Thế giới nghệ thuật trong trường ca giang nam

115 0 0
Thế giới nghệ thuật trong trường ca giang nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ca Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến, với những cây bút nổi tiếng: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ CHÂM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA GIANG NAM Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Người hướng dẫn: TS CHU LÊ PHƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS Chu Lê Phương Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Châm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài đề án này trước hết tôi xin gửi đến giảng viên hướng dẫn TS.Chu Lê Phương, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này lời cảm ơn sâu sắc nhất Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình nhà thơ Giang Nam, nhà thơ Trần Vạn Giã đã nhiệt tình hỗ trợ tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu các tài liệu quan trọng, cung cấp cho tôi những tập thơ của nhà thơ Giang Nam trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, những người đã truyền thụ kiến thức khoa học giúp tôi từng bước trưởng thành và trang bị những kiến thức vững chắc về Văn học Việt Nam Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành những người thân, gia đình, bạn bè, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo trung tâm GDTX Nha Trang, nơi tôi công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể đạt được kết quả học tập tốt và thực hiện thành công đề án tốt nghiệp thạc sĩ này Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Châm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3 Mục đích nghiên cứu 6 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Cấu trúc của đề án 7 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ GIANG NAM 8 1.1 Trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại 8 1.1.1 Giới thuyết về trường ca 8 1.1.2 Quá trình phát triển và đặc điểm trường ca trong nền văn học Việt Nam hiện đại 13 1.2 Nhà thơ Giang Nam 24 1.2.1 Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác 24 1.2.2 Quan điểm sáng tác 33 Tiểu kết chương 1: 35 CHƯƠNG 2: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG 37 2.1 Cảm hứng chủ đạo 37 2.1.1 Cảm hứng sử thi 37 2.1.2 Cảm hứng trữ tình 49 2.2 Thế giới hình tượng 58 2.2.1 Hình tượng người anh hùng 58 2.2.2 Hình tượng nhân dân 65 Tiểu kết chương 2: 67 CHƯƠNG 3: TRƯỜNG CA GIANG NAM – NHÌN TỪ KẾT CẤU, THỂ THƠ, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 69 3.1 Kết cấu và thể thơ 69 3.1.1 Kết cấu 69 3.1.2 Thể thơ 81 3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 86 3.2.1 Ngôn ngữ 86 3.2.2 Giọng điệu 91 Tiểu kết chương 3: 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Trường ca là một thể loại thơ dài, mang trong mình tính chất lịch sử to lớn của thời đại và cảm hứng của sử thi Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân tộc và thời đại anh hùng đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển Vậy nên, nó đã có đóng góp đáng kể vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Trong nền văn học hiện đại, trường ca được xác lập chính thức vào những năm bảy mươi và nở rộ trong thập niên tám mươi của thế kỷ XX Có thể nói, giai đoạn này, lịch sử văn học Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những sáng tác có quy mô và dung lượng lớn, khái quát về các sự kiện và các biến cố lịch sử; về những số phận con người gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước Chính họ đã đem lại sự trải nghiệm mới về những vấn đề lịch sử, nhân sinh trong một hình thức văn học còn mới mẻ với bạn đọc nước nhà Trường ca Việt Nam đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến, với những cây bút nổi tiếng: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Thị Mây,… Trong đó cũng phải kể đến sự đóng góp rất lớn với thể loại trường ca của Giang Nam 1.2 Trong bài điếu văn tiễn đưa nhà thơ Giang Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã xúc động gửi chân thành: “mỗi ngày sống của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ra đều mang hơi thở một đời sống lớn của dân tộc” [97,tr.1] Giang Nam là tác gia lớn của văn học Khánh Hoà và của Nam Trung Bộ Nhà thơ được nhận khá nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1965), Giải thưởng Nhà Nước đợt 1 (2001), v.v Giang Nam đã sáng tác một khối lượng tác phẩm khá lớn gồm thơ và văn xuôi, đã xuất bản mười tập thơ, trường ca, bốn tập truyện ngắn, bút kí và một tập hồi kí, ngoài ra còn một số lượng thơ văn chỉ mới đăng báo, chưa được xuất bản thành tập Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giang Nam là một cây bút khá quen thuộc, nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá Giang Nam như là một trong những cánh chim đầu đàn của văn học giải phóng miền Nam Tác phẩm của ông không chỉ giúp người đọc thêm yêu tha thiết vẻ đẹp quê hương đất nước, con 2 người miền Nam mà còn có tác dụng khơi dậy lòng đấu tranh chống xâm lược cho các thế hệ thời chống Mỹ Giang Nam sáng tác trường ca không nhiều nhưng trường ca lại có vị trí quan trọng sự nghiệp của ông Những năm tháng chiến đấu, tình cảm chân thành với vùng đất và con người nơi ông đã đi qua, những ân tình sâu nặng với quê hương đã là nguồn cảm hứng dồi dào để nhiều bản trường ca ra đời như suối nguồn không vơi cạn Nhà thơ nhận thấy thể loại này rất thích hợp khi cần để miêu tả một thực tế phong phú và ác liệt của chiến trường, ghi chép lại chân thực tình cảm sâu nặng của mình với những nhân vật và sự kiện mà mình đã gắn bó, chứng kiến qua thời gian dài, ở không gian rộng lớn và luôn biến động mà một hay nhiều bài thơ ngắn ý ngắn dòng không thể đáp ứng được 1.3 Với đóng góp to lớn như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của Giang Nam là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa đối với văn học giải phóng miền Nam, văn học Việt Nam hiện đại, góp phần làm thêm phong phú, giàu bản sắc và có ý nghĩa cho nền văn học dân tộc Đồng thời cũng là nguồn tư liệu quý giá cho những người yêu thích thơ văn Giang Nam, cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…, cho môn giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn Vì những lý do trên người viết lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong trường ca của Giang Nam” để nghiên cứu, làm đề án Thạc sĩ Ngữ văn chuyên ngành Văn học Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Trường ca xuất hiện từ sau những năm ba mươi của thế kỷ XX và những công trình, bài viết nghiên cứu về thể loại này còn xuất hiện muộn hơn Đó là khi trường ca nở rộ vào thời kì chống Mỹ với các sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu như: Thu Bồn, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… thì vấn đề nghiên cứu thể loại mới trở nên rộng rãi, sôi nổi Từ sau 1975, trên các tạp chí, các diễn đàn văn học - trong một khoảng thời gian dài đã có khá nhiều bài viết bàn góp về thể loại trường ca Trong đó có các bài viết rất sâu sắc của các tác như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn Trong bài Trường ca, vấn đề thể loại Mã Giang Lân đã đưa ra vấn đề thể loại trường ca Ông nhận xét: “Ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi, 3 hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạnh cảm xúc chủ đạo… Trường ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: trữ tình và tự sự” [39, tr.105] Bài nghiên cứu của Mã Giang Lân đã có một sự phân định về trường ca và thơ dài khá rõ ràng Bên cạnh đó tác giả Lại Nguyên Ân, trong cuốn Văn học và phê bình ở bài viết Thể trường ca trong thơ gần đây ông xem trường ca như một thể tài và cẩn trọng cho rằng: “Trong phạm vi thơ hiện đại ở ta, có lẽ vẫn còn đủ thận trọng để coi trường ca như là một thể tài đang hình thành và phát triển, với xu hướng chung là đưa yếu tố suy nghĩ trữ tình thành yếu tố chủ đạo của tác phẩm trường ca” [5, tr.8] Sau này, Hoàng Ngọc Hiến đã xuất bản giáo trình Năm bài giảng về thể loại và một trong số những vấn đề được ông đưa ra là “mấy vấn đề đặc trưng thể loại và thi pháp của trường ca” Từ các bản dịch, các bài giới thiệu về trường ca của Maicôpxki, các lí thuyết về thể loại của Nga, ông đã khái quát nên những đặc điểm cơ bản của trường ca hiện đại như: nội dung lớn, cảm hứng lớn, mối tương quan giữa tự sự và trữ tình Và đặc biệt ông dẫn theo quan điểm của Biêlinxki để nêu ra đặc trưng của trường ca: “nó không dung nạp văn xuôi của đời sống, nó chỉ chớp lấy những yếu tố mang chất thơ, chất lí tưởng của cuộc sống mà nội dung là những chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới và những vấn đề đạo đức cao sâu nhất của nhân loại…” [28, tr.111] Trong quan niệm này, ông đã chỉ ra dung lượng lớn, nội dung lớn của trường ca khác biệt với văn xuôi thuần tuý và cốt lõi của trường ca vẫn là sự vận động của mạch tâm trạng tạo nên chất thơ Ngoài ra, còn có thể kể đến các luận văn, luận án đã tìm hiểu về thể loại trường ca như: Chất sử thi trong trường ca hiện đại 1954 – 1985 của Lê Thị Hồng Liên (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Huế - 2001); Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỉ XXI của Đào Thị Bình (Luận án tiến sĩ, 2008); Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo của Mai Bá Ấn (Luận án tiến sĩ, 2008)… Những công trình này tuy không nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ thi pháp thể loại nhưng đều là những tài liệu bổ ích cho những người nghiên cứu và người viết trường ca về sau 4 Trong dàn đồng ca về thể loại, nhà thơ Giang Nam cũng đã đóng góp lớn với những tác phẩm tâm huyết và có giá trị Qua các tập trường ca của mình, ông đã góp phần rất lớn tạo nên sắc diện riêng cho trường ca hiện đại Đồng thời, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, văn thơ của ông nói chung và trường ca nói riêng là những lời tâm huyết của một trái tim yêu nước, yêu đời, yêu người Bàn về phong cách thơ Giang Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình có chung cảm nhận rằng thơ ông thấm đẫm chất tình, dạt dào, sâu lắng Hoài Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh (tập 1) nhấn mạnh phong cách của Giang Nam xuyên suốt cuộc đời cầm bút của ông: “Đau xót, căm thù, mến thương, phấn khởi, chất chứa trong lòng đã trào lên đầu ngọn bút Có lẽ chính vì thế mà anh đã có nhiều bài thơ hay Trong những bài ấy, dòng thơ của anh dồi dào mà vẫn cô đọng Anh tiết kiệm chữ, tiết kiệm lời mà vẫn nói đúng được những điều cần nói” [89, tr.337] Mặt khác, theo Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam, thơ Giang Nam dễ đi vào lòng người với những “hình tượng thơ vừa đẹp, vừa khỏe” là nhờ vào “tư tưởng cách mạng ngày càng chín sâu ở ông Tư tưởng ấy biến thành tình cảm – lý tưởng, thành khả năng sáng tạo nên hình tượng thơ” [70, tr.188] Phạm Văn Sĩ nhận thấy thơ ông không chỉ có chất trữ tình mà còn có cả chất thời sự: “Mô tả hiện thực cách mạng kết hợp với những biểu hiện trữ tình của tâm trạng nhà thơ là đặc điểm phong cách thơ Giang Nam… Như con bồ nông nuôi con bằng máu của mình, nhà thơ trữ tình có lúc nuôi dưỡng hình ảnh bằng những xao xuyến tâm hồn, bằng những kỷ niệm xót đau trong đời mình Chính nhờ đó mà nhiều khi hình ảnh thơ anh có được sức mạnh gợi cảm, lắng sâu trong tâm trí người đọc” [70, tr.187- 188] Riêng Vũ Quần Phương trong lời giới thiệu tập Giang Nam, thơ và tuổi thơ, có nhận xét: “Trong suốt cuộc kháng chiến cho thống nhất đất nước, thơ Giang Nam đã thành một kênh cảm xúc chủ yếu nối tình cảm đồng bào Nam Bắc… Thơ ông chỉ mang nội dung của cuộc chiến ấy Những tình cảm riêng tư, thương nhớ vợ con cũng vùi trong cảm xúc lớn lao đó Hơi thở của cuộc chiến đấu phả vào mọi tình cảm và ý nghĩ của nhà thơ, tạo nên một chủ đề 5 gần như duy nhất trong thơ Giang Nam: dũng cảm kiên cường, lạc quan chiến đấu Ông viết nhanh, viết kịp thời, theo sát các sự kiện chính trị, quân sự và cuộc chiến đấu Bút pháp tự sự, chính luận thành sở trường của Giang Nam trong giai đoạn này Tự sự để thông tin, chính luận để phân tích Nhà thơ tận tụy và phấn đấu làm phát ngôn cho kháng chiến” [63, tr.3] Trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8), Lê Dục Tú cũng đánh giá về chất đời, tính chân thực, giản dị trong giọng điệu thơ Giang Nam: “Giọng thơ trữ tình, thiết tha, giản dị mà lắng đọng Thơ Giang Nam không cầu kì Dường như những cảm xúc nguyên sơ từ cuộc đời được ông đưa thẳng vào thơ, không qua một sự gọt giũa nào của kỹ thuật Tứ thơ của ông cũng lấy từ chính những điều xảy ra hàng ngày Đó là điểm mạnh và cũng là điểm cần phải vượt qua của thơ ông Trong những năm chống Mỹ, chất giọng trữ tình trong thơ Giang Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến giọng thơ của các nhà thơ trẻ miền Nam Đó là dấu hiệu đáng mừng của một cây bút đã tạo được cho mình dấu ấn của một phong cách và giọng điệu” [73, tr.566-567] Từ đó, nhà nghiên cứu cho rằng, với tài năng độc đáo của mình, Giang Nam đã để lại ảnh hưởng không nhỏ đối với các thế hệ kế thừa Bên cạnh những thành công và đặc sắc trong tác phẩm của Giang Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một vài điều hạn chế từ những sáng tác của ông Hoài Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh nhận thấy: “Tình cảm của anh tràn lan quá không cô lại được theo những đường nét cụ thể, thành những dáng hình cụ thể… tình cảm có khi chưa rõ nét lắm”, “ngay trong những bài hay nhiều chỗ cũng còn là lời nói chưa phải lời thơ Ngòi bút của Giang Nam có khi quá dễ dãi” [89, tr.337] Theo Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam nhận ra bên cạnh những thành tựu cũng chỉ rõ: “Thơ Giang Nam hình như phát triển không đều về chất lượng Sau những bài thơ hay như Quê hương, Cô gái An Thường, Đêm qua làng…, chúng ta lại gặp một số bài thơ viết còn dễ dãi hoặc tản mạn, yếu về bố cục.” [70, tr.189] Dù vậy, Hoài Thanh trong Tuyển tập Hoài Thanh vẫn công nhận rằng: “Ngay giờ đây, thơ anh đã là một đóng góp rất quý vào sự nghiệp cách mạng không những ở miền Nam mà trên toàn cõi Việt Nam” [89, tr.338]

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan