Hoạt động của trí thức việt nam trong lĩnh vực báo chí (1930 1945)

100 0 0
Hoạt động của trí thức việt nam trong lĩnh vực báo chí (1930   1945)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy, nghiên cứu về trí thức và báo chí cũng đã có nhiều công trình, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí một cách chuyên sâu, có hệ th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945) Ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 8229013 Ngƣời hƣớng dẫn: TS Trƣơng Thị Dƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án Thạc sĩ “Hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí (1930 - 1945)”, là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề án này là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành đề án này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo cơ hội cho tôi được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện đề án Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn TS Trương Thị Dương đã tận tình hướng dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp tôi giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án một cách tốt nhất Với lòng kính trọng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã giảng dạy, hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình học tập Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường THPT Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập và công tác Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề án khó tránh những thiếu sót Tôi rất mong nhận sự góp ý từ quý Thầy/Cô, để tôi hoàn thiện hơn Cuối c ng, tôi xin chúc quý Thầy/Cô luôn thật nhiều sức kh e và đạt được nhiều thành công trong công việc Trân trọng! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6 6 Đóng góp đề án 7 7 Kết cấu của đề án 7 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA TRÍ THỨC (1930 - 1945) 9 1.1 Điều kiện khách quan 9 1.1.1 Chính sách khai thác bóc lột của chính quyền thực dân 9 1.1.2 Tác động của văn hóa - giáo dục phương Tây 14 1.2 Điều kiện chủ quan 16 1.2.1 Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng 16 1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 21 1.2.3 Đề cương văn hóa Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc ra đời 25 Tiểu kết chương 1 29 Chƣơng 2 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945) 30 2.1 Hoạt động sáng lập báo, viết bài 30 2.2 Hoạt động xuất bản, phát hành báo 47 2.2.1 In báo thông qua sự hỗ trợ của các nhà tư sản 47 2.2.2 Bí mật in, viết báo để phát hành 49 Tiểu kết chương 2 56 Chƣơng 3 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945) 57 3.1 Đặc điểm 57 3.1.1 Báo chí là phương tiện để trí thức hoạt động cách mạng 57 3.1.2 Hoạt động báo chí của trí thức bị kiểm soát gắt gao, gặp nhiều khó khăn nhưng trí thức linh hoạt đối phó 61 3.1.3 Hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí cho ra đời nhiều tờ báo, tạp chí, thể loại khác nhau 63 3.2 Đóng góp của trí thức đối với cách mạng Việt Nam thông qua hoạt động báo chí (1930 - 1945) 65 3.2.1 Trí thức tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam 65 3.2.2 Trí thức tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến, cổ động quần chúng đấu tranh tạo sức ép đối với chính quyền thực dân 67 3.2.3 Trí thức góp phần xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc 70 3.2.4 Trí thức tuyên truyền vận động nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền 73 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Từ buổi đầu dựng nước và suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Lực lượng trí thức luôn giữ một vai trò quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và độc đáo của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước Ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, trong các chặng đường cách mạng của dân tộc, đội ngũ trí thức luôn yêu nước, gắn bó và đồng hành với dân tộc Đặc biệt, từ khi Đảng ra đời đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, đội ngũ trí thức yêu nước và tiến bộ, đã hoà mình vào phong trào đấu tranh yêu nước, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giành độc lập, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trong thời kỳ thuộc địa, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, khiến mọi tầng lớp nhân dân đói khổ, lầm than Mặt khác, để phục vụ cho mục đích khai thác của mình, chúng tìm mọi cách giam hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, Pháp – Nhật còn d ng thủ đoạn mua chuộc, lừa bịp nhân dân để hòng lung lạc ý chí chiến đấu của họ Đối với văn hóa, chúng dùng chính sách nô dịch nhằm đồng hóa nhân dân ta Mọi phong trào yêu nước, cách mạng bị Pháp – Nhật đàn áp, khủng bố Nhân dân và những trí thức hoạt động yêu nước bị bắt bớ, tra tấn, t đày, bị kiểm soát gắt gao Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào mọi tầng lớp nhân dân nhất là trí thức luôn gan dạ, kiên cường trong đấu tranh chống lại đế quốc, tay sai, cường quyền, áp bức, bóc lột Trí thức dưới chế độ thuộc địa bị coi khinh, đối xử bất bình đẳng, bị kìm hãm, nhưng với thế mạnh của mình, trí thức đã d ng hiểu biết cộng với tinh thần yêu nước quật cường có nhiều hoạt động nhằm biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh chống kẻ th , 2 tiếp thu và truyền bá những tư tưởng văn minh tiến bộ, hướng dẫn cho quần chúng đấu tranh làm cách mạng Không chỉ vậy trí thức còn có nhiều hoạt động phong phú, hiện đại, tiêu biểu như hoạt động báo chí để góp phần xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, kết nối mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Vì vậy, nghiên cứu về trí thức và báo chí cũng đã có nhiều công trình, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí một cách chuyên sâu, có hệ thống, nên tôi chọn đề tài: “Hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí (1930 – 1945)” làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ với mục đích tìm hiểu sâu về hoạt động báo chí của trí thức trong giai đoạn 1930 – 1945, qua đó chỉ ra được đặc điểm hoạt động báo chí và đóng góp của trí thức đối với lịch sử dân tộc 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong lịch sử dân tộc, trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp, trong đó hoạt động báo chí được trí thức khai thác vào mục đích cách mạng được coi là phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu Nhất là trong giai đoạn từ khi Đảng ra đời có chủ trương thu hút trí thức làm văn hóa, làm cách mạng Vì vậy, nghiên cứu về báo chí và trí thức được nhiều tác giả quan tâm ở nhiều góc độ, thể loại khác nhau Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu chuyên sâu về trí thức, năm 1987, tác giả Vũ Khiêu với tác phẩm “Trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử” ca ngợi công lao của trí thức Việt Nam nhất là Hồ Chí Minh C ng tác giả, trong tác phẩm “Trí thức Việt Nam thời xưa” cho biết mỗi thời kỳ lịch sử giữa các thế hệ trí thức tuy điều kiện hình thành khác nhau song phẩm chất đạo đức, tư duy và hành động của trí thức Việt Nam luôn gắn liền tới sự thịnh suy của đất nước Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ đề cập đến những tấm gương và nét độc đáo riêng 3 của một số trí thức như một cuốn danh nhân lịch sử chi tiết từ thời nhà Lê đến giữa thế kỷ XIX, mà chưa đề cập đến các trí thức giai đoạn tiếp nối Tác giả Trần Đương xuất bản cuốn, Bác Hồ với nhân sĩ trí thức (2005), nhấn mạnh đến tài năng, nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tập hợp đội ngũ trí thức cống hiến trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng - một trong những nhân tố làm lên thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Công trình, Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925 – 2010), do PGS.TS Đào Duy Quát - GS.TS Đỗ Quang Hưng – PGS.TS Vũ Duy Thông chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 được coi là công trình nghiên cứu nhiều năm, công phu Công trình này tập trung nghiên cứu về báo chí Việt Nam một cách rộng rãi từ năm 1925 đến năm 2010 Vì quy mô lớn nên công trình chưa có đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động, vai trò của trí thức như thế nào để cho ra đời báo chí, vai trò của trí thức đối với báo chí Tác giả Đỗ Quang Hưng với công trình, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018 Cho bạn đọc thấy được cái nhìn xuyên suốt về báo chí Việt Nam các giai đoạn, điều kiện ra đời, các dòng báo, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp Nghiên cứu xuyên suốt và có cái nhìn tổng thể về trí thức Việt Nam có, Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, xuất bản năm 2020 Trình bày khái niệm và một số quan điểm chung về trí thức Những biến đổi trong tầng lớp trí thức dân tộc dưới tác động của chính sách giáo dục Pháp Công trình của tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam và những đóng góp của trí thức trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… Tuy nhiên, với phạm vi rộng 4 nên hoạt động báo chí của trí thức mới được tác giả dành một mục nh để trình bày Tác phẩm Trần Đăng Suyên, Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Đại học sư phạm có nêu lên nhiều tác phẩm của các trí thức điển hình như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao Trong đó một số tác phẩm của họ cũng được báo chí giai đoạn 1930 -1945 giới thiệu Gần đây nhất có công trình, Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), xuất bản năm 2020 với nội dung là các bài giảng của Trịnh Văn Thảo tại trường Quốc tế về Triết học (Đại học KHXH & NV Hà Nội biên dịch) Công trình cho thấy mẫu số chung của trí thức Việt Nam d xuất thân khác nhau, thành phần khác nhau nhưng đều giống nhau là có truyền thống yêu nước Tinh thần yêu nước đó được thể hiện ở nhiều hoạt động song hoạt động báo chí chưa được nhắc đến Ở góc độ luận án có, Báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ trong những năm 1930 – 1945 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 Công trình nghiên cứu khái quát hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Trung ương Đảng ảnh hưởng tới phương thức tổ chức, hoạt động của báo chí Hệ thống các tư liệu, tái hiện lịch sử ra đời, phát triển báo chí các cấp của Đảng bộ Trung kỳ Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận xét đánh giá về tác dụng, hạn chế của báo chí đối với phong trào cách mạng tại địa phương Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử qua thực tiễn hoạt động báo chí những năm 1930 - 1945 Ở góc độ giáo trình có: Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử 80 năm chống Pháp, Nxb Văn, Sử, Địa, Hà Nội Nguyễn Khánh Toàn (2004), Lịch sử Việt Nam, tập II , Nxb Khoa học xã hội Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2004), Lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục,… Những 5 giáo trình trên viết nhiều về phong trào giải phóng dân tộc từ khi Pháp đặt chân đến xâm lược cho đến khi nước ta giành được độc lập, trong đó trí thức là đội ngũ có vai trò to lớn trong các phong trào dân sinh dân chủ, sáng tác văn học và viết báo, biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh chống thực dân và tay sai Ở góc độ bài viết có Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài: Đặc điểm của trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, đăng trên tạp chí ĐH KHXH & NV, số 28 - 2012 Bài viết tập trung chỉ ra đặc điểm của trí thức Tân học, trong đó họ có nhiều hình thức hoạt động phong phú, báo chí là một trong những hoạt động mới so với trí thức Nho học Việt Nam một lịch sử chuyển giao văn hóa – Hoài Hương Aubert – Nguyên Mechiel Aspagne đã khẳng định những cuộc chuyển giao văn hóa dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức mới Như vậy, những tài liệu trên nghiên cứu về trí thức cơ bản là những nét chung về trí thức, hoặc chỉ nghiên cứu về các loại hình báo chí, chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu sâu và toàn diện hoạt động của trí thức Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 trên lĩnh vực báo chí Tuy nhiên, những công trình đã công bố là nguồn tài liệu quý để tôi tham khảo và định hướng nghiên cứu cho đề án của mình 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động báo chí của trí thức Việt Nam giai đoạn 1930-1945 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí, chủ yếu là báo chí cách mạng Về thời gian: Giai đoạn 1930 – 1945, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan