Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn nguyễn khải sau năm 1975

96 0 0
Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn nguyễn khải sau năm 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ NGA DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 Ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS NGUYỄN THANH SƠN Bình Định - Năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nga ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, phòng Đào tạo sau Đại học, thư viện trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề án Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, TS Nguyễn Thanh Sơn - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn khích lệ tôi hoàn thành đề án Xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề án Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nga iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề án 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5 Phương pháp nghiên cứu 9 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề án 10 7 Cấu trúc của đề án 11 CHUƠNG 1: LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 12 1.1 Về lý thuyết diễn ngôn 12 1.1.1 Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn văn học 12 1.1.2 Tình hình giới thiệu, vận dụng lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 18 1.2 Nguyễn Khải và sự trăn trở đổi mới truyện ngắn 23 1.2.1 Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khải 23 1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 30 CHƢƠNG 2: DIỄN NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 DƢỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG 36 2.1 Thức nhận về hiện thực cuộc sống 36 2.1.1 Sự kiếm tìm một tiếng nói mới 36 2.1.2 Sự chuyển dịch nhận thức về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh 42 2.2 Diễn ngôn về quyền lực dân sự, thế sự 46 2.2.1 Hướng đến các vấn đề rộng lớn của hiện thực xã hội 46 2.2.2 Hướng tới những vấn đề cá nhân, bản thể 55 iv CHUƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1975 QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 60 3.1 Chiến lược diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 qua ngôn ngữ trần thuật 60 3.1.1 Ngôn ngữ mang màu sắc thế sự 61 3.1.2 Ngôn ngữ mang tính chất đối thoại 64 3.1.3 Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, trữ tình 69 3.2 Chiến lược diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 qua giọng điệu trần thuật 72 3.2.1 Giọng điệu khẳng định ngợi ca cuộc sống đời thường 72 3.2.2 Giọng điệu triết lý, phẩm bình 75 3.2.3 Giọng điệu tâm tình, chia sẻ 79 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề án Là một trong những cây bút tiêu biểu hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Khải thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ Ông cũng là một trong những cây bút đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà Với sức viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc và không ngừng tìm tòi, đổi mới; Nguyễn Khải khẳng định vững chắc tên tuổi trên văn đàn Sau hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn thuộc nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tạp văn Ở mỗi thể loại, ông đều thể hiện tài năng và tâm huyết của một cây bút luôn tìm tòi đổi mới, luôn chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương Sức lôi cuốn trong các sáng tác của ông thể hiện ở những phát hiện nhạy bén, tính triết lý sắc sảo cùng với giọng văn hóm hỉnh mà đôn hậu, trầm lắng mang đậm cá tính riêng của tác giả Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng “muốn hiểu con người thời đại, những cái hay, cái dở của họ, cách suy nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải” [52, tr.126]; Nguyễn Khải đã góp phần làm nên diện mạo văn học Việt Nam Trong văn nghiệp Nguyễn Khải, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần làm nên tên tuổi của ông Nhìn chung, truyện ngắn Nguyễn Khải khá phong phú về đề tài: về nông dân trong quá trình xây dựng cuộc sống mới; về bộ đội trong những năm chiến tranh; về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự; về cả những chuyện thường ngày, những trăn trở về chuyện nghề, chuyện đời trước những biến động phức tạp của xã hội Dù viết về đề tài nào, truyện ngắn của ông thể hiện cái nhìn đa diện, sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, con người và xã hội Bao giờ cũng vậy, truyện ngắn Nguyễn Khải luôn thấm đượm một tình yêu tha thiết với đất nước và 2 con người Việt Nam Trong đó, với hơn 70 truyện ngắn viết sau 1975; Nguyễn Khải bộc lộ cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống và con người Cuộc sống trong con mắt ông không đơn lặng, phẳng chiều, không êm đẹp mà thô nhám, xù xì, đầy cam go và thử thách như nó vốn có Về con người, nhà văn khám phá dưới góc độ thế sự đời tư; con người hiện lên “đời” hơn, thật hơn Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải có nhiều giá trị đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam Tác phẩm của Nguyễn Khải được đưa vào dạy học trong chương trình THPT và Đại học Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT trước đây có truyện ngắn Mùa lạc và trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành có truyện ngắn Một người Hà Nội Như vậy có thể thấy, Nguyễn Khải là một trong những tác giả lớn và được quan tâm đúng mức của nền văn học Việt Nam hiện đại Việc nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông Nghiên cứu sáng tác Nguyễn Khải dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn là một hướng đi tiềm năng, hứa hẹn mở ra con đường tiếp cận mới đầy triển vọng Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 mới dừng lại ở một số tác phẩm riêng biệt, chưa được quan tâm đúng mức Xuất phát từ thực tiễn trên cùng mong muốn khám phá truyện ngắn của ông từ lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước và phát triển đề án Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1975 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Tình hình nghiên cứu văn học dưới góc nhìn lý thuyết diễn ngôn ở Việt Nam Phân tích diễn ngôn là một phân môn mới của ngôn ngữ học, được các 3 nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới chú ý từ những năm 60 của thế kỷ XX Trải qua hơn nửa thế kỷ, lý thuyết về phân tích diễn ngôn đã hình thành và phát triển nhanh, tạo ra bước đột phá mới trong việc tìm hiểu, giải mã các tín hiệu ngôn ngữ Thuật ngữ phân tích diễn ngôn (Discourse) bắt đầu được biết đến bởi Z.Harris 1952 với bài báo có tên gọi “Discourse Analysic” (phân tích diễn ngôn) Người đóng góp về phân tích diễn ngôn được biết đến nhiều nhất là Mitchell (1957) Sau đó, lí thuyết này được phổ biến rộng rãi nhờ công của Van Dijk 1972, G.Brown và G.Yule năm 1983, D.Nunan năm1985 (Dẫn theo Diệp Quang Ban [4, tr.200]) Ở Việt Nam, đây là một hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ Khởi đi từ các công trình ngôn ngữ học liên quan đến lý thuyết diễn ngôn và các công trình dịch thuật, giới thiệu về diễn ngôn văn học; những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XX Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, hướng nghiên cứu ngày càng quan tâm, với nhiều công trình quan trọng ra đời Có thể kể ra những công trình tiêu biểu như: Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (2009); Quy ước diễn ngôn giai đoạn 1986 -1991 (2010) và Diễn ngôn về sự thật trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới (2015) của Trần Thiện Khanh; Luận văn thạc sĩ Đổi mới diễn ngôn văn hóa trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh của Khuất Thị Thu Hiền (2015); Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn của Trần Văn Lực (2015); Tiếp cận tác phẩm Vợ nhặt từ lý thuyết phân tích diễn ngôn (2015); Bản chất xã hội và thẩm mĩ của diễn ngôn văn học và Bước ngoặt diễn ngôn và sự thay đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học của Trần Đình Sử (2016); 22 định nghĩa về diễn ngôn của Lã Nguyên (2016); Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn của Nguyễn Thị Hải Phương (Nxb Giáo dục Việt Nam, 4 2016); Luận án tiến sĩ Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Thị Vân Anh (2017); Luận văn thạc sĩ Diễn ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại (khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ) của Nguyễn Thùy Hòa (2018); Tiếp cận tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải từ góc độ phân tích diễn ngôn, Dương Thị Hồng (2018), Luận án tiến sĩ Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Vũ Thị Hương (2019); Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại Việt Nam của Hồ Tiểu Ngọc (2020); Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975 của Phan Thị Cẩm Hiền (2021)… Nhìn chung, các công trình đã tổng hợp một cách khá đầy đủ về lý thuyết diễn ngôn và có những hướng tiếp cận, cách lý giải mới mẻ đối với việc nghiên cứu văn học Việt Nam Có thể thấy, tuy “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều hướng nghiên cứu khác như thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, sinh thái học… nhưng bức tranh nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ lý thuyết diễn ngôn trong vòng 20 năm qua khá đa dạng, phong phú Nhiều tác phẩm, tác giả, trào lưu, hiện tượng văn học ở tầm vĩ mô cùng những vấn đề cụ thể trong các tác phẩm ở tầm vi mô được các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học tiếp cận, soi chiếu, lý giải từ lý thuyết diễn ngôn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng 2.2 Tình hình nghiên cứu Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc nhìn diễn ngôn nói riêng Nguyễn Khải là một tài năng của văn học Việt Nam hiện đại Các sáng tác của ông ngay từ lúc công bố đã gây được nhiều sự chú ý lớn trong công chúng văn học cũng như giới nghiên cứu, phê bình Hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều công trình tiếp cận sáng tác Nguyễn Khải trên nhiều phương diện Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin điểm qua một số công trình quan trọng sau: 5 Năm 1996, Tuyển tập Nguyễn Khải ra đời do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và viết giới thiệu Là cây bút nghiên cứu phê bình văn học chuyên nghiệp nhiều năm lăn lộn trong nghề, hiểu biết tường tận chuyện đời thường (kể cả những “khuất lấp” đằng sau tác phẩm của nhà văn); Vương Trí Nhàn có nhiều trang viết đặc sắc, thể hiện sự “tri âm” với Nguyễn Khải Đặt Nguyễn Khải trong tiến trình văn học Cách mạng qua nửa thế kỷ với những biến động dữ dội của lịch sử; Vương Trí Nhàn kết luận “Ông đã là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại Với cuộc Cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng một tài liệu tham khảo thực sự Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [52, tr.61] Năm 1997, trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay; nhà nghiên cứu Bích Thu chỉ ra sự phức hợp giọng điệu thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng tâm tình, chia sẻ, trải nghiệm; giọng hài hước hóm hỉnh Tác giả chuyên luận khẳng định sáng tác của Nguyễn Khải từ những năm tám mươi cho đến nay không “chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và đứt đoạn của quá trình văn học Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá, mang tính đối thoại của tự sự hiện đại” [66, tr.132] Năm 2001, trong luận án tiến sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải, Trần Văn Phương đi sâu nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải về các phương diện: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật Tác giả luận án khẳng định thế giới nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải phong phú, đa dạng, không giống với các nhân vật của tiểu thuyết truyền

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan