp 3 độ tuổi trong cơ cấu đội ngũ cán bộ Cán bộ công chức đã có cơ cấu 10

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan