Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay

229 2 0
Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội hiện nay

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VĂN VIỆT NHU CẦU THÔNG TIN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI – 2024 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VĂN VIỆT NHU CẦU THÔNG TIN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học 1: PGS, TS Nguyễn Chí Mỳ 2: PGS, TS Mai Đức Ngọc HÀ NỘI – 2024 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CAND: Công an nhân dân CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn LLCT: Lý luận chính trị NSC: Nghiên cứu sinh NXB: Nhà xuất bản PVS: Phỏng vấn sâu TTCT: Thông tin chính trị LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Nguyễn Văn Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .9 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THÔNG TIN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 31 1.1 Thông tin và nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên 31 1.2 Cấu trúc và vai trò nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên 48 1.3 Các yếu tố tác động đến nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên 58 Chương 2: NHU CẦU THÔNG TIN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 72 2.1 Khái quát về các trường đại học và đặc điểm sinh viên các trường đại học trong phạm vi khảo sát của luận án 72 2.2 Thực trạng nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trong phạm vi khảo sát 80 2.3 Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra 100 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG, ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 122 3.1 Quan điểm định hướng, đáp ứng nhu cầu thông tin chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội 122 3.2 Giải pháp định hướng, đáp ứng nhu cầu thông tin chính trị cho sinh viên 131 KẾT LUẬN .164 TÀI LIỆU THAM KHẢO .167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 177 PHỤ LỤC 178 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ theo dõi chương trình thời sự của sinh viên 80 Biểu đồ 2.2: Mức độ hiểu biết của sinh viên về Đại hội Đảng lần thứ XIII 84 Biểu đồ 2.4: Thái độ của sinh viên khi học tập các môn LLCT trên giảng đường92 Biểu đồ 2.3: Đ́anh gía c̉ua sinh viên về nội dung TTCT tiếp thu được̉ ơ trừơng 93 Biểu đồ 2.5: Thái độ của sinh viên khi tham gia sinh hoạt chính trị 95 Biểu đồ 2.6: Thái độ của sinh viên khi tham gia các hoạt động ngoại khóa 97 Biểu đồ 2.7: Đánh giá của sinh viên về phương thức đáp ứng nhu cầu TTCT 99 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thông tin chính trị (TTCT) có vai trò quan trọng trong thái độ và hành động chính trị của con người, nhất là hiện nay, khi “nguồn lực con người là quan trọng nhất”[39, t.2, tr.325] Con người khi tồn tại có đời sống vật chất và đời sống tinh thần Xã hội khi có giai cấp và nhà nước, xuất hiện đời sống chính trị Tương thích với các đời sống nói trên là các nhu cầu tương ứng TTCT là một trong các loại hình thông tin và trở thành một thông tin tất yếu, quan trọng như không khí trong hơi thở cũng như trong đời sống chính trị của con người TTCT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong “giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ” [38, tr.162] hiện nay Sinh viên, nguồn lực quan trọng bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước Vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, bồi dưỡng nhân cách và bản lĩnh chính trị cho sinh viên TTCT đem đến cho sinh viên thuận lợi lớn trong quá trình học tập, nâng cao hiểu biết xã hội, đồng thời tạo cho họ cơ hội để tìm chỗ đứng trong cuộc sống, giúp họ phát triển nhân cách để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Giáo dục chính trị giúp sinh viên vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, con người hạnh phúc Để giữ vững định hướng XHCN, để đào tạo, giáo dục sinh viên trở thành con người phát triển toàn diện, không thể thiếu nhu cầu và định hương nhu cầu TTCT cho sinh viên vì hiện nay có không ít sinh viên “nhạt Đảng, phai Đoàn, khô chính trị”, tức là nhu cầu TTCT còn rất hạn chế Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều trường đại học với đội ngũ sinh viên vô cùng đông đảo, họ luôn khao khát và mong muốn được tiếp nhận thông 2 tin để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh thế giới Tuy nhiên thực tế, TTCT không phải là nhu cầu cần thiết đối với nhiều sinh viên, hoặc họ có nhu cầu tiếp nhận chỉ vì sự hiếu kỳ, không phân biệt được đâu là TTCT đúng đắn, chính đáng, bổ ích cho đời sống tâm hồn, cần được tiếp nhận Một bộ phận sinh viên có nhu cầu về TTCT và mong muốn được đáp ứng và thỏa nhu cầu chính đáng đó Nhưng TTCT đến từ nhiều nguồn, tác động đa chiều đến nhận thức, dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên bị tác động, thay đổi hành vi, lối sống, xuống cấp về đạo đức, phai nhạt về lý tưởng, thờ ơ với những vấn đề chính trị xã hội của đất nước Một số tiếp nhận TTCT không tích cực trên các mạng xã hội, vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Nghiên cứu đánh giá về nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để thấy nếu sự thật là nhu cầu về TTCT của một bộ phận đang thấp, thậm chí có người không có hoặc chưa có nhu cầu thì phải có đề xuất, kiến nghị để tạo nhu cầu, kích thích nhu cầu; hoặc giả có nhu cầu TTCT nhưng nhu cầu đó lại sai hướng, lệch chuẩn thì cần đề xuất, kiến nghị để định hướng đúng đắn nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của sinh viên hiện nay Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh vấn đề “bảo đảm công khai, minh bạch thông tin, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của mọi tầng lớp nhân dân” ”[39, t.1, tr.51], góp phần xây dựng con người toàn diện, “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[39, t.2, tr.326] Thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải định hướng, đáp ứng nhu cầu TTCT cho sinh viên để “không chỉ hóa giải các nguy cơ, thách thức mà còn phải tích cực, chủ động trước thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, quản trị toàn cầu được định hình lại, phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống xã hội thay đổi sau đại dịch COVID-19” [39, t.2, tr.93] Chính vì những lý do trên, NCS chọn vấn đề “Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay” cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Công tác tư tưởng của mình 3 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên, luận án đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhu cầu TTCT của sinh viên, xây dựng khung lý thuyết cho luận án - Nghiên cứu, phân tích thực trạng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhận diện vấn đề đặt ra cần giải quyết - Đề xuất quan điểm và giải pháp đáp ứng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng: Luận án nghiên cứu nhu cầu TTCT của sinh viên các Trường đại học trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Phòng cháy, chữa cháy; trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Trong luận án, nội dung đối tượng nhu cầu TTCT chủ yếu được giới hạn trong các vấn đề về thể chế chính trị, thiết chế chính trị và thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay - Phạm vi không gian, thời gian: Luận án nghiên cứu nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội từ năm 2016 đến 2021, gắn với khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII và XIII 4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 4.1 Câu hỏi nghiên cứu - Sự cần thiết phải nghiên cứu nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại 4 học trên địa bàn Hà Nội hiện nay ? - Thực trạng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và các yếu tố tác động đến thực trạng này ? - Những vấn đề đặt ra từ thực trạng nhu cầu TTCT của sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ? - Những quan điểm và giải pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội thời gian tới? 4.2 Giả thuyết khoa học Nhu cầu về TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội về cơ bản còn thấp, thậm chí có ý kiến cho rằng sinh viên hoặc không có nhu cầu TTCT, hoặc mơ hồ trong tiếp nhận TTCT, không phân biệt được đâu là thông tin đúng đắn, đâu là thông tin giả mạo, suy diễn Vì thế cần phân tích thực trạng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu TTCT, tìm ra nguyên nhân làm cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp đáp ứng nhu cầu TTCT của sinh viên các trường đại học thời gian tới, góp phần thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận án là dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của của Đảng, Nhà nước ta về chính trị và giáo dục lý luận chính trị nói chung, nhu cầu TTCT cho sinh viên nói riêng 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu đề tài: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngành chính trị học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học…để

Ngày đăng: 23/03/2024, 06:38

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan