Kinh tế biển huyện phù cát, tỉnh bình định (2000 2020)

100 0 0
Kinh tế biển huyện phù cát, tỉnh bình định (2000   2020)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện chủ trương của Đảng và được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp và tỉnh Bình Định, từ năm 2000 - 2020 kinh tế biển huyện Phù Cát có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHAN LÊ KHÁNH KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH (2000 – 2020) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Người hướng dẫn: TS NGUYỄN DOÃN THUẬN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án “Kinh tế biển huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (2000 - 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Doãn Thuận Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề án này là trung thực và chưa được công dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Bình Định, ngày tháng năm 2023 Học viên Phan Lê Khánh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Doãn Thuận, người trực tiếp hướng dẫn; hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án này Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ với mã số B2023- DQN-01 Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới UBND huyện Phù Cát, Huyện Ủy huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Quy Nhơn, những người đã giảng dạy, chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và khích lệ tôi trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề án này Tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề án Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để đề án được hoàn thiện hơn Kính chúc quý thầy (cô) luôn vui vẻ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và thành công Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4.1 Mục tiêu nghiên cứu 5 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu 5 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Đóng góp của đề án 6 7 Kết cấu của đề án 6 NỘI DUNG 7 Chương 1 7 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH 7 1.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 7 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trước năm 2000 14 1.3 Chủ trương của Trung ương Đảng và của tỉnh Bình Định 16 Tiểu kết chương 1 28 Chương 2 29 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2000 – 2020 29 2.1 Kinh tế biển huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2010 29 2.2 Kinh tế biển huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 39 Tiểu kết chương 2 56 Chương 3 58 NHẬN XÉT VỀ KINH TẾ BIỂN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2000 – 2020 58 3.1 Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở huyện Phù Cát 58 3.2 Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển ở Phù Cát 67 3.3 Giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế biển ở Phù Cát 71 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CNH Công nghiệp hóa GTVT Giao thông vận tải HĐH Hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp Kinh tế - xã hội KT-XH NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tránh nhiệm hữu hạn TNHH Ủy ban nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng biểu Số trang 1 Bảng 1.1 Tổng hợp thời gian và ngư trường khai thác 10 của các loài cá 2 Bảng 1.2 Dân số và lao động trong các ngành nghề giai 13 đoạn 2011 - 2019 Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 của huyện Phù Cát theo từng loại hình trong giai đoạn 30 2000 – 2010 Bảng 2.2 Chỉ số về tàu thuyền, công suất và sản lượng 4 khai thác đánh bắt thủy sản Phù Cát giai đoạn 33 2000 - 2010 5 Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng muối của huyện Phù 34 Cát giai đoạn 2000 - 2010 6 Bảng 2.4 Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Phù 39 Cát giai đoạn 2011 - 2020 7 Bảng 2.5 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Phù 41 Cát giai đoạn 2011 - 2020 8 Bảng 2.6 Sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại của 43 huyện Phù Cát giai đoạn 2011 - 2020 Bảng 2.7 Chỉ số về tàu thuyền, cổng suất và sản lượng 9 khai thác đánh bắt thủy sản Phù Cát giai đoạn 45 2011 - 2020 10 Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng muối của huyện Phù 47 Cát giai đoạn 2011 - 2020 11 Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Phù Cát giai đoạn 58 2011-2019 DANH MỤC CÁC BIỂU STT Tên bảng biểu Số trang 1 Biểu đồ 1.1 So sánh mật độ dân số giai đoạn 2010 - 12 2019 2 Biểu đồ 1.2 So sánh tỉ lệ đô thị hóa giai đoạn 2010 - 12 2019 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI là “Thế kỷ của đại dương” hay còn gọi là “Thế kỷ vươn ra biển” Do đó, không những những quốc gia nằm trên bờ biển mà cả những quốc gia không có biển đều quan tâm đến việc xây dựng chiến lược biển và tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh tế biển qua nhiều hình thức tiếp cận khác nhau Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển Với bờ biển dài 3.260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 Đảng ta chỉ rõ, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững Tại hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 09/2/2007 của Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” Nghị quyết này đặt ra mục tiêu làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, tận dụng tối đa nguồn lực biển để làm giàu, phát triển đồng bộ các ngành và nghề có liên quan đến biển, với cơ cấu đa dạng, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh chóng, bền vững, và hiệu quả cao trong tầm nhìn dài hạn Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với biển và chiến lược phát triển biển Phù Cát là một huyện ven biển của tỉnh Bình Định với đường bờ biển dài hơn 28 km có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển Thực hiện chủ trương của Đảng và được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp và tỉnh Bình Định, từ năm 2000 - 2020 kinh tế biển huyện Phù Cát có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng sự phát triển chung kinh tế, xã hội của huyện Phù Cát và của tỉnh Bình Định Để nghiên cứu sâu hơn về hoạt động kinh tế biển huyện Phù Cát với những thành tựu, hạn chế và tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính 2 sách phát triến kinh tế biển hiện nay và những chặng đường tiếp theo ở huyện Phù Cát, tác giả quyết định chọn vấn đề “Kinh tế biển huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (2000 - 2020)” làm đề tài đề án Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề kinh tế biển nhận được sự quan tâm thu hút đặc biệt đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Từ đó có nhiều công trình nghiên cứu từ địa phương đến Trung ưng như: Tác phẩm “Biển và cảng thế giới” (2002) do Phạm Văn Giáp (chủ biên), Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ, Nxb Xây Dựng, Hà Nội Đây là công trình khoa học giới thiệu khái quát đặc điểm khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong khu vực Các tác giả còn giới thiệu đến người đọc danh sách các cảng biển lớn trên thế giới, trong đó có hệ thống cảng biển Việt Nam Bên cạnh việc phân tích rõ tiềm năng, nhóm tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến hạn chế của hệ thống cảng biển Việt Nam so với tiềm năng Mặc dù hiện cả nước có tới 266 cảng biển lớn, nhỏ, song chủ yếu có năng lực tiếp nhận hàng hạn chế, quy mô nhỏ, manh mún, không đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận tàu lớn, tàu container hiện đại Ngay cả công tác quy hoạch cũng nhanh chóng lạc hậu Vì thế dẫn đến nghịch lý là hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phải trung chuyển tới các tàu lớn neo đậu ở Đông Nam Á Tác phẩm “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam” (2007) của Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp các bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển nói chung, ngành thủy sản nói riêng tại các địa phương, khẳng định vị trí, vai trò của các ngành kinh tế biển trong sự phát triển kinh tế, xã hội; tìm hiểu việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển các ngành kinh tế biển và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế -xã hội, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách và quản lý ngành thủy sản cho cả nước và các địa phương Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức” (2008) của Tạp chí Tổ chức nhà nước - Trung tâm thông tin Focotech, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, đã nêu lên những định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế biển Việt Nam, khẳng định phát triển kinh tế biển là nguồn động lực mới

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan