Tiếp cận tác phẩm thơ trong sách ngữ văn trung học phổ thông từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ

114 0 0
Tiếp cận tác phẩm thơ trong sách ngữ văn trung học phổ thông từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ THUỲ TRANG TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ GÓC NHÌN TÍN HIỆU THẨM MĨ Ngành: Ngôn Ngữ Học Mã số: 8229020 Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN ANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Tác giả MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Ý nghĩa và đóng góp của đề án 6 7 Cấu trúc của đề tài 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1.Tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ 8 1.1.1 Tín hiệu 8 1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 11 1.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ 15 1.2 Một số vấn đề về tín hiệu văn chương 25 1.3 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ 27 1.3.1 Khái niệm về trường nghĩa 27 1.3.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa 28 1.3.3 Các loại trường nghĩa 29 1.3.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa 31 1.4 Một số vấn đề về ngữ cảnh của tín hiệu thẩm mĩ 32 Tiểu kết chương 1 32 Chương 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ THƠ TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Error! Bookmark not defined 2.1 Kết quả khảo sát tín hiệu thẩm mĩ trong các tác phẩm thơ 34 2.2 Biểu hiện hình thức của các trường nghĩa tín hiệu thẩm mĩ 39 2.2.1 Biểu hiện hình thức của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 39 2.2.2 Biểu hiện hình thức của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 44 2.2.3 Biểu hiện hình thức của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 50 2.2.4 Biểu hiện hình thức của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 54 2.2.5 Biểu hiện hình thức của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa con người 58 Tiểu kết chương 2 63 Chương 3: BIỂU HIỆN Ý NGHĨA CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ THƠ TRONG SÁCH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Error! Bookmark not defined 3.1 Ý nghĩa – cái được biểu đạt của tín hiệu thơ ca 65 3.2.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ 67 3.2.1.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 67 3.2.2.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 74 3.2.3.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa động vật 80 3.2.4.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa thực vật 84 3.2.5.Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa con người 88 3.3 Ứng dụng nguyên lí tín hiệu học vào phân tích tác phẩm thơ ca 93 3.3.1 Biểu hiện hình thức của các tín hiệu thẩm mĩ 95 3.3.2 Biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ 97 Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Giải thích 1 Cbđ Cái biểu đạt 2 Cđbđ Cái được biểu đạt 3 BTTV Biến thể từ vựng 4 BTKH Biến thể kết hợp 5 BTQH Biến thể quan hệ 6 TH Tín hiệu 7 THNN Tín hiệu ngôn ngữ 8 THTM Tín hiệu thẩm mĩ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê các THTM thơ của 5 trường nghĩa trong sách Ngữ văn 10 và 11 35 Bảng 2.2: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 39 Bảng 2.3: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 45 Bảng 2.4: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa động vật 50 Bảng 2.5: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa thực vật 54 Bảng 2.6: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa con người 59 Bảng 3.1: Bảng thống kê các THTM thuộc trường nghĩa động vật và thực vật trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài 43) 94 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa THNN và THTM 17 Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ THTM thuộc 5 trường nghĩa của các tác phẩm thơ ở sách Ngữ văn 10 và 11 35 Hình 2.2: Sơ đồ khái quát về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM thuộc các trường nghĩa 36 Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 3 THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 41 Bảng 2.4: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 3 THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 47 Hình 2.5: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 3 THTM thuộc trường nghĩa động vật 52 Hình 2.6: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 3 THTM thuộc trường nghĩa thực vật 56 Hình 2.7: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 3 THTM thuộc trường nghĩa con người 61 Hình 3.1: Mô hình giao tiếp cơ bản 65 Hình 3.2: Mô hình khái quát về ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu 67 Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ THTM trong Bảo kính cảnh giới (Bài 43) 93 Hình 3.4: Sơ đồ về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM thuộc trường nghĩa động vật và thực vật trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)………………………………99 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Ngày nay, ngôn ngữ học đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết của thực tế đời sống xã hội loài người trong thời kì hội nhập Nằm trong quỹ đạo ấy, ngữ nghĩa – ngữ dụng học, tín hiệu (TH) học đang là một trong những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng và về TH của ngôn ngữ, nhưng những vấn đề về mối quan hệ giữa lí thuyết TH học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ với những đặc trưng văn hóa vẫn chưa được nghiên cứu triệt để Đó là lí do thứ nhất chúng tôi chọn đề tài: Tiếp cận tác phẩm thơ trong sách Ngữ văn Trung học Phổ thông từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ để nghiên cứu với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung cho vấn đề này Ngôn ngữ văn học có thể được xem là một hệ thống TH bao gồm các TH thông thường và các THTM Các TH thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực Các THTM luôn chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩa nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hóa, biểu trưng hóa nghệ thuật Một THTM phải hội tụ đủ các yếu tố: cái biểu đạt (cbđ) – hình thức vật chất nghệ thuật; cái được biểu đạt (cđbđ) – các giá trị ý nghĩa thẩm mĩ; chủ thể sáng tạo; thuộc một hệ thống THTM nhất định Chính vì vậy, tìm hiểu các TH văn chương là phải tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó Khi phân tích một TH văn chương, phải bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích Để hiểu và đánh giá đúng đắn trên cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các THTM trong tác phẩm Đó là lí do thứ hai chúng tôi chọn đề tài này Lí do thứ ba, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn TH học Các THTM trong tác phẩm văn học chính là “chìa khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cụ thể hơn là ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học Lí do thứ tư, trong lĩnh vực giáo dục, nội dung chương trình sách luôn là vấn đề thu hút đông đảo sự quan tâm của xã hội Sách là một trong những tài liệu học tập quan trọng nhất đối với việc dạy và học trong nhà trường Đầu năm 2022 và năm 2 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần lượt giới thiệu tới công chúng bộ sách lớp 10 và lớp 11 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Trong đó, chương trình sách Ngữ văn có một vị trí quan trọng Bởi lẽ, Ngữ văn luôn là nội dung trọng điểm của chương trình giáo dục Môn học Ngữ văn không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người mà còn giúp học sinh trau dồi vốn từ tiếng Việt, tăng thêm tình yêu với ngôn ngữ dân tộc Đó là lí do để chúng tôi chọn nghiên cứu các tác phẩm văn học trong nhà trường Một lí do nữa để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm tiếp nối các đề tài Tiếp cận tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn TH học và THTM trong tác phẩm văn xuôi ở trường Trung học phổ thông Với hai công trình trên, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu THTM điển hình của các tác phẩm thơ ca và văn xuôi trong chương trình Giáo dục phổ thông 2006 Đề tài Tiếp cận tác phẩm thơ trong sách Ngữ văn Trung học Phổ thông từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ này sẽ góp thêm một cách nhìn nhận, đối sánh về bức tranh THTM được tuyển chọn vào sách giữa hai chương trình cũ và mới Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tiếp cận tác phẩm thơ trong sách Ngữ văn Trung học Phổ thông từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ của văn chương có rất nhiều hướng đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới góc nhìn của ngôn ngữ học Vấn đề TH và THTM đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Đỗ Hữu Châu với bài viết: “Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác” và “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học”, Nguyễn Lai: “Từ một số luận điểm của Mác về bản chất TH của ngôn ngữ” [30], Hoàng Trinh: “Từ kí hiệu học đến thi pháp học”, Trương Thị Nhàn: “Sự biểu đạt ngôn ngữ các THTM không gian trong ca dao” [38], Bùi Minh Toán: “Từ THNN đến THTM trong văn chương” [49] Năm 1977 trên báo Văn nghệ, tác giả Hoàng Tuệ có bài nghiên cứu “TH và biểu trưng” Tác giả đã nêu và phân tích nhiều ví dụ để minh chứng cho mối quan hệ giữa TH và biểu trưng Tác giả viết: “TH bao hàm mối quan hệ X-A, mối quan hệ đã 3 được xã hội chấp nhận từ lâu đời Chính vì vậy mà có đời sống xã hội, và cũng nhờ vậy, đời sống xã hội mới phát triển” Tác giả kết luận rằng: “Vấn đề rõ ràng là thuộc phạm vi ngôn ngữ học, chứ không phải ở ngoài Đúng hơn, đây là ngôn ngữ học trong sự gắn bó với tâm lý học, và chính thông qua mối quan hệ này mà ngôn ngữ với tư duy, với đời sống xã hội, là không tách nhau: cũng vậy, ngôn ngữ với thơ văn, và ngôn ngữ với các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc” [50, tr.1121] Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu triển khai theo hướng này đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết THTM Việc vận dụng lý thuyết THTM và nghiên cứu văn chương phát triển nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả Trương Thị Nhàn: “Tìm hiểu giá trị biểu trưng của một số từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1984), Lê Thị Tuyết Hạnh: “Một số THTM trong thơ Xuân Quỳnh” (1990), Lê Thị Hồng: “Tìm hiểu vấn đề THTM trong thơ Huy Cận” (1993) Những công trình nghiên cứu này đã góp thêm tiếng nói đối với các vấn đề THTM văn chương Tác giả Phạm Thị Kim Anh với bài viết “Hình thức ngôn ngữ và ý nghĩa biểu trưng của THTM “lúa” trong thơ Mới” [1,tr.18] đã tiến hành xem xét một TH văn chương cụ thể là TH “lúa” trong thơ Mới dưới góc nhìn TH học Tác giả đã nêu các hình thức ngôn ngữ làm thành mặt cái biểu đạt của TH “lúa” trong mỗi lần xuất hiện Qua đó, tác giả nghiên cứu nội dung ý nghĩa từ những hình thức vật chất của TH “liễu”, khái quát chúng thành các ý nghĩa thẩm mĩ của TH Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh với “TH ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” [2, tr.7] đã đi vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các trường nghĩa cụ thể trong ca dao Nam Trung Bộ về hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và phân tích để cho thấy chúng đã được sử dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt Tác giả chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò của tự nhiên trong tư duy nghệ thuật của các sáng tác dân gian Cũng từ đó nêu lên những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra dấu ấn văn hóa được phản ánh vào ngôn ngữ của vùng đất này

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan