phân tích các tác phẩm tự tình, câu cá mùa thu, thương vợ

10 13 0
phân tích các tác phẩm tự tình, câu cá mùa thu, thương vợ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

......................................................................................Tài liệu tham khảo môn ngữ văn THPT.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 ĐỀ: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TỰ TÌNH (HỒ XUÂN HƯƠNG) Bài làm “Văn học là tấm gương lớn di chuyển dọc theo đường đời” (Xtăng-đan) Quả thực vậy, văn học từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống Và khi con người lần theo bước đi của cõi nhân sinh, bao cảnh đất trời nổi cơn gió bụi, cảnh suy vong của lớp lớp vương triều,…ta mới nhận ra giá trị thực sự của văn học chính là phản ánh hiện thực cuộc đời, là sự gửi gắm bao tâm tư tình cảm của con người trước bao giông tố, nghịch cảnh của số phận Song, tác phẩm “Tự tình 2” chính là bức họa về người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” trong xã hội cũ – một áng văn nhân đạo để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ Giữa bao định kiến, áp đặt của xã hội lên người phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm”-Hồ Xuân Hương đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình đến thân phận của “những người cùng khổ” để lên án chế độ phong kiến thối nát và qua đó đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh cùng đức hạnh của người phụ nữ Và “Tự tình 2” chính là lời tâm sự của Hồ Xuân Hương khi viết về thân phận dang dở của chính mình, và đó cũng chính là nỗi đau của rất nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời Không gian buồn thương bỗng chốc hiện lên cùng bao tâm sự ngổn ngang Nỗi cô đơn như chiếm lấy cả thể xác lẫn tâm hồn người thi sĩ giữa đêm đen u tối: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non” Phải chăng trong bất cứ cuộc chia ly nào thì người ở lại cũng là người đau khổ nhất Cảm giác đơn độc, sầu muộn của người con gái ấy bao trùm cả không gian vắng lặng, tĩnh mịch Tiếng trống cầm canh cứ văng vẳng, âm vang trong tâm thức của nàng ngày càng rõ ràng, vang vọng hơn Bởi lẽ “đêm khuya” là khoảng thời gian con người thường cảm nhận, chiêm nghiệm rõ sự cô đơn Song, nhà thơ đã thật khéo léo khi sử dụng từ láy “văng vẳng” để cảm nhận rõ nét bước đi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng Bà đã lấy cái ngoại cảnh để nói tâm cảnh, là cảnh vật tác động đến con người hay là vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”? Ấy mới nhận ra, giữa “đêm khuya” thanh vắng vẫn có một người con gái thao thức, nghĩ suy về cuộc đời, về số phận long đong đầy xót xa của mình Không những thế, kết hợp cùng nghệ thuật đảo ngữ “trơ” và nhịp điệu 1/3/3 càng làm tăng thêm sự tủi hổ, bẽ bàng của hiện thực Vì “Trơ” là trơ trọi, lẻ loi, yếu ớt và từ “trơ” đươc đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh nỗi đau, sự bất hạnh của người phu nữ có “hồng nhan” Dù là người có nhan sắc, nhưng ở xã hội ấy Hồ Xuân Hương chỉ nhận thấy vẻ đẹp ấy là một “cái hồng nhan” bị người đời rẻ rúng, mỉa mai Vì danh từ “cái” chỉ loại thường gắn với những vật chất nhỏ bé, tầm thường Đó là nỗi xót xa, cay đắng, tội nghiệp của nữ sĩ cho thân phận của người phụ nữ thời bấy giờ Tuy đứng trước tình cảnh đau lòng ấy, nhưng nữ sĩ vẫn bộc lộ bản lĩnh của mình khi dám đem cái “tôi”, sự bền gan để thách đố “nước non” bao la rộng lớn Ấy mới nhận ra, Hồ Xuân Hương là thế, không bao giờ chịu nhỏ bé, yếu mềm trước xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ Thời gian như xoáy sâu vào cõi lòng người thi sĩ Dù mạnh mẽ, kiên cường nhưng là phận nữ nhi, nàng vẫn luôn mong ước có được niềm hạnh phúc viên mãn Người con gái ấy gắng gượng xoa dịu chính tâm hồn vỡ nát của mình nhưng mọi thứ dường như trở nên vô nghĩa: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Khung cảnh hiện lên với bao niềm xót xa Hồ Xuân Hương mượn chén rượu để giải sầu nhưng rượu chẳng thể làm Xuân Hương say mà ngược lại những tổn thương ngày cũ vẫn lặp lại, nỗi sầu càng đong đầy, chất ngất “Say”, có thể quên đi được một chốc nhưng đâu có thể say mãi, rồi sẽ lại “tỉnh” ra và tỉnh ra lại đau đớn khôn nguôi Cụm từ “say lại tỉnh” là một vòng lặp vô hạn, người con gái nhỏ bé cố gắng “say” để quên đi kiếp đời bạc bẽo, nhưng quanh đi quẩn lại nàng vẫn không tìm được lối thoát cho chính mình Tình duyên hóa ra cũng chỉ là sự giễu cợt của tạo hóa Đó cũng là tình cảnh của nàng Kiều muốn “mượn rượu” giải sầu trước hiện thực bẽ bàng: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa.” (Nỗi thương mình) Ấy mới nhận ra, hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với biết bao đau đớn, đầy tâm sự nay đã trở thành trò đùa của số phận Bên cạnh đó, hình ảnh tả thực “vầng trăng bóng xế” cũng đã khắc họa rõ nét tuổi xuân của người con gái sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa ánh trăng và con người “Khuyết chưa tròn” là hình ảnh thơ ẩn dụ cho số phận éo le của HXH, tuổi xuân xanh chẳng còn bao lâu nhưng nàng vẫn chưa tìm được hạnh phúc tròn đầy cho bản thân mình Cặp từ trái nghĩa “say-tỉnh”,“khuyết-tròn” đã làm tình cảnh thêm đớn đau, tội nghiệp Một lời tâm sự đầy bi thương chứa đựng sự muộn màng, nuối tiếc trong tình yêu của người con gái Sự cô độc dồn nén bấy lâu nay đã hóa thành niềm phẫn uất đến căm hận Nàng mong muốn thoát ly khỏi những định kiến tàn bạo bằng sự chống trả kịch liệt: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.” Có lẽ, người con gái ấy đã phải hứng chịu biết bao nỗi đau, bị ép đến đường cùng mới phản kháng mãnh liệt như thế để ngay cả thiên nhiên cũng muốn giúp một phần sức mọn! “Rêu” là một sinh thể mong manh, yếu đuối mà vẫn bứt phá để “xiên ngang mặt đất” “Đá” vô tri nhưng vẫn gắng sức để “đâm toạc chân mây” Đó là sự đáp trả, kiên quyết phản kháng, là thái độ phẫn uất của thiên nhiên khi chứng kiến sự bất công của cuộc đời Song, Hồ Xuân Hương đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “xiên ngang, đâm toạc” kết hợp với các động từ mạnh “đâm, xiên” cùng bổ ngữ “ngang,toạc” để cho thấy sức sống cao trào, mãnh liệt của thân phận đất đá, cỏ cây với khát vọng bứt phá, vượt lên những ranh giới không hạn định của trời đất Bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy cũng là ẩn dụ cho tâm trạng của Hồ Xuân Hương muốn vạch đất, vạch trời để hờn oán, thể hiện thái độ không cam chịu, phản đối những bất công xưa đối với người phụ nữ Nàng muốn phá bpr những xiềng xích vô hình đang ràng buộc, để tìm hạnh phúc đích thực cho mình, để nói lên tiếng nói của những người phụ nữ giữa xã hội phong kiến thối nát, suy đồi Trải qua nhiều những niềm đau, có lẽ bị kịch to lớn nhất đời bà vẫn là việc bản thân ý thức được giá trị chính mình Trong xã hội biến chất, sự thật bị khuất lấp trước sự lừa phỉnh của định kiến “tam tòng tứ đức”, nếu Hồ Xuân Hương chịu chấp nhận số phận như bao nữ nhi khác có lẽ bà đã bớt đau khổ hơn khi nhận thức được bi kịch của chính mình “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con” Hiện thực đau lòng, người con gái như tuyệt vọng trước sự thật phũ phàng Hồ Xuân Hương chán “ngán”, ngán ngẩm nỗi đời bạc bẽo khi ngày qua ngày rồi năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” bà vẫn cô đơn lẻ bóng một mình Và điệp từ “xuân” được lặp lại hai lần không chỉ là mùa xuân của thiên nhiên mà còn là sự ẩn dụ cho tuổi xuân của con người Mùa xuân của trời đất có thể đi rồi sẽ trở lại nhưng thời gian thì vô tình trôi lặng lẽ, tuổi xuân của một người con gái thì một đi không trở lại Không những thế, HXH cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con” Cả hai tính từ chỉ sự nhỏ bé nay lại đặt cạnh nhau càng làm tăng thêm sự hèn mọn, ít ỏi Nghệ thuật tăng tiến ấy đã nhấn mạnh hơn tình cảnh trái ngang của người phụ nữ khi phải chịu thân phận làm lẽ Câu thơ chứa chan vẻ tiếc nuối, sự bất lực của Hồ Xuân Hương khi rơi phải đối diện với nghịch cảnh, với bi kịch tình yêu của mình Hoàn cảnh ấy cũng gợi nhắc ta về âm điệu khắc khoải khi HXH phải chịu cảnh “Lấy chồng chung” “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.” Từ ấy, ta chợt nhận ra nỗi buồn của người thi sĩ đã bao trùm lên cả không gian và thời gian Mặc dù bà là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận Chỉ với vài dòng thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về số phận bi thương của bản thân, cũng là hiện thân cho nỗi đau mà người con gái phải chịu trước hiện thực xã hội bất công Bên cạnh đó, kết hợp với việc miêu tả tâm lí nhân vật cùng việc vận dụng ngôn ngữ một cách chọn lọc nữ thi sĩ đã diễn tả sâu sắc khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người con gái khi đối với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp Thân phận phù du nào lại chẳng muốn hóa bất tử, kể cả văn chương nghệ thuật Và tác phẩm “Tự tình 2” đã làm nên điều kì diệu ấy Chính lòng trắc ẩn và sự nhân đạo đã làm nên thành công của tác phẩm Người thi sĩ không chỉ sáng tạo ra tác phẩm bằng tài năng mà là bằng cả trái tim của mình Hồ Xuân Hương đã thương cảm, đã rung động trước số phận của người con gái trong xã hội cũ để bà có thể viết nên những áng văn thật đẹp Tuy bị xã hội chà đạp, nhưng người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn mang trong mình những phẩm chất, đức hạnh đầy cao quý, đẹp đẽ! ĐỀ: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CÂU CÁ MÙA THU(NGUYỄN KHUYẾN) Bài làm Xuân, Hạ, Thu, Đông-bốn mùa của thiên nhiên đất trời với biết bao cảnh sắc tuyệt đẹp vẫn luôn là nguồn cảm hứng lớn cho thi ca, nhạc họa Song, mùa thu với nét đẹp bình dị, đặc trưng đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho nhiều nhà thơ Nếu như mùa thu đi vào mảnh tình riêng của Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng đất nước từ ngàn đời, đi vào thơ của Hữu Thỉnh là “hương ổi chín”, là dư vị của mùa hè ấm áp thì với Nguyễn Khuyến đó lại là nét đẹp dân dã của làng quê Việt Nam thuần túy Bài thơ “Câu cá mùa thu” hay còn gọi là “Thu điếu” nằm trong chùm gồm ba bài thơ thu “Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm” nổi tiếng của tác giả Song, tác phẩm được Nguyễn Khuyến sáng tác khi ông lui về ở ẩn tại nơi quê nhà Qua đó thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cảnh sắc mùa thu làng quê Bắc Bộ cùng tình yêu thiên nhiên, đất nước cũng như nỗi lòng đau xót của tác giả trước vận mệnh của nước nhà Với nhiều nghệ sĩ xưa, tín hiệu của mùa thu trong thi ca thường mang tính chất ước lệ như lá ngô đồng rơi: “Ngô đồng nhất diệp lạc-Thiên hạ cộng tri thu”, một chiếc lá ngô đồng rơi-mọi người đều biết thu đã về Còn dấu hiệu mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến lại rất đỗi bình dị, chẳng phải là thứ “hương ổi”, “hương cốm” phảng phất trong gió mà đó là không gian yên bình, nhỏ bé của làng mạc nơi quê nhà: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” Cảnh thu hiện lên hết sức trong trẻo Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật Hình ảnh “ao thu” qua cõi lòng của Nguyễn Khuyến đã trong nay lại càng thuần khiết hơn qua từ láy “trong veo” Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ vì ao và thuyền là những vật thân thuộc khi nhắc về quê hương Bắc Bộ Giữa không gian nhỏ hẹp ấy, lại có xuất hiện “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” Dường như trong khoảng trời thu, chiếc thuyền trở nên nhỏ bé tới mức chẳng thể nhận ra được nữa Ấy mới thấy, cảnh thu hiện lên hết sức thân quen nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh qua hàng loạt các từ láy “lạnh lẽo”, “trong veo”, “tẻo teo”, vần “eo” cứ nối tiếp mọi thứ vẫn tiếp tục co bé lại và cái lạnh dường như thấm cả không gian Chỉ với hai câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã đưa người đọc đắm mình vào tiết trời mùa thu của làng quê Bắc Bộ từ ao thu đến chiếc thuyền câu nhỏ bé Và những chuyển động của mùa thu bỗng chốc rơi rụng vào cõi lòng người thi sĩ: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo“ Từng đường nét của mùa thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến dần trở nên rực rỡ, đầy màu sắc: Gió thu thoáng nhẹ làm cho mặt sóng chuyển động, làm cho lá vàng khẽ khàng bay trong gió Các tính từ, trạng từ “biếc”, “tí”, “vàng”, “khẽ” được sử dụng thật tài tình, kết hợp với nhau tạo nên màu sắc, hình ảnh làm cho cảnh thu trở nên sống động có hồn Chữ “vèo” là một nhân tự khiến cho Tản Đà khâm phục, tâm đắc vô cùng Ông thổ lộ một đời thơ, ông mới có được một câu thơ vừa ý “Vèo trông lá rụng đầy sân” Nguyễn Khuyến phải là một hồn thơ tinh tế , phải có sự hòa điệu với thiên nhiên nhà thơ mới cảm nhận được những rung động mơ hồ của vạn vật, đất trời Nghệ thuật lấy động tả tĩnh cùng việc miêu tả tài tình những màu sắc hòa hợp của thiên nhiên: màu xanh của sóng với sắc vàng lộng lẫy của lá đã góp phần tạo nên cái hồn dân dã, một bức họa thiên nhiên tươi vui của quê hương tác giả mỗi độ thu về Song, không gian cảnh vật không chỉ bó hẹp trong khoảng không của mặt nước, của ao thu mà được mở rộng ra hai chiều với một tầm nhìn cao hơn, xa hơn Đó là cái nhìn toàn cảnh bao quát lên cả bầu trời với nhiều đường nét, màu sắc thoáng đạt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” “Xanh ngắt”– là sợi chỉ xuyên suốt kết nối chùm thơ thu ba bài của thi nhân, cũng bởi vậy mà trở thành gam màu đặc trưng cho hồn thơ thu Nguyễn Khuyến “Xanh ngắt” là xanh trong tuyệt đối không chút pha trộn, không chút gợn tạp Nếu ban đầu điểm nhìn chỉ gói gọn giữa ao thu, thì bây giờ cảnh sắc mùa thu đã cao xa hơn, mở ra nhiều hướng thật sinh động Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ Đó cũng là sắc thu trong chùm thơ “Thu” của ông: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” -Thu vịnh- “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” -Thu ẩm- Màu xanh của da trời, màu xanh của trúc bao trùm lên cả bức tranh thu Chiều sâu không gian được cụ thể hóa bằng độ “quanh co” của ngõ trúc Con đường vào làng chẳng thẳng tấp mà lại “quanh co”, “gập ghềnh” Cảnh vật thoáng chốc trở nên u tịch, cô liêu, hiu hắt hơn với tính từ “vắng teo” tức là vắng tanh, vắng ngắt không một bóng người Từ bầu trời cao rộng điểm nhìn đã trở về với thực tại, với cảnh vật u buồn, mọi thứ dần trở nên nhỏ bé, đượm buồn Sự tác động của ngoại cảnh làm cho con người không khỏi chạnh lòng mà cô đơn Nguyễn Khuyến có lần đã từng tự thán về nỗi cô độc của đời mình: “Đời loạn đưa về như hạc độc Tuổi già hình bóng tựa mây côi” Đó cũng chính là thực tại tâm trạng của nhà thơ, cảnh vật như hòa theo tâm trạng người thi sĩ, hình ảnh con người xuất hiện với bao niềm trăn trở khôn nguôi: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” Hiện lên giữa khung cảnh mùa thu êm đềm là tư thế con người “tựa gối buông cần” Vậy liệu rằng nhà thơ có thật sự đi câu cá không? Đi câu cá nhưng lại chỉ “buông cần”, “tựa gối” để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng Dường như đó chỉ là cái cớ để thi nhân tìm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn Dù đã cố gắng buông bỏ, nhưng “chẳng lâu được” vì chất chứa trong tim của tác giả là nỗi ưu tư trước thời thế Từ đâu có hai cách hiểu: Phủ định, phiếm định hay nghi vấn gợi nên sự mơ hồ của cảnh, tạo nên không khí ảo diệu của mùa thu và cho ta thấy được thái độ tĩnh tại trong tâm hồn của thi nhân Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Nhà thơ đã xen vào bức tranh một tiếng động duy nhất là tiếng cá đóp mồi dưới chân bèo để gợi lên sự yên ắng của cảnh vật, sự tĩnh lặng của tâm trạng Nhưng không gian lặng im đã mang đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khuất trong tâm hồn thi sĩ Khi xã hội rối ren, đời sống nhân dân khổ cực, trái tim tác giả sao có thể yên lòng mà thưởng thức cảnh vật, thảnh thơi giải trí mỗi ngày Có thể nói chỉ với vài dòng thơ, nhưng Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu hài hòa với nhiều đường nét tinh tế, tươi sáng Bên cạnh đó, kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh cùng việc gieo vần “eo” một cách khéo léo, Nguyễn Du đã thật thanh công khi viết nên tác phẩm “Câu cá mùa thu” để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc khó phai Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu Ông chấp nhận bỏ lại sau lưng lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê “buông cần bó gối” ngồi câu cá giữa thiên nhiên đất trời Và lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giả đương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối ĐỀ: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƯƠNG VỢ(TRẦN TẾ XƯƠNG) Bài làm “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly) Quả thực vậy, văn chương từ lâu đã cắm rễ sâu vào lòng đời sống, trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống con người Song, có những giá trị vững bền của cuộc đời được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn Và tác phẩm “Thương Vợ” của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương khi viết về vợ mình Giữa xã hội phong kiến suy đồi, Tú Xương nổi lên là bậc thầy của thơ trào phúng Song, ngoài những tác phẩm sâu cay, lấy tiếng cười đả kích bộ mặt xấu xa của bọn thực dân, quan lại ông còn có một số bài thơ trữ tình chất chứa bao nỗi niềm về tình người, tình đời sâu nặng Song, “Thương vợ” là lời giải bày tâm sự chứa chan tình thương của thi sĩ đối với người vợ hiền thảo Nếu như các nhà thơ khác thường viết về vợ khi đã họ đã qua đời thì Trần Tế Xương lại có riêng cả một mảng đề tài gồm cả: thơ, văn tế,… về người vợ yêu quí ngay khi bà còn sống Bởi lẽ, bà Tú là một người đàn bà kiên cường, cam chịu: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” Hình ảnh bà Tú hiện lên với bao nỗi vất vả, nhọc nhằn “Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, chông mặt đến rã rời mà không hề ngưng nghỉ Công việc mà bà Tú phải làm quanh năm ấy là “buôn bán” Nhưng không phải buôn bán ở một địa điểm bình thường mà lại là buôn bán ở “mom sông” Đó là phần đất nhô ra phía bờ sông, gợi nên một không gian rợn ngợp, chênh vênh có phần hiểm nguy Dù cơ cực là thế, nhưng bà Tú vẫn chấp nhận buôn bán để nuôi con, nuôi chồng Song, cụm từ “nuôi đủ” nghĩa là không thừa, không thiếu Người phụ nữ chân yếu tay mềm ấy đã gắng gượng tảo tần để chăm sóc đủ năm con là đáng trân trọng lắm rồi Thế nhưng bà Tú ở đây không chỉ kiếm cái ăn cho “năm con” mà hơn thế nữa mà còn phải nuôi cả một ông “chồng” Và nhà thơ đã thật khéo léo khi sử dụng từ “với” để diễn tả sự nặng nhọc của công việc như đòn gánh mà thường ngày bà phải gánh với một bên là “năm con”, một bên là “một chồng” Nhưng dường như sức nặng của đòn gánh nghiêng về phía “một chồng” Bởi lẽ, người chồng mà và Tú phải nuôi không phải là một người phu quân bình thường mà lại là một con người “dở dở ương ương” Một người chồng “con nhà lính, tính nhà quan/ ăn rặt những thịt quay lạp sườn/ mặc rặt những quần vân áo xuyến” Ấy mới thấy bà Tú chẳng những đảm đang, thao vát mà còn là người cam chịu, chu đáo với chồng con vì không những bà phải nuôi con mà còn phải cung phụng ông chồng của mình “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” Khung cảnh hiện lên giữa bao nỗi xót xa Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối của bà Tú mà phải chịu dãi nắng dầm sương thì đã là gian nan, tội nghiệp, vậy mà bà còn phải lặn lội từ lúc rạng sáng, “khi quãng vắng” Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ từ “lặn lội” lên đầu câu cùng phép đối “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” càng làm nổi bật hoàn cảnh cơ cực, vất vả của người phụ nữ ấy Đặc biệt hơn, nhà thơ đã mượn hình tượng con cò từ trong ca dao “Con cò mà đi ăn đêm/con cò lặn lội bờ sông” là ẩn dụ cho thân phận nhỏ bé nhưng luôn cam chịu của bà Tú Song “quãng vắng” là nói đến sự lẻ loi, hiu quạnh ở khoảng không nơi bà làm việc, và đó cũng là những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường Từ láy “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp trong buổi đò đông Dầu gì bà Tú cũng là vợ một người nổi tiếng hay chữ nhất vùng, chẳng những thế bà lại xuất thân là con nhà danh giá trên phố-“con gái nhà dòng” nhưng lại phải kiếm sống ở một nơi tạp nham như vậy Từ ấy, ta càng thấm thía, trân trọng hơn đức hi sinh cao đẹp của bà Tú Hai dòng thơ nhưng đã cụ thể hóa sự cực nhọc của bà Tú Dù khó khăn, khổ nhọc nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng Ngày tháng, công việc cứ lặng im trôi đi như chính cuộc đời bà: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.” Dường như Tú Xương đã nhận thức rõ ràng hơn khổ hạnh của người vợ yêu quí Song, ông đã mượn triết lí duyên, nợ cùa đạo Phật để nói đến mối lương duyên giữa mình và bà Tú Nhưng duyên chỉ có “một” mà nợ lại đến “hai” Nghệ thuật tăng tiến: một, hai, năm, mười, gợi lên những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần, và sức lực phi thường của người vợ phải gánh vác tất cả Người phụ nữ ấy thật kiên cường nhưng sao thật đáng thương, tội nghiệp! Bởi lẽ, phụ nữ nhờ chồng mà được hưởng niềm sung sướng, còn với bà Tú chỉ là thêm một món nợ đời Cụm từ “âu đành phận” chính là sự cam chịu của bà Tú Dù vất vả, dù số phận có khổ đau nhưng bà vẫn không hề kêu than Bên cạnh đó thành ngữ “năm nắng mười mưa” càng bộc lộ rõ nét sự nhọc nhằn người phụ nữ ấy phải đối diện Dù là vậy nhưng người con gái ấy vẫn “dám quản công” không hề ca thán Nhịp thơ 4/3 kết hợp với phép tiểu đối nhà thơ đã làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà Tú Rõ ràng dù bà không phải thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, nhưng cũng là con nhà dòng dõi giàu có trên phố Ấy mà lấy phải ông Tú, cứ ngỡ đâu sẽ hạnh phúc nhưng đổi lại bà phải “lặn lội thân cò” để nuôi chồng, nuôi con Càng cảm động hơn, mệt nhọc là thế nhưng bà vẫn lặng lẽ, chịu đựng để hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh làm vợ, làm một người mẹ mẫu mực Bao tâm sự thầm kín hòa theo dòng cảm xúc, người chồng tưởng chừng vô tâm nhưng nay lại tự trách vấn chính bản thân mình: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.” Hai câu kết là một lời chửi Ông Tú thay lời vợ để chửi chính bản thân mình Trong bài Gặp người ăn xin, nhà thơ cũng đã từng chửi – chửi mình mà thực ra là chửi đời: Người đói, ta đây cũng chẳng no,/ Cha thằng nào có, tiếc không cho Chỉ khác ở chỗ là lần này, lời chửi tuy có ném thẳng vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình Ông chửi “Cha mẹ thói đời” ăn ở bạc bẽo đã cho bà Tú một tấm chồng nhưng lại là một tấm chồng “hờ hững” vô tích sự Bản thân ông Tú cũng tự nhận thấy mình là kẻ ăn bám vợ nên tiếng chửi chính mình cũng là cách ông tri ân người vợ yêu quí của mình Chữ “hờ hững” nghe sao mà chua chát Thật là có chồng mà như không có, thậm chí còn khổ hơn không chồng Đó cũng là vị đắng khi chịu phận Làm lẽ của Hồ Xuân Hương: “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong.” Bằng thể thơ thất ngôn Bát cú Đường Luật cùng việc vận dụng khéo léo hàng loạt các hình ảnh thơ tượng trưng giàu sức biểu cảm, Trần Tế Xương đã thật thành công khi viết nên tác phẩm “Thương vợ” mang đến trong người đọc cảm nhận sâu sắc về hình tượng nhân vật bà Tú với bao phẩm chất tốt đẹp: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại quên mình lo toan cho cuộc sống của chồng con Dù rằng rất thương vợ, nhưng Tú Xương lại chẳng thể bước qua được những định kiến hà khắc của xã hội để giúp vợ một cách thiết thực mà chỉ có thể qua từng con chữ, từng dòng thơ Thân phận phù du nào lại chẳng muốn hóa bất từ, kể cả văn chương nghệ thuật Và “Thương vợ” đã làm nên điều kì diệu ấy Chính tình yêu chứa chan, đậm sâu với vợ đã trở thành nguồn thi hứng bất tận cho ngòi bút sáng tạo của Trần Tế Xương Một kiệt tác nghệ thuật giản đơn nhưng ngời sang những giá trị vững bền được tạo dựng nên từ chính tinh yêu thiêng liêng và cao đẹp của con người

Ngày đăng: 23/03/2024, 19:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan