Đặc điểm truyện kinh dị của người khăn trắng

110 0 0
Đặc điểm truyện kinh dị của người khăn trắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ VIẾT TÌNH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Trang 2 Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Đặc điểm tr

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ VIẾT TÌNH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Người hướng dẫn 1: TS Chu Lê Phương Người hướng dẫn 2: TS Nguyễn Văn Đấu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Đặc điểm truyện kinh dị của Người Khăn Trắng là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này Bình Định, ngày 09 tháng 09 năm 2023 Người cam đoan Võ Viết Tình LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS Chu Lê Phương, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề án này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan, gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Bình Định, ngày 09 tháng 09 năm 2023 Tác giả đề án Võ Viết Tình MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10 4 Phương pháp nghiên cứu 10 5 Đóng góp của đề án 11 6 Cấu trúc đề án 11 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN KINH DỊ VIỆT NAM THẾ KỶ XX VÀ TÁC GIẢ NGƯỜI KHĂN TRẮNG 13 1.1 Khái quát truyện kinh dị Việt Nam thế kỷ XX 13 1.1.1 Giới thuyết truyện kinh dị 13 1.1.2 Hành trình truyện kinh dị trong nền văn học Việt Nam 27 1.2 Tác giả Người Khăn Trắng 32 1.2.1 Tiểu sử và văn nghiệp 32 1.2.2 Quan niệm sáng tác truyện kinh dị 34 Tiểu kết chương 1 37 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG – TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT 38 2.1 Chủ đề 38 2.1.1 Gieo tai ương, gặp quả báo 38 2.1.2 Khát vọng về cuộc sống công bằng, hạnh phúc 50 2.2 Thế giới nhân vật 55 2.2.1 Nhân vật cõi âm 56 2.2.2 Nhân vật người sống 68 Tiểu kết chương 2 74 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG - NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU .75 3.1 Cốt truyện 75 3.1.1 Cốt truyện giàu kịch tính .75 3.1.2 Cốt truyện lồng ghép 82 3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật 86 3.2.1 Ngôn ngữ đậm chất ma mị 87 3.2.2 Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương 90 3.3 Giọng điệu nghệ thuật 93 3.3.1 Giọng điệu ghê rợn, bí ẩn 93 3.3.2 Giọng điệu triết lí .94 Tiểu kết chương 3 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Cùng với sự chuyển biến của lịch sử xã hội, văn học Việt Nam thế kỉ XX, đặc biệt là từ những năm 1930 trở đi, đã phát triển hết sức nhanh chóng Chỉ trong vài hơn một thập niên, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ Điều đó được thể hiện qua sự phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng đội ngũ sáng tác và tác phẩm, sự hình thành và đởi mới các thể loại văn học Trong đó truyện kinh dị là một thể tài thu hút được sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút đặc sắc và có tài năng thực sự, đồng thời bởi tính mới mẻ và phức tạp của nó trên bình diện thẩm định và đánh giá Nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng văn xuôi mang tính giải trí không có mấy giá trị về tư tưởng và nghệ thuật Tuy nhiên, hẳn phải có lý do khi theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, các sáng tác mang xu hướng kinh dị này chiếm một tỉ lệ người đọc khá lớn 1.2 Thể loại truyện kinh dị ra đời gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng Ở Việt Nam, những cây bút đã thành danh trong lĩnh vực viết truyện kinh dị, truyện ma có thể kể đến như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Võ Thị Hảo… Ở châu Âu, những nhà văn nổi tiếng như E Poe, G Maupassant cũng chỉ xem truyện ma là một phần trong sự nghiệp văn chương của họ Thế nhưng, ở Việt Nam, nhà văn Người Khăn Trắng, một người con của miền Tây Nam Bộ lại đến với truyện kinh dị bằng một tâm thế khác, tâm thế của người coi mỗi câu chuyện được viết ra là một tâm sự, một tiếng lòng cần chia sẻ về những số phận con người Tác giả đã từng bộc bạch rằng: “Tôi tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận trong thể loại này Tôi viết nhiều và càng muốn viết nhiều hơn”[51; tr.1] Với đam mê bất tận về thế giới siêu hình, nhà văn Người Khăn Trắng cho ra ra nhiều tác phẩm truyện kinh dị nổi tiếng, mà trong đó, tác phẩm năm 1966 mang tên Oan tình Út Liễu đã để lại nhiều dư vang trong lòng bạn đọc thời bấy giờ Suốt sự nghiệp của mình, nhà văn Người Khăn Trắng quan niệm chức năng của văn học là phục vụ người đọc, thể loại truyện kinh dị không đơn 2 thuần chỉ để giải trí mà nó phải mang tính nhân văn sâu sắc Dùng những câu chuyện ma ma, thông qua thế giới cõi âm để nói chuyện trần thế, nhân vật trong truyện của Người Khăn Trắng luôn ẩn mình sau hình ảnh của những người nghèo thấp cổ bé họng, luôn bị ức hiếp Khi sống họ không thể phản kháng, đến khi chết đi, họ tìm về với nơi đã gây nhiều hận thù, tìm cách báo thù kẻ thủ ác với hi vọng có thể làm nguôi ngoai tâm khảm Đa phần những nhân vật trong truyện của tác giả Người Khăn Trắng là phụ nữ, những con người phải chịu nhiều nỗi bất hạnh trong cuộc đời mình, mang trong mình những nỗi oan ức để rồi hiện thành những hồn ma trở về trần thế báo thù Mang trong mình niềm đam mê với thế giới cõi âm, tác giả Người Khăn Trắng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm truyện kinh dị đầy sâu sắc, nhằm giáo dục thế hệ trẻ phải có cách sống tốt, lương thiện, tránh xa điều ác Bằng ngòi bút chân thực, thông qua những tác phẩm truyện kinh dị, nhà văn đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, tác phẩm của ông dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, cuối cùng gieo lại ấn tượng về những bài học nhân văn quý giá 1.3 Từ những tìm hiểu thực tiễn về dòng truyện kinh dị và đặc biệt là truyện kinh dị của Người Khăn Trắng, có thể thấy, đây là một trong những đề tài mới mẻ, mang đến màu sắc khác lạ cho dòng truyện kinh dị ở khu vực phía Nam Đề án có thể là một công trình nghiên cứu đáng tin cậy, một tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn tại các trường Đại học, Cao đẳng, cho những độc giả vẫn say mê dòng truyện kinh dị Việt Nam và thế giới Đồng thời đây sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích khi đưa vào thực tiễn giảng dạy chương trình Giáo dục địa phương ở cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện kinh dị của Người Khăn Trắng Chúng tôi mong muốn góp thêm một số kiến giải mới về những đặc điểm chung về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của truyện kinh dị Việt Nam, thông qua tác giả Người Khăn Trắng; đồng thời cung cấp thêm những tư liệu mới cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn chương trong nhà trường 3 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, văn học kỳ ảo, kinh dị, huyễn tưởng… đã có một chặng đường phát triển hàng trăm năm, với thành tựu hết sức lớn lao Ngay trong thế kỷ XX, ở Phương Tây đã có rất nhiều nhà văn nổi tiếng “chuyên” sáng tác về loại hình văn học này; tác phẩm của họ đã trở thành “kinh điển” Có thể kể đến các trường hợp như Jorge Luis Borges (1809-1899), nhà văn Argentina, Howard Phillips Lovecraft (1890-1937), nhà văn Mỹ, Franz Kafka (1883 – 1924), nhà văn Cộng hòa Sec, Villiers de L’Ites Adam (1838-1889), nhà văn Pháp… và đặc biệt là tác gia người Mỹ Edgar Allan Poe (1809-1849) Đi kèm với sáng tác truyện kinh dị nói trên là các hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình Việc nhận thức về loại hình văn học này đã được đúc kết khá đầy đủ qua các mục từ trong một số bộ sách dưới dạng từ điển chuyên ngành như Từ điển các thể loại và khái niệm văn học (2001, Albin Michel, Paris), Dẫn giải các ý niệm văn chương (Henri Benac, Nguyễn Thế Công dịch, NXB Giáo dục, 2005), Từ điển các tác phẩm thế kỷ XX - Văn học Pháp và bằng tiếng Pháp (Henri Mitterant, Robert, Paris, 1995), Từ điển văn học thế giới (1964, Joseph Twadell Shipley biên tập, Allen & Unwin xuất bản)… Ngoài ra, cần kể đến hàng loạt tên tuổi lẫy lừng với những công trình đặc sắc của rất nhiều nhà nghiên cứu như David Ciccoricco với Đọc truyện trên Internet (Reading Network Fiction, University of Alabama Press, 2007); Robert L Gale với Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết và thơ của Edgar Allan Poe (Plots and Characters in the Fiction and Poetry of Edgar Allan Poe, Archon Books, Hamden, CT 1970); Tz Todorov với Loại hình truyện trinh thám (The Typology of Detective Fiction, eBook ISBN9780367809195, 1966), Cách tiếp cận cấu trúc đối với một thể loại văn học (Structural Approach to a Literary Genre, Cornell University, 1975); Reuben Post với Lịch sử văn học Hoa Kỳ (History of American Literature, New York: American book Company, 1911) Ở Việt Nam, truyện kinh dị xuất hiện trong văn học nửa đầu thế kỉ XX, được xem như là sự tiếp nối bởi dòng truyện truyền kì dân tộc đã có từ trong văn học 4 trung đại và chịu sự ảnh hưởng bởi các tác phẩm truyện ma, truyện liêu trai từ phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc), phương Tây (tiêu biểu là Pháp và Mĩ) Văn học lãng mạn dường như thổi một luồng gió mới cho truyện kinh dị phát triển Sáng tác của các nhà văn như Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Tchya Đái Đức Tuấn, Phạm Cao Củng, Lan Khai, Nhất Linh, Bùi Hiển, Đỗ Huy Nhiệm… không chỉ thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả mà từ đó góp phần mang đến một làn gió mới cho đời sống văn học vốn đang rất đa dạng và phong phú đương thời Trên thực tế, các bài viết, ý kiến bàn luận chỉ được đưa ra sau khi mảng sáng tác này đã có được vị trí khá ổn định trong đời sống văn học, tức là vào những năm 30 thế kỷ XX trở lại đây Đấy là thời điểm mà một loạt sáng tác được gọi là “truyện kinh dị”, “truyện đường rừng”, “truyện ma”… của các nhà văn tài năng như Thế Lữ, Lan Khai, TchyA Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân… xuất hiện Tuy nhiên lúc đó, sự bàn luận cũng chỉ chủ yếu tập trung vào tác phẩm của các tác giả vừa nêu Phải đến nửa cuối thế kỷ XX, nhất là từ những năm tám mươi trở đi, các hoạt động tìm hiểu, nhận thức về loại hình văn học này càng trở nên sôi nổi hơn; vấn đề nghiên cứu cũng rộng hơn Không chỉ nghiên cứu, phê bình về các tác giả, tác phẩm cụ thể mà những vấn đề mang tính lý thuyết về văn học huyễn tưởng, kinh dị, kỳ ảo cũng được giới chuyên môn chú ý Trên phương diện lý thuyết thể loại, qua ý kiến của giới chuyên môn, có thể thấy đặc trưng nổi bật của loại hình văn học này chính là yếu tố kỳ ảo, lạ lùng, phi thường hiện diện trong tác phẩm Mục đích của các tác phẩm văn chương huyễn tưởng, kinh dị là giải trí, thỏa mãn trí tưởng tượng của chính nhà văn và của người đọc Điều này bộc lộ qua khả năng gây nên trạng thái tâm lý, cảm xúc đặc biệt với nhiều sắc thái, mức độ khác nhau; từ phân vân, lo lắng cho đến hoảng sợ, hãi hùng (cụ thể hoặc mơ hồ) ở độc giả Cảm giác đó được nảy sinh từ những yếu tố khó tin, không thể tồn tại trong thế giới thực Nói cách khác, chính những yếu tố kỳ lạ, huyền ảo, huyễn tưởng trong tác phẩm đã làm nên/ dẫn đến trạng thái tâm lý đặc biệt ấy ở người đọc Ở đây, ranh giới giữa cái phi lí và hợp lí, giữa sự vật, sự việc bình thường và bất thường đã bị xóa nhòa Nó gây ra cho độc giả tình trạng gọi là 5 “lưỡng lự, phân vân” (Tz Todorov), vì không xác định được thực - ảo yếu tố ảo đó thường bắt gặp nhiều nhất ở hình ảnh của những nhân vật ma quái, kì lạ, những phép thuật huyền ảo, không có thật trong đời sống nhưng được các nhà văn xây dựng dựa trên trí tưởng tượng của mình nhằm những mục đích khác nhau Những vấn đề có tính lý luận, lý thuyết về văn học kỳ ảo, huyễn tưởng, truyền kỳ ấy được thể hiện qua các công trình, bài viết của nhiều tác giả như Phùng Văn Tửu, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Đặng Anh Đào, Lã Nguyên, Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Long, Lê Nguyên Cẩn,… Nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu, trong bài “Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học”, đăng trên Tạp chí Văn học, số 10 (2007), cho rằng: “Huyền thoại là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội dung của nó thay đổi không ngừng Khái niệm huyền thoại trong hệ thống thần thoại Hy Lạp không giống với chữ huyền thoại trong chữ dùng của nhà sử học cổ đại Herodote Huyền thoại của Thiên chúa khác với huyền thoại theo chủ nghĩa cấu trúc P Valery, M Proust hiểu huyền thoại không giống với R Garaudy Trong lĩnh vực văn học, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tìm đến nguồn gốc thuật ngữ này từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm theo ngữ hệ Latinh mythos (tiếng Pháp là mythe, tiếng Anh là myth, tiếng Việt là huyền thoại) Mythos có nghĩa là “lời nói” Đi sâu vào phân tích từ nguyên thì mythos là lời nói (thoại) mơ hồ, tối nghĩa (huyền), cần phải giải mã mới tìm ra được ẩn ý Nội dung của nó thường không rõ ràng vì bị che lấp phía sau những thứ linh tinh chẳng liên quan gì đến bản thân nó (…) Như vậy, nói đến huyền thoại là người ta nghĩ ngay đến những yếu tố siêu nhiên, hoang đường Huyền thoại xưa tôn vinh các nhân vật, các sự kiện siêu phàm nên ngày nay trong đời sống xã hội ta cũng dùng thuật ngữ ấy để nói về những sự kiện, những nhân vật kiệt xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời thường (…) Do tính chất hư cấu, không có thật của huyền thoại xưa nên nhiều khi thuật ngữ ấy còn được dùng để chỉ những sự việc, những mơ ước hão huyền” Tác giả đi đến kết luận “huyền thoại trở thành một trong những kỹ thuật của tiểu thuyết” [39; tr.5] Ở một bài khác, “Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX”, trên

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan