Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn võ hồng

91 16 1
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn võ hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong các thiên truyện ngắn của mình, Võ Hồng đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng nên hầu hết các tác phẩm của ông trong giai đoạn này ít đề cập thẳng về chiến tranh và những suy nghĩ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Bình Định - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8242704017 Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ QUỲNH LÊ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Tác giả Phan Thị Phương Thảo MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 2.1 Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng trước năm 1975 4 2.2 Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng từ sau năm 1975 đến nay 7 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10 3.1 Đối tượng nghiên cứu .10 3.2 Phạm vi nghiên cứu 10 4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án .11 4.1 Hướng tiếp cận của đề án 11 4.2 Phương pháp nghiên cứu đề án 11 4.2.1 Phương pháp cấu trúc hệ thống .11 4.2.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học 11 4.2.3 Phương pháp loại hình 11 4.2.4 Phương pháp liên ngành 11 5 Đóng góp của đề án .12 6 Cấu trúc của đề án 12 PHẦN NỘI DUNG 13 Chương 1 13 VÕ HỒNG VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI 13 NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG 13 1.1 Nhà văn Võ Hồng .13 1.1.1 Tiểu sử Võ Hồng .13 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 14 1.1.3 Quan niệm nghệ thuật .18 1.1.3.1 Viết văn như là hành trình về với thiên lương .18 1.1.3.2 Truyện ngắn – Sự tương giao giữa hoài vãng và trách nhiệm .21 1.2 Thế giới nghệ thuật và cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật của Võ Hồng .23 1.2.1 Giới thuyết chung về thế giới nghệ thuật 23 1.2.2 Cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Võ Hồng 25 1.2.2.1 Tình hình xã hội, văn hóa và văn học miền Nam trước 1975 25 1.2.2.2 Ngân Sơn – Mảnh đất đau thương và nghĩa tình 28 1.2.2.3 Con người và tính cách 32 Tiểu kết Chương 1 34 Chương 2 36 CẢM HỨNG SÁNG TẠO, CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT 36 TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG 36 2.1 Cảm hứng sáng tạo 36 2.1.1 Võ Hồng – Nhà văn của những bi cảm 36 2.1.2 Võ Hồng – Người đối thoại với thế hệ trẻ 38 2.2 Chủ đề 44 2.2.1 Chủ đề gia đình và học đường – nơi ươm mầm tình yêu thương 45 2.2.2 Chủ đề ký ức và hoài vãng nhân sinh – thức tỉnh tinh thần dân tộc .49 2.3 Hình tượng nhân vật 54 2.3.1 Nhân vật người cha trách nhiệm và đầy yêu thương 55 2.3.2 Nhân vật người thầy uyên bác và bao dung 58 Tiểu kết Chương 2 61 Chương 3 63 LỜI VĂN, CỐT TRUYỆN .63 TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG 63 3.1 Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Hồng 63 3.1.1 Sự kết hợp giữa diễn ngôn độc thoại và đối thoại 63 3.1.2 Sự hoà kết giữa chất thơ và tính hình tượng 67 3.2 Cốt truyện trong truyện ngắn Võ Hồng .71 3.2.1 Cốt truyện tâm lí 72 3.2.2 Cốt truyện truyện lồng trong truyện 77 Tiểu kết Chương 3 82 PHẦN KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Võ Hồng là “bậc hiền nhân” trong giới cầm bút tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 Ông là người luôn ý thức về trách nhiệm với nghề cầm bút Từng tác phẩm của ông đều xuất phát từ những trải nghiệm và vốn liếng sáng tạo rất đậm dấu ấn cá nhân của riêng mình Có ý kiến cho rằng Võ Hồng là người đứng ngoài vòng thời đại nhưng có đọc tác phẩm của Võ Hồng, mới thấy ông luôn đồng hành với đất nước, dân tộc và qua đó bạn đọc có thể cảm nhận được tình yêu của tác giả đối với quê hương, đất nước Vì thế hầu hết các sáng tác của ông đã tồn tại bền bỉ với thời gian 1.2 Thế giới truyện ngắn của Võ Hồng là bầu trời nghệ thuật phong phú với biết bao câu chuyện liên quan đến những trải nghiệm mà nhà văn đã đi qua với tư cách là người trong cuộc Tìm hiểu về truyện ngắn của ông, người đọc sẽ tham gia một cuộc đối thoại với nhà văn về nhiều vấn đề kì thù cũng như những trải nghiệm nhân sinh của tác giả Trong các thiên truyện ngắn của mình, Võ Hồng đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng nên hầu hết các tác phẩm của ông trong giai đoạn này ít đề cập thẳng về chiến tranh và những suy nghĩ thao thức của một thế hệ Trong khi cả miền Nam đang lên cơn sốt như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận, phân tâm học, với những trang viết đậm màu sắc tình dục thì ông vẫn thủ thỉ tâm tình về quê hương, về tuổi thơ Có lẽ chính nghề dạy học đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương của ông Giản dị, mực thước, thận trọng, kỹ lưỡng và cũng hết sức gần gũi, nên thơ đó là những biểu hiện trong truyện ngắn của tác giả 1.3 Từ góc nhìn của lý thuyết tiếp nhận, đến với Võ Hồng, người đọc vẫn cảm nhận ở truyện ngắn của ông một nỗi buồn dịu dàng, thanh thoát và có chút thiền vị sâu sắc Nỗi buồn ấy không hề bi lụy, tâm trạng của người đọc không bị chùng xuống, không bị mất lòng tin vào cuộc sống, mà ngược lại khiến cho chúng ta thêm bình tĩnh và đón nhận một cách thanh thản hơn Một điểm sáng thẩm mĩ xuyên suốt trong hành trình sáng tạo của Võ Hồng là ông đã biến các truyện ngắn của mình thành những họa phẩm đa thanh sắc và đã trao gửi đến cho người đọc như một trải nghiệm thú vị 4 và hấp dẫn, đúng như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã nêu rõ: “dù trong hoàn cảnh bi đát đến đâu, con người vẫn có thể tìm được một hạnh phúc giản dị nhưng cần vô cùng, miễn là ai cũng luôn có thái độ cảm thông, có sự tôn trọng yêu thương nhau, quan tâm chu đáo, hết lòng vì nhau” [42, tr.37] Từ đó cho thấy, việc tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Võ Hồng là hành trình tìm đến những chân giá trị mà ông đã dày công kiến tạo và đóng góp cho bộ phận văn học miền Nam trước và sau năm 1975 mà nhà văn là một cây bút tiêu biểu, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong giới độc giả thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần 1.4 Là một giáo viên Ngữ văn bậc Trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu mảng sáng tác truyện ngắn của Võ Hồng đã góp phần giúp cho bản thân phát triển hơn nữa những kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về văn học địa phương Việc tìm hiểu về văn nghiệp và thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của ông là cách đi sâu tìm hiểu những yếu tố nổi bật trên hành trình sáng tạo của Võ Hồng Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Hồng để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng của bản thân 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng trước năm 1975 Trong văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với nhiều tác giả khác, truyện ngắn của Võ Hồng đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là giới giáo chức Truyện ngắn của ông đã nhận được nhiều tình cảm, sự yêu mến và trân trọng của công chúng qua nhiều thế hệ độc giả Có thể nói, sự nghiệp truyện ngắn của Võ Hồng chủ yếu được quan tâm nghiên cứu trong giới phê bình trước năm 1975 Những bài viết của nhiều học giả, giáo chức, nhà văn, nhà nghiên cứu về thế giới truyện ngắn của Võ Hồng được đăng tải trên các tập san như Tân văn, Quần chúng, Tuổi ngọc, Tuổi xanh, Cánh én, Văn, Mai Bài nghiên cứu công phu đầu tiên về truyện ngắn của Võ Hồng là bài “Phê bình những truyện ngắn của Võ Hồng” của Nguyễn Văn Xuân đăng trên tạp chí Mai số ra 5 ngày 10/8/1960 Trong bài viết này, Nguyễn Văn Xuân đã hết lời khen tặng văn phong nhẹ nhàng, đằm thắm phù hợp với lối đọc của giới học sinh thời bấy giờ “Nhà giáo viết truyện ngắn đã đem hết tâm tư của mình vào trang văn, khiến cho trang văn sinh động như một bài giảng được đầu tư kĩ lưỡng vậy” [49, tr.12] Trần Thiện Đạo – một nhà phê bình rất có cảm tình với Võ Hồng đã có những nhận xét trong bài “Nghĩ về Võ Hồng” đăng trên tạp chí Tân văn số tháng 10/1967 Sau khi phân tích những điểm bình luận và đánh giá về các truyện ngắn của Võ Hồng được công bố từ năm 1959 đến 1967, dịch giả đã mạnh dạn gọi Võ Hồng là “một nghệ sĩ chân chính và thiện lương trong đời và kể cả trong sáng tạo nghệ thuật” [6, tr.32] Nhà biên khảo Châu Hải Kỳ là người đầu tiên lưu ý đến yếu tố tự truyện trong truyện ngắn Võ Hồng Trong bài viết “Yếu tố tự truyện trong sáng tác của Võ Hồng” đăng trên tập san Tân văn số ra ngày 15.6.1968 [27] Bài viết khai phá những lồng ghép về cuộc đời của một người cha gà trống nuôi con, một nhà giáo hết sức tâm huyết với nghề, một người nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật được Võ Hồng lần lượt đan cài vào các truyện ngắn của mình một cách tinh tế và hấp dẫn, tạo nên chất nhân văn sâu sắc trong thế giới truyện ngắn của ông Năm 1969, trên tạp chí Quần chúng số 11 (tháng 5) và số 12 (tháng 6), Cao Thế Dung đã công bố một bài viết hai kỳ với nhan đề “Võ Hồng – Quê hương – Trí nhớ và con người” Ông đánh giá bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn của Võ Hồng đã “mang một khuôn mặt đặc biệt Việt Nam” [4], [5] Trong giới phê bình của đô thị miền Nam trước năm 1975, người được xem là có những nghiên cứu về văn xuôi đô thị miền Nam một cách tập trung và có hệ thống là Cao Huy Khanh Tiểu luận “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam 1955 – 1969” đăng nhiều kỳ trên tuần báo Khởi hành trong các số 45, 46, 47, 48, và 50 của năm 1970 Trong đó, số 48 (tháng 8 năm 1970) là một dấu ấn khác biệt trong việc nghiên cứu văn chương Võ Hồng khi ông chủ yếu xoay quanh mảng đề tài tình yêu lứa đôi trong các sáng tác của Võ Hồng qua 10 truyện ngắn tiêu biểu [26] 6 Theo thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Trang trong “Tổng thư mục về Võ Hồng” in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng (tổ chức tại Tuy Hòa, Phú Yên vào tháng 4 năm 2022), tính đến tháng 4 năm 1975, số lượng sách và tiểu luận nghiên cứu về truyện ngắn Võ Hồng có 03 đầu sách, bao gồm: Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (Khảo luận), (Tạ Tỵ, do Lá Bối ấn hành năm 1971); Tiểu luận tốt nghiệp Tín chỉ văn học hiện đại trong Chương trình đào tạo Cử nhân Văn khoa của Viện Đại học Cần Thơ: Nghiên cứu truyện Bên Đập Đồng Cháy trong tác phẩm Những giọt đắng của Võ Hồng (Lê Bình, Đại học Sư phạm Sài Gòn, năm 1973); Giai phẩm Văn (số Đặc biệt về nhà văn Võ Hồng, phát hành ngày 01.3.1974) Trong các công trình này, đáng chú ý nhất là tập khảo luận của Tạ Tỵ Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, khi viết về Võ Hồng, nhà nghiên cứu cho rằng: Trong không khí sinh động của văn nghệ miền Nam Việt Nam mười năm qua, vóc dáng Võ Hồng như một khiêm nhường, một trầm lặng, vì chiều hướng sáng tác cũng như kỹ thuật hành văn trong truyện ngắn của ông không nằm chung với ước lệ thời đại, thời đại cháy bỏng môi hôn, vòng tay bấn loạn và thể xác cuồng mê! Võ Hồng cô đơn đi trên lộ trình nghệ thuật do mình chọn lựa [37, tr.617] Có thể nói Võ Hồng qua cái nhìn của Tạ Tỵ đã kiến tạo nên tầm ảnh hưởng nhất định đối với một lớp độc giả nào đó, ưa suy nghĩ, thích trở lại quá khứ để tìm về kỷ niệm, tìm khoảng thời gian đã mất để thấy có mình Võ Hồng sáng tác rất đều, ông như nhà điêu khắc cần cù sáng tạo để biến những vật vô tri thành công trình mỹ thuật Qua nhiều tác phẩm, người đọc dường như không bắt gặp những thoáng đam mê rực lửa, những hung cuồng ái ân với ngất ngây da thịt nhưng lại đượm buồn với những khoảnh khắc u uẩn nhẹ nhàng, lắng đọng, xót xa, đắm chìm tâm trí hay những bâng khuâng tiếc nuối, từng cơn đau úp mặt, từng đắng cay tủi nhục của kiếp người bơ vơ giữa những gì đã và đang tiếp diễn trên quê hương của ông Giai phẩm Văn là một trong những ấn phẩm quan trọng tập trung giới thiệu về Võ Hồng Số đặc biệt về nhà văn Võ Hồng phát hành ngày 01.3.1974 Tập san đã 7 tổng hợp các bài viết giới thiệu khá quan trọng về tiểu sử, bài phỏng vấn, các phần trích thư; đặc biệt có các bài viết giá trị về mặt nghiên cứu như Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng của Tuệ Sỹ, Đọc Võ Hồng: Truyện tình của giới trung lưu của Cao Huy Khanh, Tiểu thuyết Võ Hồng: Quê hương – Trí nhớ và con người của Cao Thế Dung, Khía cạnh giáo dục trong tác phẩm Võ Hồng của Châu Hải Kỳ [28] Những bài viết này dường như đã đi từ tâm khảm của Võ Hồng để nói, để trình bày và phân tích cho độc giả những băn khoăn, suy nghĩ của nhà văn đối với các vấn đề mà ông luôn trăn trở Họ dường như giúp ông giãi bày tâm sựu, phân tích cho người đọc hình dung về một cuộc hành trình mà Võ Hồng đã, đang và sẽ đi trong các chặng đường đời của mình Nhìn chung, những bài viết, tiểu luận nghiên cứu về truyện ngắn Võ Hồng được công bố trước năm 1975 hầu hết đều hướng đến sự khẳng định Võ Hồng - một tác giả truyện ngắn có tiềm năng và là nhà văn chuyên viết các chủ đề như gia đình, quê hương, tình yêu, chiến tranh và đề tài giáo dục Có thể, những tiểu luận được thống kê trên đã góp phần khẳng nhận giá trị và sự ảnh hưởng của truyện ngắn Võ Hồng đối với đời sống học đường, giáo chức và trí thức trong những năm tháng chiến tranh ác liệt tại các đô thị miền Nam trước năm 1975 2.2 Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng từ sau năm 1975 đến nay Sau năm 1975, nhà văn Võ Hồng vẫn tiếp tục với con đường văn của mình một cách lặng lẽ và miệt mài Truyện ngắn của Võ Hồng vì thế mà vẫn luôn gắn bó bền bỉ với các thế hệ bạn đọc Trong nhà trường, các tác phẩm của Võ Hồng cũng bắt đầu được quan tâm, các hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa, Nghĩa Bình cũng lần lượt in lại các tập truyện ngắn của ông một cách kĩ lưỡng và phát hành với số lượng lớn Năm 1987, Trần Phong Lan đã bước đầu tìm hiểu vai trò các sáng tác của Võ Hồng với dòng văn học yêu nước, tiến bộ qua luận văn Những đóng góp của Võ Hồng đối với dòng văn học yêu nước, do Thạch Phương hướng dẫn, bảo vệ tại khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [29] Năm 1989, tiếp thu những thành tựu của khuynh hướng nghiên cứu thi pháp học, Nguyễn Văn Long cũng tiếp tục tìm hiểu đề tài Thi pháp truyện ngắn Võ Hồng, do Phạm Phú Phong hướng

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan