Đặc điểm tập phóng sự trước vành móng ngựa của hoàng đạo

100 0 0
Đặc điểm tập phóng sự trước vành móng ngựa của hoàng đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ HOÀNG VÂN ĐẶC ĐIỂM TẬP PHÓNG SỰ TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA CỦA HOÀNG ĐẠO Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ HOÀNG VÂN ĐẶC ĐIỂM TẬP PHÓNG SỰ TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA CỦA HOÀNG ĐẠO Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS Chu Lê Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp với đề tài Đặc điểm tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của giáo viên hướng dẫn TS Chu Lê Phương Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án này là xác thực, chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào khác Công trình được nghiên cứu và hoàn thành tại Trường Đại học Quy Nhơn trong năm 2023 Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023 Học viên thực hiện Võ Hoàng Vân LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Quy Nhơn, sự tận tình giảng dạy của các thầy, cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp Tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Lê Phương đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện đề án và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để đề án này được hoàn thành Tôi xin cảm ơn Ban Thường vụ Huyện đoàn, Lãnh đạo Huyện đoàn Phù Cát đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án này Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Võ Hoàng Vân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 3 Mục tiêu nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7 7 Kết cấu đề án 8 Chƣơng 1: THỂ LOẠI PHÓNG SỰ Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ TÁC GIẢ HOÀNG ĐẠO 9 1.1 Giới thuyết thể loại phóng sự 9 1.1.1 Sự hình thành và phát triển 9 1.1.2 Khái niệm và đặc trưng 11 1.2 Thể loại phóng sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 15 1.2.1 Sự hình thành và phát triển 15 1.2.2 Thành tựu và đặc điểm 22 1.3 Tác giả Hoàng Đạo (1907-1948) 30 1.3.1 Tiểu sử 30 1.3.2 Sự nghiệp văn chương .34 Tiểu kết Chương 1: 36 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TẬP PHÓNG SỰ TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA CỦA HOÀNG ĐẠO - TỪ GÓC ĐỘ TIẾP CẬN HIỆN THỰC 38 2.1 Tiếp cận hiện thực chủ yếu từ phía mặt trái của xã hội 38 2.1.1 Những cảnh đồi bại trong xã hội 38 2.1.2 Những nỗi khốn cùng của người dân 48 2.2 Tiếp cận hiện thực từ đặc trưng nghề nghiệp, công việc 54 2.2.1 Một tham tá lục sự dày dặn kinh nghiệm 54 2.2.2 Một nhà báo mẫn cán 58 2.2.3 Một nhân chứng khách quan 60 Tiểu kết Chương 2: 63 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TẬP PHÓNG SỰ TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA CỦA HOÀNG ĐẠO - TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 64 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 64 3.1.1 Miêu tả ngoại hình, xuất thân 65 3.1.2 Miêu tả ngôn ngữ, hành động 70 3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống 73 3.2.1 Tình huống trào phúng 73 3.2.2 Tình huống giàu kịch tính 75 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 78 3.3.1 Cách đặt tiêu đề (Tít) tác phẩm 78 3.3.2 Khẩu ngữ và tiếng “lóng” đặc thù của từng tầng lớp người 80 3.3.3 Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại 83 Tiểu kết Chương 3: 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Thể phóng sự ở Việt Nam đã manh nha từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX qua một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Nhưng những tác phẩm đó chưa được các nhà nghiên cứu xếp vào thể loại này, mà chỉ được coi là các ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe Thời kỳ này báo chí phát triển mạnh mẽ tạo nên sự bất phân giữa báo chí và văn học, đây là một trong những tiền đề quan trọng hình thành nên thể loại phóng sự sau này Năm 1932, trên tờ Ngọ Báo xuất hiện thiên phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang, kể về kiếp sống của người phu xe trong xã hội Phóng sự này đã gây tiếng vang lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả về một thể loại mới đáp ứng được nhiều yêu cầu phản ánh hiện thực lúc bấy giờ Sau Tam Lang, một đội ngũ hùng hậu các nhà văn lần lượt xuất hiện với các phóng sự tiêu biểu lần lượt đăng nhiều trên báo chí như Vũ Trọng Phụng với phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938); Vũ Bằng với Cai (1940); Ngô Tất Tố với Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940); Trọng Lang với Trong làng chạy (1935), Hà Nội lầm than (1937); Thạch Lam với Hà Nội ban đêm (1933); Hoàng Đạo với Trước vành móng ngựa (1938)… Có thể nói thời kỳ 1932-1945 là thời kỳ mở đầu nhưng lại là thời kỳ phát triển rầm rộ và đạt được nhiều thành tựu nhất trong lịch sử phát triển của thể loại phóng sự Do đó phóng sự giai đoạn này đã có những đóng góp nhất định cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỷ XX 1.2 Trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, giai đoạn 1930-1945 đánh dấu một bước phát triển cao trong quá trình hiện đại hóa, như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người” [12, tr.1167] Trên hành trình cách tân văn học đó, Tự Lực văn đoàn thực sự là một hiện tượng nổi bật So với những nhóm sáng tác thơ văn từng tồn tại trước đó trong lịch sử như Tao đàn nhị thập bát tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Tùng Vân thi xã hay một 2 vài nhóm sáng tác văn học đương thời thì chỉ có nhóm Tự Lực mới hội tụ gần như đầy đủ tất cả những đặc tính cơ bản của một trường phái văn học (đặc biệt là trường phái tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn) với những thành viên, tôn chỉ hoạt động, cơ quan ngôn luận, nhà in riêng Từ thành công nổi trội ấy, trong không khí hồi nguyên các giá trị quá khứ vào những năm đầu Đổi mới ở trong nước, nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn từng đánh giá: “Tự Lực không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [63] Các thành viên trong buổi đầu khởi nghiệp gồm: Nguyễn Tường Tam (có các bút danh Nhất Linh, Bảo Sơn - văn, Đông Sơn - vẽ, Tân Việt - thơ), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam, Việt Sinh), Trần Khánh Giư (Khái Hưng, Nhị Linh), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ, Lê Ta), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Ngô Xuân Diệu Trong bảy vị ấy, có ba vị họ Nguyễn Tường là ba anh em ruột Ngoài ra, văn đoàn còn được cộng tác bởi Nguyễn Tường Cẩm (anh ruột Nhất Linh), Nguyễn Tường Bách (em ruột Nhất Linh), họa sĩ Nguyễn Cát Tường, Nguyễn Gia Trí, về sau, anh em còn kết nạp thêm Trần Tiêu (em ruột Trần Khánh Giư) Trong ba anh em nhà Nguyễn Tường, Hoàng Đạo được đánh giá là cây bút chủ lực, và là tay hòm chìa khóa của nhóm Tuy nhiên, đa số người đọc yêu mến Tự Lực văn đoàn không biết nhiều đến Hoàng Đạo vì nhiều lẽ Khi nói đến Tự Lực văn đoàn người ta nghĩ đến những tiểu thuyết luận đề tiêu biểu như Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, hai tập truyện ngắn của Thạch Lam Hoàng Đạo phụ trách chủ yếu mục phóng sự trên hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay của văn đoàn Với tập phóng sự Trước vành móng ngựa, ông đã thực sự nhạy bén trong việc tìm tòi và khai phá nhiều ngóc ngách của hiện thực xã hội đương thời Trước hết bằng chính kinh nghiệm bản thân trong khi ngồi ghế tham tá lục sự tại các toà án từ năm 1929, nên ngay khi báo Phong Hoá ra đời, Hoàng Đạo đã viết về những gì ông đã thấy trước vành móng ngựa - một sân khấu hẹp về xã hội Việt Nam Không bằng những trình bày dài dòng, chỉ bằng những nét chấm phá, nhanh và thật, Hoàng Đạo đã tái hiện, ghi chép lại những nét điển hình của một quy cách sinh hoạt, từ đó nói lên tình cảnh thất học, nghèo đói, hủ lậu, những tệ đoan của xã hội ta, đồng thời khắc họa chân thật nền cai trị đầy đàn áp, bất công của thực dân Pháp 3 1.3 Trong phạm vi tìm hiểu, có thể thấy rằng số công trình nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về phóng sự của Hoàng Đạo, đặc biệt là tập Trước vành móng ngựa chưa nhiều Vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu tập trung vào những yếu tố riêng lẻ khi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp chính trị, sự nghiệp văn chương nói chung của ông Thỉnh thoảng có một số tác giả có nhắc đến phóng sự của Hoàng Đạo, nhưng vẫn phần nhiều đặt ông bên cạnh các cây bút phóng sự khác nổi tiếng đương thời Vì vậy, công trình nghiên cứu này hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu văn học Việt Nam hiện đại nói chung - thể loại phóng sự và Hoàng Đạo nói riêng, là nguồn tư liệu thực tiễn cho các trường Đại học, Cao đẳng, THPT về sau Chính vì những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đặc điểm tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo” cho đề án tốt nghiệp 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong phạm vi những tài liệu tham khảo thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài này đã được đề cập, nghiên cứu trong nhiều công trình, bài viết như sau: Từ rất sớm, khi những phóng sự của Hoàng Đạo xuất hiện trên hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay, nhiều nhà nghiên cứu đã thấy được cái tài của ông trong thể loại này Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ nhận xét, những năm 1937-1939 “thường là nơi diễn đàn thời sự cho cây bút sắc sảo của Hoàng Đạo đưa ra những vấn đề chính trị và xã hội đòi chính quyền thực dân giải quyết như vấn đề tự do của nghiệp đoàn, của báo chí, vấn đề đời sống dân quê trong mục Bùn lầy nước đọng; vấn đề công bằng và luật pháp trong Trước vành móng ngựa” [22] Viết về Hoàng Đạo, đây là lời của Dương Nghiễm Mậu: “Từ trước đến nay nhiều nhà phê bình thường chỉ trích, hoặc ít ra không đồng ý với thái độ nhìn xuống của những người trong Tự Lực văn đoàn, trong đó có Hoàng Đạo” [40] Và sau đó cho thấy đối với Tự Lực văn đoàn, cần phải có một cái nhìn tế nhị hơn nhiều chứ không thể khăng khăng đơn giản quy về một thái độ cần lên án, là nhìn xuống 4 Trong Tạp chí Văn, số đặc biệt về Hoàng Đạo, xuất bản ở Sài Gòn năm 1968, nhà văn Võ Hồng đã viết về Hoàng Đạo như sau: “Linh hồn chống đối của nhóm Phong Hóa - Ngày Nay đó Tư thái của ông phù hợp với cốt cách của những bài ông viết nhằm đả kích Chính phủ Bảo hộ Ngòi bút của ông không chừa một nhà cầm quyền nào: Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Đốc lý Virgitti, Vua Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu… Ông đánh thẳng, lời chỉ trích chân xác Có chế giễu nhưng không hỗn xược Dưới thời thực dân phong kiến, quyền chính trị nằm trong tay kẻ cầm quyền mà công nhiên chê bai chính quyền (…) Không cần nói xa nói gần, không cần úp mở, không cần mượn giọng ỡm ờ nửa bỡn nửa thiệt Ngòi bút Hoàng Đạo là ngòi bút có trách nhiệm, là ngòi bút vô úy…” [41], [46] Đây là một sự đánh giá xác đáng của nhà văn đối với nội dung phản ánh hiện thực rộng lớn, kịp thời và rất mãnh liệt của phóng sự Hoàng Đạo Mãi đến năm 1997, cuốn Hoàng Đạo nhà báo - nhà văn của tác giả Vu Gia được xem là công trình đầy đủ nhất về Hoàng Đạo, là “cái nền” cho những ai có ý nghiên cứu về tác giả này Bởi cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu về Hoàng Đạo, mặc dù ông là một trong những tác giả được đưa vào chương trình giảng dạy ở miền Nam trước năm 1975, và có ảnh hưởng ít nhiều trong giới học sinh trung học thời bấy giờ: “Vào những năm cuối của thế kỷ XX này, đọc lại những gì Hoàng Đạo đã viết, ngoài việc “ôn cố tri tân”, tôi thấy, ít ra cũng còn có một số điều cần lưu ý nhằm góp thêm vào hành trang để mạnh bước tiến thẳng vào thiên niên kỷ thứ ba” [15] Nhà phê bình Thụy Khuê trong Chuyên đề “Hoàng Đạo, Người Trí Thức Dấn Thân” - Thế Kỷ 21, số 199, tháng 11/2005 đã nhận định: “Hoàng Đạo là một trí thức dấn thân toàn diện cả bút lẫn súng Ông không xuống đường mà lên đường Quân sư của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tường Long là Khổng Minh bên người anh bôn ba Lưu Bị, là Nguyễn Trãi cạnh Lê Lợi Nhưng Lê Lợi thành công vì Nguyễn Trãi sống còn, Tường Tam thất bại bởi Hoàng Đạo chết sớm” [42] Có thể nói rằng, ông đã nhấn mạnh đến nét riêng của phóng sự Hoàng Đạo, đó là những điều Hoàng 5 Đạo viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xảy ra trước mắt, phải giải quyết ngay ngày hôm nay Ông phanh phui chân xác những cảnh khôi hài bi đát của dân nghèo trước tòa tiểu hình Hà Nội Ông đả phá lề thói quan liêu hiếp bức của bọn quan lại qua những bài viết sắc bén đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận thời bấy giờ Trên đây là những ý kiến dù rất ít ỏi của giới nghiên cứu về Hoàng Đạo - một cây bút phóng sự sắc sảo trong nhóm Tự Lực văn đoàn Riêng đối với những phóng sự trên hai tờ Phong Hóa, Ngày Nay mà sau này được tập hợp và in thành tập Trước vành móng ngựa thì số lượng những bài viết tìm hiểu vẫn còn rất ít Hoàng Đạo chưa được đề cập đến nhiều như những cây bút phóng sự tiêu biểu đương thời như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… Có thể kể đến những bài viết, nhận định sau đây: Khi Trước vành móng ngựa ra mắt bạn đọc, trên báo Revue Franco-Annamite, nhà văn Vũ Ngọc Phan bên cạnh việc đánh giá tác giả còn cho rằng: “Quyển sách làm cho người đọc vừa phì cười, vừa thương tâm” [12] Nhà nghiên cứu Văn Tâm thì nhấn mạnh vào tính chất ghi chép và quan điểm rõ ràng với hiện thực đương thời của tác phẩm: “Trước vành móng ngựa, là tập phóng sự đặc sắc về tòa án Tuy tác giả không mấy quan tâm đến “luận đề”, nhưng sự thật giản đơn được chọn lọc phản ánh, lại tự nói lên ý nghĩa sâu xa của nó, từ đó có khả năng thuyết phục độc giả một cách thấm thía về hiện thực dân sinh và dân trí bi đát đương thời…” [40] Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, Hoàng Đạo và tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hoàng Đạo mới chỉ được tiếp cận, nghiên cứu chung trong cả quá trình vận động, phát triển của thể loại phóng sự; chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách toàn diện về Hoàng Đạo để chỉ ra những nét đặc sắc trong tập phóng sự Trước vành móng ngựa của ông Phần lớn các sách thường chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và biên tập lại những bài viết trên các báo, tạp chí hay một bài nghiên cứu nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp Hoàng Đạo

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan