Đặc điểm truyện ngắn nguyễn mỹ nữ

136 0 0
Đặc điểm truyện ngắn nguyễn mỹ nữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bổ sung vào “khoảng trống” trong công tác nghiên cứu phê bình văn học về truy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TẠ THỊ HỒNG NHUNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS TRẦN THỊ TÚ NHI LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong Đề án đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác Bình Định, tháng 10 năm 2023 Tác giả đề án TẠ THỊ HỒNG NHUNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn TS Trần Thị Tú Nhi đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành đề án Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đề án Bình Định, tháng 10 năm 2023 Tác giả đề án TẠ THỊ HỒNG NHUNG MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 7 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 5 Nội dung nghiên cứu 8 6 Phƣơng pháp nghiên cứu 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ NHỮNG NƠI ƢƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN CHƢƠNG CỦA NGUYỄN MỸ NỮ 10 1.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ 10 1.1.1 Quá trình sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn truyện ngắn 10 1.1.2 Quan niệm nghệ thuật 17 1.2 Những nơi ƣơm mầm tài năng văn chƣơng 22 1.2.1 Hà Nam – Mảnh đất đƣa nôi 22 1.2.2 Bình Định – Nơi ƣơm mầm nghệ thuật 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 28 CHƢƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ 30 2.1 Các kiểu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng tình huống 30 2.1.1 Các kiểu cốt truyện 30 2.1.1.1 Cốt truyện truyền thống 31 2.1.1.2 Cốt truyện tâm lí 35 2.1.1.3 Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép 41 2.1.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 45 2.1.2.1 Tình huống nhận thức 45 2.1.2.2 Tình huống tâm lí 49 2.1.2.3 Tình huống mang tính kịch 53 2.2 Hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật 56 2.2.1 Hệ thống nhân vật 57 2.2.1.1 Nhân vật ngƣời phụ nữ 57 2.2.1.2 Các kiểu nhân vật khác 68 2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 74 2.2.2.1 Khắc họa nhân vật thông qua chi tiết nghệ thuật 74 2.2.2.2 Khắc họa nhân vật thông qua không gian nghệ thuật 80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 84 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ 86 3.1 Ngôn ngữ 86 3.1.1 Ngôn ngữ đời thƣờng 86 3.1.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ 95 3.1.3 Ngôn ngữ mang sắc thái nữ 98 3.2 Giọng điệu 102 3.2.1 Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình 103 3.2.2 Giọng điệu chiêm nghiệm triết lý 107 3.2.3 Giọng điệu phê phán 112 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 117 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO) STT DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1 Trang 31 Bảng 2 Tên bảng Trang 36 Bảng thống kê kiểu cốt truyện truyền thống Bảng 3 Bảng thống kê số lƣợng các tác phẩm có Trang 42 cốt truyện tâm li Bảng 4 Bảng thống kê số lƣợng các tác phẩm có Trang 79 cốt truyện phân mảnh, lắp ghép Bảng 5 Bảng thống kê chi tiết tiếng hát trong các Trang 93 truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ Bảng thống kê các từ láy trong ba truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Truyện ngắn là thể loại có lịch sử lâu đời trong văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trƣng riêng về tính chất, dung lƣợng so với các thể loại khác Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại hiện đại hóa Vì vậy, sau một thời gian tƣởng nhƣ “lép vế” so với thơ ca, những năm trở lại đây, truyện ngắn đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi Việt Nam, trong đó phải kể đến văn xuôi Bình Định Nếu nhƣ truyện ngắn trƣớc đổi mới chỉ tập trung khắc họa những hình tƣợng mang tính sử thi thì sau đổi mới chiến tranh và con ngƣời lại đƣợc thể hiện ở những góc khuất nhƣ sự mất mát đau thƣơng, thất bại, phản bội, bi kịch xã hội, tình yêu Với thể loại truyện ngắn – “cách cƣa lấy một khúc đời sống” (Tô Hoài), các cây bút truyện ngắn Bình Định đã và đang không ngừng góp phần bổ sung cho văn học đƣơng đại một cái nhìn mới mẻ, đa chiều về về cuộc sống thƣờng nhật, cuộc sống thế sự đa đoan Do đó, với nền văn học Việt Nam nói chung, văn học Bình Định nói riêng, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn đã khẳng định vai trò và vị thế của một trong những thể loại luôn tiên phong trong việc nắm bắt những chuyển động của cuộc sống và thời đại để tự làm mới mình Trong sự phát triển không ngừng của truyện ngắn Bình Định, không thể không nhắc đến những tên tuổi nhƣ Lê Hoài Lƣơng, Nguyễn Mỹ Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn, Trần Quang Lộc, Phạm Kim Sơn, Lƣu Thị Mƣời, Hƣơng Văn, Nguyễn Anh Nhật… Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong phạm vi của giới văn học Bình Định, chƣa hẳn đã là đại diện tiêu biểu nhất, nhƣng chắc chắn là một cây bút truyện ngắn nữ có phong cách riêng độc đáo không thể trộn lẫn Không khó, để ngƣời đọc tìm thấy những truyện ngắn hay, xúc động của chị trong các tập truyện đã đƣợc xuất bản và đạt đƣợc giải thƣởng cao Những câu chuyện nhƣ gần gũi quanh ta, hoặc là chính ta trong muôn chiều kích cảm xúc Văn của Nguyễn Mỹ Nữ nhƣ thủ thỉ tâm tình, tự nhiên mà phóng khoáng Nhiều truyện của chị không cốt truyện, có khi nhà văn lựa chọn một lát cắt thoáng 2 qua, những cái kết bỏ lửng nhƣng đầy gợi ẩn, sâu xa nhắn gửi Đọc truyện của chị, để từ những vụn vỡ, thƣơng tổn mà ta biết lắng nghe quanh ta, để biết san sớt, yêu thƣơng hơn cuộc sống này Văn học địa phƣơng các tỉnh miền Trung là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại Những cây bút xuất sắc của văn học địa phƣơng không chỉ góp phần tạo nên diện mạo riêng cho văn học địa phƣơng vùng miền, mà còn đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học nƣớc nhà Quá trình nghiên cứu, phê bình về mảng văn học địa phƣơng nói chung, về truyện ngắn địa phƣơng nói riêng tuy đã đƣợc tiến hành từ lâu nhƣng còn nhiều bất cập và chƣa tƣơng ứng với tầm vóc, giá trị cùng những đóng góp của đối tƣợng nghiên cứu này Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bổ sung vào “khoảng trống” trong công tác nghiên cứu phê bình văn học về truyện ngắn địa phƣơng Bình Định nói riêng, về văn học địa phƣơng Bình Định nói chung 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Sau 1986 cho đến ngày nay, Bình Định xuất hiện những thế hệ nhà văn tiếp nối nhau để làm nên nhiều thành công mới trên hành trình hiện đại Đáng lƣu ý, nếu tính mốc 10 năm trở lại đây, văn chƣơng Bình Định đã cho thấy một sự tiếp nối và hy vọng lớn Nhƣ một đúc kết về quãng thời gian trên, Hội VHNT Bình Định đã chủ trƣơng in ấn những Tuyển tập dày dặn, nhƣ Văn trẻ Bình Định 2012 - 2018, Văn xuôi Bình Định 2009 - 2019, Thơ Bình Định 2011 - 2021, Nhà văn Việt Nam tỉnh Bình Định 2011 - 2021 Các tuyển tập đủ để hình dung về lực lƣợng sáng tác, đánh giá về mặt thể loại của văn học Bình Định 10 năm qua Trong đó, có những cây bút văn xuôi quen thuộc, chuyên mảng truyện ngắn nhƣ: Lê Hoài Lƣơng, Nguyễn Mỹ Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn, Trần Quang Lộc… Thế hệ kế cận, có Phạm Kim Sơn, Lƣu Thị Mƣời, Hƣơng Văn, Nguyễn Anh Nhật… Một số tác giả song hành cả hai mảng thơ và truyện, tản văn nhƣ Nguyễn Thanh Hiện, Bùi Thị Xuân Mai, Trần Nhƣ Luận, Triều La Vĩ, Ngô Văn Cƣ, Mai Thìn, Trần Quang Khanh, Huỳnh Kim Bửu, Trần Duy Đức, Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Đặng Thùy Trang, Nguyệt Trinh, Vân Phi, Trần Quốc Toàn… Nhà văn Lê Hoài Lƣơng, Chi hội 3 trƣởng Chi hội Văn học (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định), chia sẻ: “Với đặc trưng thể loại, vùng đất nào người làm thơ cũng đông hơn viết văn Hoặc người cầm bút, lúc đầu thường thử sức bằng thơ rồi sau mới chuyển sang văn xuôi Người trẻ giờ viết cả hai Nhìn chung, từ khi thành lập Hội VHNT Bình Định (năm 1990), mười năm đầu, người làm thơ áp đảo Mười năm tiếp theo, đã nhiều cây bút văn xuôi hơn, và giai đoạn này đã thực có sự thăng bằng” [38] Năm 2006, NXB Thông Tấn và Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Định làm một tuyển tập Nhìn lại 10 năm văn xuôi Bình Định (1985-1995) Tuy chƣa hẳn là một sự tổng kết, nhƣng chí ít, tập sách dày 700 trang in, với 46 truyện ngắn, 21 bút ký, tùy bút của 32 tác giả này đã cho ta một cái nhìn tƣơng đối toàn vẹn về văn xuôi Bình Định Và sau đó, ba năm nay, văn xuôi Bình Định đã gặt hái thêm gì? Những hƣớng tìm tòi, những bƣớc đi đã vững vàng hơn Những cây bút, nhƣ Lê Hoài Lƣơng, Nguyễn Thanh Hiện, Nguyễn Văn Chƣơng, Nguyễn Mỹ Nữ, Nguyễn Thị Lệ Thu tiếp tục tìm tòi trên trang viết và dần gặt hái đƣợc những kết quả đáng ghi nhận Trong ba năm, những cây bút này đã kịp ra tới mấy đầu sách Trong đó, có những đầu sách chất lƣợng nhƣ Trở lại Xương Quơn (Nguyễn Thanh Hiện), Những câu kinh chấp chới (Nguyễn Mỹ Nữ), Tia nắng cuối ngày (tuyển tập truyện ngắn và bút ký của Nguyễn Văn Chƣơng) Điều thú vị là sau một thời gian tƣởng nhƣ lép vế so với thơ, văn xuôi Bình Định đang khởi sắc Năm 2007, các cây bút Bình Định chỉ in có bốn tập sách, thì trong đó, đã có tới ba tập truyện ngắn Mới đây, tập truyện Vết chim trời do Báo Văn nghệ, Công ty Truyền thông Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn hợp tác xuất bản, giới thiệu 17 truyện ngắn đƣợc tuyển chọn trong số 150 truyện ngắn đã đăng trên báo Văn nghệ năm 2007, thì riêng Bình Định đã có tới ba truyện đƣợc tuyển là Biệt lộ của Trần Thị Huyền Trang, Dừng lại trên đỉnh đồi (Lê Hoài Lƣơng) và Trộm nghe tiếng hát của mình của Nguyễn Mỹ Nữ Bên cạnh sự ra đời các tập truyện dày dặn, những cây bút văn xuôi còn góp mặt khá đều đặn, trên các ấn phẩm nhƣ Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội… cùng các tờ báo, tạp chí khác bằng những sáng tác mới Nhà văn Nguyễn Thị Lệ Thu, vƣợt qua bệnh tật cùng những vất vả, khó khăn từ đời sống, miệt mài bên những trang viết và lặng thầm cho ra đời những tập truyện mới, những truyện ngắn mới Nhà 4 văn Nguyễn Thanh Hiện viết văn nhƣ một lẽ sống, không ồn ào, mà mỗi truyện ngắn, một tiểu thuyết xuất hiện, ít nhiều đều để lại dƣ vang Nhƣ vậy, nhìn lại tiến trình văn học Bình Định nói chung, truyện ngắn đƣơng đại Bình Định nói riêng đã, đang và sẽ có rất nhiều thành tựu, tạo “điểm nhấn”, “dấu ấn”, sắc thái riêng trong ngôi nhà chung của văn học đất nƣớc Trong tiến trình phát triển thăng trầm của văn xuôi Bình Định từ 1986 đến nay, chắc hẳn không thể không nhận thấy vai trò của các cây bút nữ truyện ngắn Bình Định, đặc biệt là Nguyễn Mỹ Nữ Có thể nói tên tuổi của Nguyễn Mỹ Nữ bắt đầu đƣợc biết đến nhiều hơn sau khi truyện ngắn Bộ bài đạt Giải Ba của báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998 - 2000 và truyện ngắn Hàng xóm đạt Giải Tƣ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2001- 2002 Năm 2000, ngƣời yêu văn chƣơng và giới cầm bút Bình Định bất ngờ thấy kết quả giải thƣởng cuộc thi truyện ngắn 1998 - 1999 của báo Văn Nghệ có tác giả ngƣời Bình Định: Nguyễn Mỹ Nữ, truyện ngắn Bộ bài Thực ra cái tên Nguyễn Mỹ Nữ vài năm trƣớc cũng đã gặp đâu đó trên các báo, khi truyện thiếu nhi, khi bài cảm nhận về âm nhạc, cả mục ẩm thực… Kết quả cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2001- 2002 ngay sau đó, lại cũng có tên Nguyễn Mỹ Nữ - Bình Định vào giải thƣởng với truyện ngắn Hàng xóm Nói về việc này nhà văn Lê Hoài Lƣơng đã nói: “Thực ra ở cái đất văn chương cũng dày truyền thống này, việc chị lặng lẽ xuất hiện và có giải thưởng ở các diễn đàn lớn mấy năm này có vẻ cũng bất ngờ với chính chị: đã ngoài tuổi bốn mươi, văn chương mới tìm đến chị (hay chị tìm đến văn chương?) như một tình cờ lạ lùng.” [25] Hơn mƣời năm cầm bút, ba giải thƣởng trên hai diễn đàn văn nghệ lớn của đất nƣớc: Văn nghệ và Văn nghệ quân đội, gần chục giải thƣởng trên các báo, tạp chí: Mực Tím, Hoa Học Trò, Tuổi Trẻ, Nhà Đẹp, Bình Định Nguyễn Mỹ Nữ thực sự là một hiện tƣợng của văn nghệ Bình Định Trong bài Tình hình văn xuôi Bình Định trên báo Tổ quốc, bên cạnh nhƣ cây bút Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Thanh Hiện, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ cũng đƣợc nhận xét “ngày càng có nghề, câu văn thấm thía, đầy sức gợi, lấp lánh tình người, đem lại cho người đọc sự sẻ chia, nâng

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan