Loại hình nhân vật trong công dư tiệp ký của vũ phương đề

99 0 0
Loại hình nhân vật trong công dư tiệp ký của vũ phương đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ────── LÂM THỊ HỒNG THAO LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG CƠNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Trang 2 BỘ GIÁO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ────── LÂM THỊ HỒNG THAO LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Bình Định - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ────── LÂM THỊ HỒNG THAO LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp với đề tài “Loại hình nhân vật trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Đình Thu Công trình được nghiên cứu và hoàn thành tại Trường Đại học Quy Nhơn trong năm 2023 Các tài liệu tham khảo phục vụ công trình nghiên cứu này được sử dụng đúng quy định Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên Tác giả Lâm Thị Hồng Thao LỜI CẢM ƠN Trong phạm vi Đề án này, chúng tôi tập trung đi vào khai thác đặc điểm loại hình nhân vật trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề Chúng tôi hy vọng đề án sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về loại hình nhân vật trong văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và loại hình nhân vật trong tác phẩm Công dư tiệp ký nói riêng Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy/cô cùng các học viên lớp Cao học Văn học Việt Nam K24B – Trường Đại học Quy Nhơn, nhất là sự hỗ trợ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thu - giảng viên trực tiếp hướng dẫn, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án này Vì vậy, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề án thạc sĩ của mình Tác giả Lâm Thị Hồng Thao MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của đề án 8 7 Cấu trúc của đề án 8 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1 LOẠI HÌNH NHÂN VẬT, VŨ PHƯƠNG ĐỀ VÀ CÔNG DƯ TIỆP KÝ 9 1.1 Loại hình nhân vật trong tác phẩm văn học 9 1.1.1 Khái niệm nhân vật 9 1.1.2 Các tiêu chí phân chia loại hình nhân vật trong tác phẩm văn học 10 1.1.3 Đặc điểm loại hình nhân vật và hướng nghiên cứu loại hình nhân vật trong thể loại ký trung đại Việt Nam 15 1.2 Vũ Phương Đề trong xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII 18 1.2.1 Đặc điểm xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII 18 1.2.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Phương Đề 20 1.2.3 Ảnh hưởng của thời đại và hoàn cảnh cá nhân tác giả đến Công dư tiệp ký 22 1.3 Công dư tiệp ký trong tiến trình vận động của thể ký trung đại Việt Nam 24 1.3.1 Quá trình vận động của thể ký trung đại Việt Nam 24 1.3.2 Tóm lược văn bản tác phẩm Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề 29 1.3.3 Vai trò của Công dư tiệp ký trong thể ký trung đại Việt Nam 30 Tiểu kết Chương 1 32 CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ 33 2.1 Kiểu nhân vật thần quái 33 2.1.1 Thiện thần 33 2.1.2 Hung thần 36 2.2 Kiểu nhân vật con người 38 2.2.1 Thiện nhân 38 2.2.1.1 Nhân vật với bổn phận trung hiếu 38 2.2.1.2 Nhân vật có chí khí, thanh liêm, chính trực 48 2.2.1.3 Nhân vật trung thực, tiết nghĩa 50 2.2.2 Ác nhân 53 2.2.2.1 Nhân vật bất trung, bất hiếu 53 2.2.2.2 Nhân vật cậy quyền thế, tham tàn 56 2.2.2.3 Nhân vật tham lam, dối trá 57 2.3 Kiểu nhân vật con vật 60 Tiểu kết Chương 2 63 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔNG DƯ TIỆP KÝ CỦA VŨ PHƯƠNG ĐỀ 64 3.1 Nghệ thuật kể chuyện 64 3.2 Nghệ thuật miêu tả 71 3.3 Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện 74 3.4 Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo 76 3.5 Nghệ thuật lựa chọn, xây dựng không gian 80 Tiểu kết Chương 3 86 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Những thành tựu văn học mà chúng ta có được ngày nay luôn có sự kế thừa thành quả lao động nghệ thuật của cha ông ta ngày trước Để tìm hiểu một bộ phận của văn học, ta cần đặt nó trong tiến trình phát triển chung của lịch sử văn học dân tộc Khi nghiên cứu văn học trung đại, chúng tôi thấy rằng: thể loại ký trung đại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ trong di sản văn học dân tộc Nó ra đời từ rất sớm nhưng phải đến giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX mới đạt đến đỉnh cao Ký không chỉ là những ghi chép các vấn đề sinh hoạt thông thường, hàng ngày mà nó còn phản ánh những vấn đề mang tầm cỡ rộng lớn, liên quan đến quốc gia, dân tộc Với thể ký, người viết có thể bộc lộ một cách trực diện, rõ ràng về bản thân cũng như các sự kiện diễn ra trong thực tế Trước đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam nhưng thể loại ký dường như ít được đề cập đến trong các bộ sách viết về lịch sử văn học Việt Nam Đồng thời, một số bài viết, công trình nghiên cứu về ký cũng mới chỉ dừng lại ở những phương diện đơn lẻ, hạn hẹp mà chưa có một phác thảo chung về đóng góp của thể loại văn học này Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới, thể hiện tư tưởng một cách hình tượng Vì vậy, tìm hiểu về loại hình nhân vật là một hướng đi tất yếu nếu muốn nghiên cứu sâu sắc đặc điểm thế giới nghệ thuật, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm Công dư tiệp ký là một trong những tác phẩm truyện ký có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thể loại truyện ký chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam Nó được coi là tác phẩm mở đường cho thể tiệp ký (ghi nhanh) 2 trong văn học trung đại Việt Nam Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm đã được nhiều người chú ý, đón nhận và nghiên cứu Tuy nhiên, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề vẫn còn nhiều giá trị chưa được khai thác Với mong muốn khám phá sâu hơn vào thế giới nhân vật, thông qua đó hiểu rõ những tư tưởng, thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài “Loại hình nhân vật trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề” 2 Lịch sử vấn đề Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề ra đời từ khá sớm Tuy nhiên, tác phẩm chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều Mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX, tác phẩm mới được quan tâm tìm hiểu Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến tác phẩm có thể làm tư liệu để nghiên cứu, học hỏi khi thực hiện đề tài 2.1 Các công trình nghiên cứu Năm 1968, Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam văn học sử yếu, khi tìm hiểu các tác phẩm truyện - kí thời trung đại, đã dẫn sách Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề Qua khảo cứu, ông đã khẳng định đây là tập truyện chép nhanh trong khi rảnh rỗi việc quan, ghi lại các mẫu chuyện về danh nhân theo phương diện địa lý Quyển sách này có nhiều người tục biên thêm [10] Năm 1984, Trần Văn Giáp đã xếp tác phẩm Công dư tiệp ký vào phần Truyện Ký ở tập 1 trong bộ sách nổi tiếng Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam của ông (Nxb Văn hóa, H 1984), với lời giới thiệu khá đầy đủ về diện mạo văn bản cũng như tác giả [9] Vào năm 1997, tác phẩm Công dư tiệp ký lại được Trần Nghĩa đưa vào Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, với bản dịch của Đoàn Thăng và phần giới thiệu của Trần Nghĩa Ở đây, Trần Nghĩa loại phần Bạch Vân Am 3 cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký và phần Bổ di ra khỏi tác phẩm và ngờ rằng Tục công dư chính là Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến [31] Sau đó, vào năm 2001, trong công trình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (tập 2, Nguyễn Đăng Na biên soạn, Nxb Giáo dục, H 2001), văn bản Công dư tiệp ký đã được Nguyễn Đăng Na tách thành hai tác phẩm riêng biệt là Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề và Tục công dư của Trần Trợ [26] Năm 2001, Nguyễn Đăng Na, với công trình Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – những vấn đề văn xuôi tự sự, đã bàn đến các giai đoạn phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam Trong đó, tác giả khẳng định: “Người mở đầu cho thể kí ở thế kỷ XVIII – XIX là Vũ Phương Đề với tác phẩm Công dư tiệp ký” [27, tr.24] Năm 2007, trong công trình Văn học trung đại Việt Nam do Nguyễn Đăng Na chủ biên, các tác giả đã tiếp tục nhận định: cùng với truyện truyền kì, thể kí được mùa với những tác phẩm nổi tiếng như Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, Niên phả lục của Trần Tiến, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ… Kí đã tạo nên thành tựu nổi bật cho văn xuôi tự sự Việt Nam thế kỷ XVIII Từ đó, các tác giả đã nhấn mạnh lại: Công dư tiệp ký là tác phẩm mở đầu cho thể kí thế kỉ XVIII – XIX [29] Ngoài những công trình sách nêu trên, chúng tôi còn nhận thấy đã có một số công trình luận án, luận văn ít nhiều liên quan đến việc tìm hiểu, nghiên cứu tác giả Vũ phương đề và tập Công dư tiệp ký Công trình luận án Ký văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Phạm Thị Ngọc Lan (Viện Văn học, năm 2002) tập trung nghiên cứu đề tài và thi pháp của ký văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, trong đó có tác phẩm Công dư tiệp ký [21] Ở luận văn Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX của Vũ Thị Hạng (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007), sau khi tìm hiểu khái quát thể loại ký 4 trung đại Việt Nam, đưa ra những tiêu chí xác định thể loại ký, tác giả đề tài đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu những đóng góp chung của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật [12] Đáng chú ý là công trình luận văn của Đặng Thị Thủy Tiên: Đặc điểm nghệ thuật “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, năm 2016) Công trình này đã có sự nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về tác phẩm Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề Bằng cái nhìn thi pháp học, tác giả đề tài đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm thế giới hình tượng nhân vật gắn với những chủ đề cụ thể và đặc điểm của một số phương thức thể hiện (cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu) [41] 2.2 Các bài viết trên tạp chí Trong bài viết “Tục Công dư tiệp ký tác gia và tác phẩm” (Tạp chí Hán Nôm, số 1, năm 1989), Nguyễn Đăng Na cho biết, ông có tìm được một văn bản Công dư tiệp ký không có phần tục biên, chỉ gồm 43 truyện và theo ông, có lẽ đây là văn bản gần với nguyên tác hơn cả Ngoài ra, ông còn cho biết về một bản dịch Nôm Công dư tiệp ký của Vũ Xuân Tiên là Giáo thụ phủ Nho Quan, trong đó dịch đủ cả 43 truyện [24] Về phần văn bản của Công dư tiệp ký, Trần Nghĩa, trong bài viết “Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra với Công dư tiệp ký” (Tạp chí Hán Nôm, số 4, năm 1996), sau khi tiến hành đối chiếu sơ bộ các văn bản, đã nhận xét: “Ngoài những biến động về tiêu đề, nội dung các truyện trong các văn bản, nếu đem so sánh, ta cũng thấy có sự xê dịch nhưng cũng chủ yếu là về mặt câu chữ Khác nhau về chi tiết giữa các truyện tuy có nhưng không nhiều” [30] Trần Thị Kim Anh, trong bài viết “Công dư tiệp ký, vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm” (Tạp chí Hán Nôm, số 3 (83), năm 2007), đã hệ thống một

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan