Đào tạo cán bộ cấp huyện, xã của tỉnh ĐẮk Nông

22 3 0
Đào tạo cán bộ cấp huyện, xã của tỉnh ĐẮk Nông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đào tạo cán bộ cấp huyện, xã của tỉnh ĐẮk Nông, yêu cầu thực tiễn của tỉnh Đắk Nông trong đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã, huyện. Các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số được Đảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt cán bộ dân tộc thiểu số. Vai trò cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp huyện, xã của tỉnh trong những năm qua. Công tác đào tạo cán bộ ngwoif dân tộc thiểu số những năm gần đây.

BÁO CÁO : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGƯỜI DTTS CẤP HUYỆN,CẤP XÃ TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 1 TÍNH CẤP THIẾT TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, XÃ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG 1.1 Yêu cầu từ thực tiễn của tỉnh Đắk Nông về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số cấp huyện, xã Đắk Nông là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, có 130km đường biên giới với nước Campuchia Với vị trí này Đắk Nông có cơ hội mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên, vùng kinh tế phía Nam, Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để thúc đấy Đắk Nông phát triển kinh tế- xã hội Hơn nữa còn là địa bàn quan trọng chiến lược về mặt an ninh, quốc phòng của đất nước Đơn vị hành chính hiện có của Đắk Nông có 8 đơn vị cấp huyện, 71 đơn vị cấp xã, thị trấn, phường, 789 thôn,buôn, bon, bản Tổng số cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện là 2.023 người, cán bộ, công chức cấp xã có 1.518 người Dân số khoảng 666.713 người, có 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số là 214.453 người (chiếm 32,17% so với tổng dân số toàn tỉnh); dân tộc thiểu số tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê Đê) có 15.262 hộ, với 68.819 người (chiếm 10,32% so với dân số toàn tỉnh và 32,09% so với tổng số DTTS)1 1 Báo cáo đánh giá tác động Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông của UBND tỉnh năm 2021 Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cơ cấu người DTTS cư trú trên địa bàn tỉnh, vị trí địa lý của Đắk Nông và những yêu cầu của thời đại mới với tác động của khoa học công nghệ, kinh tế thị trường yêu cầu Đắk Nông không chỉ ổn định về chính trị, xã hội mà Đắk Nông còn là trọng điểm phát triển kinh tế về nông nghiệp chế biến chất lượng cao với nguồn nguyên liệu dồi dào Để đáp ứng yêu cầu đó, việc đào tạo, bồi dưỡng để có cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số trong cơ quan hành chính các cấp của Đắk Nông có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu chức danh, vị trí việc làm đặt ra là điều cấp thiết cần được nghiên cứu để có những quyết sách đột phá, chất lượng Là mấu chốt để đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh đặt ra 1.2 Năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Năng lực là khả năng làm việc của một người để làm một công việc hay một nhiệm vụ nào đó trong điều kiện hoàn cảnh nhất định Khả năng đó là quá trình biến tiềm năng của người đó như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất để đạt được mục tiêu đã định trước Có nhiều người thường đồng nhất năng lực với trình độ, bằng cấp, tuy nhiên thực tế thì nó chỉ là một điều quan trọng để hình thành năng lực, là cơ sở để có được năng lực Năng lực của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng trong thực tế và thái độ trong công việc của người đó “Năng lực làm việc của cán bộ, công chức hay còn gọi là năng lực thực thi trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cán bộ, công chức là khả năng của cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định” Để thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cán bộ, công chức trong quận cần phải có các kiến thức kỹ năng về hành chính nhà nước và các kiến thức chuyên môn trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý trên địa bàn Kiến thức của họ còn được trang bị thông qua các loại hình đào tạo (từ Trung cấp đến Đại học) bồi dưỡng và tự học, còn kỹ năng hành chính là khả năng vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng, được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và thực thi nhiệm vụ Năng lực nói chung và năng lực quản lý hành chính nhà nước nói riêng không phải là tư chất bẩm sinh của con người, tự động đảm bảo cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó Năng lực là sự kết hợp những tư chất tự nhiên vốn có của con người và kết quả hoạt động học và tự học của người đó Thêm vào đó cán bộ, công chức cũng cần rèn luyện thái độ đúng mức đối với công việc được giao, bởi thái độ làm việc có tầm quan trọng nhất định, ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ, công chức Nhiều cán bộ, công chức có trình độ, có kỹ năng nhưng do thái độ không tốt (cẩu thả, chủ quan, thiếu ý thức trách nhiệm, hách dịch, cố tính làm sai trái vì lợi ích cá nhân ) nên vẫn không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Nhưng nếu cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ nhưng làm việc tích cực trong quá trình thực thi công việc thì vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức người DTTS cấp huyện, cấp xã 1.3.1 Vai trò của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện Cấp huyện là cấp hành chính trên cấp xã, dưới cấp tỉnh trực thuộc Trung ương Đây là cấp hành chính trung gian, vừa thực hiện chức năng trực tiếp phục vụ nhân dân, vừa lãnh đạo điều hành cấp dưới thực hiện mệnh lệnh cấp trên Vì vậy mà cán bộ, công chức cấp huyện có vai trò vô cùng to lớn đối với UBND xã và UBND tỉnh trực thuộc Trung ương Cán bộ, công chức cấp huyện (8 huyện và thành phố) thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn tương đối rộng, bao gồm 71 đơn vị hành chính cơ sở, điều này được thể hiện thông qua chỉ đạo, hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra, giám sát các xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao UBND huyện thực hiện vai trò của mình đối với cấp xã theo Pháp luật + UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã xây dựng và thực hiện ngân sách + Phê duyệt kế hoạch kinh tế- xã hội cấp xã + Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Xét tuyển quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã Ngoài ra, cán bộ, công chức còn là lực lượng tăng cường, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền cấp xã Cấp huyện của tỉnh Đắk Nông là đơn vị hành chính trực thuộc thànhtỉnh Đắk Nông, là nơi thực hiện các chính sách, mệnh lệnh quản lý của UBND tỉnh, là cầu nối giữa tỉnh với các xã Huyện thực hiện vai trò tham mưu cho cấp tỉnh về những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế, văn hóa-xã hội, giúp tỉnh phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, bất cập trong các quy định, chính sách mà trong quá trình thực thi ở cấp huyện đã gặp vướng mắc Tuy nhiên, theo Luật định thì UBND huyện có sự độc lập tương đối với cấp tỉnh, cơ quan hành chính cấp huyện có tính chủ động cao và phải có khả năng hoạch định, lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị hành chính trực thuộc, khả năng tự giải quyết công việc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình 1.3.2 Vai trò của của cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ, công chức xã cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay Bởi lẽ, cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, vì vậy cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân ở địa phương Trong hệ thống tổ chức chính quyền ở nước ta hiện nay, cán bộ, công chức cấp xã có vị trí “gần dân” nhất, họ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung Cán bộ, công chức cấp xã có vị trí trực tiếp thực hiện và bảo đảm trên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện hay không, trước hết phải được thể hiện ở hoạt động của chính quyền cấp xã, mà thông qua đó là chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” Cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể người dân trong xã; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải thực hiện ở cấp xã Vai trò của CBCC cấp xã được thể hiện qua các mối quan hệ: với đường lối, chính sách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với công việc và với quần chúng nhân dân CBCC cấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Vì vậy, cũng như vị trí của cán bộ, công chức cấp xã, vai trò của CBCC cấp xã cũng thể là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và quần chúng nhân dân CBCC cấp xã là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố “động” nhất ở cơ sở, tuy nhiên CBCC cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã buộc người CBCC cấp xã phải hoạt động theo những nguyên tắc và khuôn khổ nhất định Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã khoa học và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của CBCC cấp xã lên gấp nhiều lần CBCC cấp xã chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức chính quyền và nhân dân, nếu tách rời thì CBCC cấp xã mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do nhân dân tạo nên CBCC cấp xã là những người gần dân nhất, có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật Họ là những người đóng vai trò tiên phong, đi đầu trong đấu tranh chống các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền và các tiêu cực khác, làm cho tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Thông qua hoạt động của CBCC cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình Tóm lại, CBCC cấp xã có vị trí, vai trò hết sức to lớn, trong nhiều năm qua, đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP HUYỆN, XÃ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1 Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Đắk Nông Đắk Nông là một tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, phần lớn đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức người DTTS nhằm nâng cao chất lượng lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để từng bước đảm bảo cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị là trách nhiệm của cấp uỷ các cấp Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 18/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Tỉnh ủy Đắk Nông đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 05) Sau khi Nghị quyết 05 được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên để triển khai thực hiện Việc học tập, quán triệt Nghị quyết 05 được các địa phương, đơn vị tổ chức nghiêm túc và kịp thời Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết 05, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, các doanh nghiệp của tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết thành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện Giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã triển khai cụ thể như sau: HĐND tỉnh ban hành: Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND, ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016; Nghị quyết số 41/2012/NQ-HĐND, ngày 20/12/2012 của HĐND tỉnh thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016; UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 1524/QĐ-UBND, ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND, ngày 14/3/2011 của UBND tỉnh quy định về số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách và một số đối tượng khác công tác ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, buôn, bon, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1987/QĐ-UBND, ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 168/QĐ-UBND, ngày 08/2/2012 về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016; Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1594/QĐ-UBND, ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh phê` duyệt Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 346/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2014 - 2021 Với quan điểm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực được nhận thức đúng đắn, từ đó việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, người lao động đã gắn với nhu cầu sử dụng; công tác đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao bước đầu được triển khai thực hiện hiệu quả Nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực được nâng lên Trong những năm qua, Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các huyện, thị về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 05, đồng thời tổ chức sơ kết ở cấp tỉnh để đánh giá tiến độ thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm và tiếp tục đề ra nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Đắk Nông góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí có chất lượng, đủ số lượng tạo hiệu quả trong phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh chính trị Bảng: Tổng hợp cán bộ, công chức, viên chức Đắk Nông ĐVT: Người Trong đó Phân loại Tổng số Nữ Dân Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ LLCT tộc TS Thạc CN, Cán bộ, công chức, sỹ ĐH CĐ TC SC CC TC viên chức toàn tỉnh 18,627 10,70 9 2,080 6 đến năm 548 10,147 2,147 2,095 1,924 1,063 2,884 6/2021 Tỷ lệ % 57.49 11.17 0.03 2.94 54.47 11.53 11.25 10.33 5.71 15.48 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo số 121/BC-TU Đắk Nông ngày 02/11/2021 Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của tỉnh là 18.627 người, CBCC, VC là người dân tộc thiểu số trung bình của tỉnh là 11,17% (2.080 người) 2.2 Kết quả từ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện trong tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 – 2020 Thực hiện các quyết sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông Các cấp ủy đảng trong tỉnh đã triển khai nhiều phương án như thu hút, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng… trong đó, đội ngũ cán bộ,công chức người dân tộc thiểu số cũng được nâng lên về số lượng, chất lượng Bảng: Cán bộ, công chức cấp huyện của Đắk Nông được tuyển dụng Nguồn: Tổng hợp Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 về phê duyệt Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2021 Theo Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắc nông giai đoạn 2018 – 2021 đã đánh giá thực trạng cán bộ, công chức viên chức người DTTS cấp huyện được tuyển dụng 56 người/754 người chiếm 7,42% Kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, tỉnh Đắk Nông đã tuyển dụng được 148 công chức và 1.309 viên chức là người DTTS vào các Sở, Ban, ngành UBND các huyện, thị xã Bảng: Công chức, viên chức người DTTS được tuyển dụng Vị trí việc làm Trình độ Sau ĐH ĐH Cao Trung Tổng số đẳng cấp Công chức trong cơ quan 2 101 11 34 148 hành chính 467 145 685 1.039 Viên chức trong đơn vị sự 12 nghiệp Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 về phê duyệt Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại cơ quan hành nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2021 Trình độ CBCC được tuyển dụng từ đại học trở lên laf103/148 CBCC chiếm 69,65% Mục tiêu giai đoạn 2018 – 2021 đối với UBND cấp huyện,thị xã căn cứ theo địa bàn để tuyển dụng,bố trí cán bộ,công chức, viên chức người DTTS tối thiểu đạt tỷ lệ sau: Bảng: Tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS cấp huyện ở Đắk Nông Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 về phê duyệt Đề án bố trí, sử dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại cơ quan hành nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2021 Tỷ lệ cBCC người DTTS trong cơ quan hành chính cấp huyện theo quy định và biên chế được giao đến từng huyện thì bang thống kê cho thấy có UBND thị xã Gia Nghĩa vượt chỉ tiêu 13,1% Còn lại tại UBND 7 huyện còn lại tỷ lệ CBCC người DTTS đều chưa đạt chỉ tiêu, quy định Tỷ lệ CBCC ngwoif DTS cần bố trí, tuyển dụng để đạt % theo quy định là: Krông Nô thiếu 15,6%Cư Jut thiếu 13%, Tuy Đức thiếu 11,67%, Đắk Giong thiếu 13,91%,Đắk Song thiếu 2,39%, Đắk Min thiếu 1,67%, Đắk R’lấp thiếu 6,94% Bảng: Công tác quy hoạch cán bộ người DTTS cấp huyện Cấp huyện Quy hoạch cán bộ các cấp Số Tỷ lệ cán Tỷ lệ Tỷ lệ lượng bộ trẻ tuổi cán bộ cán bộ Quy hoạch Bí thư, chủ tịch HĐND, dân tộc Chủ tịch UBND huyện, thị; Bí thư các 95 nữ thiểu số đảng ủy khối 185 2,10% 8,42% 8,42% Quy hoạch Phó Bí thư, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện, thị; 49,72% 20% 11,89% Bí thư các đảng ủy khối Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo số 121/BC-TU Đắk Nông ngày 02/11/2021 Công tác quy hoạch là cơ sở để CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí, yêu cầu đặt ra đối với các vị trí công tác ở cấp huyện ở tỉnh Đắk Nông Trong thực tế số lượng CBCC người DTTS được quy hoạch cả chức danh Bí thư, chủ tịch mới đạt 8,42%, quy hoạch và Phó bí thư, Phó chủ tịch người DTTS có 11,89% Bảng: Cán bộ,công chức người DTTS được đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 của Đắk Nông Cáo cấp Trung QLNN Tin học Ngoại LLCT cấp chương ngữ LLCT trình CV Cán bộ 85 546 332 471 359 Công 680 220 552 698 chức Tổng 85 1.226 552 1023 1.057 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 214/BC-SNV ngày 13/10/2021 của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông Giai đoạn 2016 – 2020,cán bộ, công chức được cử đi học bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và theo yêu cầu của vị trí việc làm yêu cầu thì số lượng CBCC được cử đi đào tạo theo số liệu tổng hợp có 85 cán bộ học Cao cấp lý luận chính trị 1.226 CBCC học Trung cấp lý luận chính trị, 552 CBCC học Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, 1.023 CBCC học tin học, 1.057 CBCC học ngoại ngữ 2.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 – 2020 Công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC cấp xã trong tỉnh Đắk Nông ngoài những yêu cầu chung thì Đắk Nông còn thuộc địa bàn thực hiện kiện toàn chính quyền cơ sở theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020: trong đó đặt ra yêu cầu cán bộ cấp cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng thực tế đặt ra, để đạt chuẩn theo quy định về vị trí việc làm và biết tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức người Kinh công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số Chính vì vậy, công tác đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý đối với CBCC cấp xã nâng lên rõ rệt Bảng: Trình độ chuyên môn, quản lý của CBCC cấp xã Đắk Nông Chức danh cán bộ, công chức Học vấn Chuyên môn Lý luận chính trị cấp xã nghiệp vụ THCS THPT Trung CĐ, ĐH Trung CC, Sơ cấp cấp cấp CN Thống kê năm 2014 Cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ 86,53% 65% 35,1% 38,1% 76,16% chủ chốt (Bí thư, phó bí thư; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND): Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ 31,12 65,42% 56,05% 10,95% 42,07% 51,88% trưởng các đoàn thể (Chủ tịch % UBMTTQ, bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh): Công chức cấp xã 96,2% 75% 40,05% 50,76% 9,19% 35,94 % Thống kê đến thời điểm hiện nay Cán bộ chuyên trách giữ các chức 100% 100% 75% 99,54% 92,70% vụ chủ chốt (Bí thư, phó bí thư; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND): Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ 99,64 96,83% 92,05% 67,65% 92,23% 72,64% trưởng các đoàn thể (Chủ tịch % UBMTTQ, bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh): Công chức cấp xã 100% 100% 89,52% 84,10% 17,81% 55,33 % Nguồn; : Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU Đắk Nông ngày 02/11/2021 Năm 2014, trưởng các đoàn thể (Chủ tịch UBMTTQ, bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) trung bình học vấn THCS mưới đạt 31,12%, đến năm 2021 đã tang lên 99,64%, trình độ Cao đẳng, Đại học của Cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ chủ chốt (Bí thư, phó bí thư; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND) năm 2014 mới đạt 35,1%thì đến nay đã tang lên 75% Số liệu về trình độ, chuyên môn cán bộ công chức cấp xã cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã được nâng lên một bước trên tất cả các mặt trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị Đến nay, 100% công chức cấp xã và 96,83% cán bộ chuyên trách giữ các chức vụ chủ chốt cấp xã đã đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định, gần đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra xây dựng 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định), riêng cán bộ chuyên trách giữ chức vụ trưởng các đoàn thể chỉ đạt 92,05% Bảng: Số lượng trình độ cán bộ,công chức cấp xã năm 2011 và năm 2021 Phân loại Tổng Trong đó ĐVT: Người số Nữ Dân Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ LLCT CN, TC tộc TS Thạc ĐH CĐ TC SC CC sỹ 8 562 Cán bộ, công 2,512 539 547 0 0 103 72 660 68 chức cấp xã Công chức cấp xã 431 101 47 53 30 294 24 1 84 Cán bộ chuyên 780 133 176 40 33 204 23 7 386 trách cấp xã Cán bộ không 1,301 305 324 10 9 162 21 0 92 chuyên trách cấp xã Cán bộ, công 2,933 749 658 0 0 604 195 648 1,486 44 807 chức cấp xã Công chức cấp xã 734 244 68 0 0 308 59 340 27 1 180 Cán bộ chuyên 794 158 175 0 0 226 8 208 352 43 476 trách cấp xã Cán bộ không 1,405 347 415 00 70 128 100 1,107 0 151 chuyên trách cấp xã Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 121/BC-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 02/11/2021 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Để đạt được yêu cầu vị trí việc làm nói chung, vị trí của CBCC cấp xã nói riêng, kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã qua thống kê 10 năm từ năm 2011 đến 2021 của tỉnh, số lượng CBCC cấp xã tăng từ 2.512 lên 2.933 CBCC, trình độ chuyên môn đã tăng rõ rệt như: Trình độ đại học năm 2011 là 103 người, năm 2021 là 604 CBCC Trình độ cao đẳng năm 2011 là 72 người, năm 2021 là 195 CBCC Trình độ lý luận chính trị năm 2011 là 570 người, năm 2021 là 851 CBCC Nội dung chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước của CBCC cấp xã được Đề án 124 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đề cập: Nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu và tham mưu xử lý giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo từng năm phù hợp với đặc điểm địa phương, tính chất công việc chuyên môn của cán bộ và từng chức danh công chức chuyên môn cấp xã, đảm bảo nguyên tắc “vừa làm, vừa học” không làm ảnh hưởng đên hoạt động phục vụ của chính quyền cơ sở với nhân dân Như vậy, Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông qua các nhiệm kỳ đều rất chú trọng đến nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ CBCC các cấp, trong đó CBCC cấp cơ sở được quan tâm đặc biệt bằng nhiều chương trình đào tạo, chương trình tập huấn,bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng quản lý hành chính của tỉnh đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh chính trị xã hội Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chủ động, tích cực trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức cấp huyện xã trong đó có cán bộ,công chwucs người DTTS góp phần củng cố, kiện toàn theo hướng tích cực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh và chất lượng từng bước được nâng lên Tuy nhiên, đội ngũ CBCC trong tỉnh nói chung, CBCC người DTTS cấp huyện, cấp xã Đắk Nông từng bước được chuẩn hoá về chức danh, nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng theo yêu cầu thực tiễn hiện nay Điều này, yêu cầu công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC nói chung, CBCC người DTTS cấp huyện, cấp xã nói riêng cần đi vào thực tế, đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới để tiến kịp yêu cầu thực tế đặt ra 3 VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN,XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1 Vai trò của CB, CC cấp huyện, xã người DTTS trong tỉnh Đắk Nông CB, CC là người DTTS có vị trí quan trọng đối với quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tỉnh Đắk Nông Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, lối sống của đồng bào DTTS còn hạn chế, quá trình tham gia của cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế chưa cao nên đào tạo,bồi dưỡng nguồn cán bộ, công chức người DTTS sẽ khuyến khíc là bước khởi đầu quan trọng đối với đồng bào DTTS có niềm tin, có động lực và cơ hội để học tập, phấn đấu chủ động trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế ở cộng đồng Sự trao đổi, động viên của người có uy tín trong cộng đồng đối với con em DTTS về hướng phát triển, hay chính sách cử tuyển vào trường dân tộc nội trú, vào hệ dự bị đại học thể hiện rất rõ ý nghĩa này Đã có lúc trên thực tế, nguồn cán bộ người Kinh đáp ứng hơn yêu cầu về trình độ, năng lực so với người DTTS, nên nhiều nơi tạm bằng lòng với việc xây dựng đội ngũ CB,CC cấp huyện, xã nặng về cơ cấu hình thức Ví dụ: bố trí cán bộ người Kinh làm chủ tịch thì bố trí cán bộ người DTTS làm bí thư, hoặc ngược lại; cơ cấu cán bộ người Kinh giữ những chức danh “nặng gánh” để cho “được việc”, còn người DTTS giữ chức danh “nhẹ” hơn Kiểu bố trí đó tạo nên tâm lý mặc cảm trong đội ngũ cán bộ DTTS, ngược lại có người lại hài lòng, an tâm về “chỗ” của mình, không cần phấn đấu thêm Bởi vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo nên động lực để thúc đẩy cả HTCT có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp phát triển của tỉnh cũng như của đất nước Đào tạo,bồi dưỡng để tạo nguồn giúp cấp uỷ địa phương chủ động trong bầu cử, bổ nhiệm, bố trí CB,CC cấp huyện, xã người DTTS đủ về số lượng, bảo đảm về cơ cấu, chất lượng và có sự chuyển tiếp liên tục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị Đào tạo đủ số lượng, đầy đủ các vị trí chức danh trong bộ máy hành chính cấp huyện, về chuyên môn, cấp uỷ đảng và lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể sẽ thuận lợi trong lựa chọn, cân nhắc các đối tượng ưu tú nhất để giới thiệu cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các đoàn thể quần chúng bầu cử cơ quan lãnh đạo, quản lý của mình Khi một nguồn đã được chuẩn bị cho hai đến ba chức danh, hoặc một chức danh được chuẩn bị hai đến ba nguồn thì yêu cầu đảm bảo tỷ lệ trong cơ cấu cũng như chất lượng CB, CC người DTTS hoàn toàn có thể được đảm bảo Sự hẫng hụt nhân sự DTTS cho bầu cử, hay thiếu số lượng nguồn nhân lực chuyên môn người DTTS cho tuyển dụng công chức cấp xã vào các vị trí cần thiết trong nhiều năm sẽ được giảm thiểu nhất CB,CC cấp huyện, xã người DTTS có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của HTCT các xã, đặc biệt là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ở Đắk Nông Khi những CB, CC người DTTS trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vị trí cao hơn, họ được đầu tư hơn về mặt bổ trợ kiến thức lãnh đạo, quản lý; được tham gia nhiều hơn các hoạt động giao lưu, tham quan, học tập kinh nghiệm; được luân chuyển, bố trí vào những vị trí khác nhau để tiếp tục đào tạo qua thực tiễn; được chủ động hơn trong đề xuất và triển khai các mô hình mới, các biện pháp công tác có tính đột phá Với phương thức đó, chất lượng công tác của CB, CC nguồn nâng lên nhanh chóng, cũng tức là hiệu quả những mặt hoạt động của HTCT liên quan đến đội ngũ này sẽ có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, xã người DTTS vừa góp phần chuẩn hoá trình độ, vừa đặt họ vào các yêu cầu phấn đấu liên tục, tự nguyện, chủ động, nhạy bén, sáng tạo hơn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở Đó là cơ sở để tạo sức bật cho cả guồng máy HTCT chạy nhanh hơn, nhịp nhàng, hiệu quả hơn Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp huyện, xã người DTTS góp phần quan trọng vào sự phát triển của cộng đồng các DTTS, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Đắk Nông Thực hiện chính sách cử tuyển con em người DTTS vào các trường phổ thông dân tộc nội trú, vào các khoa dự bị đại học; việc ưu tiên cộng điểm đối với người DTTS vào các trường chuyên nghiệp; việc hỗ trợ một phần kinh phí ăn ở cho các học sinh DTTS trong suốt quá trình học v.v đã tạo điều kiện cho rất nhiều người thực sự khó khăn được đến trường, nâng cao trình độ học vấn, được tiếp cận với môi trường xã hội rộng mở Từ đây, những tấm gương vượt khó học tập trở nên thành đạt đã khích lệ nhiều gia đình thay đổi nhận thức, đầu tư cho con em mình đi học nhiều hơn Nạn bỏ học sớm, nạn tảo hôn, sinh con nhiều và dày của một bộ phận thanh niên DTTS đang bớt dần Những người sau đào tạo về lại xã đều trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, là nguồn để cấp uỷ yên tâm quy hoạch cho đội ngũ CB, CC dài lâu Tuy không ít nguồn sau đào tạo không về lại địa phương, nhưng trên mọi nẻo đường công tác, họ đều phát huy được vai trò của người trí thức DTTS, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc 3.2 Một số kiến nghị về nâng cao năng lực cán bộ, công chức người DTTS trong cơ quan hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Đắk Nông Bất kỳ lĩnh vực nào thì yêu cầu về năng lực là điều rất cần thiết Đặc biệt trong cơ quan hành chính thì yêu cầu về năng lực cán bộ, công chức được đặt lên hàng đầu Và đối với tỉnh mới thành lập như Đắk Nông thì yêu cầu cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức để có thể tạo nên một nền hành chính đáp ứng nhu cầu trên địa bàn càng được quan tâm hơn Đội ngũ cán bộ công chức cần nâng cao về năng lực thực thi hành động quản lý hành chính Để nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện phải đáp ứng thời gian yêu cầu, trong đó cần phải đáp ứng yêu cầu sau: Trước tiên, cần phải trang bị kiến thức cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã theo quy hoạch yêu cầu công việc, đặc biệt là kỹ năng quản lý hành chính một cách cơ bản và có hệ thống vì đó là nền tảng của các kỹ năng cần có của một vị trí, công việc trong cơ quan Mỗi một vị trí công tác phải thực hiện nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi cán bộ, công chức phải có những kỹ năng lãnh đạo, điều hành, kỹ năng tác nghiệp hành chính, giao tiếp… Thứ hai, là thái độ thực thi công vụ của cán bộ cần được nâng cao bởi thái độ có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các công việc ảnh hưởng đến việc phát huy tiềm năng trí tuệ và kỹ năng làm việc của bản thân họ Nhưng trong thực tế người ta thường quá nhấn mạnh rằng việc hoàn thành công việc quá xuất sắc hay yếu kém, nhanh hay chậm là phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và các kỹ năng mà ít quan tâm tới yếu tố thái độ Tuy nhiên thái độ có vai trò rất quan trọng, là yếu tố định hướng cho việc vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết công

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan