Phong trào công nhân đường sắt ở nam trung bộ (1930 1945)

94 0 0
Phong trào công nhân đường sắt ở nam trung bộ (1930 1945)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế nhưng, cho đến nay chưa có công trình lịch sử nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về phong trào công nhân đường sắt ở khu vực Nam Trung Bộ, dù vấn đề này ít nhiều đã được đề cập đến

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHẠM THỊ BÍCH TUYỀN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT Ở NAM TRUNG BỘ (1930 - 1945) 2 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Các đoạn đường sắt ở Nam Trung Bộ nằm trong hệ thống đường sắt do thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX Trong đó bao gồm đoạn đường sắt từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận thuộc tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và các đoạn khác kết nối các địa phương hoặc các khu vực với nhau trong một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ Khi những đoạn đường sắt đầu tiên được xây dựng trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng là lúc đội ngũ công nhân đường sắt ở khu vực này hình thành Và cũng ngay từ những ngày đầu ấy, phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ đã nhen nhóm, phát triển từng bước, chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác Xét trên nhiều phương diện, thời kỳ 1930 - 1945 có ý nghĩa đặc biệt đối với phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ Ở đó, dưới tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ bùng lên một cách mạnh mẽ, với quy mô lớn và hình thức đấu tranh phong phú Do đó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của phong trào cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và phong trào công nhân Việt Nam nói chung Thế nhưng, cho đến nay chưa có công trình lịch sử nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về phong trào công nhân đường sắt ở khu vực Nam Trung Bộ, dù vấn đề này ít nhiều đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu về phong trào công nhân nói chung và phong trào cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng Vì vậy, nghiên cứu về phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945 là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn Về khoa học, đề tài góp phần làm rõ về quá trình phát sinh, phát triển của phong trong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ, từ đó nhận thức đầy đủ hơn về đặc điểm của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ Đồng thời, làm 3 rõ đóng góp của công nhân đường sắt trong phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc nói chung Về thực tiễn, đề tài góp phần bổ sung tư liệu về nghiên cứu phong trào công nhân thời cận đại Mặt khác, kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học sinh nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử phong trào công nhân và nhất là hoạt động giáo dục lịch sử địa phương và hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn đi sâu tìm hiểu về phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945, góp phần giải quyết những yêu cầu khoa học, thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ (1930 - 1945)” làm đề tài nghiên cứu và viết Đề án thạc sĩ ngành Lịch sử Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Những vấn đề lịch sử liên quan đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ những năm 1930 - 1945 hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập ở một số công trình nghiên cứu Tập hợp tài liệu, có thể chia thành các nhóm công trình với hướng tiếp cận như sau 2.1 Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam thời cận đại Tiếp cận dưới góc độ này trước hết phải kể đến các công trình như:“Lịch sử Việt Nam tập 7, 8 và 9” do tác giả Tạ Thị Thúy làm chủ biên, “Lịch sử Việt Nam, tập III” do Đinh Xuân Lâm chủ biên, “Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập IV” Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên, “Lịch sử Việt Nam, tập II” của Nguyễn Khánh Toàn Trong những công trình này, các tác giả tiếp cận một cách toàn diện về lịch sử Việt Nam thời cận đại, từ chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp, tình hình văn hoá - xã hội, các giai cấp trong xã hội Việt Nam, đến phong trào yêu nước và cách mạng, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Trong đó có đề cập đến đội ngũ công nhân đường sắt và một số sự kiện về phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ Cũng tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam, một số công trình xuất bản ở ngoài nước của các học giả nước ngoài hoặc học giả Việt Nam đề cập khá chi tiết 4 công cuộc xây dựng hệ thống đường sắt của thực dân Pháp ở Việt Nam, đồng thời ít nhiều đề cấp đến phong trào công nhân Việt Nam nói chung và phong trào công nhân ở Nam Trung Bộ nói riêng Có thể kể đến như: “Indochine, la colonisation ambiguë” (Đông Dương một nền thuộc địa nhập nhằng) 1858 - 1954 của hai sử gia Pierre Brocheux và Daniel Hémery, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” của Lê Thành Khôi, “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer 2.2 Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam Tiếp cận dưới góc độ này trước hết phải kể tới các công trình nghiên cứu về công nhân Việt Nam của tác giả Trần Văn Giàu, như “Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (1930-1945)” gồm 3 tập, “Giai cấp công nhân Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”” Có thể xem đây là công trình nghiên cứu công phu về lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam Trong những công trình này, tác giả đi sâu phân tích đời sống vật chất của công nhân, viên chức và các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam Nêu bật tình trạng thất nghiệp, ăn mày, chết đói, tiền công thấp, giá cả sinh hoạt đắt đỏ Đây như là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam Cùng với đó, tác giả phân tích quá trình chuyển biến về ý thức giai cấp, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với các thời kỳ đấu tranh của của công nhân Việt Nam, trong đó có công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ Cũng trên hướng tiếp cận này, tác giả Hoàng Quốc Việt với công trình “Những nét sơ lược về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam 1860 - 1945” đã có nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam từ năm 1860 đến năm 1945 và chỉ rõ qua từng giai đoạn lịch sử, phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh và đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong phong trào công nhân đó có các sự kiện của phong trào công nhân đường sắt Trong khi đó, các tác giả của Viện Sử học trong công trình “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” có nhiều bài viết bàn về sự hình thành giai cấp 5 công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, những nhận thức về phong trào công nhân qua các giai đoạn lịch sử Tác giả Cao Văn Biền với công trình “Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939” lại tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử, trong đó có phong trào đấu tranh của công nhân trong một thời kỳ lịch sử sôi động như thời kỳ 1936 - 1939 Bên cạnh đó, có một số bài viết về công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử cũng ít nhiều đề cập đến sự ra đời, phát triển, những hoạt động đấu tranh và vai trò của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Điển hình như:“Những hình thức đấu tranh và sự chuyển biến về ý thức của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Cao Văn Biền,“Giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình theo đường lối của Đảng tiền phong” của Nguyễn Công Bình,“Quá trình hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam” của Chương Thâu, “Tìm hiểu sứ mệnh của giai cấp công nhân đối với cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (thời kỳ trước năm 1930)” của Đức Thuận Cùng hướng tiếp cận với các công trình kể trên nhưng với không gian là một địa phương cụ thể và chỉ giới hạn nghiên cứu về phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, người lao động của một tỉnh như: “Lịch sử công đoàn và phong trào công nhân lao động tỉnh Bình Định”, “Lịch sử phong trào công nhân lao động và công đoàn huyện Hoài Nhơn (1930 - 2005)”, “Phong trào công nhân và công đoàn Quảng Nam – Đà Nẵng: từ khi hình thành đến 1954”, “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Nam (1929 - 2005)”, “Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Ninh Thuận (1929 - 2009)”, Các công trình này đã đề cập sơ lược về đội ngũ công nhân ở từng địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ và trong khi trình bày khá cụ thể về phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, người lao động đã đề cập đến một số sự kiện điển hình trong phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân đường sắt những năm 1930 - 1945 2.3 Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng Nam Trung Bộ là khu vực có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, do đó vùng đất này sớm được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về khu vực Nam Trung Bộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau được công bố Trong đó, trước hết phải kể đến các công trình Lịch sử Đảng, 6 lịch sử ngành ít nhiều có đề cập đến tình hình đội ngũ công nhân đường sắt và phong trào đấu của họ ở thời kỳ 1930 - 1945 Điển hình có một số công trình sau: “Lịch sử đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Định (1930 - 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1930 - 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 - 1975)”, “Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 - 1954)”, Nhìn chung, vấn đề công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ những năm 1930 - 1945 ít nhiều được đề cập trong các công trình nghiên cứu về phong trào công nhân đường sắt Việt Nam và một số công trình lịch sử Đảng Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào, những công trình này cũng mới chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến những sự kiện lẻ tẻ ở từng địa phương, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhìn từ không gian nghiên cứu là khu vực Nam Trung Bộ Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào về phong trào đấu tranh cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ tiếp cận dưới góc độ riêng về phong trào đấu tranh của đội ngữ công nhân đường sắt để thấy rõ đặc điểm và đóng góp của phong trào đối với lịch sử khu vực Nam Trung Bộ thời cận đại Dù vậy, các công trình khoa học của các tác giả đi trước và những vấn đề khoa học đang đặt ra là những cơ sở quý giá, giúp tác giả có nguồn tư liệu và xác định hướng nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, dựa vào nguồn tài liệu mà tác giả sưu tầm được, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đề tài “Phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ những năm 1930 – 1945” 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ từ năm 1930 đến năm 1945 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu của đề án là giới hạn từ năm 1930 đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công (8 -1945) Tuy nhiên, trong quá trình phân tích các nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ thời kỳ 1930 7 - 1945, những đặc điểm và vai trò của phong trào, nội dung nghiên cứu có đề cập đến những sự kiện nằm ngoài khung thời gian nêu trên - Không gian nghiên cứu của đề án là khu vực Nam Trung Bộ theo cách phân chia địa giới hành chính hiện nay Bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có các sự kiện nằm trong phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ diễn ra trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, thuộc phạm vi của tỉnh Lâm Đồng hiện nay, nên tác giả đã đưa vào đề tài nghiên cứu - Quy mô nghiên cứu của đề án tập trung vào làm rõ những nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ, diễn biến, đặc điểm và vai trò của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945 4 Mục tiêu nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm tái hiện lại một cách toàn diện, có hệ thống diễn biến của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945; từ đó nhận diện rõ đặc điểm và đánh giá khách quan vai trò của phong trào công nhân đường sắt đối với phong trào công nhân đường sắt Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng ở khu vực Nam Trung Bộ nói riêng 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nêu và phân tích những nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945 - Tái hiện có hệ thống diễn biến của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945 - Định danh và phân tích đặc điểm, vai trò của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ những năm 1930 - 1945 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu Đề án hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau: 8 - Nguồn tài liệu thứ cấp tồn tại dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo về lịch sử Việt Nam cận địa, lịch sử Đảng, lịch sử phong trào công nhân và công đoàn, hồi ký, kỷ yếu do các cơ quan, cá nhân viết và xuất bản có đề cập đến phong trào công nhân đường sắt nói chung và phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ nói riêng - Nguồn tài liệu sơ cấp tồn tại dưới dạng tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật, hình ảnh lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, thư viện địa phương, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, bảo tàng và nhà lưu niệm thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử - Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này - Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung đề án, tăng tính thuyết phục cho những luận điểm khoa học nêu trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp… 6 Đóng góp của đề án Sau khi hoàn thành, đề án sẽ có những đóng góp chủ yếu sau: - Đề án là công trình đầu tiên trình bày một cách tương đối có hệ thống trên cơ sở khai thác và xử lý các tài liệu thu thập được về phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945 - Kết quả của đề án làm rõ được đặc điểm và đánh giá khách quan vai trò phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945 - Kết quả nghiên cứu của đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập về lịch sử Việt Nam, lịch sử khu vực Nam Trung Bộ thời cận đại Đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị để xây dựng nội dung giáo dục địa phương và xây dựng chủ đề trải nghiệm cho học sinh các bậc học ở phổ thông 7 Kết cấu của đề án 9 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án gồm 03 chương - Chương 1: Những nhân tố tác động đến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 - 1945 - Chương 2: Diễn biến phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ (1930 - 1945) - Chương 3: Đặc điểm, vai trò của phong trào công nhân đường sắt ở Nam Trung Bộ (1930 - 1945) 10 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT Ở NAM TRUNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1945 1.1 Truyền thống yêu nước và chuyển biến của phong trào cách mạng ở Nam Trung Bộ trong những năm 1930 – 1945 1.1.1 Truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Trung Bộ Vùng đất Nam Trung Bộ ngày nay vốn nằm trong vương quốc Chăm-pa, nhưng trong quá trình khai phá về phía Nam của cư dân người Việt, dần dần vùng đất này được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt Đến thời Nguyễn, vùng đất này hoàn toàn thuộc về lãnh thổ của nước Việt Nam thống nhất, đặt dưới sự cai trị của chính quyền Trung ương Huế Trong cuộc cải cách hành chính của Hoàng đế Minh Mạng những năm 1831-1832, vùng đất Nam Trung bộ được chia thành 6 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, có 36 phủ, huyện và 3431 làng [36, tr 14] Nam Trung Bộ là một vùng đất có điều kiện tự nhiên đa dạng, nằm ở phía Nam của dãy Trường Sơn và kéo dài ra biển Đông Vùng này có bờ biển dài, nhiều cảnh quan và bãi biển đẹp, cũng như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam Địa hình Nam Trung Bộ gồm có đồi núi cao ở phía Tây, thuộc dãy Trường Sơn, và đồng bằng ven biển ở phía Đông, có nhiều sông ngòi tưới mát cho nông nghiệp và cây công nghiệp Ngoài ra, vùng này còn có nhiều vũng vịnh, bán đảo và đảo ven bờ, thuận lợi cho ngư nghiệp và du lịch biển Nam Trung Bộ có hệ thống giao thông phát triển, kết nối Bắc - Nam và Đông - Tây Đường sắt xuyên Đông Dương từ thời Pháp, đường cao tốc Bắc - Nam và đường biển qua các cảng biển lớn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trở nên thuận tiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất này Nam Trung Bộ là một vùng đất giàu tiềm năng và tài nguyên, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Đây cũng là nơi có nhiều di sản văn hóa và lịch sử, gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền quốc gia Nam Trung Bộ là nơi sinh sống của đông đảo cư dân thuộc nhiều tộc người khác nhau: Kinh (Việt), Chăm, Ba-na, Raglai (Ra Glai), Ê-đê, Hrê, Hoa, Quá trình hình thành các thành phần dân cư ở vùng Nam Trung Bộ là quá trình lâu dài, đa

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan