Lý trường sang kien lich su 4

6 1 0
Lý trường sang kien lich su 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử lớp Bốn. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu). Thực tế hiện nay, khi giảng dạy Lịch sử ở Tiểu học nói chung, chúng ta thường sử dụng phương pháp truyền thống. Với thời lượng trong 1 tiết học trong tuần với phân môn Lịch sử, giáo viên thường chỉ có thể giới thiệu cho học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản và một vài câu hỏi chất vấn gắn việc liên hệ thực tế và vận dụng hiểu biết vào thực tế cuộc sống. Với hình thức này thì chỉ những học sinh tiếp thu nhanh mới đủ khả năng tiếp nhận được còn các đối tượng học sinh khác hầu như chỉ đứng ngoài cuộc, dẫn đến những hạn chế sau: Việc soạn bài, giảng dạy của giáo viên còn nặng về hình thức, sơ sài về nội dung, chưa thể hiện được ý đồ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy, chưa có đủ thông tin tích cực đến với học sinh. Chỉ chú trọng chuyển tải nội dung mà chưa quan tâm đúng mức đến phần thực hành, liên hệ thực tế. Việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Quá trình thực hiện cho thấy chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức HS đọc nghe quan sát và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, ... dẫn đễn học sinh có thói quen đọc và họcnhớ kiến thức trong sách một cách thụ động. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận các phần mềm hỗ trợ soạn giảng, khó khai thác và sử dụng các tư liệu như hình ảnh, âm nhạc, videoclip phù hợp với bài giảng và với điều kiện thực tế ở địa phương, ...Vì vậy, cần có biện pháp giúp tất cả các em nắm được kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử một cách chủ động, tích cực. Đồng thời khơi gợi cho các em niềm hứng thú, say mê, yêu thích khi học môn học này. Để thực hiện tốt điều đó, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử lớp Bốn.”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP Cà Mau, ngày 25 tháng 3 năm 2023 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử lớp Bốn - Họ và tên: Lý Công Trường - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Xuyên - Cá nhân, tổ chức phối hợp: Cá nhân thực hiện - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 05/9/2022 đến 31/5/2023 I ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử lớp Bốn 2 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu) Thực tế hiện nay, khi giảng dạy Lịch sử ở Tiểu học nói chung, chúng ta thường sử dụng phương pháp truyền thống Với thời lượng trong 1 tiết học trong tuần với phân môn Lịch sử, giáo viên thường chỉ có thể giới thiệu cho học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản và một vài câu hỏi chất vấn gắn việc liên hệ thực tế và vận dụng hiểu biết vào thực tế cuộc sống Với hình thức này thì chỉ những học sinh tiếp thu nhanh mới đủ khả năng tiếp nhận được còn các đối tượng học sinh khác hầu như chỉ đứng ngoài cuộc, dẫn đến những hạn chế sau: - Việc soạn bài, giảng dạy của giáo viên còn nặng về hình thức, sơ sài về nội dung, chưa thể hiện được ý đồ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy, chưa có đủ thông tin tích cực đến với học sinh Chỉ chú trọng chuyển tải nội dung mà chưa quan tâm đúng mức đến phần thực hành, liên hệ thực tế - Việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao Quá trình thực hiện cho thấy chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức HS đọc- nghe- quan sát và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, dẫn đễn học sinh có thói quen đọc và học-nhớ kiến thức trong sách một cách thụ động Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận các phần mềm hỗ trợ soạn - giảng, khó khai thác và sử dụng các tư liệu như hình ảnh, âm nhạc, video-clip phù hợp với bài giảng và với điều kiện thực tế ở địa phương, Vì vậy, cần có biện pháp giúp tất cả các em nắm được kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử một cách chủ động, tích cực Đồng thời khơi gợi cho các em niềm hứng thú, say mê, yêu thích khi học môn học này Để thực hiện tốt điều đó, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn lịch sử lớp Bốn.” 1 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thử nghiệm sáng kiến a Thuận lợi: Dễ dàng hệ thống kiến thức của bài học Liên kết các thông tin có hệ thống Kích thích sự sáng tạo của học sinh Nâng cao chất lượng trong việc dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh b Khó khăn: - Đối với học sinh lớp 4, học sinh vừa được tiếp cận kiến thức phân môn mới nên còn bỡ ngỡ, chưa quen cách học mới - Kĩ năng vẽ của các em còn hạn chế khiến các em lúng túng khi bắt đầu vẽ một sơ đồ tư duy - Các em trình bày bài sơ đồ tư duy chưa được rõ ràng mạch lạc 2 Nội dung của sáng kiến: (Ghi tóm tát nội dung của sáng kiến) Đề tài sáng kiến này nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thử nghiệm sáng kiến Để đạt hiệu quả, giáo viên tích cực vận dụng vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy và hướng dẫn học sinh nắm được các bước vẽ sơ đồ tư duy Với biện pháp này, tôi đã giúp tất cả các em nắm vững kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử một cách chủ động, tích cực Đồng thời khơi gợi cho các em niềm hứng thú, say mê, yêu thích khi học môn học này 3 Những biện pháp thực hiện: a Vận dụng vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy Với nội dung còn mới và cần có thời gian để học sinh tiếp cận làm quen với cách học, tập thực hành lại và dần dần biết sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập kiến thức, tôi chỉ đưa ra các bước cần thiết để hình thành lối tư duy theo sơ đồ dựa vào hệ thống các câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện, “bật” ra từ khóa hoặc diễn đạt ngắn gọn một ý liên quan trong hệ thống bài học của các phân môn trong phân môn Lịch sử với các bước sau: * Bước 1: Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong mỗi bài dạy Có nghĩa là giáo viên thiết kế bài dạy trên lớp bình thường với các phương pháp, hình thức tổ chức đã soạn * Bước 2: Thiết kế hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời Sau mỗi báo cáo của học sinh trong từng hoạt động, giáo viên gợi mở để học sinh phát hiện và “bật” ra từ khóa hoặc nội dung chính, ý chính của mỗi nhánh kiến thức trên sơ đồ * Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người tư vấn, là trọng tài giúp học sinh nắm bắt và làm chủ được sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến việc học sinh tóm tắt được hệ thống kiến thức của bài học thông qua sơ đồ tư duy 2 * Bước 4: Củng cố kiến thức bằng việc giáo viên giao cho học sinh về nhà tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học rồi lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó trong hoạt động "Khởi động" b Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy Trước hết tôi cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em tập đọc hiểu sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch logic của kiến thức Sau đó tôi hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy theo các bước như sau: * Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm Bước đầu tiên trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một tờ giấy (đặt nằm ngang) Muốn xác định được chủ đề tôi hướng dẫn học sinh dựa vào tên bài học vì thông thường tên bài chứa nội dung trọng tâm của bài Quy tắc vẽ chủ đề: - Học sinh cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm và chữ nổi bật để từ đó phát triển ra các ý khác - Học sinh có thể tự do sử dụng màu sắc mà các em yêu thích - Học sinh không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ - Học sinh có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng * Bước 2: Vẽ các nhánh Bước tiếp theo là vẽ thêm nhánh chính và các nhánh phụ vào chủ đề trung tâm Quy tắc vẽ nhánh phụ: - Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật - Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm - Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng * Bước 3: Trong từng nhánh phụ, vẽ thêm các nhánh nhỏ (nhánh con) và các chi tiết hỗ trợ * Quy tắc vẽ nhánh nhỏ và chi tiết hỗ trợ: - Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh - Bất cứ lúc nào có thể, nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian 3 Ví dụ: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy: Nhà Trần thành lập Một số lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy: - Cần chọn từ ngữ đảm bảo tính liên kết, cách chọn từ khóa, hình ảnh, màu sắc để tăng tính hấp dẫn, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo - Các nhánh chính của sơ đồ tư duy chính là các nội dung cốt lõi Từ các nhánh chính có thể có nhiều nhánh phụ để làm rõ ý Học sinh có thể diễn tả bằng bức tranh, bằng đường nét hay một kí hiệu riêng nào đó mà học sinh hiểu được - Mỗi nhánh của sơ đồ tư duy được vẽ đậm dần từ trung tâm, các nhánh khác nhau được vẽ bằng màu sắc khác nhau Trên cùng một nhánh phải vẽ cùng một màu - Các từ ngữ được ghi trong sơ đồ tư duy phải ngắn gọn, cô đọng - Học sinh có thể tự vẽ sơ đồ tư duy sau khi học xong nội dung bài học hoặc trước khi tìm hiểu nội dung bài học - Cách thể hiện sơ đồ tư duy của mỗi học sinh là khác nhau Tùy từng thể loại văn bản có những nhánh khác nhau nhưng chủ yêu dựa vào hệ thống câu hỏi để giáo viên thiết lập các nhánh III ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1 Tính mới: Đối với học sinh tiểu học khi học tập môn Lịch sử yêu cầu cơ bản cần đạt đó chính là học sinh phải nắm được kiến thức và nội dung chính Biết sâu chuỗi sự kiện và tư duy tích cực thì những giải pháp trong sáng kiến đã làm được.Từ yêu cầu thực tiễn của môn Lịch sử nói chung và rèn luyện kỹ năng học tập cho HS nói riêng, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp để đáp ứng với yêu cầu đề ra Sau một thời gian áp dụng tôi thấy học sinh thích thú khi học môn Lịch sử, đa số các em không còn thụ động trong các hoạt động dạy học Các em đã mạnh 4 dạn và tự tin hơn trong trao đổi ý kiến với giáo viên cũng như trong giao tiếp Sáng kiến tạo cho các em cơ hội được giao lưu học tập, được thể hiện bản thân và tự tin giao tiếp hơn Mỗi ngày đến trường đều trở nên hấp dẫn, sinh động, vui vẻ hơn Kiến thức được lồng ghép và truyền tải tới học sinh một cách nhẹ nhàng, đúng với tâm lý lứa tuổi của các em là "học mà chơi" Từ đó, hiệu quả của mỗi tiết học cũng được nâng cao Giáo viên cũng chủ động, năng động, sáng tạo và chăm chút hơn trong từng bài soạn, bài giảng Căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ xác định phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân học sinh đảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ 2 Tính hiệu quả và khả thi: - Hiệu quả kinh tế: Từ những cố gắng, chủ động, phát huy tính tích cực của cả thầy và trò trong dạy-học phân môn Lịch sử áp dụng những biện pháp này đã đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế bởi không lãng phí thời gian áp dụng hơn nữa kinh phí để thực hiện biện pháp không nhiều - Hiệu quả xã hội: Sáng kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các em học sinh khối 4 khi học tập môn lịch sử Bởi những phương pháp mà tôi đưa ra vô cùng ưu việt mang lại nhiều hiệu quả cao Nâng cao được những tiết học Lịch sử từ nhàm chán đến sôi động Đây chính là sự thành công của những người giáo viên giống như tôi khi thực hiện công tác giảng dạy - Kết quả đạt được: Sáng kiến này vừa giúp tôi nâng chất lượng học tập môn Lịch sử cho học sinh cũng là nâng cao chất lượng giáo dục của lớp Cụ thể, trong năm học 2022 – 2023, lớp Bốn tôi chủ nhiệm, thời điểm Học kì I đạt được kết quả như sau: Lớp 4C Thời điểm Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn Số HS: 33 em HKI thành 18 15 / Số lượng 54,5% 45,5% / Tỉ lệ 3 Phạm vi áp dụng: Thông qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, tất cả giáo viên khối 4 đều sử dụng được giải pháp này trong dạy học không chỉ trong phân môn Lịch sử mà còn cả trong phân môn Địa lí và cả những môn học khác Kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy của các thầy cô đều cải thiện rõ rệt, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục, là thành quả mong đợi của mỗi giáo viên Sáng kiến này có thể áp dụng trong các trường Tiểu học trong toàn Thành phố sẽ giúp giáo viên nâng cao cao chất lượng dạy môn Lịch sử cũng là nâng cao chất lượng giáo dục IV KẾT LUẬN: 5 Việc áp dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt cho học sinh các kiến thức mà không đơn điệu hay nhàm chán Giúp học sinh nâng cao sự tập trung, năng lực sáng tạo, khả năng ghi nhớ, từ đó giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh tốt nhất Ngoài ra, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh thông minh hơn; mạnh dạn và tự tin hơn trong các hoạt động nhóm và giao tiếp Phương pháp dạy học vận dụng sơ đồ tư duy được giáo viên áp dụng thường xuyên và lâu dài hướng đến mục tiêu đổi mới, sáng tạo và vận dụng để chất lượng dạy học đạt kết quả ngày một cao hơn Hi vọng rằng, với phương pháp dạy học mới lạ nhưng cực kì hữu ích này, học sinh sẽ vận dụng được sơ đồ tư duy để hệ thống hóa và ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất Trên đây là sáng kiến của bản thân đã thực hiện và đạt hiêu quả khả quan, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng xét, cộng nhận sáng kiến cấp thành phố để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và phổ biến áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Lý Công Trường 6

Ngày đăng: 25/03/2024, 16:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan