Đặc điểm ngôn ngữ thơ hoàng thanh hương

102 0 0
Đặc điểm ngôn ngữ thơ hoàng thanh hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ những cơ sở đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương” làm đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn toàn diện về thơ Hoàng Thanh Hương từ hình thức thể h

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LƢU THỊ LỤA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ HOÀNG THANH HƢƠNG NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 8229020 Ngƣời hƣớng dẫn: 1 TS TRẦN THỊ GIANG 2 TS NGUYỄN QUÝ THÀNH Bình Định - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu của đề án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Tác giả đề án MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢN MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6 5 Nội dung nghiên cứu 7 6 Phương pháp nghiên cứu .7 7 Ý nghĩa ứng dụng của Đề án .7 8 Kết cấu của Đề án 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9 1.1 Các khái niệm chung 9 1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 9 1.1.2 Ngôn ngữ thơ 9 1.2 Sự nghiệp thơ văn Hoàng Thanh Hương 22 1.2.1 Tiểu sử Hoàng Thanh Hương 22 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của Hoàng Thanh Hương 25 1.2.3 Thơ Hoàng Thanh Hương………………………………………………25 1.3 Tiểu kết chương 1 27 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN THƠ HOÀNG THANH HƢƠNG 28 2.1 Thể thơ 28 2.1.1 Khái quát chung 28 2.1.2 Thể thơ tự do 28 2.2 Tiêu đề bài thơ 32 2.3 Dòng thơ và khổ thơ .34 2.3.1 Dòng thơ 34 2.3.2 Khổ thơ .36 2.4 Vần và nhịp thơ 38 2.4.1 Vần thơ .38 2.4.2 Nhịp thơ 50 2.5 Tiểu kết chương 2 54 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ HOÀNG THANH HƢƠNG 55 3.1 Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ Hoàng Thanh Hương………………….56 3.1.1 Lớp từ láy 55 3.1.2 Một số trường từ vựng – ngữ nghĩa 61 3.1.2.1 Trường nghĩa địa danh và thiên nhiên Tây Nguyên 61 3.1.2.2 Trường nghĩa con người và đời sống xã hội Tây Nguyên 66 3.2 Đặc điểm sử dụng các biện pháp tu từ trong thơ Hoàng Thanh Hương .74 3.2.1 Biện pháp so sánh 74 3.2.2 Biện pháp nhân hóa 80 3.2.3 Phép điệp 81 3.2.4 Phép bỏ lửng 86 3.3 Tiểu kết chương 3 90 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 QUYẾT ĐỊNH IAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS: Dân tộc thiểu số THCS: Trung học cơ sở VHĐA&DL: Văn hóa - Điện ảnh và Du lịch VHNT: Văn học nghệ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG STT N i dung Trang 28 2.1 Bảng thống kê các thể thơ 32 2.2 Bảng thống kê số lượng âm tiết trong tiêu đề bài thơ 34 2.3 Bảng thống kê về dòng thơ 36 2.4 Bảng thống kê về khổ thơ 39 2.5 Bảng thống kê các loại vần thơ 39 2.6 Bảng thống kê các loại vần chân 49 2.7 Bảng thống kê các loại vần xét theo sự hòa phối thanh điệu 55 3.1 Bảng thống kê từ láy 61 3.2 Bảng thống kê trường nghĩa địa danh và thiên nhiên Tây Nguyên 62 3.3 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ địa danh 63 3.4 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ cây 64 3.5 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ địa hình 65 3.6 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ thời tiết 66 3.7 Bảng thống kê số lần xuất hiện của các từ ngữ về tên gọi vùng đất 67 Tây Nguyên 3.8 Bảng thống kê trường nghĩa con người và đời sống xã hội Tây 68 Nguyên 69 3.9 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa từ xưng hô 70 3.10 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa yếu tố siêu nhiên và lễ hội 70 3.11 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa dụng cụ sinh hoạt 71 72 3.12 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa nơi sinh hoạt 3.13 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa hình thức sinh hoạt văn hóa 73 3.14 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động đặc trưng của Tây 74 87 Nguyên 3.15 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa trang phục 3.16 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa tên gọi đơn vị hành chính 3.17 Bảng thống kê các vị trí sử dụng dấu chấm lửng 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù, phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật Khác với âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật của văn học là ngôn từ Người nghệ sĩ tài năng biết vận dụng sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ chung của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình với phong cách riêng Vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng trước hết phải chú ý tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Đó là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi sâu tìm hiểu tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa của văn bản Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn ngôn ngữ học giúp người đọc nhận ra phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo; tư tưởng, tình cảm của tác giả và cách nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về bản chất của thơ ca 1.2 Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà văn, nhà thơ trẻ của ia Lai Là người dân tộc thiểu số (dân tộc Mường) sinh ra ở vùng đất Phú Thọ nhưng chị sinh sống và gắn bó với vùng đất Tây Nguyên Hình ảnh những người dân chân chất và nét văn hoá đặc trưng của vùng đất bazan đầy nắng gió đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người con gái nhạy cảm Hoàng Thanh Hương thử sức mình qua nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, tản văn,…nhưng có lẽ thơ ca là những “tinh hoa” phát tiết từ cảm xúc tự nhiên, chân thành trong tâm hồn nữ nghệ sĩ Thơ chị rất gần gũi, mộc mạc, thể hiện sự hoà nhập giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống Người đọc dễ dàng cảm nhận được bản sắc văn hoá của vùng đất Tây Nguyên qua đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất và đặc biệt là những phong tục, những lễ hội mang đậm màu sắc Tây Nguyên Thơ chị không cầu kì hay bị bó buộc theo cấu trúc ngữ pháp truyền thống Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, con người và văn hoá Tây Nguyên được tái hiện một cách tự nhiên qua dòng cảm xúc và những trải nghiệm chân thực nơi vùng đất bazan đầy nắng gió 2 1.3 Cho đến nay, đã có nhiều bài viết về tác giả Hoàng Thanh Hương và tác phẩm của chị Nhưng hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh nội dung, tư tưởng; còn đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều Từ những cơ sở đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương” làm đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn toàn diện về thơ Hoàng Thanh Hương từ hình thức thể hiện đến nội dung biểu đạt 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Macxim Gorki đã viết: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Vì thế, nghiên cứu văn học không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của tác phẩm Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu Các đặc điểm ấy hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ đa nghĩa Nhận thức được ý nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ nói chung và thơ tiếng Việt nói riêng Có thể kể đến một số công trình sau: - Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và iáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Ở chuyên luận này, hiện tượng gieo vần trong thơ ca Việt Nam được xem xét chủ yếu từ góc độ ngôn ngữ học Tác giả đã dẫn ra những câu thơ, bài thơ hay nhất được nhiều độc giả biết đến Bên cạnh đó, Mai Ngọc Chừ cũng chú ý đến câu thơ, bài thơ mà đối với một số độc giả có thể chưa thật “hay” nhưng lại là những câu thơ “có vấn đề”, có những đặc điểm riêng, độc đáo trong cách hiệp vần - Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb iáo dục Hữu Đạt đã nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam.Tác giả trình bày lần lượt các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ca cũng như đưa ra những nhận định về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ thông qua những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và xác thực Công trình nghiên cứu giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về ngôn ngữ thơ Việt Nam 3 - Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư phạm , Hà Nội Tác giả đã nêu rõ ngôn ngữ là chất liệu của nghệ thuật văn chương và phân biệt ngôn ngữ giao tiếp đời thường và giao tiếp trong văn chương Đồng thời phân tích tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương Từ đó, nêu cách cảm thụ và phân tích nghệ thuật ngôn từ trong văn chương Nhìn chung, các tác phẩm trên đều đã đưa ra ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ phải phục tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao thoa giữa các thể loại Và không chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những câu thơ, bài thơ cụ thể, các tác giả còn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có cái nhìn khái quát 2.2 Những nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hƣơng Hoàng Thanh Hương là nhà văn, nhà thơ trẻ của vùng đất ia Lai Bên cạnh thơ, chị còn viết nhiều thể loại khác như truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút, tản văn,… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ một cách toàn diện Chỉ có một số bài viết giới thiệu, nhận xét, đánh giá về các tập thơ, bài thơ và chủ yếu thiên về nội dung, cảm xúc Có thể kể đến các bài viết sau: - Tạ Văn Sỹ trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – đêm sương và ngày cũ” (Đọc tập thơ Tự Cảm Nxb Hội nhà văn 2005) [29] đã giúp người đọc hiểu được nỗi niềm “tự cảm” của thi sĩ trong những đêm đầy sương và những ngày đã cũ Những ngày đã cũ trước hết là kí ức, hoài niệm mơ hồ về quê nhà xa xăm Đó là tình yêu quê hương – một tình cảm cao đẹp và đáng trân trọng của mỗi con người Những đêm đầy sương là nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên Tây Nguyên trong tập thơ hiện lên đủ mọi cung bậc, sắc màu: nắng gió sương mù, hoa dã quỳ vàng rực hoang dại, hoa Pơ – lang đỏ thắm; những lễ hội tưng bừng, những đêm xoang bất tận,…Bên cạnh đó, bài viết cũng khẳng định, chứng minh tình yêu và cuộc sống cũng là nội dung được đề cập đến trong tập thơ Cái rung động của thuở ban đầu lưu luyến cũng được thể hiện qua những ý thơ đẹp, tinh tế và giàu nữ tính Đọc tập thơ “ Lời cầu hôn của rừng”, Tạ Văn Sỹ đã có những nhận xét rất xác đáng trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – có hẹn ai đâu mà sợ trễ!” (Đọc tập thơ 4 Lời cầu hôn của rừng, Nxb Hội Nhà văn, 2008) [30] Tác giả bài viết chỉ rõ sự thay đổi so với tập thơ đầu tay “Tự cảm” của nữ thi sĩ trẻ đất Tây Nguyên Anh cho rằng nhan đề “Tự cảm” nghe đầy chất tự sự, tự tình mà nội dung lại đậm đặc chất Tây nguyên, còn ở tập “Lời cầu hôn của rừng” nghe đầy hương sắc Tây Nguyên lại… đẫm tràn tự sự! Người viết thấy rõ “Lời cầu hôn của rừng” có nhiều khác biệt so với tập thơ đầu tay Từ ngữ, câu cú có kỹ càng sàng lọc hơn, ý tưởng cũng đi dần vào chiều sâu tư duy chiêm nghiệm hơn lối cảm xúc trữ tình Nếu ở tập trước Hương gần như tập trung kể, tả về một Tây Nguyên cảnh sắc bên ngoài thì đến tập này đã đi vào chiều sâu của cảm nhận, cảm thức về một Tây Nguyên hồn cốt, linh diệu Tuy nhiên, Hoàng Thanh Hương nên biết nén bớt sự dàn trải cảm xúc để ý tưởng và hình tượng thơ được cô đọng, sắc nét hơn nữa - Hoàng Thuỵ Anh trong bài viết “Thơ nữ trẻ Tây Nguyên – nhìn từ ý thức phái tính” [21] nhấn mạnh Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà thơ nữ trẻ ở Tây Nguyên có những đóng góp thiết thực, thúc đẩy nền thơ ca Việt Nam phát triển, đa dạng và phong phú Từ những đề tài thường nhật cho đến những đề tài liên quan đến vận mệnh xã hội, có tính chất thời sự đều được suy tư, chiêm nghiệm, soi chiếu qua lăng kính, cảm quan, cách nhìn nữ tính Hoàng Thanh Hương có một vài bài khá trội khi tuyên ngôn chính kiến, lập trường của phái mình Chị không chấp nhận sự hiển nhiên mà người ta cho rằng đó là định mệnh luôn đeo bám vào cuộc đời người đàn bà Chị viết về những người đàn bà không chỉ bằng sự cảm thông mà còn thể hiện sự bất bình trước sự cam chịu của họ Cái cần thiết nhất là họ phải vượt qua sự yếu đuối, cân bằng lại giá trị của chính mình bằng cuộc chiến giải phóng Tác giả Hoàng Thuỵ Anh cũng nhận thấy nỗi nhớ, khát vọng quê hương và chất Tây Nguyên luôn song hành, đau đáu, thường trực trong tâm hồn của Hoàng Thanh Hương Những kỉ niệm tuổi thơ, những giấc mơ đẹp cũng luôn ám ảnh, trở đi trở lại trong trang thơ của chị Tác giả bài viết còn nhấn mạnh: một số bài thơ Hoàng Thanh Hương đã thể hiện sự quan tâm đến xã hội, đến cuộc sống hiện sinh là cách để thể hiện cái tôi nữ tính và chính kiến của mình

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan