Hoạt động yêu nước của người việt nam ở pháp (1912 1940)

127 0 0
Hoạt động yêu nước của người việt nam ở pháp (1912   1940)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 9 Thế nhưng, cho đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam và hoạt động của họ ở Pháp trong những năm 1912 - 1940, nhưng phần lớn đề cập tới nhữ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐỖ ĐÌNH NGUYÊN HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở PHÁP (1912-1940) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Văn Phƣợng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ “Hoạt động yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở Pháp (1912 - 1940)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi trong thời gian qua Các số liệu và tài liệu sử dụng trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào Bình Định, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đỗ Đình Nguyên LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho tác giả tri thức và kinh nghiệm quý báu trong học tập, nghiên cứu khoa học Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Phòng Đào tạo sau đại học; Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Quy Nhơn, các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tác giả và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành đề án này Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Phƣợng - người đã nhiệt thành, ân cần hướng dẫn, chỉ dạy và hướng dẫn tác giả hoàn thành đề án này Bình Định, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đỗ Đình Nguyên LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho tác giả tri thức và kinh nghiệm quý báu trong học tập, nghiên cứu khoa học Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Phòng Đào tạo sau đại học; Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Quy Nhơn, các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tác giả và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành đề án này Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Phƣợng - người đã nhiệt thành, ân cần hướng dẫn, chỉ dạy và hướng dẫn tác giả hoàn thành đề án này Bình Định, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đỗ Đình Nguyên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 3.1 Đối tượng nghiên cứu 7 3.2 Phạm vi nghiên cứu 7 4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7 4.1 Mục tiêu nghiên cứu .7 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .8 5 Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 8 5.1 Nguồn tài liệu 8 5.2 Phương pháp nghiên cứu 8 6 Đóng góp của đề án 8 7 Kết cấu của đề án 9 Chƣơng 1: HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở PHÁP (1912 - 1925) 10 1.1 Sự hình thành cộng đồng ngƣời Việt Nam ở Pháp 10 1.2 Hoạt động yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở Pháp (1912 - 1920) 15 1.3 Hoạt động yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở Pháp (1920 - 1925) 31 1.3.1 Hoạt động yêu nước của trí thức, học sinh và sinh viên 31 1.3.2 Hoạt động yêu nước của công nhân và người lao động Việt Nam ở Pháp 36 Tiểu kết chƣơng 1 40 Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở PHÁP (1925 - 1940) 41 2.1 Tình hình ngƣời Việt Nam ở Pháp trong những năm 1925 - 1940 41 2.2 Hoạt động yêu nƣớc của trí thức, học sinh và sinh viên Việt Nam ở Pháp (1925 - 1940) 47 2.2.1 Hoạt động trên lĩnh vực báo chí 47 2.2.2 Hoạt động mít - tinh, biểu tình 54 2.3 Hoạt động yêu nƣớc của lính thợ, công nhân và ngƣời lao động Việt Nam ở Pháp (1925 - 1940) .60 2.3.1 Các cuộc đấu tranh của lính thợ, công nhân và người lao động Việt Nam ở Pháp 60 2.3.2 Thực hiện nhiệm vụ liên lạc và vận chuyển tài liệu tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam 66 Tiểu kết chƣơng 2 70 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở PHÁP (1912 - 1940) 71 3.1 Đặc điểm hoạt động yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở Pháp (1912 - 1940) 71 3.1.1 Có sự thống nhất về mục tiêu 71 3.1.2 Thu hút mọi tầng lớp người Việt ở Pháp tham gia, trong đó có đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng nhất 73 3.1.3 Diễn ra với hình thức phong phú nhưng mang tính chất ôn hoà 76 3.1.4 Phát triển theo hình thái từ “phân tán” đến “thống nhất” 83 3.2 Vai trò hoạt động yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở Pháp (1912 - 1940) 85 3.2.1 Sự ủng hộ tích cực, liên tục về chính trị đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc 85 3.2.2 Góp phần truyền bá các tư tưởng cách mạng tiến bộ vào trong nước .89 3.2.3 Đặt nền tảng cho công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở Pháp cho những giai đoạn sau 94 Tiểu kết chƣơng 3 96 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 15 Thống kê tình hình người Việt Nam tại Pháp những 42 1.1 năm 1923 - 1924 Thống kê số người Việt Nam tại 9 thành phố của 1.2 Pháp tính đến ngày 13/3/1930 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong lịch sử, những luồng di cư của người Việt Nam đã tạo nên một cộng đồng người Việt Nam lên tới hàng triệu người đang sinh sống ở nước ngoài Sự hình thành cộng đồng người Việt ở nước ngoài có nhiều lý do khác nhau, có thể do chiến tranh, mâu thuẫn trong triều đình phong kiến Việt Nam, biến đổi khí hậu kéo theo bão lụt, mất mùa, đói kém, hay cũng có thể vì nhiệm vụ quốc gia hoặc nhu cầu mở rộng tri thức, thậm chí bị cưỡng bức mà một bộ phận người Việt Nam đã dũng cảm lựa chọn giải pháp sống xa Tổ quốc Thế nhưng, với quy luật “lá rụng về cội”, phần lớn bộ phận người Việt Nam xa xứ hoặc những thế hệ sau của họ đều nỗ lực tìm hướng về dân tộc, quê hương Họ không ngừng hoạt động, một phần vì tinh thần dân tộc, vì sự nghiệp đất nước Những nỗ lực đó đã được hiện thực hóa cụ thể trong những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay Xu hướng di cư tới Pháp của người Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Người Việt Nam tới Pháp hoặc để thực hiện nghĩa vụ của người dân thuộc địa với chính quốc, hoặc để học tập và mưu sinh Tất cả đã dẫn tới việc hình thành nên lực lượng người Việt Nam ở Pháp vào đầu thế kỷ XX và tiếp tục phát triển cho đến nay Trong những năm tháng diễn ra cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940, mặc dù không trực tiếp tham gia trên chiến trường chính, nhưng lực lượng người Việt Nam ở Pháp đã tích cực tham gia cách mạng bằng những hoạt động, đấu tranh linh hoạt và phong phú dưới sự ảnh hưởng, dẫn đạo hoặc các cá nhân có uy tín hoặc các tổ chức của người Việt Nam trên đất Pháp Điều đó thể hiện rõ tính tự giác, tinh thần thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước và tự tôn dân tộc của người Việt Nam Và điều đáng trân quý, những hoạt động đó của người Việt Nam ở Pháp ít nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang diễn ra sôi nổi ở trong nước Không những vậy, những hoạt động đó còn tranh thủ, lôi kéo được sự ủng hộ và đồng tình của dư luận và nhân dân yêu chuộng hòa bình của nhân dân Pháp, tạo thành một mặt trận đoàn kết quốc tế, thực sự trợ giúp đắc lực cho mặt trận chống thực dân Pháp nói chung của dân tộc 2 Thế nhưng, cho đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam và hoạt động của họ ở Pháp trong những năm 1912 - 1940, nhưng phần lớn đề cập tới những đóng góp của họ trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ (1945 - 1975), nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước từ khi đổi mới đến nay Trong khi đó, vai trò đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ của họ lại chưa được làm rõ một cách thấu đáo và đó còn là một khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử Hơn nữa, sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành có nhiều thời cơ mới nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, trong đó cần phải huy động sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn là yêu cầu sống còn của lịch sử dân tộc Yêu cầu ấy thể hiện rõ trong nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam Do đó, nghiên cứu những gì đã qua để rút ra kinh nghiệm cho hiện nay theo quan niệm “ôn cố tri tân” là cần thiết Có hiểu về cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và ở Pháp nói riêng gắn với thành phần, tổ chức và phương thức hoạt động của họ trong quá khứ mới có thể có chính sách đúng đắn, hợp lí, nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh và vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Pháp (1912 - 1940)” làm hướng nghiên cứu cho đề án của mình 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của họ qua các thời kỳ lịch sử đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau, có thể thấy rõ hướng tiếp cận gắn với những công trình tiêu biểu sau: Công trình đáng chú ý đầu tiên là của Trần Nữ Liêm Khê (Liêm-Khê Luguern) có tên Les travailleurs indochinois en France de 1939-1948 [47] Đây là bản luận văn thạc sĩ của tác giả dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Philippe Vigier, bảo vệ thành công năm 1988 tại Đại học Paris X (Université Paris X - Nanterre) Đây là công trình viết về những người Việt Nam bị Chính quyền thực dân đưa sang Pháp làm lính thợ để phục vụ trong hai cuộc chiến tranh thế giới Qua đó giúp cho các thế hệ 3 người Việt ngày nay biết tới số phận của một bộ phận người Việt Nam phải xa xứ theo dạng cưỡng bức Đồng thời, tác giả cũng muốn để lịch sử nước Pháp không quên những người lính thợ này, những đau khổ và những bất công mà họ phải chịu đựng, từ khi mới đặt chân tới “mẫu quốc” Pháp cho tới tận ngày hôm nay Với phương pháp phỏng vấn để tiếp cận các nhân chứng sống của lịch sử, tác giả làm rõ chính sách tuyển dụng, tổ chức và sử dụng lính thợ Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai của Chính phủ Pháp, nêu lên thân phận của những người lính thợ Đông Dương lao động phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới mà thực dân Pháp tham chiến Họ phục dịch cho quân đội Pháp nhưng không mang danh nghĩa quân nhân Bên cạnh đó, họ cũng không được hưởng các quyền lợi như những người dân Pháp bình thường Sau khi nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, họ lại phải làm việc dưới sự bóc lột của người Đức không khác gì những tù nhân Tác giả Ngô Vân trong tác phẩm Résvolution et contre-résvolution sous la domination coloniale [45] khi đề cập đến vấn đề cách mạng và phản cách mạng dưới sự thống trị của thực dân ở Việt Nam trong những năm 1920 - 1945 tuy không nhiều, nhưng có đề cập một số sự kiện về cuộc đấu tranh của người Việt Nam tại Pháp Công trình đáng chú ý khác là cuốn Immigrés de force, les travailleurs Indochinois en France (1939-1952) của tác giả Pierre Daum, được giới thiệu bởi Nhà xuất bản Actes Sud tại Paris vào năm 2009 [36] Với vai trò là nhà báo, cựu thông tín viên của tờ Libération ở Áo, ông cộng tác với nhiều tờ báo ở châu Âu như Le Monde, L’Express, La Libre Belgique, La Tribune de Genève…, Pierre Daum đã thu thập được khá nhiều tư liệu có giá trị, phản ánh tình hình huy động nhân lực và vật lực của thuộc địa Đông Dương cho chính quốc Pháp khi nước này tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Đặc biệt, công trình này là kết quả của cuộc hành trình hơn ba năm khổ công tìm kiếm tài liệu trong các kho lưu trữ ở Pháp và Việt Nam và cuộc hành trình lặn lội khắp các vùng Paris, Marseille, Hà Nội… để tìm nhân chứng sống - những người đã tham gia vào dòng thiên di của 2 vạn người Đông Dương thời kỳ 1939 - 1952 để thu thập thêm những thông tin về đời sống và điều kiện lao động khổ ải của những người lính thợ Đông Dương giai đoạn ấy

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan