Cảm thức lịch sử trong thơ văn trọng hùng

92 1 0
Cảm thức lịch sử trong thơ văn trọng hùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã có một số công trình nghiên cứu về thơ Văn Trọng Hùng ở quy mô và góc độ khác nhau; tuy nhiên, đó hầu hết là những bài viết ngắn, đề cập đến những chi tiết cụ thể của từng tác phẩm, c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ VIỄN CẢM THỨC LỊCH SỬ TRONG THƠ VĂN TRỌNG HÙNG Ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 Người hướng dẫn: TS VÕ NHƯ NGỌC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào Tác giả đề án Lê Viễn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4 Phương pháp nghiên cứu 5 5 Đóng góp của đề án 6 6 Cấu trúc đề án 6 Chương 1 HÀNH TRÌNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN TRỌNG HÙNG 7 1.1 Hành trình cuộc sống và duyên nợ văn chương 7 1.1.1 Hành trình cuộc sống 7 1.1.2 Duyên nợ văn chương 10 1.2 Hành trình nghệ thuật 13 1.2.1 Hành trình nghệ thuật thơ 13 1.1.2 Hành trình nghệ thuật kịch 15 1.3 Quan niệm nghệ thuật của Văn Trọng Hùng 17 1.3.1 Quan niệm về thơ và nhà thơ 17 1.3.2 Quan niệm về tương tác thơ và kịch 20 Chương 2 CẢM THỨC LỊCH SỬ TRONG THƠ VĂN TRỌNG HÙNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 25 2.1 Hình tượng nhân vật 25 2.1.1 Nhân vật văn học 25 2.1.2 Nhân vật lịch sử 30 2.2 Góc nhìn tâm linh và văn hóa 35 2.1.1 Góc nhìn tâm linh 35 2.2.2 Góc nhìn văn hóa 40 2.3 Góc nhìn thế sự 46 2.3.1 Những ẩn khuất lịch sử 46 2.3.2 Lịch sử trong hiện tại 50 Chương 3 CẢM THỨC LỊCH SỬ TRONG THƠ VĂN TRỌNG HÙNG - NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 56 3.1 Không gian, thời gian nghệ thuật 56 3.1.1 Không gian nghệ thuật 56 3.2.2 Thời gian nghệ thuật 60 3.2 Ngôn từ nghệ thuật 63 3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính đối thoại 63 3.2.2 Ngôn ngữ giàu thủ pháp tạo nghĩa 68 3.3 Giọng điệu và kết cấu 72 3.3.1 Giọng điệu 72 3.3.2 Kết cấu 75 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, khi nói về Bình Định, kèm theo từ “đất võ’’, người ta còn dùng chữ “trời văn” Miền đất võ anh hùng với bề dày lịch sử lâu đời và nền văn hóa giàu bản sắc đã trở thành một vùng thơ lạ, nhiều hương sắc độc đáo, liên tục xuất hiện những cơn “địa chấn’’ nổi danh khắp làng văn Việt Nam như một niềm vinh hạnh và kiêu hãnh lớn Hàng loạt các bậc nho sĩ nổi danh từ trước thế kỉ XX (Đào Tấn, Nguyễn Bá Huân, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo, ) đến các nhà thơ mới nổi tiếng những năm đầu thế kỉ XX (Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,…) đã đóng góp vào nền thơ Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng những tác phẩm đặc sắc Mỗi người với một thời gian sống khác nhau, phong cách sáng tác khác nhau nhưng như những con ong cần mẫn, lặng thầm, họ đã có những cống hiến rất lớn cho văn học nước nhà Trong dòng chảy tươi mát đầy khởi sắc ấy, mảnh đất Bình Định không ngừng sản sinh ra những cây bút văn chương giảu nội lực Và nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng là một trường hợp như thế Trên hành trình sáng tạo, Văn Trọng Hùng để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ Từ năm 1991, sau khi cho công bố tập thơ đầu tay Dạo khúc nhân tình và vở kịch Nước mắt Diêm vương, ông lập tức được coi là một nhà thơ, một nhà viết kịch xuất sắc của tỉnh Bình Định nói riêng và dải đất Trung bộ nói chung Đến nay, ông đã có 5 tập thơ được xuất bản và 13 kịch bản được dàn dựng trên sân khấu các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp cả nước Với những sáng tạo và cống hiến miệt mài cho nền nghệ thuật nước nhà nói chung và tỉnh nhà nói riêng, Văn Trọng Hùng là một trong ba người ở Bình Định (sau nhà thơ Yến Lan và nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn) nhận được giải thưởng danh giá: Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật với hai kịch bản sân khấu Khúc ca bi tráng và Nước non cửa phật Ngoài ra, ông còn nhận được 9 giải A Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu, 15 giải thưởng về kịch bản và vở diễn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2 Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Chỉ riêng lĩnh vực thơ, Văn Trọng Hùng hiện lên với một nhãn quan in đậm dấu vân tay đặc sắc, riêng biệt Thơ ông độc đáo về tứ, đa giọng điệu, trùng điệp lớp tầng ngữ nghĩa Ngoài tình yêu, những suy tư chiêm nghiệm cá nhân…, nhiều vấn đề về cuộc sống nhân sinh được nhà thơ đối thoại và độc thoại thông qua những câu chuyện lịch sử và dã sử, hiện thực và huyền thoại… Vì thế, có thể nói, thơ Văn Trọng Hùng mang đậm cảm thức lịch sử với những trăn trở, suy tư, dằn vặt của một tấm lòng thiết tha với cuộc đời Những tập thơ của ông, không chỉ luận bàn chuyện quá khứ của lịch sử mà còn dùng lịch sử đã qua như một gương soi những vấn đề hiện tại của đất nước - những vấn đề mà một trí thức, một nhà nghiên cứu lịch sử như ông không thể không thao thức, nghĩ suy Đã có một số công trình nghiên cứu về thơ Văn Trọng Hùng ở quy mô và góc độ khác nhau; tuy nhiên, đó hầu hết là những bài viết ngắn, đề cập đến những chi tiết cụ thể của từng tác phẩm, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu toàn diện về cảm thức lịch sử - một trong những đặc điểm sáng tác nổi bật của nhà thơ Đó cũng là lý do chúng tôi chọn Cảm thức lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng làm đề tài nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề Ngay khi đến với công chúng lần đầu, Văn Trọng Hùng đã chiếm trọn tình cảm và tạo ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc với tập thơ đầu tay Dạo khúc nhân tình và vở kịch Nước mắt Diêm vương Cho đến nay, tên tuổi của Văn Trọng Hùng ngày càng được khẳng định và được đông đảo công chúng biết đến với vai trò vừa là một người nghệ sĩ đa tài, vừa là một nhà quản lí giỏi Hơn hai mươi năm là cán bộ tham gia công tác quản lí ngành Văn hóa của tỉnh Bình Định là thời gian để tác giả trải nghiệm, ấp ủ và thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật Trân trọng những đóng góp của Văn Trọng Hùng trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật với sự kết hợp độc đáo giữa thơ và kịch này, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đã có những nhận xét, đánh giá có giá trị về tác giả Văn Trọng Hùng và các tác phẩm của ông 3 Hồ Thế Hà trong “Đối thoại chính sử và đối thoại dã sử trong Hầu chuyện tiền nhân của Văn Trọng Hùng” (trích trong Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ) cho rằng: “Thơ Văn Trọng Hùng đã đánh thức và đánh động đến nhân tình thế thái, gợi mở thức nhận nhiều nội hàm hiện thực và triết mỹ sâu sắc, tiếp tục vẫy gọi liên chủ thể tiếp nhận” [5, 260] Với tư cách là người đọc đồng sáng tạo, thông qua bài viết, tác giả Hồ Thế Hà nhận thấy, thơ Văn Trọng Hùng đã làm đầy những ý nghĩa ẩn chìm mà bề mặt lịch sử đã rõ, những khuất tất và nghi vấn cần đối thoại để làm sáng tỏ lịch sử, ít nhất là từ phương diện nghệ thuật ngôn từ Đọc thơ Văn Trọng Hùng, các nhà nghiên cứu nhận ra: “Thơ Văn Trọng Hùng vừa hấp thụ được những tinh hoa của Trường thơ Bình Định nổi tiếng vừa có giọng điệu riêng, phong cách riêng khá độc đáo, xuất sắc nhất là các bài thơ về quê hương đất nước, về các danh nhân văn hóa dân tộc (…) Văn Trọng Hùng sáng tác như một cách thổ lộ, giãi bày tình yêu và những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống, về con người, về truyền thống văn hóa, lịch sử, về các anh hùng và danh sĩ của quê hương, đất nước” [23] Thơ Văn Trọng Hùng có dấu ấn không thể xóa của người viết kịch tạo nên nét riêng riêng không lẫn với các tác giả khác được Văn Trọng Hùng luôn có sự nhất quán trong phong cách sáng tác cũng như sự thống nhất, hòa quyện giữa một nhà thơ và một nhà viết kịch Theo nhà thơ Thanh Thảo: “Tiếp cận thơ Văn Trọng Hùng, dễ thấy nét thơ mang đậm cảm thức lịch sử, phóng khoáng, hào sảng với thế mạnh về sự chiêm nghiệm, phản biện tạo nên nét cuốn hút riêng khiến người đọc cảm mến” [34] Cũng Thanh Thảo, sau khi đọc “Hầu chuyện tiền nhân”, đã có nhận định xác đáng về mối tương duyên giữa thơ và kịch của Văn Trọng Hùng: “Nhưng với Văn Trọng Hùng, lại có điều đáng nói này, là sau khi thơ anh giúp anh đi vững vàng vào lĩnh vực sân khấu, thì ngược lại, chính sân khấu đã tác động ngược lại thơ anh rất đậm Nhiều bài thơ của Văn Trọng Hùng trong tập thơ Hầu chuyện tiền nhân này có cấu trúc một màn kịch, thậm chí một vở kịch, dĩ nhiên là đã được ‘cô đặc” đúng như tính cách của thơ” [17,5] 4 Ngoài các bài nghiên cứu, các bài viết đơn lẻ trên các báo, tạp chí; đến nay, đã có 3 luận văn Thạc sĩ được bảo vệ thành công với đề tài thơ, kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng: Trần Thị Yến, Thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Văn Trọng Hùng [49] đi sâu vào khai thác thế giới nhân vật kịch lịch sử của ông Tác giả luận văn đã khám phá những chiêm nghiệm, lý giải nhiều sự kiện và nhiều nhân vật lịch sử bằng con mắt của người hôm nay qua sự sáng tạo của kịch Văn Trọng Hùng Trần Thị Ngọc Lê, Phong cách nghệ thuật Văn Trọng Hùng [24] sau khi làm rõ những giá trị nghệ thuật trong sáng tác Văn Trọng Hùng đi đến kết luận rằng: “Hai thể loại gần như trái ngược nhau là thơ và kịch nhưng với Văn Trọng Hùng, hai thể loại này lại giúp nhau Ông viết kịch hát nên chữ nghĩa thơ rất thuận Và thơ ông nhiều khi bật tứ khi xem kịch, hay sau vở kịch của chính mình Nếu như kịch bản sân khấu là những ký gửi đầy tâm trạng và quyết liệt của Văn Trọng Hùng thì những bài thơ trữ tình hay tự sự, thế sự của ông, mềm mại hơn, day dưa hơn [24] Đây là công trình thiết thực, cung cấp thêm cho chúng tôi những hiểu biểu về phong cách nghệ thuật độc đáo của Văn Trọng Hùng, từ đó làm rõ cảm thức lịch sử trong thơ ông Nguyễn Thị Thái trong Kịch của Văn Trọng Hùng dưới cái nhìn lý thuyết diễn ngôn [45] khai thác thế giới kịch của Văn Trọng Hùng dưới cái nhìn lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại Công trình chứng minh các nhân vật kịch của Văn Trọng Hùng đều được đồng hiện, lẩy ra những lát cắt, những sự kiện thuộc về từng cá nhân trong từng không gian và thời gian để đối thoại và độc thoại thông qua những cứ liệu chính sử và cả những cứ liệu dã sử Và bằng sự siêu hình/ đồng hiện gián cách đó, Văn Trọng Hùng không chú tâm nhiều vào việc bình luận quan hệ lịch sử rộng lớn mà tái hiện một khoảnh khắc nội tâm và những uẩn khúc bi thương của họ để cùng đồng thuận hoặc phản biện, tìm câu trả lời những nghi vấn đối với từng nhân vật Dù có những công trình nghiên cứu về thơ và kịch Văn Trọng Hùng, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ Văn Trọng 5 Hùng dưới góc nhìn lịch sử Đề án của chúng tôi là một hướng nghiên cứu, một đóng góp mới trên cơ sở tiếp thu thành quả của những người đi trước để tìm hiểu, khám phá sâu hơn Cảm thức lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là năm tập thơ của Văn Trọng Hùng đã được xuất bản: - Dạo khúc nhân tình, NXB Hội Nhà Văn, 1991 - Bóng trúc, NXB Văn học, 2001 - Đối ảnh, NXB Hội Nhà Văn, 2006 - Hầu chuyện tiền nhân, NXB Hội Nhà Văn, 2012 - Ngửa mặt hỏi trăm năm, NXB Hội Nhà Văn, 2019 Ngoài ra, rất nhiều bài thơ khác của Văn Trọng Hùng được in trên các báo, tạp chí chưa xuất bản thành tập và những bài thơ được viết dưới dạng bản thảo mà chúng tôi tìm hiểu và sưu tập cũng được xem là tài liệu tham khảo quan trọng, soi sáng nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Từ đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm thơ Văn Trọng Hùng, chúng tôi đi đến khái quát một trong những đặc điểm quan trọng trong phong cách của tác giả - đó là cảm thức lịch sử trong tính chỉnh thể giữa nội dung và hình thức, biểu hiện qua một số phương diện như: hệ thống nhân nhân vật, các góc nhìn lịch sử, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật… 4 Phương pháp nghiên cứu Trong đề án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp vận dụng lý thuyết thi pháp học: Đề án sẽ khảo sát tần số xuất hiện cảm thức lịch sử trở đi trở lại như một đặc trưng nghệ thuật trong thơ Văn Trọng Hùng, và hệ thống các phương thức, phương tiện cấu thành chỉnh thể nghệ thuật đó - Phương pháp liên ngành: Đề án vận dụng yếu tố hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như: phê bình văn học, ngôn ngữ văn học, lịch sử 6 văn học, tâm lý học, văn hóa học…; từ đó phân tích, tìm hiểu đặc trưng cảm thức lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng Ngoài ra, trong đề án, chúng tôi còn vận dụng những yếu tố hỗ trợ của các thao tác nghiên cứu văn học, như: thống kê, phân loại, tổng hợp, so sánh để thấy nét đặc sắc về cảm thức lịch sử của thơ Văn Trọng Hùng so với các tác giả văn học khác Trên đây là những hướng nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong toàn bộ đề án Tuy vậy, chúng tôi quan niệm, mỗi phương pháp nghiên cứu hay thao tác khoa học nói trên không thể rạch ròi, tách biệt mà có thể tiếp cận được chân lý Vì thế, trong quá trình thực hiện, chúng tôi cố gắng cùng lúc kết hợp nhiều phương pháp và các thao tác khoa học để giải quyết vấn đề một cách tối ưu và hiệu quả nhất 5 Đóng góp của đề án Từ đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm thơ Văn Trọng Hùng, chúng tôi đi đến khái quát những đặc điểm quan trọng trong phong cách của tác giả Công trình chứng minh thơ Văn Trọng Hùng mang đậm dấu ấn của cảm thức lịch sử Chính cảm thức lịch sử này đã góp phần mở rộng biên độ và nội hàm cho thơ, tạo nên một phong cách thơ độc đáo và riêng biệt của ông Sau khi tiến hành phân tích những nét độc đáo về cảm thức lịch sử trong sáng tác Văn Trọng Hùng, chúng tôi khẳng định, ông là nhà thơ có nhiều đóng góp đối với văn học Bình Định nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung 6 Cấu trúc đề án Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai theo 3 chương sau: Chương 1: Hành trình và quan niệm nghệ thuật của Văn Trọng Hùng Chương 2: Cảm thức lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Cảm thức lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng nhìn từ phương thức thể hiện

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan