Sự ra đời, bản chất, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn trong tình hình dịch bệnh Covid 19 vừa qua, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chức năng chủ yếu nào? Vì sao? Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP

7 0 0
Sự ra đời, bản chất, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn trong tình hình dịch bệnh Covid 19 vừa qua, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chức năng chủ yếu nào? Vì sao?  Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự ra đời, bản chất, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn trong tình hình dịch bệnh Covid 19 vừa qua, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chức năng chủ yếu nào? Vì sao? Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Để tìm hiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, trước hết chúng ta phải biết nhà nước là gì ? => Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo vệ địa vị giai cấp thống trị trong xã hội Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lenin, nhà nước chỉ ra đời khi có sự xuất hiện 2 yếu tố: • Kinh tế: + Chế độ tư hữu tư liệu sản xuất + Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, người này có thể chiếm đoạt lợi ích của người khác • Xã hội: + Tổ chức thị tộc bị phá vỡ + Xuất hiện giai cấp, sự khác biệt về mặt giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa Như chúng ta đã biết, nhà nước tư sản là nhà nước bảo vệ cho chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là công cụ để giai cấp tư sản trấn áp các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Chế độ này dựa trên sự áp bức, bóc lột, tạo ra sự bất công trong quần chúng nhân dân Xuất phát từ khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ,công bằng và những giá trị của con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời => Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp Song, điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đó là: + Tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân + Là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân + Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa: Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao - xã hội xã hội chủ nghĩa Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử thì nhà nước XHCN là kiểu nhà nước mới và có bản chất khác với những nhà nước bóc lột trước đây Đây là nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở của chế độ kinh tế XHCN, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước XHCN được thể hiện trên các phương diện dưới đây: - Về chính trị, Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân thống nhất lợi ích với quần chúng nhân dân lao động  Sự thống trị của các giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích cá nhân và nhằm duy trì địa vị của chính họ  Còn sự thống trị của giai cấp vô sản đó là sự thống trị của đa số đối với thiểu số nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội  Do đó nhà nước XHCN là đại biểu cho ý chí chung của toàn thể nhân dân lao động  Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình về mọi mặt của xã hội Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn  Cho thấy nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc - Về kinh tế, công hữu về tư liệu sản xuất  Nhà nước XHCN chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội XHCN, đó là công hữu về tư liệu sản xuất, do đó không tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa , mà chỉ là “nửa nhà nước”  Chế độ này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dẫn những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản  Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này - Về văn hóa – xã hội, nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc  Sự phân hóa giai cấp tầng lớp từng bước được thu hẹp, và bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được hiểu là những công việc gắn liền với nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể thay thế được, và chỉ có nhà nước mới đủ khả năng để làm những công việc đó Đây được xem là những công việc mang tính cá biệt, thể hiện quyền cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với vấn đề an ninh, trật tự xã hội, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiện nay chức năng của Nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Chức năng đối nội Về quốc phòng - an ninh  Nhà nước chủ nghĩa xã hội phải thực hiện tốt chức năng chống lại mọi sự phản  kháng của giai cấp bóc lột,các đối tượng có hành vi chống đối nhà nước… Đây là một chức năng hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu sau khi cách  mạng thành công Mặc dù sau cách mạng các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ nhưng  do bản chất phản động, chúng tìm mọi cách để phản kháng lại một cách liều mạng, lâu dài và dai dẳng Về kinh tế Đảm bảo trật tự xã hội, ổn định an ninh, kiểm soát tình trạng đua xe, Ngày nay chức năng ngày lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội đang gặp nhiều khó khăn bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp Đối với an ninh trật tự trong nước và chủ nghĩa xã hội thì là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta  Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế cũng được quan tâm và chú trọng Bởi lẽ kinh tế đối với mỗi quốc gia chính là sự sống, là lĩnh vực quyết định đến nền phát triển của một đất nước  Từ xưa, nhà nước ta là người đại diện cho ý chí, quyền lực của Nhân dân lao động, là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất, các công cụ, phương tiện quản lý và quản lý việc sử dụng tài sản quốc gia, cũng như việc phân chia những tài sản đó như thế nào là hợp lý với tình hình kinh tế của mỗi địa phương  Ngày nay, xã hội mới mà Nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến Về văn hóa - giáo dục - khoa học - công nghệ  Việc quản lý văn hóa cũng như giáo dục có vai trò rất quan trọng khi hiện nay nhiều nền văn hóa đang bị du nhập vào nước ta, làm mất đi nét truyền thống của đất nước ta từ xưa Chính vì vậy, nhà nước ta cần phải chú trọng trong việc xây dựng và phát triển một đất nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  Bồi dưỡng nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước o Khuyến khích sự phát triển khoa học công nghệ, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân o Đối với vấn đề bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân  Đây là một trong những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan trọng; Nhà nước ta hoạt động vì mục tiêu xây dựng nhà nước phục vụ cho nhân dân, bản chất của nhà nước chính là xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước Chức năng đối ngoại Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa  Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính quy luật trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  Các thế lực đế quốc và phản động quốc tế luôn tìm mọi cách để tấn công và làm suy yếu chủ nghĩa xã hội  Vì vậy,nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện tốt chức năng trấn áp mọi âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng để giữ vững chính quyền  Bên cạnh đó, phải chú trọng tới chức năng bảo vệ Tổ quốc, coi việc củng cố quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện hòa bình ổn định cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên lâu dài Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Dựa trên cơ sở:  Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ  Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi  Ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội  Vì vậy, củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không những tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho mỗi bước trong quá tình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn góp phần vào việc tăng cường thế và lực của chủ nghĩa xã hội nói chung Chức năng giai cấp và chức năng xã hội Theo quan niệm chung, chức năng giai cấp chỉ ra rằng, mọi nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhất định Mọi nhà nước đều sẵn sàng sử dụng bất cứ công cụ, biện pháp nào để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình Còn chức năng xã hội của nhà nước là thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, đồng thời, phải chăm lo một số công việc chung của toàn xã hội Chức năng xã hội là cơ sở, điều kiện và phương thức thực hiện chức năng giai cấp như C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” Chức năng xã hội là chức năng cơ bản, thể hiện rõ nét bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho toàn thể người lao động nên nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo một xã hội ổn định theo hướng có lợi cho người lao động, quan tâm chăm lo đến đời sống mọi mặt của người dân Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện ở hai nhóm nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, nhà nước phải chăm lo những công việc chung của toàn xã hội, tất cả các giai cấp trong xã hội đều được hưởng lợi khi nhà nước thực hiện những công việc đó, Ví dụ như: nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội; chống ô nhiễm môi trường, sinh thái; phòng chống lây lan dịch bệnh; xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng Hai là, nhà nước phải thỏa mãn ở mức độ nào đó nhu cầu của các giai tầng khác trong xã hội, tức là phải thực hiện những chính sách đem lại lợi ích cho các giai tầng bị trị ở mức độ nhất định, dù cho những chính sách đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt của giai cấp cầm quyền Ví dụ như nhà nước phong kiến giảm tô, giảm thuế, mở kho lương cứu đói cho nông dân; nhà nước tư sản thực hiện chính sách “tăng lương giảm giờ làm” đối với giai cấp công nhân Vậy chức năng xã hội của nhà nước XHCN được phát huy như thế nào trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua ? Trong phòng chống dịch Covid-19 Áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội như trong tình trạng khẩn cấp Ngày 23/1/2020, hai ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam Ngày 24/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện khẩn cấp yêu cầu các Bộ và các trung ương tổ chức kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh và cách ly Ngày 03/02/2020, Ban hành Công điện số 156/CĐ-TT : hạn chế tập trung đông người; dừng tổ chức lễ hội; cho học sinh nghỉ học Tổ chức các lực lượng tuyến đầu chống dịch; áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành đối với thuốc, vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm; trong mua sắm; thành lập và hoạt động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều trị người bệnh COVID-19, tổ chức khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí Ngày 09/03/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương vận động doanh nghiệp và địa phương phối hợp hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung thiết yếu tại địa phương có dịch Ngày 8/3/2021, Bộ Y tế đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên và việc tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu Về nguồn lực tài chính, ngân sách cho phòng, chống dịch, chủ động điều hành ngân sách nhà nước và giải pháp tiết kiệm chi để bổ sung nguồn phòng, chống dịch; ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID- 19 Tính đến hết tháng 8 năm 2021, NSNN đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch (17,2 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (1,6 nghìn tỷ đồng) Về chính sách an sinh xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân, người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế khác và lực lượng tuyến đấu chống dịch; Thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 Trong phục hồi kinh tế Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc khôi phục nền kinh tế là hết sức cấp thiết nhằm tái tạo lại nguồn lực chính phủ hạn chế, đã được ưu tiên cho chăm sóc y tế và hỗ trợ sinh kế trong đại dịch Một là, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra Đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, tiêm miễn phí cho toàn dân Thực hiện việc công nhận hộ chiếu vaccine với các nước; duy trì hiệu quả, cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin, dữ liệu về tiêm vaccine phòng Phân bổ, sử dụng có hiệu quả số tiền huy động từ các nguồn lực xã hội ủng hộ cho phòng, chống dịch Covid-19 Hai là, nâng cao nhận thức về bối cảnh “bình thường mới”, duy trì cả cung và cầu trên thị trường, duy trì sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19” Ba là, ban hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng với chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội trên quan điểm chung là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh Bốn là, tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả những chính sách mới (như hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm cước viễn thông ) Năm là, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế Sáu là, Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 Bảy là, tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả Thành tựu Nhờ sự cố gắng của nhà nước và toàn dân, chúng ta đã gặt hái được những thành tựu đáng kinh ngạc: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng tăng 22,3%, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng 6,2% so với tháng trước Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm 11 tháng tăng 11% Vốn thực hiện đạt 17,1 tỷ USD Tháng 11/ 2021, kinh tế Việt Nam từng bước khôi phục

Ngày đăng: 25/03/2024, 23:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan