Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh

213 0 0
Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh hà tĩnh

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐẬU VĨNH PHÚC Ph¸t triÓn KINH TÕ BIÓN ë tØnh hµ tÜnh LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2024 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐẬU VĨNH PHÚC Ph¸t triÓn KINH TÕ BIÓN ë tØnh hµ tÜnh LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh 2 PGS, TS Tô Hiến Thà HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả và trích dẫn nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đậu Vĩnh Phúc MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 11 1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 35 2.1 Những vấn đề chung về kinh tế biển 35 2.2 Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 46 2.3 Quan niệm về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh và kinh nghiệm thực tiễn 59 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH 79 3.1 Ưu điểm, hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 79 3.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 106 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2035 123 4.1 Dự báo bối cảnh tình hình thế giới, trong nước tác động đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 123 4.2 Quan điểm phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 128 4.3 Giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 139 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 186 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt TT Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH DWT 1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 Đơn vị đo trọng tải toàn phần USD (Deadweight Tonnage) ASEAN 3 Đơn vị tiền tệ của Mỹ ICOR (United States Dollar) 4 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á HĐND KTHS (Association of South East Asian Nations) KH&CN 5 Hiệu quả sử dụng vốn KTB KT-XH (Incremental Capital Output Ratio) PTKTB 6 Hội đồng nhân dân QP, AN 7 Khai thác hải sản GRDP 8 Khoa học và công nghệ 9 Kinh tế biển UBND 10 Kinh tế - xã hội XHCN 11 Phát triển kinh tế biển 12 Quốc phòng, an ninh 13 Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) 14 Ủy ban nhân dân 15 Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang 01 Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh 02 doanh trong KTB ở tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 79 03 - 2023 04 Bảng 3.2: Sản lượng và giá trị khai thác hải sản ở tỉnh Hà 81 Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 Bảng 3.3: Chỉ số ICOR của một số ngành KTB ở tỉnh Hà 86 Tĩnh giai đoạn 2018 - 2022 Bảng 3.4: Tỷ trọng của các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà 90 Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ STT Tên đồ thị, hình vẽ Trang 01 Hình 3.1: Số lượng dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ven 84 biển tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 02 Hình 3.2: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Hà Tĩnh 88 giai đoạn 2018 - 2023 03 Hình 3.3: Cơ cấu thành phần kinh tế trong KTB ở tỉnh Hà 92 Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 04 Hình 3.4: Tỷ trọng vốn đầu tư trong các ngành KTB ở tỉnh 97 Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 05 Hình 3.5: So sánh chỉ số ICOR trong KTB ở tỉnh Hà Tĩnh và trung bình chung cả nước giai đoạn 2018 - 99 2022 06 Hình 3.6: Tổng hợp vi phạm về môi trường biển ở tỉnh Hà 105 Tĩnh giai đoạn 2018 - 2023 5 MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài luận án Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các quốc gia có biển muốn phát triển đều phải đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế biển Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế biển càng có vai trò quan trọng và trở thành vấn đề mang tính chiến lược, sống còn của các quốc gia có biển trên thế giới Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có hơn 1 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, chiếm 29% diện tích Biển Đông; 3.260 km bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cùng hơn 3.000 hòn đảo với diện tích phần đất nổi trên 1.636 km2 [67, tr.6], được xem là “mặt tiền” hướng ra biển Thái Bình Dương, hoà nhập với 10 tuyến hàng hải trọng yếu đi đến nhiều thị trường rộng lớn trên thế giới Những yếu tố trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, QP, AN và đối ngoại trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách lớn về KTB, PTKTB Đặc biệt, trên cơ sở nhấn mạnh những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định nhất quán: “Thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững KTB, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; ” [52, tr.125], quyết tâm “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững KTB.” [51, tr.96] Hà Tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam, nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí địa chiến lược về kinh tế, chính trị, QP, AN và đối ngoại Diện tích tự nhiên khoảng 5.997,7 km2, với hơn 137 km bờ biển, trải dài trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Nghi Xuân, Lộc Hà, 6 Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh) [40, tr.33]; nhiều bãi biển đẹp và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ven biển có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch biển đặc sắc; nhiều đầm, bãi và ngư trường rộng lớn thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản; có 05 cửa biển và nhiều vũng nước sâu ven bờ đủ điều kiện xây dựng các cảng biển quy mô lớn, Với những tiềm năng to lớn đó, những năm qua KTB ở tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH của Tỉnh không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người dân ven biển được nâng cao, “Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt gần 44 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng so với năm 2018, Đến nay Hà Tĩnh không còn huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.” [121, tr.4] Vì vậy, PTKTB trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh là hướng đi tất yếu và đầy hứa hẹn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, KTB ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập, đó là: quy hoạch PTKTB còn thiếu tính đồng bộ và tầm nhìn dài hạn; cơ chế, chính sách về PTKTB chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; một số lĩnh vực KTB vẫn còn nhỏ về quy mô, yếu về chất lượng và chưa hợp lý về cơ cấu; hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong PTKTB chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng khai thác tài nguyên biển thiếu quy hoạch, mang tính tận thu vẫn còn diễn ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương ven biển vẫn diễn biến hết sức phức tạp Trong khi đó, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, cũng đã có những công trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu về KTB và PTKTB, tuy nhiên, cho đến này chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về KTB và PTKTB gắn với điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị 7 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về KTB và PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; rút ra giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Xây dựng khung lý luận về KTB, PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh; khảo cứu kinh nghiệm PTKTB của một số địa phương ở nước ngoài, trong nước và rút ra bài học đối với tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế biển Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng KTB ở tỉnh Hà Tĩnh Dự báo bối cảnh tình hình và đề xuất quan điểm, giải pháp PTKTB ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế biển Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu KTB trên các mặt: quy mô, chất lượng, cơ cấu kinh tế và những đóng góp của KTB cho sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QP, AN Tập trung nghiên cứu 4 trong 6 ngành KTB cơ bản mà Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Đảng đã khái quát, gồm: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Cảng biển và dịch vụ vận tải biển; (3) Nuôi trồng và khai thác hải sản (4) Công nghiệp ven biển (Không nghiên cứu các ngành: “Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác”, “Năng lượng tái tạo và các ngành KTB mới” vì chưa phát triển phổ biến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh) - Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Về thời gian: Khảo sát thực trạng từ năm 2018 đến năm 2023; quan điểm và giải pháp phát triển KTB đến năm 2035

Ngày đăng: 23/03/2024, 06:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan